Đánh giá vai trò lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bình Long là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, kinh tế chủ yếu dựa

vào hoạt động nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm. Trong

những năm gần đây, người dân đã phát huy thế mạnh của vùng, phát triển kinh tế theo hướng nông

lâm nghiệp. Người dân Bình Long đã tham gia các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng góp phần đem

lại những lợi ích nhất định về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng diện tích che

phủ rừng lên khoảng 1.099 ha từ năm 2011 đến 2017, giảm diện tích núi đá không rừng, tăng mức

đa dạng sinh học, cải thiện kinh tế nông hộ và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Từ khóa: Quản lý rừng cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng bền vững, xã Bình Long

pdf 7 trang phuongnguyen 940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá vai trò lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá vai trò lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá vai trò lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
89 
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BÌNH LONG, 
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Đông1*, Nguyễn Thị Phương Mai1, Trần Thị Lệ Hằng2 
1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Năng lượng – Bộ Công thương 
TÓM TẮT 
Bình Long là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, kinh tế chủ yếu dựa 
vào hoạt động nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm. Trong 
những năm gần đây, người dân đã phát huy thế mạnh của vùng, phát triển kinh tế theo hướng nông 
lâm nghiệp. Người dân Bình Long đã tham gia các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng góp phần đem 
lại những lợi ích nhất định về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng diện tích che 
phủ rừng lên khoảng 1.099 ha từ năm 2011 đến 2017, giảm diện tích núi đá không rừng, tăng mức 
đa dạng sinh học, cải thiện kinh tế nông hộ và góp phần xóa đói giảm nghèo. 
Từ khóa: Quản lý rừng cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng bền vững, xã Bình Long 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) 
lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) được hiểu là 
các hoạt động gắn người dân với rừng, các 
sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích 
từ các sản phẩm này [1]. Ở Việt Nam, xét về 
khía cạnh quyền sở hữu rừng, LNCĐ được 
hiểu là: Quản lý rừng của cộng đồng và quản 
lý rừng dựa vào cộng đồng [1]. Hiện nay, 
LNCĐ được phát triển với khá nhiều hình 
thức như: Cộng đồng quản lý theo truyền 
thống; nhóm hộ gia đình; cộng đồng quản lý; 
nhóm hộ tự liên kết quản lý [4] nguồn gốc có 
thể do thôn bản tự tuyên bố hoặc là do nhận 
giao khoán từ chính quyền địa phương hoặc 
từ các chủ quản lý. 
Bình Long là 1 xã nghèo thuộc phía Đông 
Nam huyện Võ Nhai, bình quân thu nhập theo 
đầu người 11 triệu/năm. Hơn 50% dân số là 
người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp. 
Tính đến năm 2017, xã Bình Long có diện 
tích đất lâm nghiệp là 1703,87 ha chiếm 
61,35% diện tích đất tự nhiên, phần lớn là 
rừng tự nhiên trên núi đá. Nền kinh tế chủ yếu 
dựa vào các hoạt động nông lâm nghiệp, đặc 
biệt trong những năm gần đây, người dân đã 
tích cực tham gia lâm nghiệp cộng đồng. Tuy 
nhiên, hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về 
hiệu quả của LNCĐ tới sự phát triển kinh tế, 
*
 Tel: 0987 264907, Email: dongnt@tnus.edu.vn 
xã hội, lâm sinh và môi trường tại xã Bình 
Long, xuất phát từ thực tế đó nhóm tác giả đã 
thực hiện đề tài “Đánh giá vai trò của lâm 
nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện 
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lâm 
nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long, huyện 
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 
Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ 
xã và người dân xã Bình Long, các câu hỏi 
tập trung chủ yếu vào các hoạt động LNCĐ 
lợi ích và khó khăn khi thực hiện LNCĐ, hoạt 
động tuần tra, bảo vệ rừng 
- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên các 
tiêu chí đánh giá về kinh tế, xã hội, lâm sinh 
và môi trường, với mỗi tiêu chí lựa chọn chỉ 
tiêu cụ thể. Khía cạnh kinh tế lựa chọn các chỉ 
tiêu về diện tích rừng được giao, hiện trạng 
rừng, tác động của LNCĐ đến thu nhập của 
các hộ Chỉ tiêu về môi trường lựa chọn các 
chỉ thị: Độ che phủ của rừng cộng đồng, tác 
động tới nguồn nước, ảnh hưởng đến 
ĐDSH, Các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ người 
tham gia quản lý rừng cộng đồng, công tác 
tập huấn, canh tác nông lâm nghiệp, số người 
vi phạm rừng và hương ước 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
90 
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng Excel 
để tổng hợp số liệu điều tra. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Phương thức quản lý rừng tại xã Bình Long 
Xã Bình Long có hai hình thức quản lý rừng 
chủ yếu: 
Quản lý của chính quyền địa phương: Hiện tại 
chính quyền xã đang quản lý 1703,87 ha đất 
lâm nghiệp [5]. Chính quyền xã được coi như 
cơ quan quản lý chung nhất có trách nhiệm 
phê duyệt, giám sát các hoạt động quản lý, 
chăm sóc và bảo vệ rừng tự nhiên của các hợp 
tác xã (HTX) cũng như cộng đồng dân cư. 
Đồng thời, hỗ trợ về mặt pháp luật, phổ biến 
chính sách hỗ trợ của Nhà nước về quản lý và 
bảo vệ rừng tới người dân. Tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng 
tại địa phương 
Quản lý rừng theo thôn xóm: Mô hình quản lý 
rừng theo thôn xóm được hình thành từ lâu 
đời tuy nhiên từ năm 1960 do chính sách tập 
thể hóa, đất đai được quản lý tập trung và có 
kiểm soát, nên rừng tại xã Bình Long do 
UBND xã quản lý. Cộng đồng địa phương 
không có quyền ra quyết định về tài nguyên 
rừng và không có trách nhiệm bảo vệ rừng 
dẫn đến nạn phá rừng nhanh chóng. 
Từ tháng 7/2011“Mô hình xây dựng năng lực 
cho cộng đồng dân tộc thiểu số sẵn sàng tham 
gia chương trình giảm phát thải khí nhà kính 
từ mất rừng và suy thoái rừng” được chính 
thức triển khai tại xã Bình Long dưới sự hỗ 
trợ của tổ chức CERDA (Centre of Research 
and Development in Upland Area) nhằm mục 
đích chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý của 
cộng đồng dân cư trong bảo vệ và phát triển 
rừng. Dự án đã hỗ trợ công tác giao đất giao 
rừng, thành lập hợp tác xã (HTX) và các tổ tự 
quản để tăng cường phát triển sinh kế và bảo 
vệ rừng. Khác với HTX giai đoạn trước đây, 
HTX kiểu mới hoạt động dựa theo hướng 
cộng đồng dân cư là chủ thể bảo vệ rừng được 
giao, cùng với đó hình thức quản lý rừng theo 
xóm đang được thực hiện. Tổng diện tích giao 
cho các xóm là 1099,1 ha. HTX được xây 
dựng từ các tổ tự quản là các hộ dân trong 
cùng xóm tập hợp thành các hộ tự quản, có 
trách nhiệm tham gia bảo vệ và quản lý rừng, 
đồng thời khi tham gia HTX các hộ này có tư 
cách pháp nhân, để tham gia vào cơ chế thị 
trường thông qua các hợp đồng mua bán vật 
tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, góp 
phần nâng cao sinh kế giảm áp lực lên tài 
nguyên rừng. Cơ cấu tổ chức hoạt động của 
HTX được trình bày tại hình 1. Hợp tác xã 
hoạt động trên tinh thần dân chủ công bằng và 
đồng thuận. 
