Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của staphylococcus aureus

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thách thức hiện nay đang phải đối phó là tình trạng ngày càng đề kháng kháng sinh của

tác nhân nhiễm trùng. Trong đó, đối với Staphylococcus aureus (S. aureus) là sự gia tăng tỷ lệ MRSA và

giảm nhạy cảm với vancomycin‐ một trong những kháng sinh được lựa chọn hàng đầu để điều trị các nhiễm

trùng nặng do MRSA.

Mục tiêu nghiên cứu: Cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy cảm

đối với vancomycin.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu nhận các chủng vi khuẩn S. aureus từ các nhiễm trùng tại

bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 01/2013. Thực hiện định danh S. aureus

bằng thử nghiệm sinh hóa, kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa kháng sinh khuếch tán trong thạch và xác định

MIC của vancomycin bằng Etest.

Kết quả nghiên cứu: Thu nhận được 147 chủng vi khuẩn S. aureus từ các bệnh phẩm khác nhau với tỷ lệ

MRSA là 51%. Vi khuẩn S. aureus đề kháng cao với penicillin và còn nhạy cảm với vancomycin, linezolide và

rifampicin trên MRSA và MSSA. Đối với MRSA đề kháng cao với erythromycin (92%), clindamycin (84%),

ciprofloxacin (65,3%) và gentamicin (62,7%). So với MSSA thì tỷ lệ đề kháng này thấp hơn erythromycin

(45,8%), clindamycin (61,9%), ciprofloxacin (44,9%) và gentamicin (40,8%). MIC90 của vancomycin trên S.

aureus là 1µg/mL và không có sự khác biệt giữa MRSA và MSSA khi MIC ≤ 1µg/mL. Nhưng với MIC lớn hơn

thì MRSA có xu hướng gia tăng. Trên vi khuẩn MRSA không có sự hiện diện của VRSA và VISA, nhưng 20%

MRSA có MIC của vancomycin từ 1‐2µg/mL

pdf 6 trang phuongnguyen 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của staphylococcus aureus", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của staphylococcus aureus

Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của staphylococcus aureus
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 263
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VANCOMYCIN  
CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS  
Phạm Thái Bình*, Phạm Hùng Vân*, Trương Quang Vinh*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Trần Bích Ngọc*, 
Nguyễn Thị Trúc Anh* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Thách thức hiện nay đang phải đối phó là tình trạng ngày càng đề kháng kháng sinh của 
tác nhân nhiễm trùng. Trong đó, đối với Staphylococcus aureus (S. aureus) là sự gia tăng tỷ lệ MRSA và 
giảm nhạy cảm với vancomycin‐ một trong những kháng sinh được lựa chọn hàng đầu để điều trị các nhiễm 
trùng nặng do MRSA. 
Mục tiêu nghiên cứu: Cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy cảm 
đối với vancomycin. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu nhận các chủng vi khuẩn S. aureus từ các nhiễm trùng tại 
bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 01/2013. Thực hiện định danh S. aureus 
bằng thử nghiệm sinh hóa, kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa kháng sinh khuếch tán trong thạch và xác định 
MIC của vancomycin bằng Etest. 
Kết quả nghiên cứu: Thu nhận được 147 chủng vi khuẩn S. aureus từ các bệnh phẩm khác nhau với tỷ lệ 
MRSA là 51%. Vi khuẩn S. aureus đề kháng cao với penicillin và còn nhạy cảm với vancomycin, linezolide và 
rifampicin trên MRSA và MSSA. Đối với MRSA đề kháng cao với erythromycin (92%), clindamycin (84%), 
ciprofloxacin  (65,3%)  và  gentamicin  (62,7%). So với MSSA  thì  tỷ  lệ  đề  kháng này  thấp hơn  erythromycin 
(45,8%), clindamycin  (61,9%), ciprofloxacin  (44,9%) và gentamicin  (40,8%). MIC90 của vancomycin  trên S. 
aureus là 1µg/mL và không có sự khác biệt giữa MRSA và MSSA khi MIC ≤ 1µg/mL. Nhưng với MIC lớn hơn 
thì MRSA có xu hướng gia tăng. Trên vi khuẩn MRSA không có sự hiện diện của VRSA và VISA, nhưng 20% 
MRSA có MIC của vancomycin từ 1‐2µg/mL. 
Kết luận: S. aureus và kể cả MRSA vần còn nhạy với vancomycin. Nhưng MRSA có MIC với vancomycin 
≥1µg/mL là 20% và có trường hợp MIC lên đến 2µg/mL. Điều này cho thấy nguy cơ thất bại của vancomycin 
trên  điều  trị MRSA.  Đồng  thời  cảnh  báo  khả  năng  xuất  hiện  dòng  vi  khuẩn  VRSA  hoặc  VISA  khi mà 
vancomycin được sử dụng rộng rãi trong điều trị như hiện nay. 
Từ khóa: Staphylococcus aureus 
ABSTRACT 
SURVEY OF SUSCEPTIBILITY VANCOMYCIN OF STAPHYLOCOCCUS AUREUS 
Pham Thai Binh, Pham Hung Van, Truong Quang Vinh, Nguyen Thi Thanh Truc, Tran Bich Ngoc, 
Nguyen Thi Truc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 263 ‐ 268 
Background: The  challenge now  is  to deal  is  the  increasing antibiotic  resistance of  infectious agents.  In 
particular, for S. aureus is the increase rate of MRSA and vancomycin sensitive reduction of antibiotics a first 
choice for the treatment of serious infections due to MRSA. 
Objective:  Update  on  the  situation  of  the  antibiotic‐resistant  S.  aureus,  especially  susceptibility  to 
vancomycin. 
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Ths Phạm Thái Bình  ĐT: 0903866915  Email: phamthaibinh.visinh@gmail.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  264
Material  and methods: Collection  of S.  aureus  infection  from  the Nguyen Tri Phuong Hospital  from 
