Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi

nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên

vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch

phẫu thuật sữa chữa. Phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân (BN) KHM một bên đã phẫu thuật tạo hình

môi lần đầu bằng các phương pháp khác nhau đến khám và điều trị tại Khoa liên chuyên khoa Tai mũi họngMắt-Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trung ương Huế.

BN được đánh giá theo thang điểm của Motier (1997) các đặc điểm giải phẫu: làn môi đỏ, da môi, sẹo môi,

mũi. Kết quả: Biến dạng hay gặp ở làn môi đỏ là khía chữ V (52,2%) và sai lệch đường viền môi (52,2%). Thiếu

hụt chiều cao da môi bên khe hở là 34%. Sẹo sau mỗ bị co kéo và lồi chiếm 52,2%. Các biến dạng ở mũi hay

gặp là lệch vách ngăn mũi (78,3%), khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi (78,3%), lỗ mũi hẹp (52,2%) và chân

cánh mũi ở thấp (47,8%). Kết luận: Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên lần đầu là không tránh khỏi,

do vậy cần có kế hoạch để phẫu thuật sữa chữa những biến dạng này

pdf 7 trang phuongnguyen 11040
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu

Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu
65
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN DẠNG MÔI MŨI BỆNH NHÂN 
SAU TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI MỘT BÊN LẦN ĐẦU
Nguyễn Văn Minh1, Trần Tấn Tài1, Nguyễn Hồng Lợi2
(1) Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi 
nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên 
vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch 
phẫu thuật sữa chữa. Phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân (BN) KHM một bên đã phẫu thuật tạo hình 
môi lần đầu bằng các phương pháp khác nhau đến khám và điều trị tại Khoa liên chuyên khoa Tai mũi họng-
Mắt-Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trung ương Huế. 
BN được đánh giá theo thang điểm của Motier (1997) các đặc điểm giải phẫu: làn môi đỏ, da môi, sẹo môi, 
mũi. Kết quả: Biến dạng hay gặp ở làn môi đỏ là khía chữ V (52,2%) và sai lệch đường viền môi (52,2%). Thiếu 
hụt chiều cao da môi bên khe hở là 34%. Sẹo sau mỗ bị co kéo và lồi chiếm 52,2%. Các biến dạng ở mũi hay 
gặp là lệch vách ngăn mũi (78,3%), khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi (78,3%), lỗ mũi hẹp (52,2%) và chân 
cánh mũi ở thấp (47,8%). Kết luận: Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên lần đầu là không tránh khỏi, 
do vậy cần có kế hoạch để phẫu thuật sữa chữa những biến dạng này
Từ khóa: Khe hở môi một bên, Biến dạng môi mũi
Abstract
ASSESSMENT OF SECONDARY CLEFT LIP/NASAL DEFORMITIES 
AFTER PRIMARY PLASTIC SURGERY ON THE PATIENT
 WITH UNILATERAL CLEFT LIP/PALATE
Nguyen Van Minh1, Tran Tan Tai1, Nguyen Hong Loi2
(1) Faculty of Dentistry, Hue University of Medecine and Pharmacy
(2) Centre of Odonto-Stomatology, Hue Central Hospital
Objectives: Congenital cleft lip/palate is most common deformity of the face. Primary plastic surgery 
for rehabilitation and aesthetics is the need of the patients and family of patients, however, there are many 
secondary deformities of lip and nose post-surgery. Therefore, assessment of secondary cleft lip/nasal 
deformities is performed for planning of surgical repair. Method: 46 patient with unilateral cleft lip/palate, 
