Đánh giá tình hình phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chương trình, dự án và các

mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của người dân đã góp phần không nhỏ cho việc

phát triển LSNG của huyện. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào làm rõ thực

trạng phát triển LSNG ở huyện A Lưới, do vậy đề tài đã tiến hành đánh giá hiện trạng và đề

xuất các giải pháp phát triển bền vững LSNG ở huyện A Lưới. Từ việc thu thập các thông tin

có liên quan, sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học (thảo luận nhóm, điều tra hộ gia

đình, phỏng vấn các bên liên quan) đánh giá sinh trưởng, phát triển và hiệu quả của các cây

trồng trong các mô hình LSNG, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Các mô hình trồng Mây

nước, Bời lời đỏ, Đoác sinh trưởng và phát triển tốt; các mô hình trồng LSNG không những

tạo công ăn việc làm (hàng trăm công lao động/ha), tăng thu nhập cho hộ gia đình (lãi ròng

có thể lên đến 120 triệu đồng/ha/năm), mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Trên cơ

sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu này cũng đã đề xuất được các giải pháp

nhằm phát triển bền vững LSNG trên địa bàn.

Từ khóa: A Lưới, Hiệu quả, Lâm sản ngoài gỗ, Mô hình, Sinh trưởng

pdf 10 trang phuongnguyen 940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tình hình phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đánh giá tình hình phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1766-1775 
1766 Lê Quang Vĩnh và cs. 
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở 
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Lê Quang Vĩnh*, Hoàng Huy Tuấn, Nguyễn Duy Phong, 
Hoàng Dương Xô Việt, Lê Thị Phương Thảo, 
Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế 
*Tác giả liên hệ: lequangvinh@huaf.edu.vn 
Nhận bài:07/10/2019 Hoàn thành phản biện: 23/12/2019 Chấp nhận bài: 05/01/2020 
TÓM TẮT 
Trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chương trình, dự án và các 
mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của người dân đã góp phần không nhỏ cho việc 
phát triển LSNG của huyện. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào làm rõ thực 
trạng phát triển LSNG ở huyện A Lưới, do vậy đề tài đã tiến hành đánh giá hiện trạng và đề 
xuất các giải pháp phát triển bền vững LSNG ở huyện A Lưới. Từ việc thu thập các thông tin 
có liên quan, sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học (thảo luận nhóm, điều tra hộ gia 
đình, phỏng vấn các bên liên quan) đánh giá sinh trưởng, phát triển và hiệu quả của các cây 
trồng trong các mô hình LSNG, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Các mô hình trồng Mây 
nước, Bời lời đỏ, Đoác sinh trưởng và phát triển tốt; các mô hình trồng LSNG không những 
tạo công ăn việc làm (hàng trăm công lao động/ha), tăng thu nhập cho hộ gia đình (lãi ròng 
có thể lên đến 120 triệu đồng/ha/năm), mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Trên cơ 
sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu này cũng đã đề xuất được các giải pháp 
nhằm phát triển bền vững LSNG trên địa bàn. 
Từ khóa: A Lưới, Hiệu quả, Lâm sản ngoài gỗ, Mô hình, Sinh trưởng 
EVALUATION ON DEVELOPMENT OF SOME NON-TIMBER FOREST 
PRODUCTS IN A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE 
Le Quang Vinh, Hoang Huy Tuan, Nguyen Duy Phong, 
Hoang Duong Xo Viet, Le Thi Phuong Thao, 
University of Agriculture and Forestry, Hue University 
ABSTRACT 
 Many programs, projects and models of Non-Timber Forest Products (NTFPs) 
implemented by local people/households in A Luoi district, Thua Thien Hue province, 
significantly contributing to the NTFPs’ development. However, there have not been any 
research projects to clarify the actual situation of NTFPs’ development yet. Therefore, this 
study was conducted to evaluate the current situation and propose solutions to the NTFPs’ 
sustainable development. The study carried on collecting relevant information, using 
sociological survey methods (groups discussion, households survey, relevant stakeholder 
interviews), and investigating the growth and efficiency of NTFP models. The research 
results showed that NTFP planting models such as Rattan species (Daemonorops poilanei J. 
Dransf and Daemonorops jenkinsiana (Griff)), Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.rob, Arenga 
pinnata (Wurmb) Merr have grown and developed well. NTFP planting models not only 
create jobs (hundreds working-days/ha) for local people, increase households income (net 
profit can be up to 120 millions VND/ha/year), but also contribute to biodiversity 
conservation. Based on the analysis of advantages and disadvantages, this study has also 
proposed solutions to NTFPs’ sustainable development in the district. 
Keywords: A Luoi, Effectiveness, Growth, Model, Non-Timber Forest Products 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1766-1775 
 1767 
1. MỞ ĐẦU 
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có một 
vai trò to lớn cung cấp cho người dân 
những sản phẩm đa dạng phục vụ cho đời 
sống như: lương thực, thực phẩm, dược 
liệu, vật liệu xây dựng (Cục Lâm nghiệp, 
2007). Ngoài ra việc khai thác, mua bán 
các loại LSNG cũng mang lại việc làm và 
nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân. 
