Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ

nghiên cứu sử dụng lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ và lấy du lịch Tiền Giang, Bến Tre, An

giang làm đối thủ phân tích để rút ra những lợi thế - bất lợi thế và

các kết luận về những bất lợi thế về sản phẩm, dịch vụ chưa tốt, cơ

sở hạ tầng chưa hiện đại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng. của du lịch

Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả đó, đề xuất 6 giải pháp tương ứng với

các yếu tố trên để nâng cao năng lực cạnh tranh.

pdf 5 trang phuongnguyen 12200
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ
Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
89
Lời nói đầu
TP. Cần Thơ là trung tâm du 
lịch của vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long, là hạt nhân và sức hút 
cho toàn vùng. 10 năm qua ,bên 
cạnh những điểm mạnh tích cực 
trong chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế, thì chuyển đổi cơ cấu du lịch 
chưa tương xứng với tiềm năng 
và lợi thế của một đô thị vùng, 
tỷ trọng các chỉ tiêu du lịch so 
với toàn vùng có dấu hiệu giảm 
dần, năng lực cạnh tranh chưa 
cao. Trước thực tế đó, việc tiếp 
tục đánh giá năng lực cạnh tranh 
và đề xuất chính sách vĩ, vi mô 
để phát triển du lịch TP. Cần 
Thơ thời gian tới là cần thiết. 
Để hoàn thành, nghiên cứu này 
sử dụng phương pháp thống kê 
-mô tả thông qua dữ liệu công bố 
chính thức của Sở Du lịch và Cục 
Thống kê TP. Cần Thơ, từ năm 
2010 – 2014.
1. Cơ sở lý thuyết 
Hiện nay, có nhiều cách hiểu 
khác nhau về năng lực cạnh tranh, 
song để tiện cho nghiên cứu, chúng 
tối lấy khái niệm của Van Duren, 
Martin và Wesrtgren. Các tác giả 
cho rằng năng lực cạnh tranh là khả 
năng tạo ra và duy trì một cách tốt 
nhất mức lợi nhuận cao và thị phần 
lớn trong các thị trường trong và 
ngoài nước. Hiệu quả của các biện 
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 
được đánh giá dựa trên mức chi phí 
thấp, chi phí sản xuất thấp là điệu 
kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
Còn năng lực cạnh tranh của 
ngành là khả năng cạnh tranh của 
toàn ngành của một quốc gia so 
với các quốc gia khác. Điều này 
có nghĩa là nếu các yếu tố tạo nên 
sức cạnh tranh của một ngành cao, 
thì quốc gia đó sẽ có năng lực cạnh 
tranh về ngành liên quan cao. 
Trong nghiên cứu nảy, xem ngành 
là tổng thể các doanh nghiệp trong 
ngành. Sức cạnh tranh không chỉ 
thể hiện sức cạnh tranh của các 
doanh nghiệp, của ngành mà còn 
tạo nên sức mạnh cạnh tranh của 
một quốc gia.