were operated with different techniques, are examinated post-surgery at department of Maxillofacial surgery, 
Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital and Centre of Odonto-Stomatology, Hue Central Hospital.
These patients were assessed according to the postoperative results of Motier score (1997) including of red 
lip, white lip, scars, and nose. Results: V notch and defect on the shift line are the most common deformities 
on red lip (52.2%). 34.8% patient have short white lip on cleft side. Straight and prominent scars is 52.2%. The 
most common deformities of nose are septal deviation (78.3%), narrow sill (52.2%), defect of the upper part 
of the nostril rim (78.3%) and low position of ala (47.8%). Conclusion: secondary cleft lip/nasal deformities is 
unavoidable. It is necessary to have a plan for surgical repair of these deformities.
Keywords: Unilateral cleft lip/palate, Secondary cleft lip/nasal deformities 
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Minh, email: minhnguyenrhmhue@yahoo.com 
- Ngày nhận bài: 22/9/2018; Ngày đồng ý đăng: 26/10/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp 
ở vùng hàm mặt. Các tác giả trong nước và nước 
ngoài đưa ra tỷ lệ khoảng 1/750 trẻ sinh ra bị KHM 
[1]. Các loại KHM gây những thay đổi về cấu trúc giải 
phẫu, ảnh hưởng lớn đến chức năng, thẩm mỹ của 
khuôn mặt, tác động đến tâm lý của bệnh nhân (BN) 
từ tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Phẫu thuật (PT) 
tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm 
mỹ là nhu cầu cần thiết của BN và gia đình người 
66
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp tạo hình khe 
hở môi được đề xuất và ngày càng được hoàn thiện. 
Tuy nhiên do hình thái của khe hở rất đa dạng, mức 
độ thương tổn nặng nhẹ khác nhau; và do trình độ 
phẫu thuật viên ở các tuyến không đồng đều, cho 
nên sau tạo hình môi còn có những biến dạng môi 
mũi. Biến dạng môi mũi sau tạo hình khe hở môi 
chiếm khoảng 70-80% số bệnh nhân được phẫu 
thuật lần đầu và mức độ biến dạng cũng rất khác 
nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau [10].
Millard D.R (1976) qua theo dõi kết quả mổ môi 
nhận thấy hầu hết bệnh nhân sau tạo hình khe hở 
môi kỳ đầu cần được theo dõi và sửa chữa kỳ hai. 
Milliken J.B thì cho rằng chưa có phương pháp nào 
đạt kết quả hoàn chỉnh ngay từ lần phẫu thuật đầu 
tiên [8]. Cho đến nay vấn đề sửa chữa kỳ hai biến 
dạng môi mũi do nhu cầu thẩm mỹ và làm hoàn 
thiện chức năng sau tạo hình khe hở môi được đặt 
ra ngày càng nhiều. Để giúp cho việc lập kế hoạch PT 
sữa chữa những biến dạng môi mũi, chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu: “Đánh giá những biến dạng môi 
mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên 
lần đầu”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng: 46 Bệnh nhân KHM một bên đã 
được PT tạo hình môi lần đầu còn có những biến 
dạng môi mũi vào điều trị tại Khoa liên chuyên khoa 
Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại 
học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh 
viện Trung ương Huế.
2.2. Thời gian: Từ tháng 1/2016 đến tháng 
12/2017.
2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất cả các bệnh nhân bị KHM một bên đã được 
PT tạo hình môi lần đầu, còn những biến dạng môi 
mũi nhưng chưa PT sửa chữa .
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nhân KHM kết hợp với dị tật bẩm sinh 