Trong định hướng của ngành Lâm nghiệp 
đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành 
một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, 
đưa giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng 
bình quân 10-15% và đến năm 2020 đạt 
700-800 triệu USD/năm, bằng 30-40% giá 
trị xuất khẩu gỗ (Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn, 2006). 
A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh 
Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 
122.464 ha, trong đó diện tích rừng tự 
nhiên là 86.647,16 ha 
(https://aluoi.thuathienhue.gov.vn). Cuộc 
sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây 
vẫn còn nhiều khó khăn nên các sản phẩm 
khai thác LSNG từ rừng đã góp phần nhiều 
trong giải quyết lương thực, thực phẩm và 
tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy 
nhiên việc khai thác tự phát quá mức đã 
khiến cho nguồn lâm sản ngoài gỗ bị suy 
giảm nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng 
sản phẩm (Lê Quang Vĩnh và cs., 2017). 
Trong tình hình thực tế hiện nay 
việc phát triển kinh tế bằng LSNG là một 
hướng đi mà các cấp chính quyền chú 
trọng nhằm cải thiện đời sống một bộ phận 
lớn người dân, đồng thời góp phần bảo tồn 
các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Trước 
tình hình đó chính quyền các cấp, các tổ 
chức phi chính phủ đã triển khai các 
chương trình, dự án trồng LSNG và nhiều 
gia đình trên địa bàn đã mạnh dạn phát 
triển các mô hình LSNG và bước đầu đã 
mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy 
nhiên trong thời gian qua chưa có công 
trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát, đánh 
giá tình hình phát triển LSNG nói chung và 
các mô hình LSNG của dự án và người dân 
nói riêng làm cơ sở cho việc nhân rộng các 
mô hình. Vì vậy việc đánh giá được hiện 
trạng phát triển LSNG, phân tích làm rõ 
những thuận lợi và khó khăn (từ các mô 
hình và qua thử nghiệm) nhằm đề xuất giải 
pháp phát triển bền vững các mô hình lâm 
sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa 
Thiên Huế đang là vấn đề cấp thiết hiện 
nay. 
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Nội dung nghiên cứu 
1) Điều tra tình hình phát triển một 
số loại lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới. 
2) Đánh giá hiệu quả các mô hình 
lâm sản ngoài gỗ phát triển trên địa bàn. 
3) Phân tích những thuận lợi, khó 
khăn về phát triển các mô hình lâm sản 
ngoài gỗ ở huyện A Lưới. 
4) Đề xuất các giải pháp phát triển 
bền vững lâm sản ngoài gỗ ở huyện A 
Lưới 
2. 2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ 
cấp 
Thu thập số liệu về điều kiện tự 
nhiên, kinh tế, xã hội từ các cơ quan chính 
quyền của huyện A Lưới và thu thập thông 
tin các mô hình LSNG từ các tổ chức, dự 
án lâm nghiệp, người dân, trên Internet và 
các cơ quan liên quan. 
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp và xử lý số 
liệu 
- Sử dụng phương pháp đánh giá 
nông thôn có sự tham gia (PRA) thông qua 
phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông 
tin đối với các đối tượng: Phỏng vấn cán 
bộ các ban ngành về cách thức quản lý và 
phát triển LSNG; Phỏng vấn cán bộ các xã 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1766-1775 
1768 Lê Quang Vĩnh và cs. 
(12 xã trồng LSNG), người dân (30 hộ) và 
cán bộ quản lý dự án LSNG về tình hình 
phát triển LSNG trên địa bàn. 
- Lựa chọn các mô hình LSNG để 
nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát 
triển của LSNG: 
+ Mô hình Mây nước: Chúng tôi 
tiến hành trên 3 xã đại diện (Hồng Trung, 
Hồng Kim, Hương Phong), lập 30 ô mẫu, 
mỗi ô mẫu lập 3 ÔTC diện tích 500 m2 (20 
m x 25 m) sau đó đo đếm các chỉ tiêu sinh 
trưởng của mây trong ÔTC: đường kính 
gốc (D0), chiều dài vút ngọn (Hvn), số lá 
trên cây. Riêng mô hình thử nghiệm chúng 
tôi tính thêm tỷ lệ sống. Để tính hiệu quả 
kinh tế của các mô hình Mây nước chúng 
tôi dựa vào các chỉ tiêu sau: Hệ số nhân 
giống của cây mây, cây khai thác phải có 
chiều dài thân ≥ 5,0 m, số cây/ha (N) có 
khả năng khai thác và tính trữ lượng (M) 
cây khai thác trung bình (kg/ha) nhân với 
đơn giá (Lê Quang Vĩnh và Hoàng Công 
Phúc, 2014). 
