Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được quan
tâm bởi sự tác động ngày càng mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống của con người, đòi
hỏi sự thích ứng của mọi đối tượng trong xã hội. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh
giá khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long
(thành thị và nông thôn) theo 5 mức độ: kém, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Bằng
phương pháp tổng hợp tài liệu, điều tra xã hội học và phân tích đa tiêu chí, KNTU
với BĐKH được xem xét trên 4 khía cạnh: (1) Con người, (2) Cơ sở vật chất, (3)
Năng lực tài chính và (4) Xã hội. Kết quả đánh giá cho thấy đa phần người dân có
KNTU với BĐKH ở mức khá, trong đó, thanh phố Vĩnh Long và huyện Tam Bình
lần lượt có KNTU cao nhất và thấp nhất toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mắt xích khiếm
khuyết trong KNTU với BĐKH của cộng đồng cũng được xác định, là cơ sở để
hoạch định các biện pháp cải thiện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long
Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng dân cư tỉnh Vĩnh Long.” 162 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TỈNH VĨNH LONG Lê Ngọc Tuấn1, Trần Thị Thuý2, Huỳnh Anh Kiệt3* Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được quan tâm bởi sự tác động ngày càng mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống của con người, đòi hỏi sự thích ứng của mọi đối tượng trong xã hội. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long (thành thị và nông thôn) theo 5 mức độ: kém, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, điều tra xã hội học và phân tích đa tiêu chí, KNTU với BĐKH được xem xét trên 4 khía cạnh: (1) Con người, (2) Cơ sở vật chất, (3) Năng lực tài chính và (4) Xã hội. Kết quả đánh giá cho thấy đa phần người dân có KNTU với BĐKH ở mức khá, trong đó, thanh phố Vĩnh Long và huyện Tam Bình lần lượt có KNTU cao nhất và thấp nhất toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mắt xích khiếm khuyết trong KNTU với BĐKH của cộng đồng cũng được xác định, là cơ sở để hoạch định các biện pháp cải thiện. Từ khóa: Khả năng thích ứng, Biến đổi khí hậu, Cộng đồng. 1. GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu (BĐKH) - mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng (NBD) - là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng là mối lo ngại hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các vùng đồng bằng và dải ven biển như đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với nguy cơ ngập khoảng 39% diện tích nếu nước biển dâng 1m [1]. Theo đó, tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội (KTXH) cần được đánh giá -cung cấp cơ sở để thực hiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, góp phần nâng cao khả năng thích ứng (KNTU) của hệ thống. Đánh giá KNTU với BĐKH là công tác quan trọng để xác định khả năng dễ bị tổn thương. Trong đó, cộng đồng dân cư (CĐDC) là đối tượng vừa chịu tác động, vừa thực thi các giải pháp ứng phó với BĐKH, theo đó, cần quan tâm đánh giá. KNTU của một hệ thống có thể được hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của con người như giáo dục, thu nhập, sức khỏe, thể chế và công nghệ [2]. Một số nghiên cứu về đánh giá KNTU thường dựa trên 4 khía cạnh [3-5]: (i) Con người [3, 6-11], (ii) Xã hội [3, 11-13], (iii) Cơ sở vật chất [14, 15] và (iv) Tài chính [5, 11, 16]. Từ cách tiếp cận và các khía cạnh thể hiện KNTU nêu trên, việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng khía cạnh là yếu tố quyết định độ tin cậy của kết quả đánh giá. Các phương pháp đánh giá KNTU với BĐKH thường được sử dụng như: (i) Phương pháp đánh giá bằng chỉ số [17], (ii) Phương pháp đánh giá bằng chi phí - lợi ích [18], (iii) Phương pháp phân tích ma trận đa mục tiêu [18]. Nhìn chung, tùy vào mục tiêu và quy mô nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một cách phù hợp. Vĩnh Long là một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở hạ lưu sông Mê Kông. Các điều kiện canh tác, cơ sở hạ tầng, kinh tế cũng như tập quán sinh sống