Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano đồng trên gà

TÓM TẮT

Nano đồng (nCu) được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi và y

học. Trong chăn nuôi, nCu có vai trò như là một phụ gia kích thích tăng trưởng, kháng khuẩn

và ngăn ngừa tiêu chảy. Trong nghiên cứu này, gà được thử nghiệm bằng cách cho uống dung

dịch nước nCu với nồng độ 2 mg/L và 1.000 mg/L. Sau 5 tuần thử nghiệm, gà được đánh giá tỷ

lệ nuôi sống, khối lượng, hàm lượng Cu có trong huyết tương và mô gan và chỉ số sinh hóa

ALT, AST và creatinine có trong huyết tương. Kết quả cho thấy, nCu nồng độ 2 mg/L không

ảnh hưởng tới chức năng sinh lý ở gà. Tuy nhiên, lượng nCu 1.000 mg/L gây tồn đọng Cu và

tăng nồng độ ALT và AST trong máu làm rối loạn quá trình sinh lý ở trong cơ thể khiến cho gà

ốm yếu, chậm phát triển.

pdf 8 trang phuongnguyen 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano đồng trên gà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano đồng trên gà

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano đồng trên gà
TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2): 71–78 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2.13581 
 71 
EFFECTS OF COPPER NANOPARTICLES ON THE MORPHOLOGICAL 
AND PHYSIOLOGICAL CHANGES IN CHICKEN 
Nguyen Thi Xuan
1,2
, Phi Thi Thu Trang
1
, Le Thi Thu Hien
1,2,* 
1
Institute of Genome Research, VAST, Vietnam 
2
Graduate University of Science and Technology, VAST, Vietnam 
Received 22 January 2019, accepted 5 March 2019 
ABSTRACT 
Copper nanoparticles (nCu) have a wide range of applications in many different fields of life. In 
poultry farming, nCu is well-known as a feed additive to stimulate the development, a good 
antimicrobial agent and a suppressor of diarrhea. The aim of this study is to perform the analysis 
of biosafety of nCu. In this study, chickens were treated with drinking water containing 2 mg/L 
or 1,000 mg/L nCu. After 5 weeks of treatment, the survival rate, dry body weight, Cu content in 
serum and liver tissues of chickens were examined. Liver and kidney functions were also 
determined by measuring serum levels of ALT, AST, and creatinine. As a result, chickens treated 
with drinking containing 2 mg/L nCu had no changes in liver and kidney functions as well as 
their body weights. However, treatment of chickens with 1,000 mg/L nCu caused accumulationof 
Cu in the serum and liver and increase of the serum levels of ALT and AST compared with 
control group. Apparently they sick and did not develop properly. In conclusion, nCu 
concentration at 2 mg/L may be recommended for the agricultural, feed and medicine 
formulations to meet biological safety. 
Keywords: ALT, AST, creatinine, nCu, chicken. 
Citation: Nguyen Thi Xuan, Phi Thi Thu Trang, 2019. Effects of copper nanoparticles on the morphological and 
physiological changes in chicken. Tap chi Sinh hoc, 41(2): 71–78. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n2.13581. 
*Corresponding author email: hienlethu@igr.ac.vn 
©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2): 71–78 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2.13581 
 72 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA 
DUNG DỊCH NANO ĐỒNG TRÊN GÀ 
Nguyễn Thị Xuân1,2, Phí Thị Thu Trang1, Lê Thị Thu Hiền1,2,* 
1
Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
2
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
Ngày nhận bài 22-1-2019, ngày chấp nhận 5-3-2019 
TÓM TẮT 
Nano đồng (nCu) được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi và y 
học. Trong chăn nuôi, nCu có vai trò như là một phụ gia kích thích tăng trưởng, kháng khuẩn 
và ngăn ngừa tiêu chảy. Trong nghiên cứu này, gà được thử nghiệm bằng cách cho uống dung 
dịch nước nCu với nồng độ 2 mg/L và 1.000 mg/L. Sau 5 tuần thử nghiệm, gà được đánh giá tỷ 
lệ nuôi sống, khối lượng, hàm lượng Cu có trong huyết tương và mô gan và chỉ số sinh hóa 
ALT, AST và creatinine có trong huyết tương. Kết quả cho thấy, nCu nồng độ 2 mg/L không 
ảnh hưởng tới chức năng sinh lý ở gà. Tuy nhiên, lượng nCu 1.000 mg/L gây tồn đọng Cu và 
tăng nồng độ ALT và AST trong máu làm rối loạn quá trình sinh lý ở trong cơ thể khiến cho gà 
ốm yếu, chậm phát triển. 
