Đánh giá thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
TÓM TẮT
Bài báo này nhằm mục đích đánh giá thực trạng lấn chiếm và quản lý sử dụng đất rừng
phòng hộ (RPH) tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 thông qua
điều tra khảo sát các hộ gia đình đang sinh sống gần khu vực có diện tích rừng phòng hộ
cũng như tham vấn ý kiến của các cán bộ quản lý tại các cơ quan trên địa bàn huyện. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch
có xu hướng giảm dần qua các năm. Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ diễn ra đặc biệt
nhiều từ năm 2013 trở về trước, từ năm 2014 đến nay nhờ vào việc chú trọng việc quản lý và bảo
vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ của các cơ quan ban ngành trong huyện cũng như ý thức
người dân được nâng cao nên tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ đã giảm đi rất nhiều.
Nghiên cứu cũng đã xác định được nguyên nhân và những tồn tại trong công tác quản lý và sử
dụng đất rừng phòng hộ, đồng thời, đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian
tới.
Từ khóa: Huyện Quảng Trạch, Lấn chiếm, Quản lý, Rừng phòng hộ, Sử dụng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1688-1696 1688 Nguyễn Văn Bình và cs. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LẤN CHIẾM ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Văn Bình*, Trương Đỗ Minh Phượng, Nguyễn Văn Tiệp Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Tác giả liên hệ: nguyenvanbinh@huaf.edu.vn Nhận bài: 11/09/2019 Hoàn thành phản biện: 26/11/2019 Chấp nhận bài: 04/12/2019 TÓM TẮT Bài báo này nhằm mục đích đánh giá thực trạng lấn chiếm và quản lý sử dụng đất rừng phòng hộ (RPH) tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 thông qua điều tra khảo sát các hộ gia đình đang sinh sống gần khu vực có diện tích rừng phòng hộ cũng như tham vấn ý kiến của các cán bộ quản lý tại các cơ quan trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch có xu hướng giảm dần qua các năm. Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ diễn ra đặc biệt nhiều từ năm 2013 trở về trước, từ năm 2014 đến nay nhờ vào việc chú trọng việc quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ của các cơ quan ban ngành trong huyện cũng như ý thức người dân được nâng cao nên tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ đã giảm đi rất nhiều. Nghiên cứu cũng đã xác định được nguyên nhân và những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ, đồng thời, đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian tới. Từ khóa: Huyện Quảng Trạch, Lấn chiếm, Quản lý, Rừng phòng hộ, Sử dụng ASSESSING THE ENCROACHMENT ON PROTECTIVE FOREST LAND IN QUANG TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Nguyen Van Binh, Truong Do Minh Phuong, Nguyen Van Tiep University of Agriculture and Forestry, Hue University ABSTRACT This paper aims to assess the encroachment and management of the use of protective forest land in Quang Trach district, Quang Binh province in the period of 2013-2018 by investigating households living near the protective forest area as well as consulting managers in agencies in the area. The research results showed that the encroachment of protective forest land in Quang Trach district has decreased over the years. The encroachment on protective forest land has occurred since 2013. From 2014 up to now, thanks to the emphasis of agencies in the district for managing and protecting forest, especially protective forests in the district as well as raising people's awareness, the encroachment on protective forest land has been greatly reduced. The research has also determined the causes and shortcomings in the management and use of protective forest land. At the same time, some solutions has been proposed to improve the effectiveness of the management and use of protective forest land in Quang Trach district in the coming time. Keywords: Quang Trach district, Encroachment, Management, Protective forest, Land use TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1688-1696 