gắn kết mật thiết với thiên nhiên nên rất nhạy cảm với các tác động của BĐKH và thiên tai. Trong khi đó, Vĩnh Long là khu vực được cảnh báo là ngập nặng nhất trong bối cảnh nước biển ngày càng dâng cao [1]. Thời Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 163 gian đất bị ngập trung bình từ 2 – 4 tháng. Ngoài ra, xâm nhập mặn (XNM) cũng là vấn đề đáng quan tâm khi diễn biến độ mặn cực đại theo không gian trên các con sông chính tỉnh Vĩnh Long tăng dần qua các năm (2007-2016) và ngày càng lấn sâu vào nội địa. Các thiên tai như sạt lở, giông lốc, hạn hán cũng xảy ra khá thường xuyên [19], theo đó là nguy cơ gây tác động nghiêm trọng đến đời sống của CĐDC, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Vì vậy, việc đánh giá KNTU với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở hoạch định các chính sách, chiến lược, biện pháp thích ứng phù hợp trong từng điều kiện cụ thể, góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung phân tích KNTU với BĐKH của CĐDC thuộc 06 huyện (Trà Ôn, Tam Bình, Bình Tân, Mang Thít, Long Hồ, Vũng Liêm), thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh. 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Các tài liệu, số liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, KTXH, tình hình BĐKH, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được thu thập từ các cơ quan hữu quan tại địa phương, đảm bảo độ tin cậy phục vụ nghiên cứu. 2.2. Phương pháp điều tra khảo sát Được áp dụng để ghi nhận nhận thức của CĐDC về BĐKH và các thông tin có liên quan – tạo cơ sở đánh giá KNTU với BĐKH. Nhận thức về BĐKH được đánh giá thông qua các khía cạnh: (i) Nguyên nhân gây ra BĐKH; (ii) Biểu hiện của BĐKH; (iii) Mối quan hệ của hiệu ứng nhà kính và BĐKH và (iv) Các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH Khu vực khảo sát bao gồm: khu vực đô thị (TP Vĩnh Long) và nông thôn (huyện Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm) –đây cũng là nơi chịu tác động đáng kể bởi XNM và ngập lụt. Cụ thể: phường 1, phường 5 và phường Tân Hòa (TP Vĩnh Long); Thị trấn Tam Bình, xã Hòa Thạnh và xã Phú Thịnh (huyện Tam Bình); Thị trấn Trà Ôn, xã Tích Thiện và xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn); Thị trấn Vũng Liêm, xã Quới Thiện và xã Trung Nghĩa (huyện Vũng Liêm). Số lượng phiếu khảo sát: 600 phiếu khả sát được thực hiện (phân bố 150 phiếu/khu vực với độ tin cậy 92%). 21 * N n N e Trong đó: n - Số đơn vị tổng thể mẫu N - Số đơn vị tổng thể chung e - Phạm vi sai số chọn mẫu 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Phần mềm Excel được ứng dụng để xử lý thông tin từ phiếu khảo sát. Trên cơ sở phiếu khảo sát nhận thức và KNTU của cán bộ quản lý về BĐKH, thực hiện đánh giá (chuẩn hóa) các nhận định (phương án trả lời) (chi tiết không được trình bày trong báo cáo này). Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng dân cư tỉnh Vĩnh Long.” 164 2.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí Được áp dụng để đánh giá KNTU với BĐKH của CĐDC tỉnh Vĩnh Long thông qua việc cho điểm các tiêu chí (Bảng 1) với các mức độ khác nhau (bảng 2). Bảng 1. Các tiêu chí đánh giá KNTU với BĐKH của CĐDC. Đối tượng Nhóm tiêu chí Tiêu chí thành phần Ký hiệu Cộng đồng dân cư Con người [3-5] Nhận thức về BĐKH [13] CN1 Tỷ lệ tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH [11] CN2 Tỷ lệ người dân sinh sống ở nơi bị ảnh hưởng BĐKH có kinh nghiệm thích ứng [16] CN3 Tài chính [3-5] Thu nhập bình quân đầu người [5] TC1 Sự hỗ trợ của chính quyền trong việc khắc phục thiên tai [16] TC2 Cơ sở vật chất (CSVC) [3-5] Giao thông [20] VC1 Công trình thủy lợi [20] VC2 CSVC nội tại, gồm: Cấu trúc nhà ở; Tỷ lệ người dân sử dụng mạng lưới điện quốc gia; Tỷ lệ người dân tiếp cận với nguồn nước tập trung; Khả năng tiếp cận thông tin [21] VC3 Xã hội [3-5] Tỷ lệ Giáo viên/Học sinh [3] XH1 Tỷ lệ Nhân viên y tế/Dân số [3] XH2 Tỷ lệ lao động có việc làm [11] XH3 Tỷ lệ được tuyên truyền về BĐKH [13] XH4 Trọng số giữa các tiêu chí thành phần và giữa các nhóm tiêu chí được quy ước bằng nhau, tức là: chỉ số ACnhóm được tính toán