Từ khóa: ALT, AST, creatinine, nano đồng. 
*Địa chỉ liên hệ email: hienlethu@igr.ac.vn 
MỞ ĐẦU 
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học về hạt 
nano đã có những tiến bộ vượt bậc và nhanh 
chóng nhờ những ứng dụng rộng rãi trong 
nhiều lĩnh vực như điện tử, mỹ phẩm, nông 
nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y học và các 
lĩnh vực khác (Suh et al., 2009). So với các 
loại kim loại thường có kích thước lớn, hạt 
nano có các đặc tính sinh học, vật lý và hóa 
học ưu việt thuận lợi cho quá trình trao đổi 
chất của sinh vật, hoạt động của các enzyme 
trong cơ thể và khả năng hấp thụ các nguyên 
tố khoáng nên các loại hạt nano có tiềm năng 
ứng dụng cao (Aillon et al., 2009). Hạt nano 
bạc được sử dụng trong phòng và tiêu diệt 
nấm, vi khuẩn gây bệnh gia súc, gia cầm 
(Dobrzanski, 2010). 
Để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, kích thích 
tăng trưởng và làm tăng sức đề kháng của lợn, 
thức ăn thường được bổ sung Zn dưới dạng 
ZnO (You, 2012). Tuy nhiên, hạt nano có kích 
thước nhỏ cũng có thể xâm nhập vào cơ thể 
thông qua đường hô hấp, hấp thụ hoặc tiếp xúc 
qua da, tiếp cận các màng sinh học, tế bào, mô 
và phá hủy cấu trúc DNA, hay làm chết tế bào 
(Khan et al., 2015). Cùng với những ứng dụng 
rộng rãi của hạt nano trong nhiều lĩnh vực của 
đời sống, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào 
việc đánh giá ảnh hưởng của hạt nano đến sức 
khỏe con người và môi trường. 
Đồng (Cu) là một nguyên tố vi lượng cần 
thiết trong chức năng sinh lý bình thường ở cơ 
thể người, động vật và thực vật bao gồm sự 
hình thành hemoglobin, chuyển hóa thuốc, 
chuyển hóa carbohydrate, sinh tổng hợp 
catecholamine và chống lại quá trình oxy hóa 
(Uauy et al., 1998). Hiện nay, nano Cu (nCu) 
đã được sử dụng rộng rãi và khẳng định được 
vai trò quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt 
là khả năng tiêu diệt nấm và các vi khuẩn gây 
bệnh. Bên cạnh đó, hạt oxit Cu hoạt động như 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano 
 73 
chất kháng khuẩn tiềm năng chống lại các vi 
sinh vật truyền bệnh như Syphillis typhus, 
Escherichia coli, Bacillus subtilis, 
Pseudomonas aeruginosa, Vibria cholera 
(Cho et al., 2012; Bondarenko et al., 2013). 
Vì vậy, các hạt nCu và nCu oxide được ứng 
dụng rộng rãi trong ngành y sinh học và làm 
chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi. Tuy 
nhiên, nồng độ Cu tích lũy vượt quá mức cho 
phép sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể như gây 
phản ứng viêm, tán huyết, đau dạ dày và tổn 
thương chức năng ở gan và thận (Galhardi et 
al., 2004). 
Mặc dù việc ứng dụng hạt nCu trong y 
sinh có một tiềm năng lớn, nhưng các nghiên 
cứu về độc tính của hạt nCu và Cu oxide chủ 
yếu được thực hiện trong phòng thí nghiệm. 
