Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội

TÓM TẮT

Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô là một nội dung quan trọng đối

với các tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ tốt hơn người dân nghèo, đồng thời là cơ sở đảm

bảo tính bền vững về tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô nói chung và Qũy tài chính vi mô &

Phát triển cộng đồng (MFCD) nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung nông dân hài

lòng với các dịch vụ mà MFCD cung cấp, đặc biệt là sự đơn giản trong thủ tục, sự giảm chi phí

giao dịch và tín dụng vi mô không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nông dân cũng chưa thực sự hài

lòng về lượng tín dụng vi mô, lượng và lãi suất tiết kiệm bắt buộc, kế hoạch giải ngân vốn và sự tư

vấn, hỗ trợ nông dân cách thức sử dụng vốn hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố,

kiểm định cặp mẫu và phương pháp phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhân

tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nông dân đó chính là cảm nhận về tính đơn giản của

thủ tục tham gia dịch vụ, sự tiết kiệm trong chi phí giao dịch và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ.

pdf 5 trang phuongnguyen 6660
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội

Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô của quỹ tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà Nội
Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 
 145
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 
VI MÔ CỦA QUỸ TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI 
Đỗ Xuân Luận1, Dương Thanh Tình2* 
1Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ tài chính vi mô là một nội dung quan trọng đối 
với các tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ tốt hơn người dân nghèo, đồng thời là cơ sở đảm 
bảo tính bền vững về tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô nói chung và Qũy tài chính vi mô & 
Phát triển cộng đồng (MFCD) nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung nông dân hài 
lòng với các dịch vụ mà MFCD cung cấp, đặc biệt là sự đơn giản trong thủ tục, sự giảm chi phí 
giao dịch và tín dụng vi mô không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nông dân cũng chưa thực sự hài 
lòng về lượng tín dụng vi mô, lượng và lãi suất tiết kiệm bắt buộc, kế hoạch giải ngân vốn và sự tư 
vấn, hỗ trợ nông dân cách thức sử dụng vốn hiệu quả. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, 
kiểm định cặp mẫu và phương pháp phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhân 
tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nông dân đó chính là cảm nhận về tính đơn giản của 
thủ tục tham gia dịch vụ, sự tiết kiệm trong chi phí giao dịch và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ. 
Từ khóa: Sự hài lòng của nông dân, tài chính vi mô, giảm nghèo. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Ở nước ta, chương trình quốc gia về xóa đói 
giảm nghèo trong hơn một thập kỷ được thế 
giới công nhận về hiệu quả hoạt động. Có 
được kết quả đó là nhờ sự đóng góp quan 
trọng của chương trình tài chính vi mô trong 
việc giúp người nghèo phát triển kinh tế, từng 