bằng trung bình cộng của chỉ số ACthành phần; tương tự, chỉ số ACđối tượng được tính bằng trung bình cộng của chỉ số ACnhóm. Bảng 2. Thang điểm đánh giá KNTU với BĐKH [18]. Điểm số Mức độ đánh giá 0 – <1,5 KNTU kém, có nhiều thiếu sót, gây ảnh hưởng đến nhiều yếu tố 1,5 – <2,5 KNTU trung bình, có thiếu sót nhưng có thể khắc phục 2,5 – <3,5 KNTU khá, có thể có những thiếu sót nhưng không gây ảnh hưởng 3,5 – <4,5 KNTU tốt, có thể có thiếu sót nhưng không gây ảnh hưởng 4,5 – 5,0 KNTU rất tốt, không có thiếu sót Cách thức tính điểm tổng hợp: Các tiêu chí phụ và nhóm tiêu chí được xem xét với cùng trọng số, theo đó, điểm số đánh giá là trung bình cộng các điểm có liên quan. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đối với cộng đồng dân cư, tập trung phân tích NLTU với BĐKH của cộng đồng dân cư thông qua 4 khía cạnh chính: con người, tài chính, cơ sở vật chất và xã hội. 3.1. Con người 3.1.1. Nhận thức về BĐKH Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 165 Nhận thức của người dân được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, trong đó kiến thức và kinh nghiệm ứng phó với BĐKH được xem là những tiêu chí quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận thức về BĐKH của người dân trên địa bản tỉnh Vĩnh Long hiện chưa cao, chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị không đáng kể (tỷ lệ hiểu rõ lần lượt là 11% và 15%, tỷ lệ không hiểu là 42% và 41%) (hình 1). Trong số các khu vực khảo sát, tỷ lệ người dân hiểu rõ về BĐKH ở Tp Vĩnh Long cao hơn các khu vực khác; thấp nhất thuộc huyện Tam Bình. Hình 1. Kết quả đánh giá nhận thức về BĐKH của người dân thông qua phiếu khảo sát. 3.1.2. Tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH Chủ yếu thông qua việc đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai (71,75% - thành thị và 90,41% - nông thôn) và nạo vét kênh mương, đắp đê (27,27% - thành thị và 41,78% - nông thôn), trồng cây chịu mặn/hạn/ngập, tập huấn an toàn đường thủy, phương châm 4 tại chỗ (hình 2). Hình 2. Tỷ lệ (%) người dân tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH tại địa phương. Có thể nhận thấy, trong các hoạt động ứng phó với BĐKH, tỷ lệ người dân nông thôn tham gia nhiều hơn khu vực thành thị. Điều này có thể giải thích bởi đặc thù Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng dân cư tỉnh Vĩnh Long.” 166 canh tác, sự gắn kết với các điều kiện tự nhiên của cư dân nông thôn và dĩ nhiên là các hoạt động thích ứng tương thích. 3.1.3. Kinh nghiệm thích ứng với BĐKH Kết quả khảo sát cho thấy người dân ở khu vực nông thôn do khá thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai (ngập, sạt lở, XNM, hạn hán, bão lũ,...), gây thiệt hại trực tiếp đến sinh kế và đời sống nên có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn với các vấn đề liên quan đến BĐKH (hình 3). Hình 3. Tỷ lệ người dân có kinh nghiệm thích ứng với BĐKH. 3.2. Tài chính 3.2.1. Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầu người cao góp phần tăng KNTU với BĐKH, người dân có nhiều điều kiện tiếp xúc với các công cụ hỗ trợ phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai [5]. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, TP.Vĩnh Long là nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (khoảng 38,2 triệu đồng/năm); tiếp đến là các huyện như Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm (khoảng 26 – 26,9 triệu đồng/ năm), thấp nhất là huyện Tam Bình với 25,75 triệu đồng/năm. 3.2.2. Ngân sách địa phương cho hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH Nguồn tài chính này góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giảm thiếu những hành vi tiêu cực đồng thời chủ động khắc phục hậu quả. UBND huyện Mang Thít, Long Hồ, Bình Tân phân bổ tài chính cho sự nghiệp môi trường, phòng chống thiên tai, BĐKH... từ vốn sự nghiệp môi trường của địa phương, nguồn vốn hỗ trợ và cộng đồng đóng góp. Một số địa phương huy động được các nguồn tài trợ bên ngoài như ngân sách Trung ương, quỹ, các chương trình hỗ trợ cũng như các dự án đầu tư 3.3. Cơ sở vật chất 3.3.1. Cơ sở vật chất nội