Các nghiên cứu cho thấy các hạt nCu ở nồng 
độ cao gây độc trên các dòng tế bào khác nhau 
(Cho et al., 2012). Một số nghiên cứu khác 
cũng chỉ ra sự dư thừa Cu trong cơ thể cũng 
có thể gây phản ứng viêm do kích thích các 
phân tử tín hiệu trung gian như yếu tố nhân 
kappa B (NF-κB) (Li et al., 2017), dẫn đến sự 
xâm nhập và kích hoạt các tế bào miễn dịch ở 
các cơ quan bị viêm (Chen et al., 2015). Sau 
khi được kích hoạt, các tế bào miễn dịch sản 
sinh một lượng lớn các chất trung gian và các 
cytokin gây viêm làm tổn thương lâm sàng 
các loại mô sống khác nhau (Xuan et al., 2015). 
Các hạt nCu dư thừa trong cơ thể động vật làm 
cho nồng độ ALT (alanine transaminase) và 
AST (asparate transaminase) ở gan và nồng 
độ creatinine ở thận tăng hoặc giảm bất 
thường dẫn đến sự tổn thương trầm trọng của 
hai cơ quan này (Meng et al., 2007). Sự tích tụ 
của Cu trong hệ thống tuần hoàn máu và các 
cơ quan khác trong cơ thể có thể gây ra chứng 
rối loạn trong quá trình phát triển. Vì vậy, cần 
nghiên cứu mức độ an toàn sinh học của Cu 
với mục đích dùng làm thức ăn chăn nuôi với 
các liều lượng khác nhau (Subramanian et al., 
2002; Worthington et al., 2013). 
Trong nghiên cứu này, dung dịch nCu 
được đánh giá an toàn trực tiếp trên gà bằng 
cách cho uống với nồng độ 2 mg/L và 
1.000 mg/L. Sự phát triển thể trạng, sự tích 
lũy Cu trong gan và huyết tương cũng như các 
chỉ số sinh hóa gan, thận của gà được phân 
tích nhằm đánh giá mức độ an toàn sinh học 
của dung dịch nCu khi sử dụng trực tiếp với 
nồng độ khác nhau. 
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Sử dụng dung dịch nCu ở các nồng độ 
2 mg/L và 1.000 mg/L do Viện Công nghệ môi 
trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam cung cấp, trong đó các hạt nCu có 
kích thước khoảng 25–30 nm được làm tan đều 
trong nước bằng máy siêu âm (Ngo et al., 
2014). Nồng độ 2 mg/L thuộc ngưỡng nồng độ 
thấp được đơn vị sản xuất (Viện Công nghệ 
môi trường) khuyến cáo sử dụng cho các ứng 
dụng trong nông nghiệp. Nồng độ 1.000 mg/L 
thuộc ngưỡng nồng độ cao (gấp 500 lần) được 
sử dụng để so sánh, đánh giá an toàn hay tác 
động bất lợi của sản phẩm. Nghiên cứu được 
thực hiện trên 54 con gà Ri 7 ngày tuổi mua tại 
Công ty Hạt thóc vàng, Hà Nội. 
Đánh giá khả năng sinh trƣởng của gà 
Gà thử nghiệm được nuôi bằng gạo, ngô 
với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng 
bệnh thực hiện theo khuyến cáo của Trung 
tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện 
Chăn nuôi. Gà được nuôi đến khi có khối 
lượng mỗi con tương đối đồng đều, khoảng 
1,1 kg, có thể chất khỏe mạnh, không bệnh 
tật, được lựa chọn và chia đều vào 3 lô, mỗi lô 
gồm 1 con. Lô 1 là nhóm đối chứng (ĐC) 
cho ăn thức ăn và nước uống bình thường. Lô 
2 là nhóm thí nghiệm 1 (TN1): xử lý gà bằng 
cách cho uống dung dịch nCu với nồng độ 
2 mg/L. Lô 3 là nhóm thí nghiệm 2 (TN2): xử 
lý gà bằng cách cho uống dung dịch nCu với 
nồng độ 1.000 mg/L. Số gà ở mỗi lô được 
chia đều vào 3 ô chuồng. Dung dịch nước 
uống được thay mới hàng ngày sau 12 giờ. 