+ Mô hình Bời lời đỏ: Căn cứ vào 
diện tích trồng cụ thể qua các năm để lập 
tỷ lệ các ô mẫu cho phù hợp, mỗi ô mẫu 
lập 3 ÔTC diện tích 500m2 (20m x 25m) 
cho mỗi độ tuổi để thu được các chỉ tiêu 
sinh trưởng trong mô hình. Tính trữ lượng 
vỏ/ha áp dụng theo công thức: 
Vvỏ/ha = N*Vvỏ/cây 
Trong đó: Vvỏ/ha là trữ lượng của vỏ 
Bời lời đỏ/ha (m3/ha); N: mật độ trồng 
(cây/ha) và Vvỏ/cây là thể tích vỏ/cây 
(m3/cây). Thể tích vỏ/cây được tính theo 
công thức: 
Vvỏ/cây = Vcây – Vgỗ/cây 
Trong đó: Vvỏ: Thể tích của phần vỏ 
cây (m3); Vcây: Thể tích thân cây đứng (m3) 
và Vgỗ: Phần thể tích gỗ lõi sau khi đã tính 
trừ phần vỏ. Công thức tính 
Vgỗ = [π*(D1.3 – 2a)2/4]*H*f 
Trong đó a là độ dày của vỏ cây Bời 
lời đỏ (được trích dẫn bởi Lê Quang Vĩnh 
và cs., 2016). Trong qua trình điều tra, 
chúng tôi tính số cây thực tế trên các ÔTC, 
sau đó áp dụng các công thức nêu trên để 
tính trữ lượng vỏ. 
+ Mô hình trồng cây Đoác: Do mô 
hình trồng Đoác ở các vườn hộ thường có 
diện tích nhỏ (500-1.000 m2) nên chúng tôi 
lập 3 ô mẫu ở 3 vườn hộ, mỗi ô mẫu chỉ 
lập 1ÔTC có diện tích 500 m2, đo đếm các 
chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây (Do, 
D1.3 m, số lá/cây, chiều cao vút ngọn). 
Thông qua các hộ gia đình, thu thập thông 
tin về số lượng rượu thu được tính trên 1 
ha theo công thức: 
Vdd MH (L/ha) = V’dd cây TB x N 
Trong đó: Vdd MH: thể tích dung dịch 
từ buồng trái của cây trong mô hình 
(L/ha), V’dd cây TB: thể tích dung dịch từ buồng 
trái trung bình của cây trong mô hình 
(L/cây), N: mật độ (cây/ha) (Lê Quang 
Vĩnh và Hoàng Công Phúc, 2014). 
- Phương pháp tính hiệu quả kinh tế 
của các mô hình phát triển lâm sản ngoài 
gỗ: Sử dụng công thức: NPV = BPV - 
CPV, trong đó NPV là giá trị hiện tại 
thuần, BPV là giá trị hiện tại của thu nhập, 
CPV là giá trị hiện tại của chi phí; đồng 
thời tính tỷ lệ thu nhập trên chi phí: BCR = 
BPV/CPV (Lê Quang Vĩnh, 2013). Để tiện 
so sánh, chúng tôi tính hiệu quả kinh tế cho 
cả chu kỳ, sau đó tính ra hàng năm (chia 
cho số năm của chu kỳ sản xuất). 
Các số liệu điều tra, đo đếm được xử 
lý bằng phần mềm EXCEL 2010, đối với 
các mô hình LSNG khảo sát điều tra, 
chúng tôi tính giá trị trung bình () , độ 
lệch chuẩn (S), hệ số biến động (S%). Đối 
với mô hình thử nghiệm trồng Mây nước, 
chúng tôi tính thêm tiêu chuẩn t của 
Student để so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng 
của mô hình thử nghiệm gồm công thức có 
bón phân và không bón phân. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1766-1775 
 1769 
2.2.3. Các phương pháp phân tích 
- Phân tích hiệu quả xã hội: Thông 
qua các tiêu chí về giải quyết việc làm (số 
công lao động/ha/năm), mức độ tự lan rộng 
của các mô hình (số hộ tham gia/xã đại 
diện) và khả năng đáp ứng nhu cầu sản 
phẩm cho thị trường cao hay thấp (Lê 
Quang Vĩnh, 2013). 
- Phân tích hiệu quả bảo vệ tài 
nguyên, môi trường: Thông qua các tiêu 
chí về khả năng che phủ đất (diện tích 
trồng cây LSNG/diện tích đất rừng thực 
tế), bảo tồn đa dạng sinh học (số loài 
LSNG gây trồng) và cải thiện môi trường 
(khả năng hạn chế xói mòn đất, giữ nước, 
hấp thu khí cacbonic) (Lê Quang Vĩnh, 
2013). 
- Vận dụng phương pháp phân tích 
SWOT để phân tích những thuận lợi, khó 
khăn trong việc phát triển các mô hình 
LSNG làm cơ sở để đề xuất các giải pháp 
(https://xuhuongtiepthi.com). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện 
A Lưới 
3.1.1. Các chương trình, dự án về phát 
triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới 
* Tổng hợp một số kết quả về phát triển 
lâm sản ngoài gỗ ở huyện A Lưới 
Huyện A Lưới được nhiều tổ chức 
quốc tế quan tâm và được hưởng các chính 
sách của nhà nước nhằm bảo tồn và phát 
triển LSNG: 
- Dự án Mây bền vững do Tổ chức 
bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) triển 
khai từ năm 2009 cho đến nay: Tổ chức hai 
lớp tập huấn và hình thành một số nhóm sở 
thích mây từ cộng đồng dân cư, đồng thời 
trồng thí điểm mô hình Mây nước thành 
công tại xã Hương Nguyên với diện tích 20 
ha và tiếp tục phối hợp lồng ghép với dự án 
147 trồng Mây nước tại 20/21 xã thuộc 
huyện A Lưới. 
- Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng 
sinh học Tiểu vùng Mê Kông mở rộng - 
Giai đoạn 2 (BCC): Từ năm 2014 – 2017 
đã hỗ trợ thực hiện trồng được 1.100 ha 
LSNG (Bảng 1). Trong đó năm 2014 và 
2015 trồng được 540 ha Mây nước, năm 
2016 và 2017 trồng được 504 ha Mây nước 
và 56 ha Ba kích (theo tỷ lệ 90% cây Mây 
nước và 10% cây Ba kích) cho 8 xã của 
huyện A Lưới. 
Bảng 1. Kết quả trồng LSNG của dự án BCC từ năm 2014 – 2017 tại huyện A Lưới 
Đơn vị tính: ha 
Hạng 
mục 
Hồng 
Kim 
Hồng 
Trung 
Hồng 
Vân 
A 
Roàng 
Hương 
Phong 
Hương 
Lâm 
Hồng 
Hạ 
Hương 
Nguyên 
Tổng 
2014 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 140,0 
2015 70,0 50,0 50,0 60,0 30,0 50,0 40,0 50,0 400,0 
2016 50,0 60,0 60,0 0,0 40,0 60,0 50,0 40,0 360,0 
2017 0,0 50,0 0,0 0,0 30,0 70,0 50,0 0,0 200,0 
Tổng 137,5 177,5 127,5 77,5 117,5 197,5 157,5 107,5 1.100,0 
 Nguồn: Hạt Kiểm lâm A Lưới (2017) 
- Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản 
xuất theo quyết định 147: Đã trồng được 
800,77 ha Bời lời đỏ và Mây nước. Trong 
đó trồng tập trung được 328,46 ha Bời lời 
đỏ và 220,20 ha Mây nước, trồng phân tán 
được 37,0 ha Bời lời đỏ và 215,11 ha Mây 
nước. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1766-1775 
1770 Lê Quang Vĩnh và cs. 
Bảng 2. Diện tích trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ thuộc dự án 147 
Đơn vị tính: ha 
Năm 
Tăm vị tính: 
ha 
Tăm vị tín Phân tán 
Bời lời Mây Tổng số Mây Bời lời Tổng số 
2010 130,20 130,20 0,00 130,20 0,00 0,00 0,00 
2011 125,28 68,28 20,00 88,28 0,00 37,00 37,00 
2012 84,48 84,48 0,00 84,48 0,00 0,00 0,00 
2013 274,56 0,00 94,70 94,70 179,86 0,00 179,86 
2014 111,75 0,00 83,50 83,50 28,25 0,00 28,25 
2015 74,50 45,50 22,00 67,50 7,00 0,00 7,00 
Tổng số 800,77 328,46 220,20 548,66 215.11 37,00 252,11 
Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới (2017) 
* Tình hình sinh trưởng của lâm sản ngoài 
gỗ ở các chương trình, dự án 
* Mô hình trồng cây Mây nước 
+ Mô hình thử nghiệm trồng Mây 
nước dưới tán rừng tự nhiên (đề tài nghiên 
cứu cấp Đại học Huế): Qua trao đổi, thảo 
luận với lãnh đạo chính quyền địa phương, 
kiểm lâm địa bàn, chúng tôi tiến hành mô 
hình thử nghiệm trồng cây Mây nước mỡ 
(Daemonorops poilanei J.Dransf) dưới tán 
rừng tự nhiên ở hai xã Hồng Bắc và Hồng 
Thượng với quy mô mỗi mô hình 1,0 ha, 
độ tàn che khoảng 0,3 – 0,4. Do đất dốc 
nhiều và xấu nên chúng tôi bố trí mật độ 
trồng là 1650 hốc/ha (2 cây /hốc) với 
khoảng cách 2x3m và trồng vào đầu tháng 
5 năm 2016. Việc trồng và chăm sóc cây 
Mây nước do các nhóm hộ tại 2 xã tiến 
hành theo đúng quy trình đề ra. 
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy cả 
hai mô hình đều có tỷ lệ sống trên 95%. Về 
khả năng sinh trưởng (Bảng 3) cho thấy: 
Mây nước trồng ở hai xã đều sinh trưởng 
tốt dưới tán rừng. So sánh giữa cây Mây 
nước có bón phân và không bón phân (theo 
tiêu chuẩn t của Student) cho thấy có bón 
phân cây sinh trưởng tốt hơn. 