01/2012 to 01/2013. Performing identify S. aureus by biochemical tests, antimicrobial susceptibility testing by 
using the Kirby – Bauer disk‐diffusion technique, MIC determination of vancomycin by Etest. 
Results: A  total  of 147 S.  aureus  isolates  from different  specimens with MRSA  rate  is 51%. S.  aureus 
highly  resistant  to  penicillin, was  sensitive  to  vancomycin,  rifampicin,  and  linezolid with  both MRSA  and 
MSSA.  MRSA  highly  resistant  to  erythromycin  (92%),  clindamycin  (84%),  ciprofloxacin  (65.3%)  and 
gentamicin  (62.7%).  Compared  with  MSSA,  this  resistance  rate  is  lower  such  as  erythromycin  (45.8%), 
clindamycin  (61.9%),  ciprofloxacin  (44.9%)  and  gentamicin  (40.8%). MIC90  of  vancomycin  on S.  aureus  is 
1µg/mL, when MIC ≤ 1µg/mL do not difference between MRSA and MSSA. MRSA rates tend to increase with 
MIC of vancomycin >1µg/mL. Among MRSA strains without the presence of VISA and VRSA, but MRSA with 
vancomycin MIC of 1‐2µg/mL is 20%. 
Conclusion:  S.  aureus  including  MRSA  and  are  still  sensitive  to  vancomycin.  But  MRSA  with 
vancomycin MIC of 1‐2µg/mL  is 20% and case MIC up  to 2 µg/mL. This suggests  that  the risk of  failure of 
vancomycin  in  the  treatment  of MRSA,  as well  as  the  ability  to  alert  appears VISA  or VRSA  strains when 
vancomycin is widely used in current treatment. 
Keywords: Staphylococcus aureus 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Một  trong những  thách  thức đang phải đối 
phó  là  tình  trạng S. aureus đó  là sự gia  tăng đề 
kháng  với  methicillin  (MRSA:  Methicillin 
resistance S. aureus). Vì với kiểu hình đề kháng 
này, S. aureus được xem như đề kháng với tất cả 
các  kháng  sinh  thuộc  họ  β‐lactams  (ngoại  trừ 
cephalosporine  thế  hệ  5  là  ceftobiprole, 
ceftaroline) và có thể kháng với aminoglycoside, 
macrolide cũng như các họ kháng sinh khác. Khi 
đó, vancomycin được xem như là lựa chọn hàng 
đầu trong điều trị nhiễm trùng do MRSA(10, 11, 13, 
16). Nhưng  việc  sử  dụng  rộng  rãi  vancomycin 
trong điều trị đã làm gia tăng áp lực chọn lọc đề 
kháng và có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện dòng 
vi khuẩn S. aureus kháng vancomycin. Thực  tế 
điều này cũng đã xảy ra, đó là lần đầu tiên vào 
năm 1997, tại Nhật đã ghi nhận S. aureus có kiểu 
hình dị giảm nhạy cảm với vancomycin (hVISA: 
hetero vancomycin intermediate S. aureus)(16). Từ 
đó  đến  nay  đã  phát  hiện  nhiều  trường  hợp 
hVISA(5,11,12,16),  06  trường  hợp  kháng  với 
vancomycin  (VRSA:  vancomycin  resistance  S. 
aureus)  và  24  trường  hợp  giảm  nhạy  cảm  với 
vancomycin  (VISA vancomycin  intermediate S. 
aureus)(16).  Tại  Việt  Nam,  mặc  dù  nhiều  công 
trình nghiên cứu báo động về tỷ  lệ MRSA kèm 
theo  đề kháng  đa kháng  sinh. Nhưng  cho  đến 
vẫn  chưa  có  ghi  nhận  chính  thức  là VRSA  và 
VISA(4). Tuy nhiên, nguy cơ này cũng có thể trở 
thành hiện  thực  trong  tương  lai vì đã ghi nhận 
sự  hiện  diện  của  hVISA(10).  Điều  đáng  lo  ngại 
không kém là nguy cơ thất bại của vancomycin 
trong  điều  trị MRSA  trên  những  vi  khuẩn  có 
MIC với vancomycin cao(11,12,16).  
Chính vì thế, cập nhật về tình hình đề kháng 
kháng sinh của S. aureus, nhất  là mức độ nhạy 
cảm  của  vancomycin  có  ý  nghĩa  không  chỉ 
những cho các nhà điều  trị  trong việc chọn  lựa 
kháng sinh. Mà còn đóng góp vào cơ sở dữ liệu 