Thời gian tiến hành thí nghiệm là 5 tuần. Kết 
thúc thí nghiệm, gà được đánh giá tỷ lệ nuôi 
sống, tỷ lệ ốm/chết và khối lượng cơ thể. Sau 
đó, gà được mổ để đánh giá cảm quan và cân 
khối lượng từng bộ phận gan và thận. 
Xét nghiệm sinh hóa đối với huyết tƣơng 
Gà được thu mẫu máu (2 mL/con) và giữ 
trong ống EDTA. Mẫu máu ly tâm ở 5.000 
vòng/phút trong 10 phút ở 4oC để thu huyết 
Nguyen Thi Xuan et al. 
 74 
tương và bảo quản ở (-)20oC cho đến khi tiến 
hành thí nghiệm đo chỉ số sinh hóa ALT, AST 
và creatinine. 
Các xét nghiệm sinh hóa đối với huyết 
tương gà được thực hiện trên máy phân tích 
sinh hóa tự động Hitachi 7180 Biochemistry 
Automatic Analyser (Hitachi Ltd., Nhật Bản) 
bao gồm xác định nồng độ AST, ALT và 
creatinine. 
Xác định hàm lƣợng kim loại Cu có trong 
mô gan và huyết tƣơng gà 
Hàm lượng Cu có trong mô gan và huyết 
tương gà được phân tích bằng máy khối phổ 
plasma cao tần (ICP-MS) của Hãng Agilent 
Technologies (Hoa Kỳ). Mẫu được sử dụng 
với khối lượng như nhau ở các điều kiện thí 
nghiệm và được phân hủy bởi dung dịch 67% 
HNO3 và 30% H2O2 được đóng trong túi thủy 
tinh nhỏ. Sau 2 ngày, mỗi dung dịch phân hủy 
thu được đem đun ở nhiệt độ 80oC để làm bay 
hơi lượng acid còn trong dung dịch, bổ sung 
acid nitric 2% vào mẫu có chứa mô gan gà để 
đạt thể tích 10 mL và mẫu có chứa huyết 
tương để đạt thể tích 1 mL. Hàm lượng Cu có 
trong các mẫu được phân tích bằng hệ thống 
ICP-MS. 
Kết quả của nghiên cứu được xử lý thống 
kê theo phương pháp student t-test hoặc 
ANOVA. Sự khác biệt có ý nghĩa khi giá trị 
của P < 0,05. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Đánh giá tỷ lệ nuôi sống và sự thay đổi thể 
trọng của gà 
Trong quá trình thử nghiệm, gà được theo 
dõi đánh giá về hình thái cũng như hoạt động 
tại các lô thử nghiệm. Kết quả cho thấy, trong 
quá trình nuôi, gà tại lô TN1 và lô ĐC đều ăn 
uống, hoạt động, có phân và nước tiểu bình 
thường, không có biểu hiện ủ rũ, kém ăn. Tuy 
nhiên, khi đánh giá biểu hiện của gà tại lô 
TN2, gà sau uống nước chứa nCu hàm lượng 
1.000 mg/L có biểu hiện ăn kém hơn so với 
hai lô còn lại. 
Hình 1. Khối lượng của gà sau 5 tuần cho 
uống nước có chứa dung dịch nCu ở các lô 
thử nghiệm 
Về tỷ lệ nuôi sống của gà, kết quả sau 5 
tuần thí nghiệm cho thấy, trong 3 lô thử 
nghiệm, mỗi lô đều có 1 con bị chết vào tuần 
thứ 2 của đợt thử nghiệm. Sau 5 tuần thử 
nghiệm, khối lượng của 17 con gà trong mỗi 
lô thử nghiệm được đánh giá (bảng 1). 
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sự 
thay đổi cân nặng của các cá thể gà ở lô 
TN1 và lô ĐC không có sự khác biệt (P = 
0,233 > 0,05). Tuy nhiên, khi so sánh trọng 
lượng của gà ở lô TN2 và lô ĐC, chúng tôi 
thấy có sự khác biệt rõ rệt, khối lượng của 
gà ở lô TN2 thấp hơn so với gà ở lô ĐC (P 
= 0,0004 < 0,05). 