Trong nghiên cứu này, sử dụng 
lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của 
Michael Porter sau đây:
Theo phân tích của Michael 
Porter, lợi thế cạnh tranh bền 
vững chỉ có thể đạt được thông 
qua chi phí thấp, khác biệt hóa 
và trọng tâm hóa. Trên cơ sở lý 
thuyết đó, ông đã đưa ra mô hình 
các lợi thế cạnh tranh
2. Đánh giá tổng quát về họat 
động của ngành du lịch TP. Cần 
Thơ
 Bảng 1 & 2 cho thấy trong 
10 năm qua, tốc độ tăng trưởng 
không ổn định. Năm 2009 tốc độ 
tăng trưởng giảm 11,47% so với 
năm 2008. Đến năm 2010 nhờ đẩy 
mạnh phát triển ngành du lịch nên 
đạt tỷ lệ khá cao (21,66%). Năm 
2013 tăng 6,45% so với năm 2012 
và năm 2014 tăng 9,27% so với 
Đánh giá năng lực cạnh tranh 
của ngành du lịch TP. Cần Thơ
Đào Duy huân 
Ngày nhận: 21/05/2015 - Duyệt đăng: 23/08/2015
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ và lấy du lịch Tiền Giang, Bến Tre, An 
giang làm đối thủ phân tích để rút ra những lợi thế - bất lợi thế và 
các kết luận về những bất lợi thế về sản phẩm, dịch vụ chưa tốt, cơ 
sở hạ tầng chưa hiện đại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng.. của du lịch 
Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả đó, đề xuất 6 giải pháp tương ứng với 
các yếu tố trên để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ khóa: Du lịch, khách sạn, cạnh tranh ngành, TP. Cần Thơ.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
90
lượng lao động tăng mạnh hơn 
các năm trước, điều này chứng 
tỏ ngành du lịch ngày càng phát 
triển và cần nhiều lực lượng lao 
động hơn. Tuy nhiên, cần nâng 
cao chất lượng lao động để đáp 
ứng được nhu cầu của ngành, 
điều này cũng ảnh hưởng đến 
chát lượng sản phẩm du lịch cũng 
như chất lượng dịch vụ phục vụ 
du khách. Điều này được thể hiện 
qua bảng số liệu sau:
Kinh phí dành cho việc xây 
dựng và phát triển thương hiệu 
của doanh nghiệp du lịch thấp, đa 
số ở mức dưới 2% doanh số/năm, 
không ổn định và thay đổi theo 
từng năm. Điều này cho thấy các 
doanh nghiệp gặp khó khăn về tài 
chính, trong việc xây dựng và phát 
triển thương hiệu.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh 
so với một số đối thủ trong 
vùng 
Do giới hạn của nghiên cứu, 
nên chọn du lịch An Giang, Tiền 
Giang, Bến Tre, làm đối thủ cạnh 
tranh chính của du lịch Cần Thơ. 
Nhận xét: Từ ma trận hình ảnh 
cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng 
đối thủ cạnh tranh như sau: ngành 
du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng ở 
vị trí thứ hai là du lịch An Giang, 
sau đó là du lịch Tiền Giang, rồi 
mới đến du lịch Bến Tre.
Tổng số điểm quan trọng của 
ngành du lịch Cần Thơ là 3,1 cho 
thấy Cần Thơ là một đối thủ cạnh 
Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
 (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985, trang 12)
Hình 2: Các lợi thế cạnh tranh của Porter
Bảng 1: Số lượng khách sạn, nhà hàng và du lịch đến 31/12/2014
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Cần Thơ
Tổng số khách sạn K. sạn 89 97 115 135 154 165 174 177 190
Số phòng Phòng 2,147 2,355 2,892 3,269 3,737 3,950 4,086 4,173 4,749
Số giường Giường 3,533 3,876 4,733 5,281 5,854 5,979 6,293 6,416 7,089
Trong đó: Từ 1 đến 4 sao Cơ sở 21 21 24 25 31 35 45 54 61
Công suất phòng % 46% 54% 55% 59% 56% 57% 60% 68% 68%
Dịch vụ nhà hàng trong khách sạn “ 35 36 36 30 31 33 33 42 44
năm 2013. Nguyên nhân là do tài 
nguyên du lịch chưa phong phú, 
nên tỷ trọng khách nội địa, lớn hơn 
nhiều so với khách quốc tế. Thời 
gian lưu trú trung bình ở mức thấp. 
Điều này cho thấy khả năng giữ 
chân du khách chưa tốt, ảnh hưởng 
lớn đến doanh thu và năng lực cạnh 
tranh.
 Bảng 3 cho thấy cơ cấu thu 
nhập từ du lịch của TP. Cần Thơ 
phần lớn từ ăn uống và lưu trú. 
Doanh thu từ các dịch vụ vui 
chơi giải trí, hàng hóa chiếm tỷ lệ 
thấp. Do đó, các khu du lịch cần 
đầu tư tăng thêm các dịch vụ hỗ 
trợ này để tăng doanh thu và kéo 
dài thời gian lưu trú của khách du 
lịch là hết sức cần thiết.
Số lao động trong ngành du 
lịch TP. Cần Thơ tăng đều qua 
các năm, đặc biệt năm 2014 
Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
91
quan di tích văn hóa lịch sử, 
làng nghề và du lịch sinh thái. 