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của các hợp tác xã tại xã Bình Long [2] 
Vai trò của Lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long 
Vai trò LNCĐ đối với phát triển kinh tế 
Theo thống kê của HTX Hòa Bình tính đến năm 2017 rừng tự nhiên trên núi đá tại xã Bình Long 
có tổng diện tích giao cho các xóm là 1099,1 ha. Hoạt động giao đất, giao rừng tại xã Bình Long 
được tiến hành khá tốt, 100% diện tích rừng được giao tại tất cả các xóm với 100% các hộ gia 
Tổ tự quản Tổ tự quản Tổ tự quản 
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 
Ban Giám đốc 
Ban 
Kiểm 
soát 
Tổ chức điều phối 
việc bảo vệ rừng 
Tổ dịch 
vụ 
Tổ tham vấn 
cộng đồng 
Tổ kỹ 
thuật 
Tổ xử lý vi 
phạm rừng 
Tổ quản lý Vốn 
quay vòng 
Tổ tài 
chính 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
91 
đình tham gia. Rừng được giao sẽ tập trung quản lý theo xóm, không chia riêng rẽ từng hộ gia 
đình. Ưu tiên các xóm có đông dân cư, ở gần rừng, thuận tiện cho các hoạt động quản lý, bảo vệ 
rừng, với chính sách giao rừng như vậy đã nhận được sự hưởng ứng của người dân. Thống kê 
diện tích rừng tự nhiên núi đá giao cho mỗi xóm được thể hiện cụ thể tại hình 2. 
Hình 2. Thống kê diện tích rừng tự nhiên trên núi đá giao cho các xóm tại xã Bình Long [3] 
Theo số liệu tại hình 2, diện tích giao khoán 
rừng tại xóm Long Thành là lớn nhất 127,6 ha 
với 97 hộ gia đình cùng tham gia bảo vệ; xóm 
Bứa có diện tích rừng được giao thấp nhất 4,9 
ha với 10 hộ gia đình quản lý. Đồng Bản và 
Đèo Ngà là hai xóm có số hộ gia đình tham 
gia bảo vệ rừng nhiều nhất: Xóm Đồng Bản 
117 hộ quản lý 79,5 ha rừng và xóm Đèo Ngà 
107 hộ quản lý 70,6 ha rừng. Tuy nhiên điều 
này không ảnh hưởng đến chất lượng bảo vệ 
rừng vì tất các hộ gia đình tham gia hợp tác 
xã đều có trách nhiệm và vai trò như nhau 
trong việc chăm sóc, bảo vệ và quản lý rừng. 
Hiện trạng rừng giao cho cộng đồng 
Trạng thái rừng khi giao chủ yếu là rừng 
nghèo và núi đá chưa thành rừng do đã khai 
thác kiệt quệ và đất nương rẫy trên địa bàn cư 
trú. Phần lớn là những quần tụ non, thành 
phần loài không đa dạng, không đồng đều 
tuổi, kết cấu tầng tán không rõ ràng. Những 
cây gỗ quý như: Nghiến (Burretiodendron 
hsienmu), Trai lý (Garcinia Fragraeoides), 
Đinh hương (Dysoxylum cauliflorum) vẫn 
còn song chủ yếu là cây tái sinh. 
Sau khi giao cho cộng đồng và hộ gia đình 
bảo vệ thì rừng thực sự có chủ, được chăm 
sóc, giảm thiểu đáng kể tình trạng khai thác, 
chặt phá rừng trái phép. Cùng với đó là trách 
nhiệm bảo vệ rừng của người dân được nâng 
lên rõ rệt. Nhiều diện tích núi đá không rừng 
được phủ xanh, rừng nghèo tăng trưởng đạt 
trạng thái rừng trung bình. Rừng tự nhiên 
được chăm sóc và bảo vệ nghiêm ngặt nên đã 
dần phục hồi, nhiều loại cây quý hiếm được 
tái sinh. 
Lâm nghiệp cộng đồng tác động đến thu 
nhập của người dân 
Theo số liệu UBND xã Bình Long, tỷ lệ hộ 
nghèo và cận nghèo lên tới 80,44%; trong đó 
hộ nghèo chiếm 53,04% và hộ cận nghèo 
chiếm 27,4%. Thu nhập bình quân đầu người 
833.000 đ/người/tháng. Như vậy, mức sống 
của người dân trong xã còn tương đối thấp. 
