Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma spp. và Bacillus subtilis đối với chủng Pythium vexans gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu

TÓM TẮT

Pythium spp. được biết đến là một trong những tác nhân chính gây bệnh chết nhanh dẫn đến

thiệt hại nặng nề về năng suất cây hồ tiêu (Shashidhara, 2007). Có nhiều biện pháp đã được áp

dụng để phòng trừ bệnh chết nhanh trên hồ tiêu như hóa học, sinh học Tuy nhiên, việc sử dụng

thuốc hóa học thường cho hiệu quả thấp, độc hại và gây ô nhiễm môi trường nên biện pháp sinh

học đang được chú trọng nhờ hiệu quả lâu dài và thân thiện với môi trường. Trong đó,

Trichoderma spp. và Bacillus spp. từ lâu đã được chứng minh có khả năng đối kháng tốt với nấm

Pythium spp. nhờ tiết một số loại enzyme ngoại bào như glucanase, chitinase, cellulose (Anita

Patil và cộng sự 2012; Amrita và cộng sự, 2016; Najwa Benfradj và cộng sự, 2016). Nghiên cứu

này cho thấy rằng, trong điều kiện in vitro, ở nồng độ 106 bào tử động/ml, chủng Pythium vexans

P6 có khả năng gây bệnh thối nhanh rễ tiêu với chỉ số gây hại và tỉ lệ hại cao nhất trong 11

chủng Pythium vexans. Ngoài ra, các kết quả thu được đã chứng minh 12 chủng Trichoderma

spp. và 5 chủng Bacillus subtilis có khả năng đối kháng với chủng Pythium vexans P6 trong

phòng thí nghiệm. Sau 6 ngày đồng nuôi cấy, phần trăm ức chế nấm bệnh của các chủng

Trichoderma spp. đạt từ 40-90%. Sau 8 ngày, hầu hết khuẩn lạc các chủng Trichoderma spp. đã

ức chế hoàn toàn nấm bệnh. Bên cạnh đó, cả 5 chủng Bacillus subtilis đều có khả năng đối kháng

với chủng nấm bệnh Pythium vexans P6. Tuy nhiên, tỷ lệ ức chế nấm bệnh của các chủng

Bacillus subtilis chỉ đạt từ 22,69-27,67% sau 6 ngày đồng nuôi cấy, thấp hơn so với các chủng

Trichoderma spp.

pdf 11 trang phuongnguyen 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma spp. và Bacillus subtilis đối với chủng Pythium vexans gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma spp. và Bacillus subtilis đối với chủng Pythium vexans gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu

Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma spp. và Bacillus subtilis đối với chủng Pythium vexans gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 33 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG 
Trichoderma spp. VÀ Bacillus subtilis ĐỐI VỚI CHỦNG 
Pythium vexans GÂY BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU 
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT1,*, LÊ THỊ MAI CHÂM1 
TRẦN THÙY TRANG1, DƯƠNG HOA XÔ1 
1Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh 
*Email: anhnguyet07s2@gmail.com 
(Ngày nhận: 10/07/2018; Ngày nhận lại: 04/09/2018; Ngày duyệt đăng: 15/10/2018) 
TÓM TẮT 
Pythium spp. được biết đến là một trong những tác nhân chính gây bệnh chết nhanh dẫn đến 
thiệt hại nặng nề về năng suất cây hồ tiêu (Shashidhara, 2007). Có nhiều biện pháp đã được áp 
dụng để phòng trừ bệnh chết nhanh trên hồ tiêu như hóa học, sinh học Tuy nhiên, việc sử dụng 
thuốc hóa học thường cho hiệu quả thấp, độc hại và gây ô nhiễm môi trường nên biện pháp sinh 
học đang được chú trọng nhờ hiệu quả lâu dài và thân thiện với môi trường. Trong đó, 
Trichoderma spp. và Bacillus spp. từ lâu đã được chứng minh có khả năng đối kháng tốt với nấm 
Pythium spp. nhờ tiết một số loại enzyme ngoại bào như glucanase, chitinase, cellulose (Anita 
Patil và cộng sự 2012; Amrita và cộng sự, 2016; Najwa Benfradj và cộng sự, 2016). Nghiên cứu 
này cho thấy rằng, trong điều kiện in vitro, ở nồng độ 106 bào tử động/ml, chủng Pythium vexans 
P6 có khả năng gây bệnh thối nhanh rễ tiêu với chỉ số gây hại và tỉ lệ hại cao nhất trong 11 
chủng Pythium vexans. Ngoài ra, các kết quả thu được đã chứng minh 12 chủng Trichoderma 
spp. và 5 chủng Bacillus subtilis có khả năng đối kháng với chủng Pythium vexans P6 trong 
phòng thí nghiệm. Sau 6 ngày đồng nuôi cấy, phần trăm ức chế nấm bệnh của các chủng 
Trichoderma spp. đạt từ 40-90%. Sau 8 ngày, hầu hết khuẩn lạc các chủng Trichoderma spp. đã 
ức chế hoàn toàn nấm bệnh. Bên cạnh đó, cả 5 chủng Bacillus subtilis đều có khả năng đối kháng 
với chủng nấm bệnh Pythium vexans P6. Tuy nhiên, tỷ lệ ức chế nấm bệnh của các chủng 
Bacillus subtilis chỉ đạt từ 22,69-27,67% sau 6 ngày đồng nuôi cấy, thấp hơn so với các chủng 
Trichoderma spp.. 
Từ khóa: Bacillus subtilis; Bệnh chết nhanh trên tiêu; Pythium vexans; Trichoderma spp. 
Evaluation of Trichoderma spp. and Bacillus subtilis against Pythium vexans causes 
root rot on black pepper 
ABSTRACT 
Pythium spp. are well known as one of main pathogens causing quick wilt disease of black 
pepper and severely reducing pepper yield (Shashidhara, 2007). Many treatment methods have 
been used to prevent root rot of black pepper such as chemical and biological methods. However, 
chemical treatment often has low effectiveness, harmfulness and environmental-unfriendliness. 
Meanwhile thanks to the long efficiency and eco-friendliness, biological agents have been 
increasingly using. In fact, Trichoderma spp. and Bacillus spp. were demonstrated that they 
34 Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 
possibly had the good antagonistic property against Pythium spp. because of their extracellular 
enzymes including glucanase, chitinase, cellulose (Anita Patil và cộng sự, 2012; Amrita và 
cộng sự, 2016; Najwa Benfradj và cộng sự, 2016). The results of this study showed that, in vitro 
the suspension containing 106 zoospores/ml of strain Pythium vexans P6 caused root rot of black 
pepper with the highest disease index and disease rate among 11 strains Pythium vexans. In 
addition, through this research antagonist effects of twelve Trichoderma strains and five Bacillus 
subtilis strains against Pythium vexans in vitro were also revealed. After 6 days of dual culture of 
Trichoderma spp. and Pythium vexans P6, the percentage of inhibition was from 40% to 90%. 
Almost all strains of Trichoderma spp. could completely inhibit the growth of pathogen after 8 
days of dual culture. Besides, all five strains Bacillus subtilis revealed the growth inhibition 