tại - Cấu trúc nhà ở: tác động không nhỏ đến khả năng giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Ở khu vực thành thị, phần lớn người dân có điều kiện sống tốt (89% có nhà cấp 4, có 2 lầu hoặc hơn 2 lầu) ; mặt khác, tỷ lệ nhà tạm ở thành thị cũng khá cao do di cư, chưa ổn định chỗ ở Đối với khu vực nông thôn, đa số người dân có nhà cấp 4 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 167 (90%), tỷ lệ nhỏ có nhà 2 lầu, còn lại là nhà tạm với điều kiện sống tương đối khó khăn và hạn chế. Vì vậy, khi có thiên tai, khu vực nông thôn thường bị thiệt hại nhiều hơn. - Tiện nghi trong sử dụng điện: Phần lớn người dân toàn tỉnh đều sử dụng mạng lưới điện quốc gia (trên 99%), trong đó, huyện Trà Ôn và Long Hồ chiếm tỷ lệ cao nhất (99,7%). - Tiện nghi trong sử dụng nước tập trung: Tỷ lệ người dân được tiếp cận nguồn nước sạch góp phần không nhỏ cho KNTU với BĐKH và thiên tai (giông bão, ngập lụt). Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân tỉnh Vĩnh Long đều đã tiếp cận nguồn nước sạch tập trung, cao nhất tại huyện Bình Tân (89,84%), thấp nhất là huyện Trà Ôn (29,8%). Một số nơi còn sử dụng nước ngầm, nước mặt như nguồn cung cấp chính. - Khả năng tiếp cận thông tin: thông qua các phương tiện truyền thông góp phần đáng kể trong việc thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH. Đa phần người dân tỉnh Vĩnh Long tiếp cận thông tin qua truyền hình cáp, kế tiếp là đài phát thanh, internet, sau cùng là báo chí và các phưng tiện khác. 3.3.2. Giao thông vận tải (GTVT) BĐKH tác động tiêu cực đến hạ tầng và hoạt động GTVT. Trong giai đoạn 2010 – 2014, ngành GTVT tỉnh Vĩnh Long từng bước thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hàng loạt các công trình cầu đường như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, đường tỉnh 902, 907, 908, 909... Việc mở rộng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện cũng được quan tâm thực hiện. Do tăng cao nhu cầu lưu thông, vận tải trong điều kiện phát triển kinh tế của địa phương nên áp lực của ngành trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. 3.3.3. Thủy lợi Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Long, nhiều công trình thủy lợi tại các địa phương được chú trọng đầu tư (trạm bơm, đê bao, hệ thống kênh rạch, cống,...) nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường mạng lưới giao thông thủy bộ ở các vùng nông thôn... Tuy nhiên, phần lớn các công trình còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến vật liệu, ảnh hưởng của thủy triều, kinh phí và thời gian sử dụng... theo đó là sự xuống cấp, xói lở cần khắc phục. 3.4. Xã hội 3.4.1. Giáo dục, y tế, lao động Giáo dục là yếu tố then chốt tác động đến nhận thức của CĐDC về BĐKH. Tỷ lệ giáo viên/học sinh giữa các địa phương chênh lệch không nhiều, cao nhất là huyện Vũng Liêm (0,074), thấp nhất là huyện Tam Bình (0,046) [22]. Điều kiện y tế (số bệnh viện, bác sĩ, y tá) đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần ngăn chặn bùng phát các loại dịch bệnh, cũng như các căn bệnh do việc biến đổi thời tiết hay thiên tai mang lại. Tp. Vĩnh Long – khu vực đô thị với những tiện nghi và lợi thế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, theo đó có tỷ lệ cán bộ y tế cao hơn hẳn các địa phương còn lại, thấp nhất là huyện Bình Tân và Long Hồ. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng dân cư tỉnh Vĩnh Long.” 168 Tỷ lệ người lao động có việc làm thể hiện việc người dân có khả năng tạo ra nguồn thu nhập ổn định, có nhiều điều kiện tiếp cận các thông tin, kiến thức liên quan đến ứng phó với BĐKH và thiên tai. Năm 2015, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long đạt 55% (tăng 10,2% so với năm 2014). Tại mỗi địa phương, huyện Bình Tân, Long Hồ có tỷ lệ lao động có việc làm cao nhất (tương ứng 62% và 61%), thấp nhất là Trà Ôn và Vũng Liêm. 3.4.2. Công tác truyền thông Tỷ lệ người dân được tuyên truyền về BĐKH là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá KNTU của cộng đồng. Phần lớn người dân ở cả thành thị và nông thôn chưa được tuyên truyền kiến thức, kỹ năng, biện