Đối với các dự án LNCĐ tại Việt Nam, cộng 
đồng thường tập trung vào việc trồng rừng, 
bảo vệ rừng, thu nguồn lợi từ việc khai thác 
gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, LNCĐ tại 
xã Bình Long chủ yếu tập trung vào việc 
khoanh nuôi bảo vệ rừng, giảm phát thải do 
phá rừng và suy thoái rừng, tăng cường trữ 
lượng và bán tín chỉ carbon, hướng tới mục 
tiêu phát triển bền vững. Qua 5 năm (2012 – 
2017) tham gia dự án REDD+ với việc triển 
khai các hoạt động quản lý, chăm sóc và bảo 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
92 
vệ rừng thì hiện tại xã Bình Long đã có tối 
thiểu 1.099 ha rừng tự nhiên núi đá đủ điều 
kiện để được tiến hành chi trả dịch vụ môi 
trường rừng theo tiến trình chi trả vào năm 
2017. Sau khi dự án kết thúc, chính quyền địa 
phương đã cam kết sẽ trích nguồn kinh phí từ 
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để hỗ 
trợ kinh phí cho người dân tham gia bảo vệ và 
phát triển rừng núi đá tại xã Bình Long. Điều 
này đã tạo tâm lý ổn định cho người dân tích 
cực tham gia hoạt động chăm sóc và bảo vệ 
rừng. Cộng đồng khi bắt đầu nhận rừng sẽ 
tiến hành đo đếm để xác định trữ lượng rừng 
ban đầu. Hàng năm, tiến hành đo đếm cây 
rừng, xác định mức tăng sinh khối và khả 
năng hấp thụ CO2 của cây rừng. Từ đó, dự 
đoán lượng giá khả năng hấp thụ CO2 hay 
chính là tín chỉ carbon và các tín chỉ này sẽ 
được mua bán trên thị trường carbon. Căn cứ 
vào mức giá do Viện Chiến lược, Chính sách 
tài nguyên và Môi trường (Bộ Khoa học và 
Công nghệ) cung cấp để tính quy đổi giá trị 
tín chỉ carbon thành tiền cho 1 ha rừng với tỷ 
giá bán 5 USD/tấn CO2 tại thị trường. 
Nếu chia đều cho tất cả các hộ (1.449 hộ) 
tham gia vào hoạt động LNCĐ của HTX, 
trung bình mỗi hộ được chi trả 1.054.700 
VNĐ/ năm. 
Hiện nay, dự án tiến hành chi trả theo diện 
tích rừng được giao quản lý, tính đến năm 
2017 có 20 xóm trữ lượng rừng đạt tiêu chuẩn 
được chi trả, số tiền mỗi hộ được nhận trình 
bày tại hình 3. 
Số tiền mỗi hộ được nhận có sự chênh lệch 
khá lớn hộ thấp nhất là 548.133 đồng, hộ 
nhiều nhất được nhận 2.010.000 đồng/ năm 
tùy thuộc vào diện thích tham gia bảo vệ; 
trung bình được nhận 1.054.700 VNĐ/năm/hộ 
mức thu nhập này tương đương với giá trị 
kinh tế từ các hộ gia đình tham gia dự án 661 
trồng mới 5 triệu ha rừng là 1.000.000 
đồng/ha [4], thì giá trị kinh tế từ LNCĐ tại xã 
Bình Long chưa thực sự nổi bật nhưng đã góp 
phần thu hút được sự tham gia của người dân 
trong công tác bảo vệ rừng, góp phần cải 
thiện cuộc sống của người dân ở đây. 