vùng hàm mặt khác.
- Bệnh nhân hay gia đình không đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
2.5. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt 
ngang.
2.6. Các biến nghiên cứu
- Phân loại KHM: Khe hở môi, khe hở môi-cung 
hàm, khe hở môi-vòm miệng.
- Xác định các phương pháp tạo hình KHM một 
bên lần đầu: PT tạo hình theo Millard, Tennison, 
Veau
- Đánh giá những biến dạng môi mũi sau tạo hình 
khe hở môi một bên: bằng thang đánh giá sau PT 
của Motier (1997) [7].
Bảng 2.1. Bảng đánh giá biến dạng môi mũi sau PT tạo hình KHM một bên
Yếu tố giải phẫu Đánh giá Minh họa Điểm
Làn môi đỏ
Lồi 0,5
Khía chữ V 0,5
Dày môi một bên 1
Mỏng môi một bên 3
Sai lệch đường viền môi 0,5
Rãnh tiền đình 
miệng
Hẹp 1
Quá rộng
2
Da môi (Môi trắng)
Quá ngắn 1
Quá dài 1
67
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Thiếu hụt cơ vòng môi 3
Cung cupidon và nhân 
trung quá hẹp
4
Cung cupidon và nhân 
trung quá rộng
2
Sẹo
Đẹp 0
Co kéo 1
Lồi 1
Mũi
Trụ mũi quá ngắn
0,5
Lệch vách mũi 2
Lỗ mũi rộng 0,5
Lỗ mũi hẹp 0,5
Chân trụ mũi quá rộng 0,5
Chân trụ mũi quá hẹp 0,5
Độ cuộn cánh mũi ít 0,5
Độ cuộn cánh mũi quá 
thừa
0,5
Khiếm khuyết phần trên 
viền lỗ mũi
0,5
Chân cánh mũi ở cao 0,5
Chân cánh mũi ở thấp 0,5
Cánh mũi thiểu sản và bè 3
Sau đó tính tổng điểm và phân loại kết quả theo bảng sau.
68
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Bảng 2.2. Phân loại kết quả phẫu thuật
Phân loại Điểm
Xuất sắc 0 - 1,5
Rất tốt 2 - 3,5
Tốt 4 - 5,5
Chấp nhận được 6 - 8
Khó chấp nhận 8,5 - 16
3. KẾT QUẢ
3.1. Biến dạng làn môi đỏ 
Bảng 3.1. Biến dạng làn môi đỏ
Đặc điểm Số bệnh nhân (n=46) Tỷ lệ (%)
Lồi 0 0
Khía chữ V 24 52,2
Dày môi một bên 2 4,3
Mỏng môi một bên 4 8,7
Sai lệch đường viền môi 24 52,2
Nhận xét: Biến dạng thường gặp nhất là khía chữ V ở làn môi đỏ và sai lệch đường viền môi chiếm 52,2% 
(24/46 BN). Các biến dạng khác được ghi nhận ở làn môi đỏ làn môi đỏ là dày môi một bên (2/46 BN), mỏng 
môi một bên (4/46 BN), và không có BN nào biến dạng lồi hay biến dạng rãnh tiền đình miệng.
3.2. Biến dạng da môi
Bảng 3.2. Biến dạng da môi
Đặc điểm Số bệnh nhân (n=46) Tỷ lệ (%)
Quá ngắn 16 34,8
Quá dài 0 0
Thiếu hụt cơ vòng môi 0 0
Cung cupidon và nhân trung quá hẹp 0 0
Cung cupidon và nhân trung quá rộng 0 0
Nhận xét: Trong số 46 BN đến sửa chữa môi mũi, da môi quá ngắn ở 16 BN (34,8%), không thấy những 
biến dạng khác như thiếu hụt cơ vòng môi, cung cupidon và nhân trung quá hẹp hay quá rộng.
3.3. Sẹo vết mổ 
Bảng 3.3. Sẹo vết mổ
Sẹo vết mổ Số bệnh nhân (n=46) Tỷ lệ (%)
Đẹp 22 47,8
Co kéo 10 21,7
Lồi 14 30,5
Tổng số 46 100
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có sẹo đẹp chiếm 47,8% (22/46 BN), 21,7% có sẹo co kéo (10/46 BN) và 30,5% 
có sẹo lồi (14/46 BN).
69
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
3.4. Biến dạng mũi
Bảng 3.4. Biến dạng mũi
Đặc điểm Số bệnh nhân (n=46) Tỷ lệ (%)
Trụ mũi quá ngắn 6 13,0
Lệch vách mũi 36 78,3
Lỗ mũi hẹp 24 52,2
Lỗ mũi rộng 0 0
Chân trụ mũi quá rộng 0 0
Chân trụ mũi quá hẹp 0 0
Độ cuộn cánh mũi ít 16 26,1
Độ cuộn cánh mũi quá thừa 0 0
Khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi 36 78,3
Cánh mũi ở cao 4 8,7
Cánh mũi ở thấp 22 47,8
Cánh mũi thiểu sản và bè 2 4,3
Nhận xét:
- Biến dạng xảy ra nhiều nhất là lệch vách mũi và khiếm khuyết trên viền lỗ mũi, ở 36/46 BN (78,3%).