Bảng 3. Tình hình sinh trưởng của Mây nước ở xã Hồng Thượng và Hồng Bắc 
Chỉ 
tiêu 
Khu vực bón phân Khu vực không bón phân 
Ghi chú Do (cm) Hvn (m) số lá Do Hvn (m) số lá 
Xã Hồng Thượng 
x 0,8 0,37 2,9 0,8 0,37 2,9 Đo ngày 
19/5/2016 S 0,1 0,05 0,6 0,1 0,05 0,6 
S% 11,6 ... ồng Kim, 
Hương Phong của huyện A Lưới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1766-1775 
 1771 
Bảng 4. Sinh trưởng của cây Mây nước ở các xã thuộc các chương trình, dự án 
Xã Dự án Chỉ tiêu D0 (cm) Hvn(m) Số lá Ghi chú 
Hồng Trung 
Dự án BCC 
(trồng năm 2014) 
x 2,3 1,38 6,3 Đo tháng 
4/2017 S 0,32 27,23 1,0 
S% 13,9 19,7 15,9 
Hồng Kim 
Dự án BCC 
(trồng năm 2014) 
x 2,7 1,30 6,2 Đo tháng 
5/2017 S 0,5 0,3 1,1 
S% 18,5 23,1 17,7 
Hương Phong 
Chương trình 147 
(trồng năm 2013) 
x 1,7 1,00 5,5 Đo tháng 
5/2017 S 0,4 0,3 0,9 
S% 25,0 30,0 16,4 
Cây giống Mây nước do các chương 
trình, dự án hỗ trợ có hai loại: Mây nước 
mỡ (Daemonorops poilanei J. Dransf), loại 
gai đỏ và Mây nước nghé (Daemonorops 
jenkinsiana (Griff)), loại gai màu đen. Qua 
khảo sát cho thấy sinh trưởng của Mây 
nước ở xã Hồng Trung và Hồng Kim (dự 
án BCC) khá đồng đều về chiều cao, 
đường kính gốc và số lượng lá, riêng Mây 
nước ở xã Hương Phong các chỉ tiêu thấp 
hơn (mặc dù trồng trước một năm). 
Nguyên nhân là do độ che phủ của rừng ở 
xã Hương Phong lớn, che bóng nhiều, nên 
phần lớn không đảm bảo được ánh sáng 
cho mây sinh trưởng nên độ biến động về 
các chỉ tiêu lớn. 
* Mô hình trồng Bời lời đỏ: Khi tìm 
hiểu việc trồng Bời lời đỏ tại địa bàn 
huyện A Lưới, chúng tôi nhận thấy xã 
Hồng Thủy là xã có diện tích trồng Bời 
lời đỏ lớn nhất với diện tích 188 ha nhờ 
sự hỗ trợ của Dự án 147 (từ năm 2012 – 
2016). Để làm rõ tình hình sinh trưởng 
của Bời lời đỏ ở các mô hình, chúng tôi 
đã tiến hành khảo sát mô hình trồng 
Bời lời đỏ xen sắn ở hộ ông Nguyễn 
Hải Sơn ở thôn Ba Kê 1, xã Hồng 
Thủy, huyện A Lưới (diện tích 2,0 ha, 
mật độ trồng 2.000 cây/ha). 
Bảng 5. Tình hình sinh trưởng của Bời lời đỏ trồng năm 2013 
Chỉ tiêu Do (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) 
x 
7,1 4,8 4,3 1,8 
Đo ngày 
28.8.2016 
S 
1,4 1,2 0,6 0,4 
S% 
2,3 24,8 1,0 2,6 
x 
11,6 9,6 5,1 2,0 Đo ngày 
27.8.2017 S 3,1 2,8 1,6 0,3 
S% 26,5 29,4 3,3 1,6 
Từ Bảng 5 cho thấy sinh trưởng của 
Bời lời đỏ có sự tăng trưởng rất rõ các chỉ 
tiêu về chiều cao vút ngọn (Hvn), đường 
kính gốc (Do), đường kính ngang ngực 
(D1.3), đường kính tán (Dt) qua các năm. 
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy ở xã 
Hồng Thủy đất khá tốt và khí hậu phù hợp 
nên cây Bời lời đỏ sinh trưởng rất tốt, có 
thể phát triển rộng trên địa bàn nếu hiệu 
quả kinh tế cao. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1766-1775 
1772 Lê Quang Vĩnh và cs. 
3.1.2. Các mô hình tự phát trồng lâm sản 
ngoài gỗ của người dân 
* Mô hình trồng cây Đoác và cây Đùng 
đình: Xã A Ngo và xã A Roàng thuộc 
huyện A Lưới có tập quán chế biến 
rượu trích từ dịch đường của buồng hoa 
chưa nở của cây Đoác (Arenga 
pinnata) và cây Đùng đình (Caryota 
mitis) qua lên men với một ít vỏ cây 
chuồn (một loài cây gỗ trong họ Bứa) 
gọi là rượu Tà vạt. Trước đây người 
dân thường hay vào rừng khai thác cây 
Đoác và cây Đùng đình để lấy rượu, 
nhưng nay các loại cây này khan hiếm 
dần, bởi vậy một số hộ gia đình đã lấy 
cây con về trồng và phát triển trong 
vườn hộ của mình. Qua điều tra chúng 
tôi thấy xã A Ngo có số lượng hộ trồng 
và phát triển rất mạnh mô hình này, 
còn xã A Roàng chủ yếu khai thác từ 
rừng tự nhiên. 
Bảng 6. Diện tích trồng cây Đoác và cây Đùng đình ở xã A Ngo 
Thôn Số hộ Diện tích (m2) Số cây Số cây/ha 
Diên Mai 4 4.500 45 100 
A Ngo 3 2.232 117 524 
Tà Roi 3 2.100 130 619 
Pâr Nghi 2 600 60 1.000 
Bình Sơn 1 500 150 3.000 
Tổng số 13 9.932 502 1.049 
Như vậy tổng diện tích trồng Đoác và 
Đùng đình ở xã A Ngo gần 1,0 ha. Qua 
khảo sát cho thấy các cây Đoác và cây Đùng 
đình trồng thuần trong vườn của các hộ với 
mật độ khác nhau (do các hộ gia đình tự 
thiết kế trồng, không có quy trình chung) đều 
sinh trưởng và phát triển tốt, sau 5 năm đã có 
thể lấy rượu. Hiện tại người dân đã tiến hành 
khai thác các cây trồng trong vườn qua nhiều 
năm sau khi trồng. Cây Đoác và cây Đùng 
đình khai thác lấy được nước làm rượu 
ngon lúc đã có buồng (ra quả) và trong 1 
năm có thể lấy rượu trong khoảng thời gian 
2 - 3 tháng (còn lại là thời gian để cây hồi 
phục). 