against Pythium vexans P6 on agar dish; however, the proportion of inhibition on the 
development of pathogen was only 22,69% till 27,67% after 6 days of dual culture, lower than 
that of Trichoderma spp.. 
Keywords: Bacillus subtilis; Pythium vexans; Root rot on black pepper; Trichoderma spp. 
1. Mở đầu 
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công 
nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, đóng 
vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mặc dù 
diện tích hồ tiêu tăng dần theo từng năm 
nhưng năng suất tiêu lại có xu hướng giảm. 
Một trong những nguyên nhân chính gây thiệt 
hại nặng nề đến năng suất tiêu là bệnh chết 
nhanh hay còn gọi là bệnh thối rễ nhanh 
(Nguyen Van Long, 2015). Bệnh này do nhiều 
tác nhân, trong đó có Pythium spp., loài này 
thuộc lớp Oomycetes, tồn tại trong đất, có khả 
năng sinh bào tử động trong môi trường nước, 
có khả năng gây bệnh trên nhiều bộ phận của 
cây như rễ, gốc, thân, lá và có cơ chế lây 
lan bệnh rất linh hoạt theo biến đổi thời tiết 
(Shashidhara, 2007). Ngoài ra, bệnh này rất 
khó nhận biết qua biểu hiện ngoại hình của 
cây trồng, thông thường khi nhận biết được 
thì bệnh đã ở giai đoạn rất nặng, rất khó xử lý, 
thậm chí có thể lây lan gây mất trắng toàn bộ 
năng suất. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp 
phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu là 
một vấn đề cấp thiết, mang tính thực tế cao. 
Trichoderma thuộc lớp Ascomycetes, là 
loài nấm đất, thường được sử dụng để 
kiểm soát các bệnh do vi nấm gây ra trên cây 
trồng. Nấm Trichoderma đã được chứng minh 
có thể kiểm soát sinh học Alternaria, 
Colletotrichum, Phytophthora, Pythium, 
Rhizoctonia, Sclerotinia, Verticillium,. Các 
cơ chế đối kháng của nấm này là ký sinh sợi 
nấm, tiết kháng sinh, cạnh tranh không gian 
và dinh dưỡng đồng thời kích hoạt cây chống 
lại mầm bệnh. Hơn nữa, nấm Trichoderma 
được cho là tiết các enzyme ngoại bào như 
glucanase, chitinase, có thể phân hủy sợi 
nấm bệnh do đó hạn chế được sự phát triển và 
xâm thực vào mô ký chủ (Amrita và cộng sự, 
2016). 
Bacillus được sử dụng để kiểm soát nhiều 
vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng vì chúng có 
thể tiết nhiều chất kháng khuẩn hay kháng 
nấm, có thể cạnh tranh không gian và dinh 
dưỡng với vi sinh vật gây bệnh hay tăng sức 
đề kháng của cây trồng để chống lại các tác 
nhân gây bệnh (Approaches, 2014). 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm 
đánh giá khả năng đối kháng của các chủng 
Trichoderma reesei, Trichoderma harzianum, 
Trichoderma virens và Bacillus subtilis đối 
với chủng Pythium vexans gây bệnh chết 
nhanh trên cây hồ tiêu. 
2. Đối tượng nghiên cứu 
Các chủng giống thuộc bộ sưu tập giống 
vi sinh vật của Trung tâm Công nghệ Sinh học 
TP.HCM như trong Bảng 1: 
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 35 
Bảng 1 
Danh sách các chủng vi sinh vật được sử dụng 
STT Ký hiệu Tên khoa học Nguồn gốc 
1 P1 Pythium vexans 
Phân lập từ đất vùng rễ hồ tiêu bị bệnh chết 
nhanh thuộc huyện Bù Đốp, 
tỉnh Bình Phước 
2 P2 Pythium vexans 
3 P3 Pythium vexans 
4 P4 Pythium vexans 
5 P5 Pythium vexans 
6 P6 Pythium vexans 
7 P7 Pythium vexans 
8 P8 Pythium vexans 
9 P9 Pythium vexans 
10 P10 Pythium vexans 
11 P11 Pythium vexans 
12 B1 Bacillus subtilis 
Phân lập từ đất thuộc huyện Chợ Gạo, 
tỉnh Tiền Giang 
13 B2 Bacillus subtilis 
14 B3 Bacillus subtilis 
15 B4 Bacillus subtilis 
16 B5 Bacillus subtilis 
17 T1 Trichoderma reesei Phân lập từ đất thuộc vườn quốc gia 
Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh 18 T2 Trichoderma harzianum 
19 T3 Trichoderma virens 
Phân lập từ đất thuộc huyện Bù Gia Mập, 
tỉnh Bình Phước 
20 T4 Trichoderma harzianum 
21 T5 Trichoderma harzianum 
22 T6 Trichoderma virens 
23 T7 Trichoderma harzianum 
24 T8 Trichoderma virens Phân lập từ đất thuộc huyện Lộc Ninh, 
tỉnh Bình Phước 25 T9 Trichoderma virens 
26 T10 Trichoderma virens Phân lập từ đất thuộc huyện Hớn Quản, 
tỉnh Bình Phước 27 T11 Trichoderma virens 
28 T12 Trichoderma harzianum 