bước cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Quỹ tài chính vi mô vì sự phát triển cộng 
đồng (MFCD) được thành lập và hoạt động từ 
năm 2007 dưới sự quản lý trực tiếp của Viện 
tài chính vi mô và phát triển cộng đồng Hà 
Nội. MFCD có địa chỉ tại số 15 ngách 22 ngõ 
324- Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội. Quỹ hoạt 
động vì mục tiêu đem lại cơ hội cho người 
nghèo bằng việc cung cấp các dịch vụ tài 
chính và phi tài chính tốt nhất cho họ. Ngoài 
dịch vụ phi tài chính như đào tạo và tổ chức 
hoạt động cộng đồng, từ cuối năm 2011 tới 
nay, Quỹ bắt đầu triển khai thí điểm chương 
trình tài chính vi mô cho 150 hộ nông dân 
nghèo tại hai huyện Sóc Sơn – Hà Nội và 
huyện Lạc Sơn – Hòa Bình thông qua hai dịch 
vụ là tín dụng và tiết kiệm vi mô. Đến nay, 
tổng dư nợ tín dụng phục vụ 150 hộ là 1,5 tỷ 
đồng và tổng giá trị tiết kiệm bắt buộc đạt 720 
*
 Tel: 0975 266789 
triệu đồng, tỷ lệ đóng tiết kiệm bắt buộc đạt 
100%, tỷ lệ hoàn trả vốn đạt 97% [5]. Do mới 
được triển khai nên vấn đề được lãnh đạo Quỹ 
quan tâm cho sự phát triển lâu dài của Quỹ đó 
chính là sự phản hồi của người dân đối với 
dịch vụ của Quỹ như thế nào? Liệu các sản 
phẩm và dịch vụ của Quỹ có mang lại lợi ích 
và mang lại sự hài lòng cho họ? Bên cạnh đó, 
thực tế kinh doanh đã chỉ ra rằng, một doanh 
nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng 
trung thành nhờ sự hài lòng của họ về sản 
phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được 
khoảng 25% đến 85% [3]. Điều này cũng 
hoàn toàn đúng với các tổ chức tài chính vi 
mô nói chung và MFCD nói riêng. 
Xuất phát từ ý nghĩa trên, nghiên cứu này 
nhằm mục đích đánh giá sự hài lòng của nông 
dân và xác định những nhân tố ảnh hưởng tới 
sự hài lòng của họ đối với dịch vụ tài chính vi 
mô của MFCD. Kết quả nghiên cứu sẽ góp 
phần giúp MFCD cải thiện chất lượng dịch 
vụ, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng 
hoạt động cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, 
nghiên cứu này còn có giá trị tham khảo cho 
các tổ chức tài chính vi mô nói chung và đặc 
biệt là các tổ chức tài chính vi mô mới đi vào 
hoạt động. 
148Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 
 146
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết của 
Oliver (1980) về sự hài lòng của khách hàng. 
Vận dụng lý thuyết này vào dịch vụ tài chính 
vi mô, có thể hiểu sự hài lòng của nông dân 
được hình thành từ sự so sánh giữa cảm nhận 
mà hiệu quả của dịch vụ tài chính vi mô mang 
lại với những gì mà họ kỳ vọng trước khi 
tham gia dịch vụ. 
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để thu thập 
thông tin. Bảng hỏi được thiết kế gồm 20 
thuộc tính cấu thành đặc trưng của dịch vụ tài 
chính vi mô, được thể hiện trên thang điểm 
Li-kert từ 1 đến 4, tương ứng mức 1 là rất 
không hài lòng, mức 2 là không hài lòng, mức 
3 là hài lòng và mức 4 là rất hài lòng về yếu 
tố cấu thành dịch vụ tài chính vi mô. Những 
người nông dân được phỏng vấn cũng được 
đề nghị đánh giá một cách tổng thể về sự hài 
lòng của mình ở câu hỏi cuối cùng bằng cách 
cho điểm số trên thang điểm Li-kert tương tự 
ở phần cuối của bảng câu hỏi. 
Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ 
hài lòng của nông dân, tác giả sử dụng 