Bảng 1. Khối lượng của gà sau 5 tuần cho uống nước chứa nCu từ các lô thử nghiệm 
Lô 
Khối lượng trung bình (kg) 
Khối lượng thay đổi trung bình sau 5 tuần nuôi 
Ban đầu Sau 5 tuần nuôi 
ĐC 1,100 ± 0,050 1,715 ± 0,019 0,615 ± 0,076 
TN1 1,110 ± 0,016 1,688 ± 0,047 0,578 ± 0,045 
TN2 1,150 ± 0,025 1,482 ± 0,108 0,332 ± 0,059 
Kết quả trên cho thấy, sau 5 tuần thử 
nghiệm, gà tại lô TN 2 chậm phát triển hơn so 
với gà ở lô TN 1 và lô ĐC. Điều này có thể 
được giải thích do gà được uống nước chứa nCu 
cơ thể gà thử nghiệm. 
Hình 1: Khối lƣợng của gà sau 5 tuần cho uống nƣớc có chứa dung dịch nCu ở các lô thử 
nghiệm 
P = 0,233
P = 0,0004
K
h
ố
i l
ư
ợ
n
g 
tr
u
n
g 
b
ìn
h
 c
ủ
a 
gà
 (
kg
)
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano 
 75 
ở nồng độ 1.000 mg/L có thể ảnh hưởng đến 
quá trình chuyển hóa trong cơ thể và sự phát 
triển của gà. Để đánh giá, chúng tôi tiến hành 
thu thập máu ngoại biên để tách huyết tương, 
thu gan và thận trong cơ thể gà thử nghiệm. 
Xác định hàm lƣợng Cu trong huyết tƣơng 
và gan gà 
Để xác định nguyên nhân chính khiến gà 
chậm tăng cân hơn so với bình thường, chúng 
tôi đã tiến hành đo hàm lượng Cu có trong 
huyết tương gà bằng phương pháp ICP-MS. 
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự tích lũy 
Cu vượt mức cho phép trong các cơ quan của 
cơ thể có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của 
động vật và là nguyên nhân dẫn đến một số 
căn bệnh nguy hiểm (Galhardi et al., 2004; 
Rout et al., 2013). Hiện nay, một số công bố 
cho thấy khi tăng nhẹ nồng độ Cu trong thức 
ăn có thể làm giảm nồng độ cholesterol và 
triglyceride trong máu của gà (Rahman et al., 
2001; Skrivanova, 2004), nhưng hàm lượng 
nano Cu trong huyết tương tăng có thể làm 
tăng nồng độ calcium (Ca), phosphorus (P) và 
sắt (Fe) có trong gà thịt (Mroczek-Sosnowska 
et al., 2013). Tương tự, thể trọng của gà, hàm 
lượng Cu có trong huyết tương (A) và gan (B) 
ở gà trong TN1 so với lô ĐC không có sự 
khác biệt (hình 2). Các nghiên cứu trước đây 
cũng đã chỉ ra khi cho gà uống nước chứa Cu 
có hàm lượng từ 5 đến 15 mg/L sẽ không gây 
ảnh hưởng tới nồng độ Cu có trong huyết 
tương gà (Ognik et al., 2016). Tuy nhiên, ở 
TN2, khi cho gà uống nước chứa nCu nồng độ 
1.000 mg/L, hàm lượng Cu tích lũy trong 
huyết tương (A) và gan (B) tăng đáng kể so 
với nhóm đối chứng (P < 0,05), sự khác biệt 
này có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, khi cho gà 
uống nước chứa nCu nồng độ 1.000 mg/L gây 
ra hiện tượng ứ đọng Cu trong huyết tương và 
gan gà. Điều này dẫn tới bệnh lý khiến gà kém 
ăn, quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng bị 
ảnh hưởng và gà phát triển và tăng trưởng 
chậm. Các nghiên cứu trước đây cũng cho 
thấyviệc cho gà uống nước chứa nCu có hàm 
lượng cao sẽ khiến nồng độ Cu có trong huyết 
tương tăng cao, khiến Cu tích tụ trong ruột 
làm giảm khả năng hấp thụ Ca và kẽm (Zn) 
trong cơ thể gà (Ognik et al., 2016). 