1689 1. MỞ ĐẦU Trên thực tế, mặc dù tổng diện tích rừng của Việt Nam tăng từ 12,3 triệu ha năm 2004, đến năm 2016 tăng lên hơn 14 triệu ha, nhưng rừng phòng hộ lại là đối tượng có nhiều biến động lớn về diện tích trong 3 loại rừng, với diện tích giảm trung bình khoảng 2%/năm. Có thể thấy được vai trò của rừng phòng hộ là rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết được lợi ích của nó, do đó, đất rừng phòng hộ của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại do hoạt động lấn chiếm ngang nhiên, công khai của người dân, doanh nghiệp sản xuất với mục đích trồng cây nông nghiệp, xây dựng nhà hàng, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, việc quản lý đất rừng phòng hộ còn lỏng lẻo, các cán bộ đôi khi làm ngơ cùng với ý thức người dân chưa cao nên rừng phòng hộ bị mất rất nhiều trong những năm qua (Thạch Thảo, 2017). Huyện Quảng Trạch là một huyện thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất rừng phòng hộ theo số liệu thống kê năm 2018 là 11.063,29 ha, chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, những năm trở lại đây, nơi đây phải hứng chịu không ít trận lũ lụt, sạt lở đất, đất rừng bị bạc màu, xói mòn do tình trạng phá rừng lấn chiếm đất rừng đặc biệt là đất rừng phòng hộ diễn ra ngang nhiên mà chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương dẫn đến thiệt hại rất lớn về tài sản của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ (UBND huyện Quảng Trạch, 2018). Vì vậy, để người dân hiểu biết được những tác hại của việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ là việc làm hết sức cần thiết. Cần có những nghiên cứu, đánh giá được thực trạng cũng như tìm hiểu các nguyên nhân, và đưa các giải pháp khắc phục cho vấn đề này. Từ đó, không những bảo vệ được đất rừng phòng hộ mà còn tránh được các mâu thuẫn gay gắt trong sử dụng đất của người dân. Bài báo là kết quả nghiên cứu về thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2013-2018, trong đó tập trung làm rõ tình hình lấn chiếm rừng phòng hộ trên địa bàn, những tồn tại về công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ để thấy được những nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục cho các cơ quan quản lý trên địa bàn nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, số liệu về các vụ giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ qua các năm, số liệu về hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ và diện tích bị lấn chiếm qua các năm, các định hướng, giải pháp chính sách của địa phương trong năm tới. Các số liệu được thu thập tại các cơ quan ban ngành chuyên môn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình như Chi cục thống kê, Phòng tài nguyên môi trường, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch, Hạt kiểm lâm huyện Quảng Trạch. 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Nghiên cứu đã thiết kế bảng hỏi để đi điều tra phỏng vấn 60 người dân tại 3 xã có diện tích rừng phòng hộ lớn, có các hộ gia đình sinh sống ven rừng và bị lấn chiếm nhiều là xã Quảng Thạch, Quảng Hợp, Quảng Kim (mỗi xã 20 hộ dân). HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1688-1696 1690 Nguyễn Văn Bình và cs. Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý (6 cán bộ cấp huyện và 9 cán bộ cấp xã) về những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất RPH gồm Ban quản lý RPH huyện Quảng Trạch, Hạt kiểm lâm, Phòng tài nguyên môi trường để tổng hợp thông tin và giải quyết các đến mục tiêu nghiên cứu. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập từ kết quả điều tra, phỏng vấn, tiến hành lựa chọn, phân tích, tổng hợp những thông tin liên quan để xử lý số liệu theo các nội dung nghiên cứu trên phần mềm EXCEL 2013 gồm: Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện, những tồn tại của các cấp về công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ, tình hình giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ và ý kiến của người dân về công tác giải quyết lấn chiếm diện tích đất rừng phòng hộ. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng, lấn chiếm và giải quyết đất rừng phòng hộ cũng như hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý rừng phòng hộ thông qua các bảng và biểu đồ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 3.1. Tình hình lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch Để đánh giá tình hình lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch qua giai đoạn nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành đánh giá dựa trên các số liệu về diện tích lấn chiếm trên địa bàn huyện cũng như tại 3 xã tiến hành điều tra là xã Quảng Hợp, Quảng Kim và Quảng Thạch. Đồng thời tiến hành tham vấn và khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý tại địa bàn nghiên cứu, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất RPH. 3.1.1. Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Hình 1. Thống kê diện tích đất rừng phòng hộ qua các năm của huyện Quảng Trạch. Nguồn: Phòng TNMT huyện Quảng Trạch Số liệu ở Hình 1 cho thấy diện tích đất rừng phòng hộ giảm mạnh ở giai đoạn 2013 - 2014 với diện tích đất RPH bị mất đi là 1.357,81 ha chiếm 12,27% đất RPH hiện nay. Đây là một con số rất lớn về diện tích RPH bị mất đi do tình trạng lấn chiếm trong giai đoạn này diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân là do giai đoạn này, mặc dù được các cấp lãnh đạo chú trọng việc bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là đất rừng phòng hộ, tuy nhiên vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành một cách cụ thể. Việc rà soát và xác định ranh giới đất rừng phòng hộ còn gặp nhiều khó khăn, người TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1688-1696 1691 dân vẫn tiến hành khai hoang và trồng cây kinh tế rất nhiều. Giai đoạn này người dân trên địa bàn huyện phụ thuộc nhiều vào rừng để sinh sống và có thu nhập. Đến cuối năm 2013 thì luật pháp mới quy định rõ về đất rừng phòng hộ cũng như cách giải quyết các vi phạm liên quan đến đất RPH. Từ giai đoạn 2014 - 2016, diện tích đất RPH giảm đi rất ít chỉ gần bằng 0,01% so với 2013 - 2014. Đến giai đoạn 2016 - 2018 thì diện tích RPH vẫn giữ nguyên 11.063,29 ha. Điều này chứng tỏ công tác quản lý, bảo vệ cũng như xử lý các vụ xâm phạm đất RPH đã được chú trọng trong thời gian gần đây. Bảng 1. Tình hình lấn chiếm đất rừng phòng hộ của 3 xã điều tra Năm Số vụ Diện tích bị lấn chiếm (ha) Số tiền phạt (triệu đồng) Quảng Hợp Quảng Thạch Quảng Kim Quảng Hợp Quảng Thạch Quảng Kim Quảng Hợp Quảng Thạch Quảng Kim 2014 2 3 4 5 7 8,5 - - - 2015 - 2 2 - 2 1,5 - - - 2016 1 2 3 0,5 0,7 0,6 2 10 10 2017 - - 2 - - 0,2 - 2 Tổng 3 7 11 5,5 9,7 10,8 2 12 10 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Quảng Trạch (2018) Qua số liệu ở Bảng 1 cho thấy, số vụ và diện tích lấn chiếm xảy ra ở các xã nhiều nhất ở năm 2014, các năm sau này thì số vụ và diện tích đất RPH bị lấn chiếm ít hơn dần và đến năm 2018 thì không có vụ lấn chiếm nào. Điều này chứng tỏ càng ngày công tác quản lý, sử dụng đất và giải quyết lấn chiếm đất RPH được chú trọng và có hiệu quả hơn. Trong các xã điều tra thì xã Quảng Kim là địa phương xảy ra nhiều vụ lấn chiếm và diện tích RPH bị lấn chiếm lớn nhất, sau đó là xã Quảng Thạch và cuối cùng là xã Quảng Hợp. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã tìm ra được nguyên nhân của sự khác biệt này: + Xã Quảng Kim là xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng lúa nhiều nhưng hiệu quả kinh tế mang lại của 2 loại hình sử dụng đất này theo đánh giá người dân địa phương và cán bộ chuyên môn là chưa cao. Trong khi đó, diện tích đất rừng sản xuất và cây lâu năm của xã lại ít hơn 2 xã còn lại, nhưng đây lại là 2 loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, một số hộ dân ở đây đã lợi dụng ranh giới giữa đất rừng sản xuất và RPH để lấn thêm đất để sản xuất. Hơn nữa, đất RPH rất gần với các hộ dân, một số ranh giới chưa được phân chia rõ ràng nên dẫn đến tình trạng lấn chiếm xảy ra nhiều như vậy. + Xã Quảng Thạch là xã