- Lỗ mũi rộng ở 24/46 BN (52,2%), cánh mũi cuộn ít ở 6/46 BN (26,1%), cánh mũi ở thấp 22/46 BN (47,8%).
- 6/46 BN có trụ mũi quá ngắn, 4/46 BN cánh mũi cao và 2/46 BN có cánh mũi thiểu sản và bè.
- Các biến dạng như lỗ mũi hẹp, bất thường chiều rộng chân cánh mũi, cánh mũi cuộn quá mức không 
xuất hiện ở BN nào.
3.5. Kết quả PT tạo hình KHM lần đầu và phương pháp phẫu thuật
Bảng 3.5. Kết quả phẫu thuật môi lần đầu và phương pháp phẫu thuật
 Kết quả
Phương pháp
Xuất sắc Rất tốt Tốt
Chấp 
nhận 
được
Khó 
chấp 
nhận
Tổng Tỉ lệ (%)
Veau 0 4 0 0 0 4 8,7
Tennison 0 0 16 0 0 16 34,8
Millard 0 8 16 2 0 26 56,5
Tổng cộng 0 12 32 2 0 46 100
Giá trị p p=0,0452 (p<0,05)
4. BÀN LUẬN
4.1. Biến dạng làn môi đỏ
Chúng tôi nhận thấy biến dạng khía chữ V chiếm 
tỉ lệ cao 52,2%, tương đương với kết quả nghiên cứu 
của Rajanikanth B.R và CS (2012) là 55% [9]. Nghiên 
cứu của Cheema S.A và Asim M (2014) còn cho kết 
quả lớn hơn (66%) [5]. Tuy nhiên khi so sánh nghiên 
cứu trong nước của Lê Đức Tuấn trên 127 BN thì tỉ 
lệ biến dạng của tác giả chỉ là 20,1%, thấp hơn nhiều 
so với chúng tôi [3]. 
Biến dạng khía chữ V xảy ra do trong quá trình 
PT, cơ không được giải phóng hoàn toàn nên bị kéo 
căng khi đóng kín, sau tạo hình toác vết mổ có thể 
dẫn đến khía chữ V. Nguyên nhân khác là kỹ thuật 
khâu tái tạo cơ không tốt, nối cơ không đối xứng 
hoặc thậm chí là khâu dưới da mà không khâu cơ 
gây lõm niêm mạc làn môi đỏ.
Một biến dạng thường gặp khác là sai lệch 
đường viền môi, xuất hiện dạng nhô ra của da xâm 
nhập trên làn môi đỏ hoặc của làn môi đỏ xâm nhập 
trên da. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì biến dạng này 
xuất hiện ở 24 BN (52,2%), kết quả này cao hơn so với 
nghiên cứu Rajanikanth B.R và CS (2012) là 30% [9]. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu của tác giả Christofides E 
(2006) lại có tỷ lệ sai lệch đường viền môi chiếm tỉ 
lệ cao (65%), Lê Đức Tuấn (2004) có tỷ lệ 80,4% [3].
Sai lệch đường viền môi có thể tránh được bằng 
70
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
4.2. Đặc điểm biến dạng da môi
Bảng 4.1. So sánh biến dạng da môi với các tác giả khác
Tác giả
Đánh giá
Lê Đức Tuấn 
(2004)
Rajanikanth B.R 
& CS (2012)
Cheema S.A và 
Asim M (2014)
Chúng tôi (2018) 
Quá ngắn 91 (71,65%) 10 (25%) 119 (63%) 32 (34,8%)
Quá dài 4 (3,14%) 2 (5%) 5 (3%) 0
Thiếu hụt cơ vòng môi 69 (54,8%) 0 0
Cung cupidon và nhân 
trung quá hẹp
8 (6,3%) 0 5 (3%) 0
Cung cupidon và nhân 
trung quá rộng
0 0
Tổng số BN 127 40 189 46
Trong 4 nghiên cứu ở bảng 4.2, tỉ lệ sẹo xấu có 
sự khác biệt nhau, từ khoảng 30-70%. Ở nghiên cứu 
chúng tôi, tỉ lệ này là 52,2% (24/46 BN). Nguyễn 
Trọng Điểm (1995), Kapuccu M.R và CS (1996) đều 
thống nhất ở hai vấn đề cần quan tâm khi tạo hình 
KHM: thứ nhất là kỹ thuật khâu tái tạo hình thể môi; 
thứ hai là chăm sóc theo dõi tốt sau mổ. Các tác giả 
trong và ngoài nước đều nhất trí cho rằng nếu phòng 
tránh tốt những biến chứng sau PT sẽ đạt được kết 
quả liền sẹo đẹp [2], [6].
4.4. Biến dạng mũi
Biến dạng mũi thường xảy ra cùng biến dạng môi 
và tỷ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của biến dạng 
môi. Đây là nhận xét chung của các phẫu thuật viên 
đã từng PT KHM và sửa chữa biến dạng môi mũi sau 
mổ. Khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi nhận thấy 
ở 78,3% BN sau tạo hình KHM. Thực chất biến dạng 