phương pháp phân tích nhân tố và phương 
pháp phân tích hồi quy bội. 
Nghiên cứu này dựa trên số liệu khảo sát toàn 
bộ 80 hộ nông dân tham gia dịch vụ trên địa 
bàn huyện Lạc Sơn – Hòa Bình và 70 hộ trên 
địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Sự hài lòng của nông dân đối với dịch vụ 
tài chính vi mô 
Bảng 1. Kết quả kiểm định mẫu theo cặp để đánh giá sự hài lòng của nông dân 
STT 
biến Tiêu chí 
Mean Kỳ 
vọng 
trước khi 
tham gia 
dịch vụ 
(1) 
Mean trải 
nghiệm sau 
khi tham 
gia dịch vụ 
(2) 
Chênh 
lệch Mean 
(3)=(2)-(1) 
Kiểm 
định t 
(Paired 
samples 
test) 
(4) 
Mức ý 
nghĩa 
thống kê 
hai chiều 
Sig. (2-
tailed) 
(5) 
T1 Địa điểm giải ngân và thu hồi nợ 3.12 3.96 0.84 3.65 0.0011 
T2 
Sự đơn giản, dễ hiểu của phiếu thẩm định 
người vay 3.35 3.47 0.12 5.00 0.0103 
T3 Sự đơn giản dễ hiểu của đơn xin vay vốn 3.75 3.95 0.20 3.92 0.0013 
T4 Sự đơn giản, dễ hiểu của hợp đồng vay vốn 3.39 3.58 0.19 4.52 0.0043 
T5 
Sự đơn giản dễ hiểu đối với yêu cầu các 
thủ tục khác 3.09 3.31 0.22 4.00 0.0012 
T6 
Thời gian thao tác xử lý thông tin khách 
hàng và hợp đồng vay vốn 3.76 3.86 0.10 2.22 0.0090 
T7 Chi phí giao dịch (transaction cost) 3.20 3.78 0.58 3.41 0.0031 
T8 Tài sản thế chấp (collateral) 3.43 3.93 0.50 4.17 0.0019 
T9 Số lượng tiền vay 3.22 2.97 -0.25 -2.10 0.0027 
T10 Lượng tiết kiệm bắt buộc 3.07 2.88 -0.19 -1.92 0.0032 
T11 Lãi suất tiết kiệm bắt buộc 3.52 2.09 -1.43 -1.57 0.0092 
T12 Lãi suất tín dụng vi mô 3.34 3.64 0.30 3.66 0.0039 
T13 Thời gian giải ngân vốn 3.25 2.54 -0.71 -8.77 0.0022 
T14 Thời hạn tín dụng và phương thức tín dụng 3.53 2.87 -0.66 -6.95 0.0018 
T15 Kế hoạch thu hồi lãi 3.19 3.22 0.03 3.33 0.0027 
T16 Kế hoạch thu hồi nợ gốc 3.08 3.28 0.20 3.70 0.0061 
T17 Thái độ nhân viên giao dịch 3.28 3.71 0.43 7.68 0.0011 
T18 
Các hình thức xử phạt khi vi phạm hợp 
đồng 3.18 3.41 0.23 2.37 0.0004 
T19 
Giải đáp cho nông dân về những thắc mắc 
tín dụng và tiết kiệm bắt buộc 
3.11 
 3.32 0.21 2.56 0.0005 
T20 Hỗ trợ nông dân về cách thức sử dụng vốn 3.69 2.19 -1.50 -4.29 0.0270 
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra trên SPSS, α=5% 
149Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 
 147
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy nông 
dân hài lòng về phần lớn các thuộc tính dịch 
vụ của MFCD, chẳng hạn như địa điểm giải 
ngân, sự đơn giản của thủ tục, sự tiết kiệm chi 
phí giao dịch v.v. Đó là những thuộc tính có 
trị số trung bình mean trải nghiệm lớn hơn trị 
số trung bình mean kỳ vọng và phép kiểm 
định thống kê mẫu cặp cho thấy sự khác biệt 
về mean Kỳ vọng và mean Trải nghiệm và 
hầu hết đạt mức ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, 
tín dụng vi mô không cần tài sản thế chấp 
mang lại sự hài lòng rất lớn cho người dân 
bởi đó là ưu điểm lớn so với tín dụng khu vực 
chính thức. Tiền lãi được nông dân trả hàng 
tháng và số tiền nợ gốc được chia làm nhiều 
kỳ nhỏ (như tháng hoặc quý) đã tạo thuận lợi 
và tăng khả năng hoàn trả vốn của nông dân. 
Về vấn đề lãi suất, mặc dù lãi suất tín dụng 
hiện hành là 1%/tháng, cao hơn so với mức 
lãi suất hiện hành của Ngân hàng chính sách 
xã hội, nhưng những người nông dân được 
phỏng vấn cho rằng họ sẵn sàng trả mức lãi 
suất cao hơn cần thiết để duy trì khả năng tiếp 
