Đánh giá thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

TÓM TẮT

Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau được thực hiện tại 3 xã

Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô

hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm trên đất xám bạc màu tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cây có khả năng sinh

trưởng và phát triển tốt nhất so với cây ở các mô hình trồng bạch đàn, chè, và keo - sắn. Ở khu vực nghiên cứu

(xã Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc) hàm lượng mùn dao động từ 0,48% - 3,96%, trong đó, hàm lượng mùn

tại mô hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm là cao nhất, hàm lượng mùn tại đất trồng chè là thấp nhất. Hàm lượng

đạm dễ tiêu dao động từ 1 - 5mg/100g đất, ở mức nghèo. Hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 2 - 4,5 mg/100g

đất, ở mức rất nghèo. Hàm lượng kali dễ tiêu dao động từ 5 - 7,5 mg/100g đất, ở mức nghèo đến khá. Kết quả

nghiên cứu này cung cấp những thông tin định lượng cần thiết giúp cho việc lựa chọn những mô hình canh tác

phù hợp và hướng dẫn cho việc quản lý sử dụng đất bền vững tại địa phương nghiên cứu.

Từ khóa: Các mô hình canh tác, dinh dưỡng đất, quản lý sử dụng đất.

pdf 7 trang phuongnguyen 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Đánh giá thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
Lâm học 
32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU 
 Ở CÁC KIỂU CANH TÁC KHÁC NHAU TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, 
 TỈNH PHÚ THỌ 
Nguyễn Hoàng Hương1 Lê Thị Khiếu2 
1,2Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau được thực hiện tại 3 xã 
Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô 
hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm trên đất xám bạc màu tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cây có khả năng sinh 
trưởng và phát triển tốt nhất so với cây ở các mô hình trồng bạch đàn, chè, và keo - sắn. Ở khu vực nghiên cứu 
(xã Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc) hàm lượng mùn dao động từ 0,48% - 3,96%, trong đó, hàm lượng mùn 
tại mô hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm là cao nhất, hàm lượng mùn tại đất trồng chè là thấp nhất. Hàm lượng 
đạm dễ tiêu dao động từ 1 - 5mg/100g đất, ở mức nghèo. Hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 2 - 4,5 mg/100g 
đất, ở mức rất nghèo. Hàm lượng kali dễ tiêu dao động từ 5 - 7,5 mg/100g đất, ở mức nghèo đến khá. Kết quả 
nghiên cứu này cung cấp những thông tin định lượng cần thiết giúp cho việc lựa chọn những mô hình canh tác 
phù hợp và hướng dẫn cho việc quản lý sử dụng đất bền vững tại địa phương nghiên cứu. 
Từ khóa: Các mô hình canh tác, dinh dưỡng đất, quản lý sử dụng đất. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đất xám bạc màu là đất có độ phì nhiêu 
thấp, có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo sét, 
nghèo chất hữu cơ, khả năng dự trữ dinh 
dưỡng kém, trao đổi cation thấp, giữ nước 
kém, rửa trôi mạnh. Đất xám bạc màu có tốc 
độ khoáng hóa chất hữu cơ rất nhanh nên khả 
năng cải tạo đất bằng chất hữu cơ bị hạn chế. 
Nhóm đất này thường gặp ở các địa hình có độ 
dốc vừa phải, thích ứng cao với nhiều loại cây 
trồng, dễ canh tác, dễ cơ giới hóa vì đất nhẹ, có 
tầng đế cày cứng, chế độ giữ nước và không 
khí tốt, dễ thoát nước. 
Trong nước và thế giới đã có nhiều công 
trình nghiên cứu rất đa dạng và phong phú về 
tính chất, các nguyên tố dinh dưỡng đất phục 
vụ cho thực tiễn sản xuất theo hướng bền 
vững, song những nghiên cứu này chưa đồng 