Hình 2. Nồng độ Cu trong huyết tương (A) và gan (B) gà đo được 
khi gà uống nước nCu ở các lô thử nghiệm 
Đánh giá hình thái và chức năng gan, thận 
của gà 
Sau khi thu thập mẫu mô gan, thận của gà, 
chúng tôi tiến hành đánh giá hình thái và khối 
lượng của mẫu gan gà thử nghiệm. Về hình 
thái và kích thước, kết quả cho thấy không có 
sự khác biệt giữ 3 lô gà thử nghiệm. Tương tự, 
khối lượng của gan và thận ở lô gà thử 
nghiệm ở TN1 và TN2 so với lô ĐC cũng 
không có sự khác biệt (P > 0,05) (bảng 2). 
Để đánh giá mức độ tổn thương gan và 
thận ở gà, chúng tôi đã tiến hành phân tích các 
chỉ số sinh hóa ALT, AST và creatinine trong 
mẫu huyết tương. Kết quả cho thấy, tại lô 
TN1 khi so sánh với lô ĐC nồng độ ALT, 
AST gần như không thay đổi (hình 3A, 3B). Ở 
lô TN2, khi gà được uống nước chứa dung 
dịch nCu có nồng độ 1.000 mg/L, nồng độ 
enzyme ALT, AST cao hơn rất nhiều so với lô 
ĐC, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 
Nguyen Thi Xuan et al. 
 76 
0.05). Như vậy, chức năng gan của gà bị ảnh 
hưởng sau 5 tuần cho gà uống nước chứa 
dung dịch nCu có nồng độ 1.000 mg/L. Kết 
quả này tương tự với kết luận của Uauy et al. 
(200 ) đã chỉ ra việc sử dụng nCu có hàm 
lượng 1.000 mg/L sẽ gây tổn thương chức 
năng gan. 
Bảng 2. Khối lượng của gan, thận gà ở các lô thử nghiệm 
Lô 
Gan Thận 
Khối lượng (g) Giá trị P Khối lượng (g) Giá trị P 
ĐC 13,56 ± 0,41 4,145 ± 0,634 
TN1 12,25 ± 0,86 0,278 4,048 ± 0,966 0,864 
TN2 11,86 ± 0,77 0,334 4,143 ± 0,204 0,995 
Hình 3. Nồng độ enzyme ALT (A), enzyme AST (B) và creatinine (C) 
trong huyết tương gà ở các lô thử nghiệm 
Ngoài ra, để đánh giá chức năng thận của 
gà, chúng tôi đã đo hàm lượng creatinine có 
trong huyết tương gà. Kết quả cho thấy, 
không có sự khác biệt về hàm lượng 
creatinine giữa các lô thí nghiệm và lô ĐC (P 
> 0,05) (hình 3C). Như vậy, khi gà uống 
nước chứa dung dịch nCu có nồng độ 2 mg/L 
và 1.000 mg/L chưa gây ảnh hưởng đến chức 
năng thận của gà sau 5 tuần thử nghiệm. 
KẾT LUẬN 
Việc sử dụng trực tiếp dung dịch nCu 
trong chăn nuôi gà với hàm lượng 2 mg/L 
không gây ảnh hưởng đến thể trọng, hình thái 
cũng như chức năng gan, thận gà. Tuy nhiên, 
sử dụng nCu với hàm lượng cao 1.000 mg/L 
có thể gây tổn thương gan do hàm lượng Cu ứ 
đọng trong máu và gan cao gây ra các rối loạn 
sinh lý trong cơ thể gà, khiến chúng chậm 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dung dịch nano 
 77 
phát triển. Nghiên cứu về ảnh hưởng nCu 
trong khẩu phần nước uống tới chức năng sinh 
lý của gà thử nghiệm góp phần tăng cường 
hiểu biết về cơ chế bệnh sinh gây ra do tác 
động từ sự tích lũy quá cao của Cu trong cơ 
thể, đây là cơ sở để sử dụng nCu như một chất 
phụ gia với nồng độ thích hợp phục vụ chăn 
nuôi, trồng trọt hay chăm sóc sức khỏe y tế 
cộng đồng. 