Tiếp tục phát huy ẩm thực Cần 
Thơ gắn với du lịch, đặc biệt là 
ẩm thực phục vụ khách quốc tế 
theo quốc tịch. Tiếp tục phối 
hợp, hỗ trợ quận Thốt Nốt khôi 
phục Vườn Cò Bằng Lăng, khai 
thác sản phẩm du lịch tại Cù lao 
Tân Lộc: Nhà cổ và lễ hội vườn 
cây Tân Lộc; văn hóa nghệ 
thuật truyền thống của dân tộc 
Khmer tại chùa Pothysomrom 
(quận Ô Môn); chợ nổi, làng 
nghề truyền thống và du lịch 
Homestay tại quận Cái Răng 
và Huyện Phong Điền, du lịch 
di tích LSVH tại quận Bình 
Thủy; du lịch MICE và dịch vụ 
vui chơi, giải trí tại quận Ninh Kiều 
nhằm thu hút du khách.
Hai, phát triển các tuyến du lịch 
bao gồm: Tuyến du lịch chính 
hội tụ về Cần Thơ là trục TP. Hồ 
Chí Minh - Tiền Giang - Vĩnh 
Long - Cần Thơ; Cần Thơ - An 
Giang - Kiên Giang; Cần Thơ - 
Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau; 
TP.HCM - Cần Thơ – Châu Đốc và 
Campuchia; Cần Thơ - Hậu Giang 
- Kiên Giang – Cà Mau; Nâng cấp, 
duy tu một số tuyến điểm tham 
quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ 
Bình Thủy – Lộ Vòng Cung, Vườn 
Du lịch ven quốc lộ. 
Ba, đẩy mạnh tuyên truyền, 
giới thiệu, quảng bá xúc tiến du 
lịch: Phối hợp với báo, đài truyền 
hình có chuyên mục định kỳ về du 
lịch, thực hiện các bài viết tuyên 
truyền, quảng bá hình ảnh du lịch 
TP. Cần Thơ, với Tạp chí Du lịch 
của Tổng cục Du lịch VN và một 
số báo, tạp chí khác. Xây dựng các 
bảng chỉ dẫn đường đến các điểm 
du lịch đặt tại các tuyến đường 
chính đi đến các điểm du lịch.
Bốn, quy hoạch phát triển 
Năm
Doanh thu từ hoạt động du lịch
Tổng 
doanh thu
Buồng Hàng hóa Lữ hành Ăn uống
Vui chơi 
giải trí Khác
2005 80.247 14.526 24.453 92.768 19.266 231.260
2006 95.842 19.629 23.390 104.862 3.481 23.776 270.980
2007 140.175 27.253 42.060 118.560 5.245 31.797 365.090
2008 160.855 8.829 51.300 177.450 8.634 48.130 455.198
2009 176.317 32.335 74.098 187.199 2.618 35.371 507.938
2010 225.628 46.054 96.318 232.499 3.063 45.965 649.527
2011 252.445 9.464 176.475 266.059 3.884 52.907 761.234
2012 305.375 14.156 209.957 275.607 1.197 44.837 851.129
2013 372.392 17.325 222.359 312.582 2.330 48.999 975.987
2014 405.513 37.884 266.287 365.219 11.038 83.584 1.169.525
Bảng 2: Tổng số lượt khách du lịch đến Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2014
Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động du lịch Cần Thơ năm 2010 – 2014
 ĐVT: Triệu đồng
Năm
Số lượt khách 
 du lịch
Trong đó Tốc độ 
tăng 
trưởng 
lượt 
khách 
(%)
Khách quốc tế Khách nội địa
Lượt 
khách 
(người)
Ngày 
 khách
Lượt 
khách 
(người)
Ngày 
 khách
Lượt 
khách 
(người)
Ngày 
 khách
2005 462.141 560.723 104.841 136.952 357.300 423.771
2006 543.650 628.996 121.221 150.242 422.429 478.754 17,64
2007 693.055 850.210 155.735 198.271 537.320 651.939 27,48
2008 817.250 1.073.085 175.094 224.577 642.156 848.508 17,92
2009 723.528 934.054 150.300 192.405 573.228 741.649 -11,47
2010 880.252 1.171.138 163.835 217.387 716.417 953.751 21,66
2011 972.450 1.335.936 170.325 233.805 802.125 1.102.131 10,47
2012 1.174.823 1.974.205 190.116 259.927 984.707 1.714.278 20,81
2013 1.251.625 211.357 1.040.268 6,54
2014 1.367.624 220.021 1.147.603 9,27
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Cần Thơ, 2014
tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh 
chiến lược thì du lịch Cần Thơ ứng 
phó hiệu quả với môi trường bên 
trong và bên ngoài. 