bộ, chưa mang tính toàn diện, khái quát. Vì 
vậy, rất khó để đánh giá một cách tổng quát 
về sự biến động của dinh dưỡng đất ở một nơi 
cụ thể. 
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn huyện Cẩm 
Khê, tỉnh Phú Thọ để làm khu vực nghiên cứu. 
Đây là một huyện trung du miền núi, với địa 
hình bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống 
Đông Nam, đất được hình thành bởi hai vùng 
khá rõ rệt: vùng đồi núi và ven sông. Theo các 
tài liệu địa lý - địa chất, nơi đây là vùng đất cổ, 
có kiến tạo địa chất khá đa dạng với nhiều loại 
đất và thổ nhưỡng khác nhau. Trong đó, đất 
xám được sử dụng làm đất canh tác chiếm một 
diện tích khá lớn trong địa bàn huyện. Cây 
trồng trên đất xám có nhiều loài khác nhau, 
trong đó điển hình là cây hoa màu như: lạc, 
đậu, đỗ; cây công nghiệp như: chè, một số nơi 
trồng cây lâm nghiệp 
Để có hướng sử dụng hiệu quả đối với loại 
đất này trên địa bàn huyện, cần có những đánh 
giá về thực trạng dinh dưỡng trong đất xám ở 
một số kiểu canh tác khác nhau, từ đó đưa ra 
các giải pháp sử dụng đất xám bền vững. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Hàm lượng dinh dưỡng của đất xám bạc 
màu ở các mô hình trồng cây bạch đàn, trồng 
chè, trồng keo - sắn, trồng ngô - cỏ sữa - dâu 
tằm và mô hình đối chứng (đất sau khai thác 
trắng, chưa được trồng mới) trên địa bàn 3 xã: 
Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc thuộc huyện 
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên 
quan 
Một số thông tin, số liệu khoa học liên quan 
đến vấn đề nghiên cứu được kế thừa từ những 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 33 
tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây trên cơ 
sở phân tích, đánh giá và chọn lọc. Đó là các 
thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 
của khu vực nghiên cứu; Các công trình nghiên 
cứu về chất dinh dưỡng trong các loại đất rừng 
trên thế giới và ở Việt Nam. 
2.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 
2.2.2.1. Phương pháp đánh giá nhanh 
Đánh giá sơ bộ đặc điểm đối tượng nghiên 
cứu ngay trong quá trình khảo sát thực địa, từ 
đó lựa chọn những vị trí nghiên cứu đại diện. 
2.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa 
Các mẫu đất được lấy đại diện tại mỗi kiểu 
canh tác khác nhau, ở độ sâu 0 - 30 cm theo 
phương pháp lấy mẫu tổng hợp (1 mẫu ở giữa 
OTC, 4 mẫu xung quanh cách mẫu chính 10 m), 
sau đó trộn đều, lấy khoảng 1 - 1,5 kg đất, cho 
vào túi nilon, buộc kín. Tổng số mẫu đất lấy 
phân tích là 5 mẫu. 
2.2.3. Phương pháp nội nghiệp và xử lý số liệu 
- Xử lý mẫu đất 
+ Các mẫu đất lấy về được hong khô trong 
không khí, băm nhỏ (1 - 1,5 cm) và tiếp tục 
phơi khô trong bóng râm, thoáng gió. 
+ Loại bỏ tạp vật sau đó giã và rây qua rây 
có đường kính 1 mm, riêng đối với mẫu đất 
dùng để phân tích hàm lượng mùn thì qua rây 
đường kính mắt sàng 0,25 mm. 
- Phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm: 
+ Xác định hàm lượng mùn tổng số bằng 
phương pháp Chiurin: 
% mùn (M)=
a
TKNVVo ***724.1*003.0*)( 
Trong đó: 
Vo: Số ml muối Morh dùng chuẩn thí 
nghiệm trắng; 
V: Số ml muối Morh dùng chuẩn mẫu; 
N: Nồng độ đương lượng dung dịch muối 
Morh; 
T: Hệ số điều chỉnh muối Morh; 
k: Hệ số khô kiệt; 
a: Số gam đất dùng để phân tích. 
+ Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu NH4
+ 
bằng phương pháp so màu; 
+ Xác định hàm lượng kali dễ tiêu K2O bằng 
phương pháp so độ đục; 
+ Xác định hàm lượng lân dễ tiêu P2O5 theo 
phương pháp Kiecxanop. 
- Xử lý số liệu nghiên cứu 