* Mô hình trồng cây Cọ bầu: Ở xã Hương 
Nguyên có nhiều hộ trồng cây Cọ bầu 
(Livistona saribus) trong vườn vừa làm 
cây cảnh vừa sử dụng lá để làm vật liệu 
trang trí, đặc biệt có hộ đưa về trồng thành 
vườn để sử dụng làm vật liệu để lợp nhà và 
bán. Lá Cọ bầu được mua dùng để lợp 
quán, nhà sàn, nhà rông. Qua tìm hiểu cho 
thấy mặc dù trồng Cọ bầu trong vườn rất 
tiện lợi khi sử dụng làm vật liệu và có thể 
bán tăng thêm nguồn thu, tuy nhiên nhiều 
người dân khi được hỏi cho biết họ chưa 
có ý định phát triển thành vườn vì Cọ bầu 
lâu ra lá nên nguồn thu nhập không cao so 
với trồng các loại cây trồng khác. 
* Một số mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ 
khác 
- Tr ra Lồ Tr ra lá nên ngurồng lâm 
sản ngoài gỗ khácới trồng các loại cây trồng 
khác.n thu, tuy nhiên nhiều người dân khi 
được hỏi cho biết họ chưa có ý định phát 
tđồng thời sử dụng làm vật liệu đan lát hoặc 
làm phên che nhà cửa, làm hàng rào hoá nên 
ngurồng lâm sản ngoài gỗ khácới Lồg rào 
hoá nên ngurồng lâm sản ngoài gỗ khácới 
trồng các loại cây trồng khác.n thu, tuy nhiên 
nhiều người dân khi được hỏi cho biết họ c 
đình.- Trồng cây dược liệu: Mặc dù trong 
rừng có các loại cây dược liệu nhưng phải đi 
xa, không đáp ứng được nhu cầu trước mắt 
điều trị một số bệnh thông thường, do vậy 
nhiều hộ gia đình ở xã Hương Lâm, Hồng 
Hạ, Hồng Kim đã trồng một số cây dược liệu 
trong vườn như cây Nghệ, Gừng, Đinh lăng, 
Lá lốt, Diếp cá, cây Mật gấuĐây là những 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1766-1775 
 1773 
mô hình nên phát triển để cung cấp cây dược 
liệu cho các hộ gia đình, cho thị trường, đồng 
thời giảm bớt việc vào rừng khai thác các 
cây dược liệu để chữa bệnh. 
3.2. Hiệu quả của phát triển lâm sản ngoài 
gỗ ở huyện A Lưới 
3.2.1. Hiệu quả về kinh tế 
Chúng tôi tiquả về kinh tếlâm sản ngoài gỗ 
ở huyện A Lưới thời giảm bớt việc vào 
rừng khai thác các cây dư ha tg tôi tiquả về 
 Bảng 7. Dự tính hiệu quả kinh tế hàng năm của một số loại lâm sản ngoài gỗ 
Đơn vị tính: Đồng 
Năm NPV BPV CPV BCR 
Cây Mây nước 6.399.605 9.663.150 3.263.545 3,0 
Cây Bời lời đỏ 9.802.543 14.409.186 4.606.643 3,1 
Cây Đoác 120.672.2 188.791.56 68.119.36 2,8 
Qua Bảng 7 cho thấy: Đối với cây 
Mây nước có chu kỳ khoảng 20 năm cho 
lợi nhuận bình quân hàng năm là 6.399.600 
đồng/ha/năm, tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR) 
là 3,0. Mặc dù lợi nhuận không cao nhưng 
để làm giàu rừng và phát triển về lâu dài 
cần phải tiến hành phát triển Mây nước 
dưới tán rừng. Về cây Bời lời đỏ có chu kỳ 
kinh doanh 7 năm cho thu nhập khá cao: 
bình quân lợi nhuận hàng năm là 
9.802.543 đồng, tỷ lệ thu nhập/chi phí 
(BCR) là 3,1. 
Đối với cây Đoác có chu kỳ 10 năm 
hiệu quả kinh tế rất cao, bình quân lợi 
nhuận hàng năm là 120.672.200 đồng, tỷ lệ 
thu nhập/chi phí (BCR) là 2,8. Hiện tại 
rượu Đoác và Đùng đình khai thác ra từ 
vườn trồng đều tiêu thụ được hết, tuy nhiên 
rượu lên men tự nhiên khó bảo quản, phải 
sử dụng ngay, do vậy nếu cung nhiều hơn 
cầu thì không có lãi, nên chỉ có một vài xã 
trồng và cung cấp cho toàn huyện. 