giám sát đề kháng kháng sinh của tác nhân này.  
Mục tiêu nghiên cứu  
Đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh và 
mức độ nhạy cảm của vancomycin của S. aureus. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả 
cắt ngang trên những chủng vi khuẩn S. aureus 
phân lập được từ các nhiễm trùng theo quy trình 
xét nghiệm  thường quy  tại Bệnh viện Nguyễn 
Tri Phương trong thời gian từ tháng 01/2012 đến 
tháng 01/2013.  
Cỡ mẫu: uớc  tính  tỷ  lệ nhạy vancomycin  là 
98%, sai số biên 5%  (d=0,05), mức  tin cậy 95%. 
Cỡ mẫu được xác định là 120 chủng vi khuẩn. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 265
Các  chủng  vi  khuẩn  được  thu  nhận  trong 
nghiên cứu là: (i) vi khuẩn được định danh là S. 
aureus và  (ii) phân  lập  từ  các nhiễm  trùng nội 
viện. Loại trừ các chủng vi khuẩn:(i) định danh 
không  phải  là  S.  aureus;  (ii)  phân  lập  từ  bệnh 
nhân ngoại trú, từ người lành mang trùng hoặc 
từ môi  trường  (không khí, dụng cụ,  thiết bị); 
(iii) chủng phân lập lần sau trên cùng một bệnh 
nhân,  các  chủng  phân  lập  từ  các  bệnh  phẩm 
khác nhau trên cùng một bệnh nhân. Các chủng 
vi khuẩn được bảo quản ở điều kiện ‐70oC trong 
TSB (Trypticase Soy Broth) 20% glycerol.  
Vi khuẩn được cấy tái phân lập từ ‐70oC trên 
môi  trường  thạch máu  (Nam Khoa). Thực hiện 
định  danh  xác  định  lại  bằng  các  thử  nghiệm 
nhuộm Gram, catalase và coagulase  trên huyết 
tương thỏ đông khô (Nam Khoa).  
Kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch 
tán  kháng  sinh  trong  thạch  trên môi  trường 
MHA  (Mueller Hinton Agar, Nam Khoa)  với 
các  đĩa  kháng  sinh  oxacillin,  cefoxitin, 
penicillin,  clindamycin,  erythromycin, 
gentamicin,  co‐trimexazole,  ciprofloxacin, 
linezolide  và  rifampicin  (Nam  Khoa).  Từ  vi 
khuẩn  trên môi  trường  thạch được  làm  thành 
huyền dịch  trong nước muối sinh  lý vô  trùng 
tương đương với độ đục chuẩn McFarland 0,5. 
Dùng  tăm  bông  vô  trùng  trãi  huyền  dịch  vi 
khuẩn  trên bề mặt môi  trường MHA. Để khô 
mặt  thạch,  nhưng  không  được  quá  15  phút. 
Dùng kẹp vô  trùng  lấy các đĩa kháng sinh và 
đặt trên môi trường. Đọc kết quả sau khi nuôi 
ủ  các  đĩa  thạch  35oC/16‐24  giờ(6).  Vi  khuẩn 
được  xem  là MRSA khi  đường kính vòng vô 
khuẩn  xung  quanh  đĩa  kháng  sinh  oxacillin 
≤10mm  hoặc  cefoxitin  ≤21mm(2).  Đối  với  các 
đĩa kháng sinh khác, biện  luận kết quả kháng 
sinh  đồ  (kháng,  nhạy,  trung  gian)  dựa  trên 
đường  kính  vòng  vô  khuẩn  theo  chuẩn mực 
CLSI 2012(2). 
Kháng  sinh  đồ  xác  định  giá  trị MIC  bằng 
phương  pháp  Etest  (bio‐Merieux).  Thực  hiện 
bằng cách pha huyền dịch vi khuẩn trong nước 
muối sinh lý vô trùng tương đương với độ đục 
chuẩn McFarland 0,5. Dùng tăm bông vô trùng 
trãi huyền dịch vi khuẩn trên bề mặt môi trường 
MHA,  để  khô mặt  thạch  và  đặt  các  que  Etest 
trên môi trường. Đọc kết quả sau khi nuôi ủ các 
đĩa  thạch  35oC/16‐24  giờ(2).  Biện  luận  kết  quả 
kháng sinh đồ của vancomycin dựa  trên giá  trị 
MIC theo tiêu chuẩn CLSI 2012(2, 3). 
Các vật  liệu  thực hiện  thử nghiệm đều còn 
trong hạn sử dụng và bảo quản theo hướng dẫn 
của nhà sản xuất cho đến khi sử dụng. Mỗi lần 
thực hiện thử nghiệm định danh và kháng sinh 
đồ  đều  có  thực  hiện  kèm  theo  trên  chủng  vi 
khuẩn chuẩn  theo CLSI 2012 để kiểm soát chất 
lượng nguyên vật liệu và kỹ thuật(2).  