+ Số liệu phân tích được xử lí bằng bảng tính 
Excel ; 
+ Xác định hàm lượng mùn bằng phương 
pháp Chiurin. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Đặc điểm của một số mô hình canh tác 
đại diện tại khu vực nghiên cứu 
3.1.1. Mô hình trồng ngô, cỏ sữa, dâu tằm 
Cây trồng chủ yếu là ngô, cỏ sữa, dâu tằm, 
được trồng phổ biến ở những khu vực ven sông 
Hồng. Nhìn chung, cây sinh trưởng và phát triển 
nhanh. 
Hình 1. Mô hình trồng ngô, cỏ sữa, dâu tằm tại xã Yến Lạc 
3.1.2. Mô hình trồng chè 
Đây là mô hình trồng ở các khu vực đồi 
thấp, mức sinh trưởng của cây trồng hiện tại 
theo đánh giá chung là xấu. Nguyên nhân có 
thể do đất trồng chè là đất lâu năm, canh tác 
liên tục nhưng không có biện pháp cải tạo, bổ 
sung dinh dưỡng, do vậy tầng đất mặt mỏng, 
nhiều đá lẫn. 
Lâm học 
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
Hình 2. Mô hình trồng chè tại xã Điêu Lương 
3.1.3. Mô hình trồng cây Bạch đàn trắng 
Đây là mô hình rừng trồng thuần loài với 
mục tiêu cung cấp gỗ cho các vùng nguyên 
liệu làm bột giấy. Cây Bạch đàn trắng đang ở 
độ tuổi 4, mức độ sinh trưởng trung bình, độ 
tàn che hiện tại của tầng cây cao là 0,4, độ 
che phủ của cây bụi thảm tươi dưới tán là 
95%. 
Hình 3. Mô hình rừng trồng bạch đàn tại xã Điêu Lương 
3.1.4. Mô hình canh tác keo - sắn 
Đây là mô hình canh tác theo kiểu nông lâm 
kết hợp. Cây trồng chính là Keo, xen canh cây 
sắn dưới tán. Tình hình sinh trưởng ở mức 
trung bình. Khi trồng người dân ít quan tâm tới 
việc chăm sóc bảo vệ đất, việc bổ sung dinh 
dưỡng đối với đất chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu 
khi mới trồng. 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 35 
Hình 4. Mô hình trồng keo - sắn tại xã Yên Dưỡng 
3.1.5. Đất trống đối chứng 
Đất đối chứng là đất sau khai thác trắng, 
chưa được trồng mới. Đất có hiện tượng xói 
mòn bề mặt, nhiều đá lẫn xuất hiện trên tầng 
canh tác chính. 
Hình 5. Đất trống sau khai thác trắng tại xã Chương Xá 
3.2. Hàm lượng dinh dưỡng đất tại khu vực 
nghiên cứu 
3.2.1. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất 
Kết quả phân tích hàm lượng N, P, K dễ 
tiêu trong đất canh tác tại khu vực nghiên cứu 
được thể hiện trong bảng 1. 
Bảng 1. Hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu 
TT Mô hình 
Địa điểm lấy 
mẫu 
NH4
+ 
(mg/100g 
đất) 
K2O 
(mg/100g 
đất) 
P2O5 
(mg/100g 
đất) 
1 Cây Bạch đàn trắng Điêu Lương 2 5 3 
2 Cây chè Điêu Lương 3 5 3,5 
3 Câ Keo - sắn Yên Dưỡng 2 7,5 3 
4 Đất trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm Yến Lạc 5 7,5 4,5 
5 Đất trống Chương Xá 1 7,5 2 
Lâm học 
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng đạm 
dễ tiêu (NH4
+) trong đất tại khu vực nghiên 
cứu dao động trong khoảng 1 - 5 mg/100g đất, 
theo phương pháp đánh giá của Chiurin, đất ở 
khu vực nghiên cứu được đánh giá ở mức 
nghèo. Trong đó, hàm lượng đạm cao nhất đạt 
được ở trạng thái đất trồng ngô, cỏ sữa, dâu 
tằm, thấp nhất là ở trạng thái đất trống. 
Hàm lượng lân (P2O5) trong đất tại khu vực 
nghiên cứu dao động trong khoảng 2 - 4,5 
mg/100g đất, được đánh giá ở mức rất nghèo 
lân (theo thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu 
theo phương pháp Oniani). Trong đó, hàm 
lượng cao nhất ở trạng thái đất trồng ngô, cỏ 
sữa, dâu tằm (4, 5 mg/100g đất), thấp nhất là ở 
đất trống (2 mg/100g đất). 
Hàm lượng kali (K2O) trong đất nghiên cứu 
dao động từ 5 - 7, 5 mg/100g đất. Được đánh 
giá ở mức nghèo. 
Sự khác biệt về hàm lượng đạm, lân, kali dễ 
tiêu tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua 
hình 6. 