có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất trong 3 xã, đất rừng sản xuất cũng tương đối lớn. Tuy nhiên đất trồng lúa và trồng cây hằng năm khác lại ít nhất. Nên người dân lấn đất phần lớn là để trồng cây hằng năm khác và cây rừng. + Xã Quảng Hợp là xã có diện tích đất RPH, đất hằng năm khác, đất rừng sản xuất lớn nhất trong 3 xã do đó lợi ích kinh tế mang lại rất lớn, nên tình trạng lấn chiếm đất RPH xảy ra khá ít. Mặt khác, do xã có đất RPH lớn nên các cơ quan chính quyền sẽ chú trọng việc bảo vệ và phát triển bởi họ nhận biết được vai trò to lớn của RPH. 3.1.2. Những tồn tại về công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ. Qua tham vấn và khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý tại địa bàn nghiên cứu, những tồn tại trong công tác quản lý và sử HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1688-1696 1692 Nguyễn Văn Bình và cs. dụng đất RPH được thể hiện ở Bảng 2 như sau: Bảng 2. Những tồn tại của các cấp về công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ Những tồn tại của các cấp về công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ Tỉ lệ ý kiến đồng ý (%) Về cấp chính quyền BQLRPH không thường xuyên rà soát, thanh tra, kiểm tra đất RPH. 50,2 Các cơ quan quản lý còn đùn đẩy trách nhiệm, chưa liên kết chặt chẽ với nhau. 48,3 Công tác giao đất cho người dân còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng lấn chiếm nhiều. 85,4 Trình độ chuyên môn chưa cao, còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý. 91,5 Một số cán bộ lợi dụng chức quyền và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để bao che tiếp tay cho hành vi phạm pháp. 51,2 Về phía người dân Một số người dân lợi dụng sự quen biết cán bộ quản lý để lấn chiếm đất RPH. 52,6 Trình độ dân trí thấp chưa hiểu biết về pháp luật đất đai, thiếu hợp tác với chính quyền. 86,9 Sử dụng đất không đúng mục đích, thiếu trình độ canh tác và trồng trọt. 89,5 Người dân ven rừng sống còn phụ thuộc vào rừng 93,7 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ ý kiến đồng ý của các cán bộ về những tồn tại của các cấp về công tác quản lý và sử dụng đất RPH tương đối cao, cụ thể: - Về cấp chính quyền, các cán bộ quản lý đa số đồng ý với những tồn tại như do trình độ chuyên môn chưa cao, còn hạn chế áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý; Công tác giao đất cho người dân còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng lấn chiếm nhiều. - Về phía người dân, các cán bộ quản lý đa số đồng ý với những tồn tại như do trình độ dân trí thấp chưa hiểu biết về pháp luật; sử dụng đất không đúng mục đích, thiếu trình độ canh tác và trồng trọt; đặc biệt là người dân ven rừng sống còn phụ thuộc vào rừng. 3.2. Đánh giá tình hình giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ 3.2.1. Tình hình giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ Bảng 3. Tình hình giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ của huyện Quảng Trạch Năm Tổng Diện tích đất thu hồi được (ha) Diện tích đất đã xử lí nhưng không thu hồi được (ha) Diện tích đất bị lấn chiếm nhưng không phát hiện được (ha) Số tiền phạt thu được (triệu đồng) 2013-2014 1.357,81 271,56 407,34 678,91 - 2014-2015 0,21 0,042 0,063 0,105 - 2015-2016 1,14 0,456 0,513 0,456 8 2016-2017 1,2 1,2 - - 10 Nguồn: Phòng TNMT huyện Quảng Trạch Từ Bảng 3 cho thấy, các năm càng trở về trước số diện tích đất rừng phòng hộ bị lấn chiếm là rất cao. Nhưng điều đáng nói ở đây là diện tích bị lấn chiếm nhưng chưa được phát hiện hoặc không xử lý rất lớn, tiếp đó là diệnt ích đất đã xử lý nhưng không thu hồi được, cuối cùng diện tích đất thu hồi được là ít nhất; số tiền phạt để nộp ngân sách nhà nước là không đáng kể. Cụ thể là: - Giai đoạn 2013 – 2014, đất RPH bị mất rất nhiều. Diện tích đất thu hồi được chiếm 20% tổng số đất bị lấn chiếm, số diện tích thu hồi này chủ yếu rơi vào TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1688-1696 1693 những trường hợp phát hiện kịp thời nên xử lý được. Diện tích đất đã xử lý nhưng không thu hồi được