4. Đề xuất giải pháp
 Trên cơ sở của kết quả trên, 
nghiên cứu đưa ra một số giải pháp 
để nâng cao năng lực cạnh tranh 
như:
Một, tiếp tục xây dựng sản 
phẩm du lịch đặc thù TP. Cần Thơ, 
phối hợp tổ chức triển khai đề án 
“Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái 
Răng”. Tiếp tục hỗ trợ các quận, 
huyện xây dựng sản phẩm du lịch 
của từng địa phương. Chú trọng 
du lịch đường sông gắn với tham 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
92
nhân lực du lịch phù hợp với nhu 
cầu phát triển du lịch từng thời kỳ; 
từng bước thực hiện chuẩn hóa 
nhân lực du lịch hợp chuẩn với 
khu vực và quốc tế, đặc biệt chú 
trọng nhân lực quản lý du lịch và 
lao động có tay nghề cao. Đa dạng 
hóa phương thức đào tạo; khuyến 
khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo 
theo nhu cầu của doanh nghiệp. 
Đặc biệt là xây dựng các chương 
trình đào tạo nhân lực phục vụ 
cho du lịch chuyên nghiệp, mang 
phong cách thôn quê miền sông 
nước. Có như vậy, vừa đáp ứng 
yêu cầu hội nhập về du lịch vừa 
đảm bảo giữ được bản sắc văn hóa 
và thu hút được ngày càng nhiều 
du khách đến với du lịch miệt 
vườn, sinh thái. Xây dựng những 
chương trình đào tạo phù hợp với 
tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo 
gắn lý thuyết với thực hành nghề 
nghiệp. Thường xuyên tổ chức 
giao lưu sinh viên giữa các quốc 
gia để tăng cường kiến thức, kinh 
nghiệm trong phục vụ du lịch, có 
bản lĩnh và vững vàng, nắm vững 
nghiệp vụ du lịch. Chú trọng đào 
Các yếu tố 
thành công
Mức 
độ 
quan 
trọng
Du lịch
Cần Thơ
Du lịch
An Giang
Du lịch
Tiền Giang
Du lịch
Bến Tre
Hạng Điểm quan trọng Hạng
Điểm quan 
trọng Hạng
Điểm quan 
trọng Hạng
Điểm quan 
trọng
Cơ sở hạ tầng 0,10 4 0,4 2 0,2 3 0,3 2 0,2
Vị trí địa lý 0,04 4 0,16 3 0,12 2 0,08 2 0,08
Tài nguyên thiên nhiên 0,07 2 0,14 2 0,14 2 0,14 3 0,21
Di tích lịch sử 0,09 2 0,18 3 0,27 2 0,18 2 0,18
Lễ hội truyền thống 0,07 2 0,14 4 0,28 2 0,14 2 0,14
Sản phẩm du lịch 0,20 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2 0,4
Việc đầu tư mở rộng 0,09 4 0,36 3 0,27 3 0,27 2 0,18
Quảng bá hình ảnh 0,14 4 0,56 3 0,42 3 0,42 2 0,28
Các cơ sở lưu trú 0,08 4 0,32 2 0,16 2 0,16 2 0,16
Về nhân sự, quản lý 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24 1 0,12
Tổng cộng 1,0 3,1 2,7 2,53 1,95
Bảng 4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành du lịch Cần Thơ
Nguồn:Tác giả tự điều tra nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia
tạo ngoại ngữ cho nhân viên 
Năm, nâng cao hiệu suất điều 
hành và kỹ năng xử lý các mối quan 
hệ giữa phát triển du lịch với vấn 
đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên 
môi trường nói chung và những 
khả năng bền vững tái sinh của hệ 
sinh thái trợ giúp cho phát triển nói 
riêng, trong khuôn khổ sức chứa 
cho phép và cân đối thường xuyên 
có tính nguyên tắc. Bảo vệ và tôn 
tạo phát triển tài nguyên du lịch 
nhân văn. 