Hình 3.6. So sánh hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu trong đất tại các mô hình nghiên cứu 
Có thể dễ dàng thấy được hàm lượng các 
chất dễ tiêu cao nhất ở mô hình ngô - cỏ sữa - 
dâu tằm. Tuy nhiên, với kết quả thu được thì 
hàm lượng dinh dưỡng ở mô hình này vẫn nằm 
ở mức nghèo. 
3.2.2. Hàm lượng mùn (%) 
Hàm lượng mùn trong đất tại khu vực nghiên 
cứu dao động từ khoảng 0,48% - 3,96%, từ mức 
rất nghèo đến mức khá (theo thang đánh giá hàm 
lượng mùn của katrinski). Trong đó, hàm lượng 
mùn dưới kiểu canh tác đất ngô - cỏ sữa - dâu 
tằm là cao nhất (3,96%), hàm lượng mùn dưới 
kiểu canh tác đất trồng chè là thấp nhất (0,48%), 
thấp hơn cả so với nơi đất trống. 
Kết quả nghiên cứu hàm lượng mùn tại các 
loại hình canh tác được thể hiện ở bảng 2. 
Bảng 2. Hàm lượng mùn trong đất tại khu vực nghiên cứu 
TT Mô hình canh tác 
Độ sâu 
tầng đất (cm) 
Mùn (%) Đánh giá 
1 Cây Bạch đàn trắng 0 - 30 1,84 Nghèo 
2 Cây chè 0 - 30 0,48 Rất nghèo 
3 Câ Keo - sắn 0 - 30 2,84 Trung bình 
4 Đất trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm 0 - 30 3,96 Khá 
5 Đất trống 0 - 30 1,88 Nghèo 
Mô hình 
Lâm học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 37 
Biểu đồ hình 7 dưới đây thể hiện sự chênh 
lệch hàm lượng mùn trong đất ở các mô hình 
nghiên cứu. 
Hình 7. So sánh hàm lượng mùn ở các mô hình nghiên cứu 
Khu vực trồng chè có hàm lượng mùn ở 
ngưỡng rất nghèo, thể hiện rõ nét việc thu 
hoạch các bộ phận của cây một cách tối đa 
nên cây không còn khả năng trả lại vật rơi 
rụng cho đất. 
Hàm lượng mùn ở mô hình trồng Bạch đàn 
trắng không có sự khác biệt với khu vực đất 
trống, điều này cho thấy cây Bạch đàn trắng 
làm cho đất nghèo dinh dưỡng hơn. 
3.3. Đề xuất một số giải pháp cải tạo, bảo vệ 
và sử dụng đất hợp lí 
* Mô hình trồng Bạch đàn trắng 
+ Do rừng bạch đàn có tán lá thưa, khả năng 
che phủ bảo vệ đất kém, vì vậy duy trì lớp 
thảm tươi cây bụi dưới rừng bạch đàn là rất cần 
thiết, đặc biệt là ở những nơi có độ dốc cao. 
+ Hạn chế việc cắt cỏ, phát dây leo bụi rậm 
dưới tán rừng, lấy củi và chăn thả gia súc để 
tăng độ che phủ bề mặt, từ đó hạn chế được 
dòng chảy bề mặt, tăng hàm lượng mùn và các 
chất dinh dưỡng cho đất. 
+ Có thể áp dụng các biện pháp lâm sinh 
như làm đất toàn diện và bón phân nhằm tạo 
độ phì cho đất, giúp cây sinh trưởng, phát 
triển tốt. 
* Đối với đất trống 
+ Cần thực hiện ngay việc trồng cây để phủ 
xanh đất trống, đồi trọc như: bạch đàn, keo, 
mỡ (theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN 
ngày 15/3/2005: Ban hành Danh mục các loài 
cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 
vùng sinh thái lâm nghiệp). Vì hàm lượng chất 
dinh dưỡng ở khu vực đất trống này rất nghèo 
nên ưu tiên trồng các loài cây có khả năng cải 
tạo đất như Keo lá tràm, Keo tai tượng. 
* Mô hình trồng chè 
+ Trồng thêm các cây họ Đậu, cây Cốt khí 
vào giữa rãnh Chè có tác dụng cải tạo đất, làm 
đất tơi xốp, trả lại cho đất một lượng đạm đáng 
kể từ bộ rễ. Đặc biệt, các tàn dư như: cành cây 
khô, lá rụng... của các cây họ Đậu dễ dàng bị 
phân hủy, quá trình mùn hóa diễn ra khá nhanh 
cung cấp một lượng mùn, đạm lớn cho đất. 
* Mô hình keo - sắn 
Đây là mô hình mới chuyển đổi mục đích sử 
dụng từ đất trồng Chè nên hàm lượng các chất 
dinh dưỡng trong đất còn nghèo, trong khi 
trồng, người ta ít thực hiện biện pháp chăm sóc, 
Mô hình 
Lâm học 
38 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 
cải tạo và bảo vệ đất. Vì vậy, để nâng cao hiệu 
quả kinh tế và tăng hàm lượng các chất dinh 
dưỡng trong đất ta nên kết hợp thêm việc bón 