pháp ứng phó BĐKH và thiên tai, nhất là tại TP Vĩnh Long. Đa số người dân được tuyên truyền về tiết kiệm nước, năng lượng và biện pháp bảo vệ môi trường (hình 4). Kết quả khảo sát còn cho thấy tỷ lệ người dân ở khu vực nông thôn chủ động tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH cao hơn so với thành thị. Hình 4. Tỷ lệ người dân chưa được tuyên truyền liên quan đến ứng phó BĐKH. Trên cơ sở đánh giá từng khía cạnh, NLTU với BĐKH của CĐDC tỉnh Vĩnh Long được đánh giá tổng hợp theo phương pháp đa tiêu chí và trình bày trong bảng 3, hình 5. Bảng 3. KNTU với BĐKH của CĐDC tỉnh Vĩnh Long. Huyện Con người Tài chính Cơ sở vật chất Xã hội Điểm Xếp loại CN 1 CN 2 CN 3 TC 1 TC 2 VC 1 VC 2 VC 3 XH1 XH2 XH3 XH 4 TP Vĩnh Long 3 2 3 4 4 3,5 3 1,5 2 4 3 3 3 Khá Tam Bình 3 1 2 2,75 4 3,5 2 4 1 2 1 1 2,3 TB Trà Ôn 4 2 2 3 3 3,25 2 4,5 3 2 1 1 2,6 Khá Vũng Liêm 3 1 2 3 3 3,25 2 4,5 3 2 1 1 2,4 Khá Mang Thít 3 2 2 3 4 3,75 2 3,5 2 2 1 3 2,6 Khá TX. Bình Minh 3 2 3 3,25 2 3,25 2 3 2 2 3 3 2,6 Khá Long Hồ 3 2 2 2,75 3 3,25 3 3,5 2 1 4 3 2,7 Khá Bình Tân 4 1 2 3,75 3 3,75 3 4 1 1 4 1 2,6 Khá KNTU của CĐDC tỉnh Vĩnh Long phần lớn ở mức khá, không có sự chênh lệch đáng kể giữa các địa phương, dao động từ 2,3 – 3 điểm, cao nhất tại Tp Vĩnh Long và thấp nhất tại huyện Tam Bình (Bảng 3). Các khía cạnh phần nào hạn chế KNTU của cộng đồng như: tỷ lệ tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH còn thấp (Tam Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 169 Bình, Vũng Liêm, Bình Tân), sự hỗ trợ của hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất còn thấp (Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Mang Thít, Bình Minh) và một số vấn đề xã hội khác như giáo dục, việc làm ở khu vực nông thôn Cải thiện các khiếm khuyết này là cơ sở quan trọng để nâng cao KNTU của cộng đồng dân cư, góp phần giảm nhẹ tính DBTT do BĐKH. Hình 5. KNTU với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy CĐDC tỉnh Vĩnh Long hầu hết có KNTU với BĐKH ở mức khá, cao nhất tại Tp Vĩnh Long, tiếp đến là huyện Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Minh, Măng Thít và thấp nhất là huyện Tam Bình. Trong đó, KNTU cao chủ yếu nhờ vào: thu nhập bình quân đầu người cao, cơ sở vật chất được đầu tư chu đáo, chú trọng công tác truyền thông về BĐKH, nhận thức của người dân ở mức tương đối tốt Tuy nhiên, một số tồn tại cần khắc phục liên quan đến ứng dụng công nghệ, kỹ thuật thích ứng với BĐKH, sự hạn chế của các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, kinh nghiệm trong ứng phó với thiên tai cũng như một số vấn đề xã hội khác tại khu vực nông thôn (giáo dục, việc làm). Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để hoạch định các giải pháp tăng cường KNTU, giảm nhẹ tác động của BĐKH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. [2]. Nick Brooks and w. Neil Adger, 2007. Assessing and Enhancing Adaptive Capacity. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng dân cư tỉnh Vĩnh Long.” 170 [3]. Ellis, 2000. Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries, Oxford: Oxford University Press. [4]. Ringler and G. A. Gbetibouo, 2009. Mapping South African Farming Sector Vulnerability to Climate Change and Variability: A Subnational Level Assessment. IFPRI Research Brief 15-3, Washington, DC: International Food Policy Research Institute. [5]. Jacobs, B., Nelson, R., Kuruppu, N., and Leith, P., 2015. An adaptive capacity guide book: Assessing, building and evaluating the capacity of communities to adapt in a changing climate. Southern Slopes Climate Change Adaptation Research Partnership (SCARP), University of Technology Sydney and University of Tasmania. Hobart, Tasmania. [6]. Grothmann & Patt, 2009. Adaptive capacity and human cognition. Potsdam Institute for Climate Impact Research Department of Global Change and Social Systems P.O. Box 60 12 03 14412 Potsdam Germany. [7]. Đặng Đình Thắng, 2013. Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. [8]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2015. Xây dựng phương pháp tính trọng số để đánh giá tính dễ bị tổn thương trên lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 31(1S), tr. 93-102. [9]. Vũ Thị Hương, Phạm Thanh Long, 2015. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do thiên tai đến tỉnh Thanh Hóa, Bộ TN và MT, Viện khoa học KTTV và BĐKH, Phân viện KHKT TV và BĐKH, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học thường niên năm 2015. [10].Olsson, P., C. Folke & F. Berkes, 2004. Adaptive co management for building resilience in socialecological systems. Environmental Management. 34: 75-90. [11].Darren Swanson, Jim Hiley, Henry David Venema, 2007. Indicators of Adaptive Capacity to Climate Change for Agriculture in the Prairie Region of Canada, International Institute for Sustainable Development (IISD), Manitoba, Canada, 17. [12]. Vincent, K., 2007. Uncertainty in adaptive capacity and the importance of scale’, Global Environmental Change 17. 1: 12-24. [13]. Dala & et al, 2012. Assessing Community Resilience to Climate Change, Cairns, Australia. [14]. John, 2008. Your home in a changing climate, Greater London Authority City Hall, The Queen's Walk London SE1 2AA, London. [15]. Yusuf, A. A., Francisco, H., 2009. Climate Change Vulnerability Mapping for Southeast Asia. [16].John Wiley & Sons, 2010. Community-based adaptation: enhancing community adaptive capacity in Druadrua Island, Fiji. WIREs, 1, 751-763. [17]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn, 2012. Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn - Phần 1: Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 171 Đại Học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S, tr.115-122. [18]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN), 2011. Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng”. NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [19] Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Long, 2015. Báo cáo kết quả phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long 2015. [20]. Smit, B. & Pilifosova, O, 2001. Adaptation to climate change in the context of sustainable development and equity, in: J. J. McCarty, O. F. Canzianni, N. A. Leary, D. J. Dokken & K. S. White (Eds) Climate Change 2001: Impacts, Adaptation, and Vulnerability—Contribution of Working Group II to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change (Cambridge, England, Cambridge University Press). [21]. Ellen Wall & Katia Marzall, 2006. Adaptive Capacity for Climate Change in Canadian Rural Communities. Local Environment Vol. 11, No. 4, 373–397, August 2006. [22]. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2015. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2014. ABSTRACT ASSESSING ADAPTIVE CAPACITY TO CLIMATE CHANGE OF COMMUNITIES IN VINH LONG PROVINCE Climate Change (CC) is one of the issues being considered by the increasingly significant impact on production and human life, requiring suitable adaptation measures of all related objects. This work aimed to evaluate the adaptive capacity (AC) to CC of communities in VinhLong province (urban and rural) in 5 levels: low, medium, fair, good, and excellent. By literature review, sociological investigation, multi-criteria analysis methods, AC to CC was considered via four aspects: (1) human, (2) infrastructure, (3) financial, and (4) society. Evaluation results showed that most people have fair AC level, whereas VinhLong city and TamBinh district have the highest and the lowest AC in the province, respectively. Besides, defected chains in AC to CC of community were also determined, as a basis for planning measures to improve. Keywords: Adaptive capacity; Climate change; Community. Nhận bài ngày 10 tháng 07 năm 2017 Hoàn thiện ngày 15 tháng 08 năm 2017 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 Địa chỉ: 1 Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia TP.HCM); 2 Viện Khí Tượng Thuỷ Văn Hải Văn và Môi Trường; 3Viện Nhiệt đới môi trường. * Email: anhkiet.moitruong@gmail.com.
File đính kèm:
- danh_gia_kha_nang_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_cua_cong_do.pdf