 Sáu, về vốn đầu tư cho du lịch, 
cần dành một tỉ lệ thích đáng để 
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du 
lịch. Đầu tư có trọng tâm, trọng 
điểm và theo đúng quy hoạch 
làm cơ sở kích thích phát triển 
du lịch trên địa bàn toàn thành 
phố. Trước mắt tập trung đầu tư 
phát triển hệ thống kết cấu hạ 
tầng tại các trọng điểm phát triển 
du lịch, các khu du lịch, các điểm 
du lịch mũi nhọn của thành phố. 
Thực hiện xã hội hóa phát triển 
du lịch, khuyến khích và tạo mọi 
điều kiện thuận lợi để các thành 
Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
93
phần kinh tế tham gia hoạt động 
kinh doanh du lịch dưới các hình 
thức khác nhau như: xây dựng 
các khu, điểm, tuyến du lịch, cơ 
sở lưu trú; xây dựng sản phẩm du 
lịch mới, bảo vệ, tôn tạo di tích, 
thắng cảnh; nâng lên quy mô và 
chất lượng các lễ hội, hoạt động 
văn hóa dân gian, các làng nghề 
phục vụ phát triển du lịch.
Bảy, về cơ sở hạ tầng vật chất, 
phục vụ du lịch như chỗ ở, các 
công trình kiến trúc, cơ sở hạ 
tầng, xây dựng các công trình di 
tích văn hóa lịch sử như: Đền thờ 
Châu Văn Liêm, khu di tích Chi 
bộ Cờ Đỏ, khu tưởng niệm Mộc 
quàn Nguyễn Trọng Quyền.
Tám, mở rộng liên kết, liên 
doanh, phát triển du lịch với các 
tỉnh trong vùng kinh tế ĐBSCL, 
vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam và cả nước, trong đó chú ý 
liên kết với thị trường Đông Nam 
Á, thị trường Trung Quốc. 
Cuối cùng, phát triển du lịch 
bền vững là giải pháp cốt lõi để 
nâng cao năng lực cạnh tranh của 
du lịch TP. Cần Thơ
Kết luận
Nghiên cứu này sẽ góp phần 
mở ra những nghiên cứu tiếp theo 
về năng lực cạnh tranh của ngành 
du lịch TP. Cần Thơ. Nó giúp các 
doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về vai 
trò của năng lực cạnh tranh động 
và kết quả kinh doanh của doanh 
nghiệp để từ đó có các biện pháp 
nuôi dưỡng và phát triển nguồn 
năng lực cạnh tranh động trong 
doanh nghiệp ngành du lịch để tạo 
ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường 
trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
ngày càng sâu rộng của VNl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoa Huỳnh. (2012). Năm 2020 đón 10 - 10,5 
triệu khách du lịch quốc tế. Báo Công 
thương. 
nam-2020-don-10-105-trieu-khach-du-
lich-quoc-te.html, truy cập 05/12/2014.
Hoàng Anh. (2005). Luật Du lịch VN 2005, 
NXB Tổng hợp Đồng Nai.
Lưu Thanh Đức Hải. (2012). Nghiên cứu 
nâng cao chất lượng du lịch trên địa bàn 
TP. Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Cần 
Thơ, số 22b 231-241.
Michael E.Porter. (2008). Lợi thế cạnh tranh 
quốc gia. NXB Trẻ
Phòng Thương mại và Công nghiệp VN 
(VCCI) (2014), Chỉ số năng lực cạnh 
tranh cấp tỉnh, 
org, truy cập 17/4/2015.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_du_lich_tp_can_tho.pdf