Bảng 1. Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 mang lại tại rừng tự nhiên núi đá xã Bình Long 
STT Hạng mục Đơn vị Lượng 
1 Lượng CO2 thời điểm bắt đầu dự án* tấn/ha 160,82 
2 Lượng CO2 thời điểm hiện tại ** tấn/ha 207,87 
3 Lượng CO2 tăng trưởng tấn/ha 47,05 
4 Đơn giá USD/ha 5 
5 Thành tiền USD/ha 235,24 
6 Tổng giá trị trong 1099 ha nghìn đồng 6.023.720 
(Nguồn: Số liệu tính toán của tổ kỹ thuật HTX Bình Long 2012*, 2017**) 
Hình 3. Số tiền được chi trả theo diện tích bảo vệ của mỗi hộ trong năm (triệu đồng) 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
93 
Vai trò LNCĐ đối với lâm sinh và bảo vệ 
môi trường 
Nâng cao chất lượng rừng 
Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng vốn có, 
tạo điều kiện cho rừng phục hồi và phát triển, 
chất lượng rừng tại xã Bình Long đã có 
chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện 
qua biến động diện tích các loại rừng của xã. 
Diện tích rừng trồng tăng từ 241,3 ha năm 
2010 đến nay là 756,4 ha và rừng tự nhiên núi 
đá tăng từ 764,3 ha năm 2010 đến nay là 
1099,1 ha, trong đó rừng trồng tăng 515,06 
ha; rừng tự nhiên núi đá tăng 334,8 ha đồng 
thời với đó diện tích núi đá không rừng giảm 
334,8 ha. Diện tích rừng trồng tăng lên là do 
các hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng 
đất từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp. 
Diện tích rừng tự nhiên trên núi đá tăng là kết 
quả của việc thực hiện tốt công tác khoanh 
nuôi, quản lý và bảo vệ rừng của dân cư địa 
phương. Có thể thấy rằng, người dân đã quan 
tâm đến công tác trồng và bảo vệ rừng. 
Tăng tính đa dạng sinh học 
Trước đây, việc quản lý rừng còn lỏng lẻo, 
nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng của 
người dân chưa cao, tình trạng người dân vào 
rừng khai thác gỗ trái phép diễn ra khá phổ 
biến, dẫn đến rừng bị tàn phá nghiêm trọng. 
Rừng núi đá của xã Bình Long có nhiều loại 
gỗ quý như Nghiến (Burretiodendron 
hsienmu), Trai lý (Garcinia Fragraeoides),... 
không tránh khỏi tình trạng bị khai thác kiệt 
quệ, độ che phủ của rừng suy giảm nghiêm 
trọng, nhiều khu vực bị trơ núi đá và cây bụi. 
Tuy nhiên, theo người dân tại xã Bình Long 
trong khoảng 5 năm trở lại đây, rừng đã có sự 
phục hồi do cộng đồng dân cư đã tích cực 
tham gia chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng, từ 
đó người dân cũng ý thức hơn tầm quan trọng 
của lâm nghiệp đối với cuộc sống và môi 
trường sinh thái. Nhiều loài sinh vật rừng 
được tái sinh, phát triển nhanh và ổn định. 
Ngoài ra, việc rừng phát triển tốt đã du nhập 
một số loài động vật, thực vật phát triển cùng 
với các loài bản địa, làm tăng ý nghĩa đa dạng 
sinh học của rừng. Đặc biệt, nhiều loài quý 
hiếm đã lâm vào tình trạng sắp tuyệt chủng 
được phục hồi như Nghiến, Táu, Trai lý, các 
loài Sóc, Gà rừng, Bạc má... tần suất bắt gặp 
ngày càng nhiều. Theo số liệu điều tra đa 
dạng sinh học tại rừng núi đá Bình Long 
nhóm cây gỗ có 113 loài, lâm sản ngoài gỗ 
109 loài, côn trùng 36 loài, động vật 21 loài, 
bò sát 17 loài, chim 58 loài [2]. 