Hình 01: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 
KẾT QUẢ 
Số  chủng  vi  khuẩn  thu  nhận  được  là  147 
chủng S. aureus phân lập được từ mủ ‐ dịch tiết 
(56,5%), bệnh phẩm đường hô hấp (27,2%), máu 
(14,3%) và nước tiểu (2%). Tỷ lệ đề kháng kháng 
sinh của các chủng vi khuẩn S. aureus được trình 
bày trong bảng 1 và biểu đồ 1.  
Từ kết quả nghiên cứu, tỷ  lệ MRSA  là 51%. 
Phân tích trên bảng 1, S. aureus đề kháng cao với 
penicillin  trên  cả  MSSA  (86,1%)  và  MRSA 
(100%). Các kháng  sinh vancomycin,  linezolide 
và rifampicin chưa bị đề kháng bởi S. aureus trên 
vi khuẩn MSSA và MRSA. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  266
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S. aureus 
Đối với các kháng sinh khác, tỷ lệ đề kháng 
tùy  thuộc  vào  vi  khuẩn  là MSSA hoặc MRSA. 
Phân  tích  chi  tiết,  MRSA  đề  kháng  cao  với 
erythromycin  (92%),  clindamycin  (84%), 
ciprofloxacin  (65,3%) và gentamicin  (62,7%). So 
với  MSSA  thì  tỷ  lệ  đề  kháng  này  thấp  hơn 
erythromycin  (45,8%),  clindamycin  (61,9%), 
ciprofloxacin (44,9%) và gentamicin (40,8%).  
MIC90 và MIC50  của  147  chủng vi khuẩn S. 
aureus được trình bày trong bảng 1. Phân tích kết 
quả này cho thấy, S. aureus dù còn nhạy cảm cao 
với  vancomycin  nhưng MIC90  của  vancomycin 
bằng  ngay  điểm  gãy  pK/pD  của  kháng  sinh 
(1µg/mL)(7). Do đó, để đạt hiệu quả điều trị bác sĩ 
cần  lựa chọn  liều và khoảng cách  liều để điểm 
gãy pK/pD đạt bằng hoặc cao hơn MIC90 này. 
Bảng 1: Tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus 
Vi khuẩn Pn Er cL Li Bt Ci Ge Rf Va 
MSSA 62 (86,1%) 33 (45,8%) 28 (38,9%) 0 (0%) 3 (4,2%) 17 (23,6%) 13 (18,1%) 0 (0%) 0 (0%)
MRSA 75 (100%) 69 (92%) 63 (84%) 0 (0%) 12 (16%) 49 (65,3%) 47 (62,7%) 0 (0%) 0 (0%)
Tính chung 137 (93,2%) 102 (61,9%) 91 (61,9%) 0 (0%) 15 (10,2%) 66 (44,9%) 60 (40,8%) 0 (0%) 0 (0%)
MIC90 (µg/mL) 1 
MIC50 (µg/mL) 0,5 
Pn: Penicillin, Er: Erythromycin, cL: Clindamycin, Li: Linezolide, Bt: Co‐trimexazole, Ci: Ciprofloxacin, 
 Ge: Gentamicin, Rf: Rifampicin, Va: Vancomycin. 
Sự  phân  bố  giá  trị  MIC  theo  vi  khuẩn 
(MRSA/MSSA)  được  trình bày  trong  bảng 2 và 
biểu đồ 2. Dựa  trên kết quả phân bố MIC, nhận 
thấy không có sự khác biệt giữa MRSA và MSSA 
khi MIC của vancomycin ≤1µg/mL. Nhưng với 
giá  trị MIC của vancomycin cao hơn  thì MRSA 
có  xu  hướng  gia  tăng.  Với  MRSA  có  MIC 
1,5µg/mL (5,3%) và 2µg/mL (1,3%). So với MSSA 
có MIC 1,5µg/mL (4,2%) và 2µg/mL (0%). 
Bảng 2: Phân bố MIC theo vi khuẩn 
 ≤ 0,5 0,75 1 1,5 2 
MSSA 36 (50%) 22 (30,6%) 11 (15,3%) 3 (4,3%) 0 (0%)
MRSA 50 (66,7%) 10 (13,3%) 10 (13,3%) 4 (5,3%)
1 
(1,3%)
Tính 
chung 
86 
(58,5%) 32 (21,8%) 21 (14,3%) 
7 
(4,8%) 
1 
(0,7%)
Biểu đồ 2: Phân bố MIC theo vi khuẩn 
Kết  quả  nghiên  cứu  cũng  nhận  thấy  tỷ  lệ 
trên  những  dòng  vi  khuẩn  MRSA,  không  có 
hiện  diện  của  VRSA  và  VISA.  Nhưng  tỷ  lệ 
MRSA  có  giá  trị MIC  của  vancomycin  từ  1  ‐ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 267
2µg/mL là 20%. Đây là những chủng vi khuẩn có 
khả năng tạo ra kiểu hình hVISA.  
BÀN LUẬN 
Đối với S. aureus việc phát hiện đề kháng với 
methicillin (MRSA) rất có ý nghĩa. Bởi vì đây là 
một thông số chỉ điểm vi khuẩn kháng đa kháng 
sinh(10). Kết quả nghiên  cứu với  tỷ  lệ MRSA  là 
51%,  tỷ  lệ  này  không  có  khác  biệt  so  với  các 