3.2.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình 
Để xác định hiệu quả xã hội các mô 
hình LSNG, chúng tôi chọn 3 xã đại diện: 
Mô hình trồng Mây nước chọn xã Hồng 
Bắc, mô hình trồng Bời lời đỏ chọn xã 
Hồng Thủy, mô hình trồng Đoác chọn xã 
A Ngo. Để dễ so sánh, chúng tôi tính tất cả 
công lao động trong cả chu kỳ sau đó chia 
cho số năm của cả chu kỳ, từ đó cho thấy: 
Tạo nhiều công lao động nhất trong năm là 
mô hình trồng Đoác: 124 công/ha, tiếp đến 
là Bời lời đỏ: 36 công và thấp nhất là mô 
hình Mây nước (12 công). Về khả năng lan 
rộng của mô hình (số hộ tham gia) thì mô 
hình Mây nước nhiều nhất (250 hộ), tiếp 
đến là Bời lời đỏ (188 hộ) và thấp nhất là 
mô hình trồng Đoác và Đùng đình (13 hộ). 
Về sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị 
trường thì Mây nước cao nhất, tiếp đến là 
Bời lời đỏ và thấp nhất là rượu Đoác. 
Nhìn chung các mô hình đều có đáp 
ứng nhu cầu xã hội, tuy nhiên nếu xét ở 
khía cạnh đạt 3 tiêu chí thì mô hình Bời lời 
đỏ đáp ứng được và có tính bền vững hơn. 
Nhưng xét về tính độc lập không phụ thuộc 
vào sự hỗ trợ của các chương trình và dự 
án, thì mô hình trồng Đoác dễ phát triển 
lan rộng hơn. 
3.2.3. Hiệu quả bảo vệ sinh thái môi 
trường 
Việc trồng Mây nước dưới tán rừng 
với diện tích trồng lớn góp phần tăng thêm 
độ che phủ của thực vật rừng. Về phát triển 
Bời lời đỏ, do không có điều kiện nghiên 
cứu nên chúng tôi dựa vào nghiên cứu của 
Bảo Huy và các cộng sự (2009) cho thấy: 
Chu kỳ kinh doanh Bời lời đỏ biến động từ 
5 – 10 năm, thì lượng CO2 hấp thụ trong 
mô hình nông lâm kết hợp biến động từ 25 
– 84 tấn/ha, ứng với giá trị từ 9 – 30 triệu 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1766-1775 
1774 Lê Quang Vĩnh và cs. 
đồng/ha, đạt 20% tổng giá trị sản phẩm 
Bời lời đỏ và Sắn. Mặt khác do độ che phủ 
của Bời lời đỏ lớn tương tự so với các rừng 
trồng keo, nên khả năng hạn chế xói mòn 
đất, giữ nước tốt, đóng góp rất lớn trong 
bảo tồn đất đai. Đối với mô hình trồng 
Đoác: cây Đoác hoặc cây Đùng đình có 
cành lá lớn, nhiều tầng lá nên độ che phủ 
cao, hạn chế xói mòn rửa trôi đất rất tốt. 
3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong 
phát triển lâm sản ngoài gỗ 
Từ việc phân tích SWOT về phát 
triển các mô hình LSNG cho thấy một số 
thuận lợi và khó khăn như sau: 
Về thuận lợi: Diện tích đất sản xuất 
lớn, nguồn giống LSNG đa dạng, điều kiện 
tự nhiên phù hợp với việc gây trồng phát 
triển các loài thực vật cho LSNG. Người 
dân có truyền thống về khai thác, bảo quản 
các loại lâm sản ngoài gỗ. Huyện A lưới có 
nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích 
phát triển LSNG và có nhiều hợp phần 
hoặc chương trình, dự án về phát triển lâm 
sản ngoài gỗ trên địa bàn. 
Về khó khăn: Trình độ lao động trên 
địa bàn còn thấp, chưa có kinh nghiệm 
trong trồng và chăm sóc các loại cây lâm 
sản ngoài gỗ. Đầu ra sản phẩm chưa ổn 
định, nếu sản xuất theo hướng hàng hóa 
quy mô lớn sẽ có nguy cơ cung lớn hơn 
cầu. 
- Đối với mô hình Mây nước: Phải 
trồng trên diện tích lớn nên nguồn giống 
khó khăn, người dân không thể tự túc kinh 
phí, Mây nước là loài cây có số năm từ lúc 
trồng đến thu hoạch dài mà không có sản 
phẩm phụ. 
- Đối với mô hình trồng Bời lời đỏ: 
Nguồn giống trồng phải mua nơi xa, 
người dân không có vốn đầu tư nên trồng 
không bón phân, cây sinh trưởng không 
đồng đều. Tư thương thu mua sản phẩm 
thường hay ép giá. 
- Đối với mô hình trồng Đoác: giá 
cây giống tính theo cây cảnh nên rất cao. 
Chưa có quy trình cụ thể cho việc trồng 
cây Đoác, mặt khác việc bảo quản rượu 
Đoác khó khăn, sản phẩm rất dễ hỏng. 