này xảy ra do cơ ngang mũi bám không đầy đủ vào 
gai mũi trước dẫn đến sự sai vị trí của sụn cánh giữa 
và không sửa chữa. Tuy vậy, đây cũng có thể biến 
dạng do lỗi phẫu thuật viên can thiệp sai vào vùng 
tam giác mềm, là vùng không được nâng đỡ bởi sụn, 
điểm liên kết giữa cột bên và cột giữa. Có thể thành 
công sửa chữa biến dạng này sau tạo hình môi lần 
Theo bảng 4.1, có thể thấy ở cả 4 nghiên cứu 
khác thì tỉ lệ thiếu hụt chiều cao hơn hẳn thừa chiều 
cao môi. Đây cũng là nhận định của nhiều phẫu 
thuật viên trên thế giới. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, ngắn môi là 34,8% tương đương với nghiên cứu 
Rajanikanth B.R và CS (2012), nhưng lại thấp hơn so 
với Lê Đức Tuấn (71,65%), Cheema S.A và Asim M 
(63%) . [3], [5], [9]
Ở BN KHM một bên, ngắn môi thường do chọn 
phương pháp PT không thích hợp với loại khe hở 
như phương pháp đường rạch thẳng hay vạt xoay 
đẩy (xoay đẩy không đúng). Ngoài ra, còn tùy thuộc 
vào loại khe hở. Khe hở càng rộng, có phối hợp 
với KH vòm miệng thì tỷ lệ thiếu da môi sau phẫu 
thuật là cao. Trong 8 BN ngắn môi ở mẫu nghiên 
cứu, chúng tôi thấy về phương pháp PT có 4 BN là 
phương pháp Tennison, 4 BN phương pháp Millard. 
Tuy nhiên, ở nghiên cứu Zaleckas L. và CS (2011) 
cũng sử dụng thang đo lường này khảo sát trên 66 BN 
KHM đã PT, cho kết quả điểm số da môi của phương 
pháp Millard cao hơn phương pháp Tennison có ý 
nghĩa thống kê và được giải thích do phẫu thuật viên 
chưa thành thạo phương pháp Millard [11]. Vì vậy 
ngoài việc chọn phương pháp mổ phù hợp thì rõ 
ràng kinh nghiệm của phẫu thuật viên rất quan trọng 
đối với kết quả chiều dài da môi. 
4.3. Sẹo vết mổ
Bảng 4.2. So sánh sẹo vết mổ với các tác giả khác
Tác giả
Đánh giá
Lê Đức Tuấn
(2004)
Rajanikanth B.R 
và CS (2012)
Cheema S.A và 
Asim M (2014)
Chúng tôi 
(2018) 
Sẹo đẹp 45 (35,5%) 28 (70%) 39 (21%) 22 (47,8%)
Sẹo co kéo
82 (64,5%)
6 (15%)
150 (79%)
10 (21,7%)
Sẹo lồi 6 (15%) 14(30,4%)
Tổng số BN 127 40 189 46
cách đánh dấu cẩn thận đường viền môi trước phẫu 
thuật. 
Đánh dấu hai điểm, một điểm trên và một điểm 
dưới đường viền môi làm cho dễ điều chỉnh và chính 
xác khi khâu đóng vết mổ hơn là chỉ đánh dấu một 
điểm tại đường viền da-môi đỏ.
71
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
đầu, nhưng là không thể đối với tạo hình môi lần 
hai nếu không có PT mũi hở điều chỉnh lại vị trí sụn 
cánh mũi [4].
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là ở KHM một 
bên, do vậy trụ mũi ngắn chỉ có ở 6 BN (13%). Trụ 
mũi ngắn là điển hình của KHM hai bên, KHM một 
bên ít gặp, tuy nhiên có thể nhìn thấy ngắn hơn do 
sự sai lệch vị trí của sụn cánh mũi. Chiều dài của trụ 
mũi là cơ sở cho sự cân đối của mũi. Nếu trong lần 
đầu dùng PP Millard có thể thành công bằng cách 
sát nhập vạt C vào đường rạch chân trụ mũi [4].
4.5. Mối liên quan giữa phương pháp phẫu 
thuật và biến dạng môi mũi
Kết quả biến dạng môi mũi có sự khác nhau giữa 
các phương pháp PT lần đầu . Phương pháp được sử 
dụng nhiều nhất là Millard, 26 BN (56,5%); Tennison, 
16 BN (34,8%); Veau, 4 BN (8,7%). Trong 26 BN PT 
bằng phương pháp Millard có 8 BN cho kết quả rất 
tốt (30,8%), 16 BN tốt (61,5%) và 2 BN chấp nhận 
được. 8 BN sau PT bằng phương pháp Tennison đều 
cho kết quả tốt. 4 BN được PT bằng phương pháp 
Veau, đều đạt kết quả rất tốt.
Nghiên cứu của Zaleckas L. và CS (2011), có 19 
BN PT theo phương pháp Tennison, 20 BN phương 