phân chuồng, phân xanh ủ hoai cho cây trồng. 
* Đất trồng ngô, cỏ sữa, dâu tằm 
+ Tầng đất bạc màu nghèo sét, song tầng 
phía dưới có tỷ lệ sét khá cao, khi làm đất cần 
cày sâu, cày sâu lật 1 phần ở tầng dưới lên để 
cung cấp sét cho đất, do đó sẽ tăng tính giữ 
ước, giữ phân. 
+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và 
phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân 
bón hữu cỡ (phân chuồng ủ hoai, phân xanh). 
+ Luân canh cây trồng nhằm sử dụng hợp lý 
nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất 
và nguồn phân bón đưa vào để tạo ra năng suất 
cây trồng cao nhất có thể đạt được. 
+ Xen canh cây trồng nhằm sử dụng tối ưu 
các điều kiện đất, ánh sánh, nước, chất dinh 
dưỡng trong đất, góp phần tăng thu nhập cho 
người dân. 
IV. KẾT LUẬN 
Mô hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm trên đất 
xám bạc màu tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú 
Thọ cây có khả năng sinh trưởng và phát triển 
tốt nhất so với cây ở các mô hình trồng bạch 
đàn, chè, và keo - sắn. Ở khu vực nghiên cứu 
(xã Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc) hàm 
lượng mùn dao động từ 0,48% - 3,96%, trong 
đó, hàm lượng mùn tại mô hình trồng ngô - cỏ 
sữa - dâu tằm là cao nhất, hàm lượng mùn tại 
đất trồng chè là thấp nhất. Hàm lượng đạm dễ 
tiêu dao động từ 1 - 5mg/100g đất, ở mức 
nghèo. Hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 2 - 
4,5mg/100g đất, ở mức rất nghèo. Hàm lượng 
kali dễ tiêu dao động từ 5 - 7,5mg/100g đất, ở 
mức nghèo đến khá. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Chính (2006). Giáo trình Thổ nhưỡng 
học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Lê Văn Khoa (2000). Phương pháp phân tích đất 
- nước - phân bón - cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục. 
3. Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm 
(2006). Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương Đất và 
dinh dưỡng đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Nguyễn Vy (1998). Độ phì nhiêu thực tế. Nhà 
xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 
ASSESSMENT OF SOIL NUTRIENTS IN ACRISOLS UNDER DIFFERENT 
CULTIVATION TYPES IN CAM KHE DISTRICT, PHU THO PROVINE 
Nguyen Hoang Huong1, Le Thi Khieu2 
1,2Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Study on soil nutrients in grey Ferrasoil with different cultivation types at Dieu Luong, Yen Duong and Yen 
Lac commune, Cam Khe district, Phu Tho province indicated that the growth of tree is the best in corn-milk 
grass- mulberry model compared to models planting eucalyt, tea and acacia - cassava. In the study area (Dieu 
Luong, Yen Duong, Yen Lac commune), humus content fluctuated from 0.48% to 3.96%, in which humus 
content in corn-milk grass-mulberry model is the highest and humus content in tea soil is the lowest. The 
amount of available nitrogen is from 1 to 5 mg/100g soil, in poverty level. The amount of available 
phosphorus is in range of 2 to 4.5 mg/100g soil, in great poverty level. The amount of available potassium 
varies from 5 to 7.5 mg/100g soil, in poverty level to good level. The results of this study provide necessary 
quantitative information to select better cultivation models and to guide local people towards sustainable land 
use and management. 
Keywords: Cultivation types, land use and management, soil nutrients. 
Ngày nhận bài : 29/8/2017 
Ngày phản biện : 25/5/2018 
Ngày quyết định đăng : 04/6/2018 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_dinh_duong_tren_dat_xam_bac_mau_o_cac_ki.pdf