Lời cảm ơn: Công trình được thực hiện dưới 
sự hỗ trợ kinh phí của Dự án Khoa học công 
nghệ trọng điểm cấp Viện Hàn lâm Khoa học 
Công nghệ Việt Nam Nghiên cứu ứng dụng 
công nghệ nano trong nông nghiệp”; Hợp 
phần IV: Nghiên cứu cơ chế tác động và 
đánh giá an toàn sinh học của các chế phẩm 
nano được nghiên cứu trong dự án”, mã số: 
VAST.TĐ.NANO.04/15–18. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Aillon K. L., Xie Y., El-Gendy N., Berkland 
C. J., Forrest M. L., 2009. Effects of 
nanomaterial physicochemical properties 
on in vivo toxicity. Adv. Drug. Deliv. 
Rev., 61: 457–466. 
Bondarenko O., Juganson K., Ivask A., 
Kasemets K., Mortimer M., Kahru A., 
2013. Toxicity of Ag, CuO and ZnO 
nanoparticles to selected environmentally 
relevant test organisms and mammalian 
cells in vitro: a critical review. Arch. 
Toxicol., 87: 1181–1200. 
Chen G. F., Sudhahar V., Youn S. W., Das A., 
Cho J., Kamiya T., Urao N., McKinney R. 
D., Surenkhuu B., Hamakubo T., Iwanari 
H., Li S., Christman J. W., Shantikumar 
S., Angelini G. D., Emanueli C., Ushio-
Fukai M., Fukai T., 2015. Copper 
transport protein antioxidant-1 promotes 
inflammatory neovascularization via 
chaperone and transcription factor 
function. Sci. Rep., 5: 14780. 
Cho W. S., Duffin R., Poland C. A., Duschl 
A., Oostingh G. J., Macnee W., Bradley 
M., Megson I. L., Donaldson K., 2012. 
Differential pro-inflammatory effects of 
metal oxide nanoparticles and their 
soluble ions in vitro and in vivo; zinc and 
copper nanoparticles, but not their ions, 
recruit eosinophils to the lungs. 
Nanotoxicology, 6: 22–35. 
Dobrzanski Z. Z. K., Patkowska-Sokola B., 
Nowakowski P., Janczak M., Sobczak A., 
Bodkowski R., 2010. The effectiveness of 
nanosilver and mineral sorbents in the 
reduction of ammonia emissions from 
livestock manure. Przemysł Chemiczny, 4: 
348–351. 
Galhardi C. M., Diniz Y. S., Faine L. A., 
Rodrigues H. G., Burneiko R. C., Ribas B. 
O., Novelli E. L., 2004. Toxicity of copper 
intake: lipid profile, oxidative stress and 
susceptibility to renal dysfunction. Food. 
Chem. Toxicol., 42: 2053–2060. 
Khan S., Chauhan N., Yallapu M. M., Ebeling 
M. C., Balakrishna S., Ellis R. T., 
Thompson P. A., Balabathula P., Behrman 
S. W., Zafar N., Singh M. M., Halaweish 
F. T., Jaggi M., Chauhan S. C., 2015. 
Nanoparticle formulation of ormeloxifene 
for pancreatic cancer. Biomaterials, 53: 
731–743. 
Li S., Zhao H., Wang Y., Shao Y., Li J., Liu 
J., Xing M., 2017. The inflammatory 
responses in Cu-mediated elemental 
imbalance is associated with 
mitochondrial fission and intrinsic 
apoptosis in Gallus gallus heart. 
Chemosphere, 189: 489–497. 
Meng H., Chen Z., Xing G., Yuan H., Chen 
C., Zhao F., Zhang C., Zhao Y., 2007. 