cận tín dụng dài hạn. Những người nông dân 
ở đây thừa nhận rằng việc vay vốn từ các 
phương thức khác như vay từ ngân hàng hoặc 
vay nặng lãi từ khu vực tài chính phi chính 
thức, hoặc thậm chí không vay đều không 
thích hợp với họ. Về vấn đề chi phí giao dịch, 
theo đánh giá của nông dân, nếu họ vay vốn 
từ ngân hàng, họ sẽ mất nhiều thời gian và 
tiền bạc hơn để có được cùng một khoản vay. 
Thông thường, các chi phí giao dịch này cao 
hơn lãi suất và triệt tiêu lợi ích của mức lãi 
suất “ưu đãi”. Trong khi tiếp cận tín dụng một 
các bền vững và dài hạn từ MFCD mang lại 
lợi ích lớn hơn nhiều. 
Bên cạnh những mặt tích cực của dịch vụ, 
những người nông dân tham gia dịch vụ cũng 
chưa thực sự hài lòng về những thuộc tính 
khác như: thời gian giải ngân vốn, số lượng 
tiền vay, thời hạn vay và phương thức vay, 
lượng tiền và lãi suất tiết kiệm bắt buộc, sự tư 
vấn của MFCD cho nông dân về cách thức sử 
dụng vốn hiệu quả. Về thời gian giải ngân, 
theo người dân, MFCD nên rút ngắn thời gian 
giữa hai lần giải ngân liên tiếp, thời gian giải 
ngân nên linh động hơn và có tính đến thời vụ 
sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Về 
lượng tín dụng, theo nông dân lượng tiền vay 
như nhau 5 triệu đồng/hộ cho một đợt giải 
ngân là thấp hơn so với nhu cầu của họ. 
Trong tổng số 150 hộ vay vốn, có tới 85% số 
hộ vay vốn với mục đích nuôi lợn thịt, nuôi 
gà đẻ trứng và kinh doanh hàng tạp hóa. 
Những hộ này mong muốn số tiền vay được 
nâng lên, đồng thời lượng tín dụng và thời 
hạn tín dụng cần linh động để phù hợp với 
nhu cầu của từng hộ, của thực tế sản xuất 
nông nghiệp chứ không áp dụng đồng nhất 
mức 5 triệu đồng và thời hạn 1 năm cho tất cả 
các hộ như hiện nay. Về vấn đề lượng tiền gửi 
và lãi suất tiết kiệm, hiện tại MFCD áp dụng 
mức tiết kiệm bắt buộc là 
50.000đồng/tháng/hộ tại Lạc Sơn và 
30.000đồng/tháng/hộ tại Sóc Sơn và không 
tính lãi suất cho những khoản tiết kiệm này. 
Tuy nhiên, 90% nông dân cho rằng mức tiết 
kiệm này là thấp hơn so với khả năng tiết 
kiệm của họ. Đa số người dân được hỏi mong 
muốn nâng mức tiết kiệm bắt buộc đi kèm với 
việc tính lãi cho các khoản tiết kiệm này. 
Điều đó sẽ góp phần tạo thói quen tiết kiệm 
cũng như tạo động lực tiết kiệm cho nông 
dân. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy 
chất lượng dịch vụ tài chính vi mô của MFCD 
còn có một số thuộc tính chưa đáp ứng được kỳ 
vọng và lòng mong đợi của người nông dân. 
Tác động của các nhân tố đến mức độ hài 
lòng của nông dân 
Kết quả phân tích nhân tố 
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 5 nhân 
tố mới được hình thành. Cụ thể nhân tố 1 bao 
gồm 8 biến từ T1 đến T8 được gọi là Cảm 
nhận về tính đơn giản của thủ tục, sự tiết kiệm 
chi phí giao dịch; nhân tố 2 bao gồm 2 biến 
T9, T10 và được gọi là Cảm nhận về lượng 
vốn vay, lượng tiết kiệm bắt buộc; nhân tố 3 
bao gồm 2 biến là T11 và T12, được gọi là lãi 
suất vốn vay, lãi suất tiết kiệm; nhân tố 4 bao 
gồm 4 biến từ T13 đến T16, gọi là cảm nhận 
về kế hoạch giải ngân và thu hồi nợ; nhân tố 5 
bao gồm 4 biến từ T17 đến T20, gọi là cảm 
nhận về độ tin cậy và những dịch vụ hỗ trợ. 
150Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 
 148