chiếm 30%. Số diện tích không thu hồi được rơi vào các trường hợp đã xây dựng nhà ở, công trình trên đất rừng phòng hộ do đó rất khó để thu hồi vì những vấn đề nhạy cảm như người dân không còn nơi nào để ở, thiệt hại của người dân về kinh tế. Diện tích đất bị lấn chiếm chưa phát hiện được chiếm 70%, những diện tích không phát hiện được là do nhiều người dân lẻn vào rừng sâu để khai hoang đất rừng nhằm xây dựng lán trại, nhà ở và canh tác trên đất đó. Mặt khác, các cán bộ quản lý giai đoạn này không thường xuyên tuần tra, giám sát, công tác thống kê, kiểm kê đất đai hằng năm không trùng khớp với thực tế nên không phát hiện được số đất bị lấn chiếm. - Giai đoạn 2014 - 2015, diện tích đất thu hồi được chiếm 20% tổng số đất bị lấn chiếm. Diện tích đất đã xử lý nhưng không thu hồi được chiếm 35%. Diện tích đất bị lấn chiếm chưa phát hiện được chiếm 65%. Giai đoạn này tuy số vụ lấn chiếm có giảm hơn so với trước do công tác quản lý được tăng cường hơn nhưng cũng chưa cải thiện được nhiều do các cán bộ chưa áp dụng đúng theo quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm lấn chiếm nên người dân không thấy sợ, họ vẫn lấn chiếm nhiều. - Giai đoạn 2015 - 2016, diện tích thu hồi được chiếm 40% tổng số đất bị lấn chiếm. Diện tích đất đã xử lý nhưng không thu hồi được chiếm 45%. Diện tích đất bị lấn chiếm chưa phát hiện được chiếm 15%. Giai đoạn này thì ranh giới đất RPH được xác định tương đối rõ ràng, các cán bộ thắt chặt quản lý hơn, xử phạt theo pháp luật đối với các vi phạm nên tình trạng lấn chiếm ít hơn. - Giai đoạn 2016 - 2018, đất RPH được sử dụng ổn định nhờ sự quản lý nghiêm ngặt nên tình trạng lấn chiếm xảy ra ít nhưng được phát hiện kịp thời nên thu hồi được đất. Như vậy các năm sau này số diện tích đất bị lấn chiếm ít hơn rất nhiều cụ thể là 2014-2018 tổng diện tích bị lấn chiếm chỉ bằng 0,008 - 0,015% tổng diện tích bị lấn chiếm 2013 - 2014. Và công tác tuần tra được tăng cường nên phát hiện kịp thời vì vậy mà thu hồi được đất. 3.2.2. Ý kiến của người dân về công tác giải quyết lấn chiếm diện tích đất rừng phòng hộ Công tác lấn chiếm đất rừng phòng hộ trong những năm qua còn tồn tại nhiều bất cập do đó số người dân đồng tình với quá trình giải quyết vi phạm rất ít. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tôi đã tổng hợp những ý kiến từ người dân cụ thể như sau: - Trong quá trình giải quyết lấn chiếm đất RPH phần lớn người vi phạm đồng tình với cách xử lý của các ban quản lý. Nhưng một số ý kiến cho rằng cách xử lý của các cán bộ còn chậm, không kịp thời hay giải quyết theo cảm giác. Các cán bộ xử lý lấn chiếm đất RPH còn nhẹ tay, hầu như chỉ lập biên bản phạt tiền mà không khởi tố, đặc biệt là đối với những vụ vi phạm nghiêm trọng. Một số trường hợp xử lý cùng một loại đất và cùng diện tích nhưng xử phạt lại chênh lệch nhau về số tiền phạt, điều này chứng tỏ các cán bộ xử lý không đúng pháp luật qui định. - Các vụ giải quyết lấn chiếm hầu hết đều tái vi phạm vì liên quan đến sinh kế của người dân. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1688-1696 1694 Nguyễn Văn Bình và cs. Hình 2. Tỷ lệ ý kiến người dân về công tác giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua số liệu Hình 2 cho thấy, trong số 60 người được phỏng vấn thì số người đồng tình với ý kiến giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ kịp thời chiếm tỉ lệ cao nhất và giải quyết chậm có số người đồng tình thấp nhất. Những người đồng tình với ý kiến giải quyết kịp thời và giải quyết theo cảm giác lấn chiếm đất rừng phòng hộ phần lớn là những người từng vi phạm lấn chiếm đất rừng. Bởi vì theo họ các cán bộ đi tuần tra sau khi phát hiện hành vi chặt phá rừng để lấn chiếm thì họ chỉ nhắc nhở nhưng không phạt tiền, còn đối với những trường hợp đã trồng cây kinh tế lên phần đất lấn chiếm thì sẽ đem về UBND xã, hoặc trạm kiểm lâm gần nhất để xử lý chủ yếu là phạt tiền và bắt buộc nhổ cây đã trồng ra khỏi đất lấn chiếm. Những người không vi phạm phần lớn đồng tình với ý kiến giải quyết chậm và né tránh lấn chiếm đất