Tác động của LNCĐ tới môi trường nước 
Theo phản ánh của người dân xã Bình Long 
thời gian từ năm 2000- 2010, rừng tự nhiên bị 
khai thác kiệt, nhiều diện tích rừng bị trơ nền 
đá gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới lượng 
nước tại địa phương. Tình trạng thiếu nước 
xẩy ra thường xuyên, suy giảm mực nước 
ngầm dẫn đến cạn kiệt nước giếng, tại những 
khe suối cũng thường xuyên cạn nước đặc 
biệt vào mùa khô. Tuy nhiên, khi LNCĐ được 
thực hiện và rừng được phục hồi thì chất 
lượng nước tại địa phương cũng được cải 
thiện. Theo kết quả điều tra tại các hộ gia 
đình, 86,2% các hộ được hỏi cho rằng nguồn 
nước hiện tại đủ cung cấp cho sinh hoạt và 
sản xuất nông nghiệp. Các hộ có đủ nguồn 
nước sạch hợp vệ sinh để sử dụng gồm cả 
nước giếng và nước máy. Với các xóm Chịp, 
Đồng Bản, Trại Rẽo do địa hình phức tạp, 
cách xa trung tâm xã nên chưa thể thiết kế, 
triển khai đưa nước máy về xóm, các hộ gia 
đình chủ yếu dùng nước giếng khoan, nước 
giếng khơi. Vào mùa khô (tháng 12, tháng 1) 
vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước ở các hộ 
dùng nước giếng khơi, nhưng mức độ đã giảm 
hơn trước đây. Các khe suối đã xuất hiện 
dòng chảy thường xuyên và ổn định. Các hộ 
gia đình cũng khai thác nguồn nước từ đây để 
phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. 
Tình trạng hạn hán, lũ quét hay sạt lở đất đá 
cũng hạn chế, theo báo cáo của UBND xã từ 
năm 2011 đến nay mới chỉ có 1 vụ sạt lở 
nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể. 
Vai trò của LNCĐ đối với phát triển xã hội 
Mức độ tham gia quản lý rừng cộng đồng 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
94 
Mức độ tham gia quản lý rừng cộng đồng 
ngày càng tăng, theo thống kê từ ban quản trị 
HTX Hòa Bình đến nay 100% số hộ dân 
trong xã tham gia vào hoạt động quản lý, bảo 
vệ rừng. Các cuộc họp HTX hay tổ tự quản có 
tỷ lệ người dân tham gia họp đạt 97%. Tham 
gia nhận đất, nhận rừng ngoài thực địa có 
100% các hộ dân có mặt. 
Hoạt động tuần tra rừng được thực hiện 
nghiêm túc. Mỗi tổ tự quản đều có đội tuần 
tra rừng riêng, định kỳ đi tuần tra 1 lần/tháng 
với 3-5 người/lần tuần tra. Tại những điểm 
rừng giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang có thể 
tuần tra 2 lần/tháng. Ngoài ra, nếu nghi ngờ 
hay phát hiện có những diễn biến bất thường 
(nghi ngờ cháy rừng, khai thác trái phép) 
trong rừng, người dân sẽ chủ động báo cáo 
cho tổ trưởng tổ tự quản và lập đội tuần tra đi 
kiểm tra ngay. Mỗi lần tuần tra bảo vệ rừng, 
đội tuần tra được hỗ trợ 50.000 – 70.000 
đồng/ngày/người đi tuần tra, do vậy khuyến 
khích được sự tham gia của cộng đồng. 
Số lớp tập huấn và số người tham gia tập 
huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông 
lâm nghiệp 
Với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý, 
quyền tiếp cận rừng và đất rừng, tạo ra những 
tác động tích cực đến việc quản lý đất rừng, 
bảo tồn thiên nhiên và phát triển các kỹ năng 
phù hợp cho việc cải thiện sinh kế bền vững 
của nhóm cộng đồng sống dựa vào rừng. 
Nhiều lớp tập huấn, các cuộc trao đổi về kỹ 
thuật quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông 
lâm nghiệp cho người dân được triển khai 
thực hiện tại xã Bình Long, như: 
- Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ 
thuật nông nghiệp và xây dựng các mô hình 
thử nghiệm: Giống mới, phân bón mới, ủ phân 
hữu cơ vi sinh, trồng lúa cải tiến, trồng khoai 
tây hàng hóa, nông lâm kết hợp rừng trồng với 
cây bản địa: Gừng trâu, chè hữu cơ khoáng, 
liên kết, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm 
- Thành lập tổ kỹ thuật REDD+, đào tạo một 
số thành viên của HTX sử dụng máy GPS, 
trực tiếp thực hiện điều tra đo đếm ô tiêu 
chuẩn để đo giao rừng, điều tra giám sát trữ 
lượng carbon và đa dạng sinh học. Đồng thời 
cũng hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và đo khoanh 
rừng cho các HTX mới (Phương Giao, Dân 
Tiến). 