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố (factor analysis) đối với 20 thuộc tính dịch vụ 
Các nhân tố 1 2 3 4 5 
Chỉ số thống kê 
Cảm nhận về 
tính đơn giản 
của thủ tục, 
sự tiết kiệm 
chi phí giao 
dịch 
(X1) 
Cảm nhận 
về lượng 
tín dụng, 
lượng tiết 
kiệm bắt 
buộc 
(X2) 
Cảm nhận 
về lãi suất 
tín dụng, lãi 
suất tiết 
kiệm 
(X3) 
Cảm nhận 
về kế 
hoạch giải 
ngân & thu 
hồi nợ (X4) 
Cảm nhận 
về độ tin 
cậy và 
những dịch 
vụ hỗ trợ 
(X5) 
Mean 3.73 2.93 2.87 2.98 3.48 
Sai số chuẩn của mean 0.092 0.109 0.496 0.059 0.146 
Max 3.31 2.97 3.64 3.28 3.71 
Min 3.96 2.88 2.09 2.54 2.19 
Giá trị Eugen 7.92 4.91 3.67 2.81 2.33 
Hệ số tin cậy (Reliability 
Cronbach Alpha) 0.90 0.86 0.85 0.94 0.81 
% Sai số tích lũy 39 48 56 68 74 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS 
Kết quả phân tích cho thấy 5 nhân tố mới giải thich 74% sai số Variance tích lũy, lớn hơn 
ngưỡng chấp nhận của mô hình. Các nhân tố mới này đều có giá trị Eugen lớn hơn 1. Hệ số tin 
cậy Cronbach Alpha tính cho các nhân tố mới hình thành này đều có giá trị tương đối cao trên 
0,81. Các nhân tố mới đều thỏa mãn điều kiện phân phối chuẩn trong phép kiểm định 
Komogorov-Smirnmov với mức ý nghĩa thống kê 0,001.Như vậy, việc tạo lập nhân tố mới là 
thích hợp. 
Kết quả phân tích hồi quy 
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy (Biến phụ thuộc Y: sự hài lòng tổng thể của nông dân) 
Các biến độc lập X 
Hệ số 
t Mức ý 
nghĩa β Độ lệch 
chuẩn 
Constant 0.920 0.125 7.36 0.0012 
X1-Cảm nhận về tính đơn giản của thủ tục, chi phí giao 
dịch 0.218 0.052 4.19 0.0031 
X2-Cảm nhận về lượng vốn vay, lượng tiết kiệm bắt buộc 0.193 0.029 6.66 0.0059 
X3-Cảm nhận về lãi suất vốn vay, lãi suất tiết kiệm 0.150 0.031 4.84 0.0000 
X4-Cảm nhận về kế hoạch giải ngân & thu hồi nợ 0.114 0.035 3.26 0.0000 
X5-Cảm nhận về độ tin cậy và những dịch vụ hỗ trợ 0.152 0.024 6.33 0.0010 
R2 = 0.739 F= 7.64 (Sig. F =0.000) 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS 
Kết quả hồi qui ở Bảng 3 cho thấy, hệ số R2 
bằng 0,739 nghĩa là mô hình hồi qui là phù 
hợp với dữ liệu và 73,9% sự hài lòng của 
nông dân về dịch vụ tài chính vi mô được giải 
thích bởi 5 nhân tố trong mô hình. Cụ thể, 
hàm hồi quy được viết như sau: 
Y = 0,920 + 0,218X1 + 0,193X2 + 0,150X3 + 
0,114X4 + 0,152X5 
Kết quả chỉ ra 5 nhân tố nghiên cứu đều có 
tác động tích cực đến sự hài lòng của nông 
dân. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ nhân 
tố nào đều làm gia tăng sự hài lòng của họ. 
Cụ thể, sự hài lòng của nông dân chịu tác 
động nhiều nhất của nhân tố Cảm nhận về 
tính đơn giản của thủ tục và sự tiết kiệm chi 
phí giao dịch với hệ số ß1 = 0,218, tiếp theo 
là nhân tố Cảm nhận lượng vốn vay, lượng 
tiết kiệm bắt buộc với hệ số ß2 = 0,193, sau 
đó là nhân tố Cảm nhận về lãi suất vốn vay, 
lãi suất tiết kiệm (ß3 = 0,150), nhân tố Độ tin 
cậy và những dịch vụ hỗ trợ (ß5 = 0,152), 
cuối cùng là nhân tố Cảm nhận về kế hoạch 
giải ngân và thu hồi nợ (ß4 = 0,114). 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay nông 
dân khá hài lòng về những tiện ích mà dịch vụ 
151Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Đỗ Xuân Luận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 145 - 149 
 149
tài chính vi mô của MFCD mang lại. Tuy 
nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy nông dân 
chưa thực sự hài lòng về một số thuộc tính 
như đã phân tích. Do vậy, để tăng mức độ hài 
lòng cho nông dân, Quỹ nên cải thiện hơn nữa 
các thuộc tính theo 5 nhân tố đã được xác 
định. Trong đó, Quỹ cần tiếp tục chú trọng cải 
thiện, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí giao 
dịch cho người dân, giúp người dân dễ dàng 
tiếp cận dịch vụ. Đồng thời, Quỹ cần quan 
tâm đúng mức đến kế hoạch giải ngân, lượng 
tín dụng, lượng và lãi suất tiết kiệm bắt buộc. 
cho phù hợp với từng khách hàng, nhóm 
khách hàng và phù hợp với thực tế sản xuất 
kinh doanh nông nghiệp tại địa phương. Quỹ 
cũng nên quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ 
để giúp người nông dân nghèo sử dụng vốn 
hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính sinh lời tài 
chính bền vững cho Quỹ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chính Phủ (2007), Nghị định 165/2007/NĐ-
CP về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị 
định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 
2005 của Chính Phủ về tổ chức hoạt động của 
tổ chức tài chính vi mô quy mô nhỏ tại Việt 
Nam, Hà Nội. 
[2]. Hà Hoàng Hợp, Nguyễn Minh Hương, Ngô 
Thị Minh Hương (2007), Việt Nam sau khi gia 
nhập WTO: Tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng 
cho người nghèo ở nông thôn, Trung tâm Phát 
triển và hội nhập, Hà Nội. 
[3]. Jennifer L. Harrison (2006), Financial 
Management and Dairy Farmer Satisfaction with 
Performance , Southern Cross University, 
Australia. 
[4]. Oliver, R. L. & W. O. Bearden. (1980), 
Disconfirmation Processes and Consumer 
Evaluations in Product Usage., Journal of 
Business Research. 13:235-246. 
[5].  
SUMMARY 
ASSESSMENT OF FARMER SATISFACTION TOWARD THE 
MICROFINANCE SERVICES OF MICROFINANCE FUND AND COMMUNITY 
DEVELOPMENT 
Do Xuan Luan1, Duong Thanh Tinh2* 
1College of Agriculture and Forestry - TNU, 
2College of Economics and Business Administration - TNU 
Farmer satisfaction is a key task for microfinance institutions to improve likelihoods of poor 
farmers and ensure financial sustainability for microfinance institutions in general and for 
Microfinance Fund and Community Development (MFCD) in particular. Findings showed that 
farmers, in general, satisfied with microfinance services such as convenience in procedures, 
reduction in transaction costs, and microcredit without collateral. However, farmers are not really 
sastisfied with microcredit volume, volume and interest rate of compulsory microsavings and 
credit disbursement schedule. Employing factor analysis, paired – sample test and multiple linear 
regression analysis, the study indicates that the most crucial factor that has a strongest impact on 
farmer satisfication is the convinience of procedures and the reduction in transaction costs to 
improve microfinance accessibility for farmers. 
Key words: farmer satisfication, microfinance, poverty reduction. 
Ngày nhận bài: 03/12/2012, ngày phản biện:14/12/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
 Tel: 0975 266789 
152Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_su_hai_long_cua_nong_dan_doi_voi_dich_vu_tai_chinh.pdf