nghiên  cứu  thực  hiện  trong  và  ngoài  nước 
này(8,6). Nếu vi khuẩn là MRSA có tỷ lệ đề kháng 
khá cao với aminoglycodides, macrolides và các 
kháng  sinh khác  so với MSSA. Các  công  trình 
nghiên  cứu  khác  cũng  đã  ghi  nhận  điều 
này(10,4,6,12,13,17). Do  đó,  các  nhà  lâm  sàng  có  thể 
dựa  vào  đề  kháng methicillin  của  S. aureus  để 
tiên đoán là vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh. 
Nhiễm  trùng do MSSA có  thể điều  trị hiệu 
quả trên kháng sinh β‐lactams hoặc kháng sinh 
thuộc  các  họ  khác.  Nhưng  với MRSA  đã  trở 
thành một  vi  khuẩn  đề  kháng  đa  kháng  sinh. 
Vancomycin  được  xem  như  là  lựa  chọn  hàng 
đầu trong điều trị nhiễm trùng do MRSA(4). Thế 
nhưng trên những dòng vi khuẩn MRSA có MIC 
của  vancomycin  cao  thì  việc  điều  trị  bằng 
vancomycin  có  nguy  cơ  thất  bại  cao.  Theo 
Hidaya  (2006),  khả  năng  điều  trị MRSA  bằng 
vancomycin thành công là 85% (MIC ≤ 1µg/mL) 
và 62% (MIC = 2µg/mL)(5). Tương tự, theo Moise 
(2007)  khả  năng  thành  công  của  vancomycin 
trên  MRSA  là  77%  (MIC  =  0,5µg/mL),  71% 
(MIC=1µg/mL)  và  21%  (MIC  =  2µg/mL)(7). Một 
công  trình  nghiên  cứu  gần  đây  của  Carla 
J.Walraven  (2011) cũng cho  thấy khả năng  thất 
bại của vancomycin khi điều trị MRSA trên các 
nhiễm trùng khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ thất bại là 
5%  (MIC  =1µg/mL),  40%  (MIC  =  1,5µg/mL)  và 
gần  50%  (MIC  =2µg/mL)(15).  Trong  nghiên  cứu 
này,  MRSA  có  MIC  của  vancomycin  1µg/mL 
(13,3%), 1,5µg/mL  (5,3%) và 2µg/mL  (1,3%). Từ 
đó, nhận thấy rằng nguy cơ thất bại trong điều 
trị bằng vancomycin là rất cao. Mặc dù rằng giá 
trị MIC này vẫn  còn nằm  trong giới hạn nhạy 
cảm của vancomycin. 
KẾT LUẬN 
Vancomycin  là một  kháng  sinh  hàng  đầu 
trong điều  trị nhiễm  trùng do MRSA. Với kết 
quả nghiên cứu này, S. aureus và kể cả MRSA 
vẫn  còn  nhạy  cảm  với  vancmycin.  Nhưng 
MRSA  có MIC  của  vancomycin  ≥  1µg/mL  là 
20%,  trong  đó  có  trường  hợp  MIC  lên  đến 
2µg/mL  (1,3%).  Điều  này,  cho  thấy  nguy  cơ 
thất bại của vancomycin trong điều trị MRSA. 
Cũng như cảnh báo khả năng xuất hiện những 
dòng  vi  khuẩn  VISA  và  VRSA,  khi  mà 
vancomycin đang được sử dụng rộng rãi trong 
điều trị như hiện nay.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Askari E, Soleymani F, Arianpoor A, Tabatabai SM, Amini A, 
Naderinasab M.  (2012)  ʺEpidemiology  of mecA‐Methicillin 
Resistant  Staphylococcus  aureus  (MRSA)  in  Iran:  A 
Systematic Review and Meta‐analysisʺ. Iran J Basic Med Sci, 15 
(5), 1010‐9. 
2. CLSI (January 2012) Performance Standards for Antimicrobial 
Susceptibility Testing;  Informational  Supplement  2012.  22th 
edition ed,Clinical and Laboratory Standards Institute. 
3. Dhand  A,  Sakoulas  G  (2012).  ʺReduced  vancomycin 
susceptibility  among  clinical  Staphylococcus  aureus  isolates 
(ʹthe MIC Creepʹ): implications for therapyʺ. F1000 Med Rep, 4, 
4. 
4. Garau  J,  Bouza  E,  Chastre  J, Gudiol  F, Harbarth  S.  (2009) 
ʺManagement of methicillin‐resistant Staphylococcus aureus 
infectionsʺ. Clin Microbiol Infect, 15 (2), 125‐36. 
5. Hidayat LK, Hsu DI, Quist R, Shriner KA, Wong‐Beringer A 
(2006)  ʺHigh‐dose  vancomycin  therapy  for  methicillin‐
resistant  Staphylococcus  aureus  infections:  efficacy  and 
toxicityʺ. Arch Intern Med, 166 (19), 2138‐44. 
6. Johnson AP, Pearson A, Duckworth G.  (2005)  ʺSurveillance 