pháp Millard. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy 
sự khác biệt về điểm số trung bình trên mỗi phần 
làn môi đỏ, sẹo hay mũi giữa hai phương pháp 
Tennison và Milard đều không có ý nghĩa thống kê. 
Tuy nhiên, điểm trung bình chiều cao da môi của 
Tennison lại cao hơn Millard có ý nghĩa thống kê 
[11].
Theo chúng tôi và các tác giả khác nhận thấy 
ưu điểm của PP Tennison là bù được chiều cao da 
môi tốt trong khi đó PP Millard lại bù được thiếu 
hụt môi theo chiều rộng. Còn PP Veau chỉ áp dụng 
cho trường hợp bệnh nhân có khe hở hẹp. Do đó 
trên thực tế lâm sàng, dựa trên ưu và nhược điểm 
của từng phương pháp kết hợp mức độ phức tạp 
của KHM mà phẫu thuật viên có sự lựa chọn phương 
pháp phù hợp.
5. KẾT LUẬN
Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên 
lần đầu là không tránh khỏi. Do vậy, cần có kế hoạch 
sữa chữa những biến dạng này ở những lần phẫu 
thuật tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phương Nga (2013), Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng và kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi trên 
một bên toàn bộ theo phương pháp Millard cải tiến, Luận 
văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược Huế, Huế.
2. Nguyễn Trọng Điểm (1995), “Nhận xét 100 trường 
hợp khe hở bẩm sinh môi trên điều trị phẫu thuật tại viện 
Quân y 175”, Thông tin mới Răng Hàm Mặt, tr.37-40.
3. Lê Đức Tuấn (2004), Nghiên cứu sữa chữa những 
biến dạng môi - mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên 
bẩm sinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Anastassov Y., Chipkov C. (2003), “Analysis of nasal 
and labial deformities in cleft lip, alveolus and palate 
patients by a new rating scale: preliminary report”, 
Journal of Cranio-maxillofacial Surgery, 31, pp.299-303. 
5. Cheema S.A. và Asim M. (2014), “An Analysis of 
Deformities in Revision Surgeries for Secondary Unilateral 
Cleft Lip”, Journal of the College of Physicians and Surgeons 
Pakistan, 24 (9), pp.666-669.
6. Kapucu M.R., Gursu K.G., Enacar A., Aras S. (1996), 
“The effect of cleft lip Repair on maxillary morphology 
in patient with unilateral complete cleft lip and palate”, 
Plastic Reconstructive Surgery, 97, pp.1371-1376.
7. Mortier P. B, Martinot L. V (1997), “Evaluation of 
the results of cleft lip and palate surgical treatment: 
Preliminary report”, Cleft palate- craniofacial Journal, Vol 
34 (3), 247- 254.
8. Mulliken J.B., Martinez P.D. (1999), “The principle 
of rotation advancement for repair of unilateral complete 
cleft lip and nasal deformity: technical variations and 
analysis of results”, Plastic and Reconstruction Surgery, 
104, pp.1247-1260.
9. Rajanikanth B.R., Rao K.S., Sharma S.M., Prasad B.R. 
(2012), “Assessment of Deformities of the Lip and Nose in 
Cleft Lip Alveolus and Palate Patients by a Rating Scale”, 
Journal of Maxillofacial Oral Surgery, 11(1), pp.38-46.
10. Smith J.D., Bumsted R.D. (2006), Pediatric Facial 
Plastic and Reconstructive Surgery, Raven Press Publisher, 
Washington, USA.
11. Zaleckas L., Linkevičienė L., Olekas J., Kutra N. 
(2011), “The Comparison of Different Surgical Techniques 
Used for Repair of Complete Unilateral Cleft Lip”, Medicina 
(Kaunas), 47 (2), pp.85-90.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nhung_bien_dang_moi_mui_benh_nhan_sau_tao_hinh_khe.pdf