3.4. Giải pháp phát triển bền vững lâm 
sản ngoài gỗ tại địa bàn nghiên cứu 
3.4.1. Giải pháp chung 
Tiến hành tổng kết kinh nghiệm, 
đồng thời phổ biến những kỹ thuật mới 
trong trồng, khai thác, chế biến cho các 
nông hộ phát triển LSNG; kêu gọi đầu tư, 
hỗ trợ phát triển LSNG, xây dựng chiến 
lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, đồng thời 
hỗ trợ người dân nắm bắt thông tin thị 
trường tiêu thụ sản phẩm. 
3.4.2. Giải pháp cụ thể phát triển các mô 
hình LSNG 
- Đối với mô hình Mây nước: Cần 
có chính sách hỗ trợ người dân từ lúc 
trồng, chăm sóc cây Mây nước; xây dựng 
nhiều cơ sở chế biến mây trên địa bàn để 
góp phần tạo nguồn đầu ra ổn định, giải 
quyết việc làm và tăng thu nhập cho người 
dân. 
 - Đối với mô hình trồng Bời lời đỏ 
lấy vỏ: Nên kết hợp các loại cây trồng khác 
với Bời lời đỏ, để nâng cao tỷ lệ sống, cải 
thiện độ phì cũng như tăng giá trị kinh tế 
cho mô hình. Xây dựng các vườn ươm Bời 
lời đỏ để giảm giá thành cây giống. 
- Đối với mô hình trồng Đoác lấy 
rượu: Nên có kế hoạch xây dựng các vườn 
ươm và quy hoạch cụ thể các xã có khả 
năng phát triển trồng Đoác, cần có quy 
trình cụ thể về trồng Đoác, đồng thời xây 
dựng thị trường đầu ra ổn định cho sản 
phẩm rượu Đoác. 
- Về phát triển cây dược liệu: Có thể 
phát triển các mô hình trồng cây thuốc tại 
các hộ gia đình nhằm không chỉ bảo tồn đa 
dạng sinh học, duy trì các bài thuốc dân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1766-1775 
 1775 
gian mà còn có thêm nguồn thu nhập cho 
người dân. 
4. KẾT LUẬN 
1) Trên địa bàn có các chương trình, 
dự án đóng vai trò quan trọng trong phát 
triển LSNG, ngoài ra còn có các mô hình 
tự phát của người dân đã góp phần không 
nhỏ cho việc phát triển một số loài LSNG 
gỗ ở huyện A Lưới. 
2) Các loại LSNG trồng trong các 
mô hình (Mây nước, Bời lời đỏ, Đoác) 
sinh trưởng và phát triển tốt, tăng thu nhập 
cho người dân, giải quyết việc làm, đa 
dạng hóa sản phẩm đáp ứng với nhu cầu 
của thị trường và đóng vai trò quan trọng 
trong bảo tồn sinh thái môi trường, bảo tồn 
đa dạng sinh học ở huyện A Lưới. 
3) Huyện A Lưới cần xem xét, thực 
hiện các giải pháp đề xuất nhằm phát triển 
LSNG bền vững trên địa bàn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bảo Huy. (5/2009). Ước lượng năng lực hấp 
thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) 
trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ 
- Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai - 
Tây Nguyên. Mạng lưới Giáo dục Nông 
Lâm kết hợp Việt Nam (VNAFE). 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
(2006). Quyết định số 2366 QĐ/BNN-LN, 
ngày 17 tháng 8 năm 2006 về việc phê 
duyệt Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản 
ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020. Khai thác 
từ https://vanbanphapluat.co/quyet-dinh-
2366qd-bnn-ln-de-an-bao-ton-phat-trien-
lam-san-ngoai-go-2006-2020 
Cục lâm nghiệp. (2007). Kỹ thuật trồng một số 
cây đặc sản rừng và cây lâm sản ngoài gỗ. 
Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 
Phân tích SWOT là gì và ứng dụng SWOT như 
thế nào?. (17/02/2016). Khai thác từ 
https://xuhuongtiepthi.com/phan-tich-swot-
la-gi-va-ung-dung-swot-nhu-the-nao-
b33.php 
Lê Quang Vĩnh. (2013). Giáo trình nông lâm 
kết hợp. Hà Nội: NXB Nông nghiệp Hà 
Nội. 
Lê Quang Vĩnh, Hoàng Công Phúc. (2014). 
Đánh giá hiệu quả các mô hình lâm sản 
ngoài gỗ trên địa bàn một số huyện miền 
núi của tỉnh Quảng Trị. Tạp chí khoa học 
chuyên san nông nghiệp, sinh học và y dược 
- Đại học Huế, (6), 251-264. 
Lê Quang Vĩnh, Phạm Cường, Nguyễn Văn 
Vũ. (2016). Hiện trạng gây trồng và hiệu 
quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ 
(Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.rob) ở huyện 
Mangyang, tỉnh Gia Lai. Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, (24), 117 – 
125. 
Lê Quang Vĩnh, Hoàng Huy Tuấn, Hoàng 
Dương Xô Việt, Nguyễn Duy Phong, Lê 
Thị Phương Thảo. (2017). Đánh giá thực 
trạng khai thác và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ 
ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn, (3), 184 – 191. 
UBND huyện A Lưới. Tự nhiên – Lịch sử - 
Truyền thống huyện A Lưới. (15/01/2015). 
Khai thác từ 
https://aluoi.thuathienhue.gov.vn/?gd=15&c
n=1&id=92&tc=2127 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_hinh_phat_trien_mot_so_loai_lam_san_ngoai_go_o.pdf