and  epidemiology  of  MRSA  bacteraemia  in  the  UKʺ.  J 
Antimicrob Chemother, 56 (3), 455‐62. 
7. Moise  PA,  Sakoulas  G,  Forrest  A,  Schentag  JJ.  (2007) 
ʺVancomycin in vitro bactericidal activity and its relationship 
to efficacy in clearance of methicillin‐resistant Staphylococcus 
aureus bacteremiaʺ. Antimicrob Agents Chemother, 51 (7), 2582‐
6. 
8. Nguyễn Duy Phong, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Lê Như Tùng 
(2010)  ʺĐặc  điểm nhiễm  khuẩn  huyết do  vi  khuẩn  ở  bệnh 
nhân nhiễm HIV/AIDS điều  trị  tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. 
Hồ Chí Minh năm 2005‐2006ʺ. Y Học TP. Hồ Chí MInh, Tập 14 
(Phụ bản số 1), 464‐463. 
9. Nguyễn  Sử  Minh  Tuyết,  Vũ  Thị  Châu  Hải,  Trương  Anh 
Dũng, Lê Thị Tuyết Nga (2009) ʺKhảo sát vi khuẩn gây nhiễm 
trùng bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Địnhʺ. Tạp chí Y 
Học TP. Hồ Chí Minh., Tập 13 (Số 6), 295‐300. 
10. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình  (2005)  ʺĐề kháng kháng 
sinh  của  Staphylococcus  aureus  và  hiệu  quả  in‐vitro  của 
Linezolid  ‐ Kết  quả  từ  nghiên  cứu  đa  trung  tâm  trên  235 
chủng phân lậpʺ. Y học thực hành, 513, p. 244‐248. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  268
11. Richter SS, Satola SW, Crispell EK, Heilmann KP, Dohrn CL, 
Riahi  F,  A  Costello  J,  Doern  GV.  (2011)  ʺDetection  of 
Staphylococcus  aureus  isolates  with  heterogeneous 
intermediate‐level  resistance  to  vancomycin  in  the  United 
Statesʺ. J Clin Microbiol, 49 (12), 4203‐7. 
12. Satola  SW,  Lessa  FC,  Ray  SM,  Bulens  SN,  Lynfield  R, 
Schaffner W, Dumyati G, Nadle  J, Patel  JB.  (2011)  ʺClinical 
and  laboratory  characteristics  of  invasive  infections  due  to 
methicillin‐resistant  Staphylococcus  aureus  isolates 
demonstrating  a  vancomycin  MIC  of  2  micrograms  per 
milliliter:  lack  of  effect  of  heteroresistant  vancomycin‐
intermediate  S.  aureus  phenotypeʺ.  J Clin Microbiol,  49  (4), 
1583‐7. 
13. Sieradzki K, Roberts RB, Haber SW, Tomasz A.  (1999)  ʺThe 
development  of  vancomycin  resistance  in  a  patient  with 
methicillin‐resistant Staphylococcus aureus infectionʺ. N Engl 
J Med, 340 (7), 517‐23. 
14. Trần  Thị  Thanh  Nga  (2010)  ʺNhiễm  khuẩn  và  đề  kháng 
kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008‐2009ʺ. Y Học TP. 
Hồ Chí MInh, Tập 14 (Phụ bản số 2), 690‐694. 
15. Walraven CJ, North MS, Marr‐Lyon L, Deming P, Sakoulas G, 
Mercier RC. (2011) ʺSite of  infection rather than vancomycin 
MIC  predicts  vancomycin  treatment  failure  in  methicillin‐
resistant  Staphylococcus  aureus  bacteraemiaʺ.  J  Antimicrob 
Chemother, 66 (10), 2386‐92. 
16. Wang  G,  Hindler  JF,  Ward  KW,  Bruckner  DA.  (2006) 
ʺIncreased  vancomycin  MICs  for  Staphylococcus  aureus 
clinical  isolates  from  a  university  hospital  during  a  5‐year 
periodʺ. J Clin Microbiol, 44 (11), 3883‐6. 
17. Wang  JL, Wang  JT, Sheng WH, Chen YC, Chang SC.  (2010) 
ʺNosocomial  methicillin‐resistant  Staphylococcus  aureus 
(MRSA)  bacteremia  in  Taiwan: mortality  analyses  and  the 
impact  of  vancomycin,  MIC  =  2  mg/L,  by  the  broth 
microdilution methodʺ. BMC Infect Dis, 10, 159.  
Ngày nhận bài         20/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_nhay_cam_vancomycin_cua_staphylococcus_aureu.pdf