Ultrahigh reactivity provokes 
nanotoxicity: explanation of oral toxicity 
of nano-copper particles. Toxicol. Lett., 
175: 102–110. 
Mroczek-Sosnowska N., Batorska M., 
Lukasiewicz M., Wnuk A., Sawosz E., 
Jaworski S., Niemiec J., 2013. Effect of 
nanoparticles of copper and copper sulfate 
administered in ovo on hematological and 
biochemical blood markers of broiler 
chickens. Ann. Warsaw Univ. of Life Sci.-
SGGW, Anim. Sci., 52: 141–149. 
Ngo Q. B., Dao T. H., Nguyen H. C, Tran X. 
T., Nguyen T. V, Khuu T. D, Huynh T. 
Nguyen Thi Xuan et al. 
 78 
H., 2014. Effects of nanocrystalline 
powders (Fe, Co, and Cu) on the 
germination, growth, crop yield and 
product quality of Soybean (DT-51). Adv. 
Nat. Sci. Nanosci. Nanotechnol., 
5(1):015016. 
Ognik K., Stepniowska A., Cholewinska E., 
Kozlowski K., 2016. The effect of 
administration of copper nanoparticles to 
chickens in drinking water on estimated 
intestinal absorption of iron, zinc, and 
calcium. Poult. Sci., 95: 2045–2051. 
Rahman Z. U., Besbasi F., Afan A. M., 
Bengali E. A., Zendah M. I., Hilmy M., 
Mukhtar M. R., Jaspal S. A. S., Aslam 
N., 2001. Effects of copper supplement 
on haematological profiles and broiler 
meat composition. Int. J. Agric. Biol., 
203–205. 
Rout J. R., Ram S. S., Das R., Chakraborty 
A., Sudarshan M., Sahoo S. L., 2013. 
Copper-stress induced alterations in 
protein profile and antioxidant enzymes 
activities in the in vitro grown Withania 
somnifera L. Physiol. Mol. Biol. Plants, 
19: 353–361. 
Skrivanova M. S., Marounek M., Tumova E., 
Sevcikova S., 2004. Influence of dietary 
vitamin E and copper on fatty acid profile 
and cholesterol content of raw and 
cooked broiler meat. Czech J. Anim. Sci., 
49: 71–79. 
Subramanian I., Vanek Z. F., Bronstein J. M., 
2002. Diagnosis and treatment of 
Wilson’s disease. Curr. Neurol. Neurosci. 
Rep., 2: 317–323. 
Suh W. H., Suslick K. S., Stucky G. D., Suh 
Y. H., 2009. Nanotechnology, 
nanotoxicology, and neuroscience. Prog. 
Neurobiol., 87: 133–170. 
Uauy R., Maass A., Araya M., 2008. 
Estimating risk from copper excess in 
human populations. Am. J. Clin. Nutr., 
88: 867S–871S. 
Uauy R., Olivares M., Gonzalez M., 1998. 
Essentiality of copper in humans. Am. J. 
Clin. Nutr., 67: 952S–959S. 
Worthington K. L., Adamcakova-Dodd A., 
Wongrakpanich A., Mudunkotuwa I. A., 
Mapuskar K. A., Joshi V. B., Allan 
Guymon C., Spitz D. R., Grassian V. H., 
Thorne P. S., Salem A. K., 2013. Chitosan 
coating of copper nanoparticles reduces in 
vitro toxicity and increases inflammation 
in the lung. Nanotechnology, 24: 395101. 
Xuan N. T., Wang X., Nishanth G., Waisman 
A., Borucki K., Isermann B., Naumann 
M., Deckert M., Schluter D., 2015. A20 
expression in dendritic cells protects mice 
from LPS-induced mortality. Eur. J. 
Immunol., 45: 818–828. 
You Z. T., Hu H. C., Song J., Luan Z. S., 
2012. Effects of nano zinc oxide on 
performance, diarrhea, intestinal 
microflora and permeability of weanling 
pigs. Chin. J. Anim. Sci., 21: 43–46. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_anh_huong_cua_dung_dich_nano_dong_tren_ga.pdf