rừng phòng hộ. Bởi vì theo họ thì những trường hợp vi phạm sau khi đã bị xử phạt nhưng họ không nhổ cây đi hoặc còn tiếp tục canh tác trên đất lấn chiếm đó. Các cơ quan quản lý biết nhưng chỉ nhắc nhở hoặc lảng tránh trách nhiệm dẫn đến quá trình giải quyết dứt điểm các vụ lấn chiếm đất rừng phòng hộ diễn ra chậm. Đặc biệt là những vụ lấn chiếm đất rừng phòng hộ để xây dựng nhà ở, nhà hàng, cơ sở kinh doanh thì quá trình giải quyết rất chậm, các cán bộ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và cuối cùng không giải quyết được vấn đề. 3.2.3. Minh họa vụ lấn chiếm đất rừng phòng hộ nổi bật trên địa bàn huyện Quảng Trạch Trường hợp: “Vụ nhà hàng xây dựng trái phép ở xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch”. Đây là vụ lấn chiếm đất rừng phòng hộ nhận được nhiều phản ánh của người dân năm 2015. Nhà hàng tiệc cưới Lĩnh Tiền, trên địa bàn thôn Di Luân, xã Quảng Tùng huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xây dựng không phép, vi phạm nghiêm trọng hành lang giao thông đường bộ và giao thông đường thủy. Cụ thể, trong biên bản xác minh thực địa ngày 4/5/2015, do UBND xã Quảng Tùng có nêu rõ: “Hộ gia đình ông Bùi Quang Phú (chủ nhà hàng Lĩnh Tiền) đã tự ý xâm lấn, san lấp một số diện tích đất rừng trồng cây mắm ước tính 20 năm tuổi, thuộc rừng phòng hộ sông Loan với diện tích 595 m2và đã tự ý đổ đất pha cát trong diện tích trên, ước tính khoảng 1550 m3 để xây dựng hạng mục phụ, bếp.” Những hành vi này, UBND xã Quảng Tùng đã lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt nhưng quá trình xử lý chưa quyết liệt, tới nơi tới chốn. Cụ thể, TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1688-1696 1695 ngày 3/6/2015, UBND xã Quảng Tùng ra quyết định xử phạt hành chính ông Bùi Quang Phú 4 triệu đồng, buộc nhà hàng phải khôi phục lại hiện trạng diện tích rừng bị san lấp, cơi nới lấn chiếm như ban đầu và yêu cầu khắc phục trong 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Trong quá trình xử lý thì UBND xã Quảng Tùng đã xử phạt hành chính bằng cách phạt tiền lấn chiếm đất rừng phòng hộ và hành lang giao thông, còn các hạng mục công trình thì không xử lý được. Các cơ quan quản lý đùn đẩy trách nhiệm như vị chủ tịch xã cho rằng: Việc lấn chiếm hành lang giao thông thuộc quản lý của đường bộ và đường sông; phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Trạch lại cho rằng: “Đây là trách nhiệm của địa phương chứ không thể đổ lỗi cho cơ quan cấp trên được. Đúng ra xã khi phát hiện phải ngăn chặn, kịp thời báo lên Quản lý đường bộ để xử lý, chứ anh không thể chối bỏ trách nhiệm của mình”. Tuy vậy, hiện nay các hạng mục xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng phòng hộ vẫn đang tồn tại, không những thế còn xây dựng thêm cổng nhà gây ảnh hưởng lớn đến hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 1A. Từ vụ lấn chiếm trên cho thấy ngay việc lấn chiếm xây dựng trái phép trên đất RPH không được các cán bộ quản lý ngăn ngừa ngay từ đầu, để đến khi xây xong và bị người dân phản ánh thì mới xử lý thì quá muộn. 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng đất và giải quyết lấn chiếm diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian tới 3.3.1. Giải pháp về quản lý - Củng cố mở rộng làm giàu hệ thống RPH hiện có đồng thời cân nhắc các hoạt động chuyển đổi rừng phòng hộ sang các mục đích sử dụng khác. - Mỗi năm cần phải thống kê, kiểm kê chính xác đất RPH so với thực địa. - Tổ chức lại các tổ bảo vệ rừng hiện có ở các thôn và xây dựng mô hình “Tổ lâm nghiệp cộng đồng” do UBND xã trực tiếp quản lý và giám sát, cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị chủ rừng. - Báo cáo số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang dựng nhà ở, các công trình dân sinh trái phép trong khu vực rừng phòng hộ hiện nay (số hộ, cá nhân dựng nhà, thực trạng nhà cấp 3, cấp 4, nhà tạm, lán trại các biện pháp đã và đang thực hiện hiện nay) chi tiết tại các, xã, thôn trên địa bàn huyện. - Tập huấn về kĩ năng tuần tra bảo vệ rừng, sử dụng thiết bị kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng, sử dụng thiết bị kỹ thuật trong quản lý rừng, báo cáo vi phạm rừng, nâng cao hiểu biết về pháp luật bảo vệ rừng, kết hợp với giám sát đa dạng sinh học. - Muốn giữ được rừng phòng hộ phải tạo được sinh kế bền vững cho người dân. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng lên hằng năm. Tuy nhiên tại nhiều nơi số tiền bị chia nhỏ nên mức chi vẫn còn thấp, chưa đảm bảo đời sống cho người dân làm nghề rừng và không tạo thành động lực để bảo vệ rừng. Do vậy cần tăng cường đôn đốc thu các loại dịch vụ mới tránh để tình trạng nợ đọng và lồng ghép các nguồn vốn để nâng cao thu nhập đảm bảo cho người dân sống được bằng nghề rừng. 3.3.2. Giải pháp về sử dụng đất rừng phòng hộ - Triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để họ quản lý, trồng và chăm sóc cây sẽ đạt hiệu quả rất cao. - Hạn chế thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất RPH thành các loại đất khác, đặc biệt là RPH đầu nguồn. - Đối với những khu vực đất RPH bị đốt, chặt phá cây cần tiến hành trồng rừng ngay để tránh đất bị bạc màu, sạt lở. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1688-1696 1696 Nguyễn Văn Bình và cs. - RPH ven biển cần được sử dụng đúng mục đích là chắn sóng, lấn biển bằng cách trồng các cây ngập mặn. 3.3.3. Giải pháp về giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ - Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Các cán bộ giải quyết lấn chiếm cần phải nắm rõ luật và xử lý mạnh tay hơn nữa đối với những trường hợp vi phạm. - Các trình tự xử phạt phải ngắn gọn, nhanh chóng tránh mất nhiều thời gian. - Khuyến khích người dân kiểm tra tình trạng tái lấn chiếm sau khi xử lý bằng cách trao phần thưởng cho họ khi họ báo kịp thời cho các cán bộ để xử lý. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau: - Thực trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quảng Trạch có xu hướng giảm dần qua các năm. Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ diễn ra đặc biệt nhiều từ năm 2013 trở về trước vì giai đoạn này ranh giới đất rừng phòng hộ chưa được xác định rõ ràng cho nên người dân lợi dụng để khai hoang đất rừng để trồng cây kinh tế. Giai đoạn 2014 đến nay nhờ vào việc chú trọng việc quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ của các cơ quan ban ngành trong huyện cũng như ý thức người dân được nâng cao nên tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ giảm rất nhiều. Bên cạnh đó công tác giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ trong những năm qua đã được thực thi theo quy định pháp luật, tăng cường công tác tuần tra, giám sát nên phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm nhờ vậy mà hạn chế được số vụ lấn chiếm. - Nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững và đạt hiệu quả cao thì trong thời gian tới huyện Quảng Trạch cần có những biện pháp quản lý, sử dụng đất và giải quyết lấn chiếm đất rừng phòng hộ như: các cơ quan quản lý rừng phòng hộ cần phải liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý nhằm phát hiện và xử lý kịp thời; triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để họ quản lý, trồng và chăm sóc cây sẽ đạt hiệu quả cao. Ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý các hành vi lấn chiếm đất rừng phòng hộ; khuyến khích người dân tham gia công tác giải quyết rừng phòng hộ thông qua việc báo cáo các hành vi lấn chiếm lên cơ quan quản lý bằng cách trao phần thưởng cho họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (11/11/2013). Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khai thác từ goc.aspx?ItemID=32584 Thạch Thảo và Ngọc Thăng. (07/12/2017). Rừng phòng hộ tại Việt Nam, thực trạng và thách thức, Tạp chí điện tử Bảo vệ rừng và Môi trường. Khai thác từ https://baovemoitruong.org.vn/rung-phong- ho-tai-viet-nam-hien-trang-va-thach- thuc/24 UBND huyện Quảng Trạch (2018), Báo cáo kết quả thống kê đất đai huyện Quảng Trạch năm 2018.
File đính kèm:
- danh_gia_thuc_trang_lan_chiem_dat_rung_phong_ho_tai_huyen_qu.pdf