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dự án quốc tế, 
quốc gia, tỉnh, huyện và vùng dự án về phát 
triển LNCĐ. 
Hương ước và tình hình thực hiện các quy 
định trong hương ước 
Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, các hộ 
đăng ký tham gia bảo vệ rừng tự nhiên trên 
núi đá đã tổ chức hội nghị thống nhất xây 
dựng và cam kết thực hiện Quy ước quản lý, 
bảo vệ và phát triển rừng. Quy ước được xây 
dựng dựa trên các quy định về pháp luật do 
Nhà nước ban hành, tinh thần đồng thuận nhất 
trí cao của cộng đồng dân cư, được UBND 
huyện Võ Nhai phê duyệt và có hiệu lực từ 
tháng 11/2013. 
KẾT LUẬN 
LNCĐ tại xã Bình Long đã đem lại hiệu quả 
tích cực về mặt xã hội và môi trường, góp phần 
cải thiện kinh tế cho người dân. Khi nguồn hỗ 
trợ từ dự án 661 không còn nữa, thì nguồn thu 
nhập từ LNCĐ cũng giúp người dân duy trì các 
hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. 
Về mặt xã hội, LNCĐ đã giúp người dân 
nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo 
vệ rừng. Việc ra đời của các HTX tại xã Bình 
Long chính là kết quả của sự đồng thuận cao 
trong việc thực hiện lâm nghiệp cộng đồng tại 
địa phương. Nâng cao ý thức, trách nhiệm và 
quyền lợi của cộng đồng dân cư trong quản 
lý, bảo vệ rừng. Diện tích rừng tự nhiên đã 
tăng hơn 1.000 ha từ năm 2011 tới 2017. 
Giảm diện tích núi đá không rừng, tăng mức 
đa dạng sinh học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ NN&PTNT (2006), Cẩm nang ngành lâm 
nghiệp, chương lâm nghiệp cộng đồng. 
2. CERDA & HTX Bình Long (2015), Báo cáo 
điều tra đa dạng sinh học rừng núi đá Bình Long. 
Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 89 - 95 
95 
3. HTX Bình Long, Báo cáo kết quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ 2012 – 2017, tháng 
12 năm 2017. 
4. Nguyễn Bá Ngãi (2009), “Quản lý rừng cộng 
đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải 
pháp”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng 
cộng đồng, tr. 4-20. 
5. UBND xã Bình Long (2017), Điều kiện tự 
nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Long. 
SUMMARY 
ASSESSMENT OF COMMUNITY FOREST IN BINH LONG COMMUNE, 
VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE 
Nguyen Thi Dong
1*
, Nguyen Thi Phuong Mai
1
, Tran Thi Le Hang
2 
1Thai Nguyen University of Sciences, 
2Institute of Energy – Ministry of Industry and Trade 
Binh Long is a particularly poor commune of Vo Nhai District in Thai Nguyen Province with a 
major economy based on agroforestry activities, the average income per head reaches 11 million 
VND/ year. In recent years, people have promoted the strength of the region, economic 
development in the direction of agriculture and forestry. Binh Long people have participated in 
community forestry activities, contributing to the benefits of socio-economic development and 
environmental protection. Raise more than 1000 ha of forest cover from 2011 to 2017, reduce the 
area of non-forest rock, increase biodiversity, improve farm economy and contribute to poverty 
reduction. 
Key words: Community forestry, communal forest, forest protection and development, sustainable 
forest management, Binh Long Commune. 
Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 20/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 
*
 Tel: 0987 264907, Email: dongnt@tnus.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_vai_tro_lam_nghiep_cong_dong_tai_xa_binh_long_huyen.pdf