Phân lập từ đất thuộc huyện Bù Đốp, 
tỉnh Bình Phước 
36 Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 
3. Phương pháp 
Chuẩn bị dịch huyền phù bào tử động 
(zoospore) của các chủng Pythium vexans 
Dịch huyền phù bào tử động của các 
chủng Pythium vexans được chuẩn bị theo 
phương pháp của Robert (1995). Nuôi cấy các 
chủng Pythium vexans trên môi trường PCA 
trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng. Dùng dao cấy 
vô trùng chuyển các tản nấm vào erlen chứa 
nước cất vô trùng, ủ trong 72 giờ ở nhiệt độ 
phòng. Sau đó, các erlene này được cho vào tủ 
lạnh 5oC trong 1 giờ để kích thích các túi bào 
tử giải phóng bào tử động. Lọc hỗn hợp qua 
vải để thu dịch huyền phù, sau đó xác định 
mật độ bào tử động trên buồng đếm hồng cầu 
(Robert Larkin, 1995). 
Đánh giá khả năng gây thối rễ nhanh 
của 11 chủng Pythium vexans ở điều kiện 
phòng thí nghiệm 
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo 
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD gồm 12 
nghiệm thức tương ứng với 11 chủng nấm 
bệnh và 1 nghiệm thức đối chứng). Mỗi 
nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 
một bộ rễ tiêu. 
Thu nhận các bộ rễ tiêu từ những cây tiêu 
được chăm sóc trong điều kiện nhà kính, tránh 
làm tổn thương bộ rễ. Rửa sạch rễ dưới vòi 
nước, sau đó khử trùng với cồn 70o trong 30 
giây và rửa lại hai lần với nước cất. Tiến hành 
ngâm bộ rễ tiêu với 100ml dịch huyền phù 
bào tử động mật độ 106 bào tử/ml (Tôn Trang 
Ánh và cộng sự, 2015), sau 4 giờ lấy rễ ra đặt 
vào hộp nhựa tròn có sẵn bông thấm nước đã 
hấp khử trùng. Bao miệng hộp bằng giấy bạc, 
ủ ở nhiệt độ phòng. Đối với nghiệm thức đối 
chứng, thay dịch bào tử động bằng nước cất 
vô trùng 
Tiến hành lấy chỉ tiêu sau 5 ngày chủng 
bệnh. Đánh giá khả năng gây bệnh thối rễ 
nhanh trên rễ hồ tiêu của các chủng Pythium 
vexans dựa vào tỷ lệ hại, chỉ số hại và phân 
cấp hại đối với vi sinh vật gây bệnh ở rễ theo 
QCVN 01 – 172 như sau: 
 Tỷ lệ hại (%) 
× 100 
 Chỉ số hại (%) 
= × 100 
Trong đó: 
N1 : là số mẫu điều tra bị hại ở cấp 1 
Nn: là số mẫu điều tra bị hại ở cấp n 
N : là tổng số mẫu điều tra 
K : là cấp hại cao nhất của thang phân cấp 
 Phân cấp hại đối với loài sinh vật gây 
hại gốc rễ 
Cấp 1 (nhẹ): ≤ 1/3 số rễ bị hại. 
Cấp 2 (trung bình): > 1/3 - < 2/3 số rễ bị 
hại. 
Cấp 3 (nặng): ≥ 2/3 số rễ bị hại. 
Đánh giá khả năng đối kháng với 
chủng Pythium vexans P6 của 12 chủng 
Trichoderma spp. trong phòng thí nghiệm 
Thí nghiệm được tiến hành theo phương 
pháp đồng nuôi cấy như mô tả Iuliana và cộng 
sự (2017) gồm 13 nghiệm thức (12 chủng nấm 
Trichoderma spp. và 1 nghiệm thức đối 
chứng), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nuôi 
cấy các chủng Trichoderma spp. và chủng 
Pythium vexans P6 riêng biệt trong các đĩa 
Petri chứa môi trường PDA ở 25oC. Sau 2 
ngày, chuyển một khoanh hệ sợi Pythium 
vexans đường kính 5mm sang đĩa Petri chứa 
môi trường PDA; đồng thời, đặt một khoanh 
nấm Trichoderma sp. đường kính 5mm ở phía 
đối diện của cùng đĩa Petri sao cho đối xứng 
nhau qua đường kính đĩa và cả hai cách mép 
đĩa 2 cm. Đối với nghiệm thức đối chứng, chỉ 
cấy hệ sợi nấm bệnh. Nuôi cấy các đĩa Petri 
này ở 25oC. Đo bán kính khuẩn lạc nấm bệnh 
ở các nghiệm thức 2 ngày/lần. Đánh giá tính 
đối kháng của chủng Trichoderma spp. với 
nấm bệnh dựa vào phần trăm ức chế theo công 
thức: (C – T) /C *100. Trong đó: 
C: bán kính khuẩn lạc của nấm bệnh 
trong nghiệm thức đối chứng 
T: bán kính khuẩn lạc của nấm bệnh khi 
được nuôi cùng với Trichoderma spp. (Anita 
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 37 
Patil và cộng sự, 2012) 
Đánh giá khả năng đối kháng với 
chủng Pythium vexans P6 của 5 chủng 
Bacillus subtilis trong phòng thí nghiệm 
Thí nghiệm được tiến hành theo phương 
pháp của Shouan và cộng sự (2010) gồm 6 
nghiệm thức (5 chủng vi khuẩn Bacillus 
subtilis và 1 nghiệm thức đối chứng), mỗi 
nghiệm thức lặp lại 3 lần. Tiến hành nuôi cấy 
các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trên môi 
trường TSA và chủng Pythium vexans trên 
môi trường PDA ở 25oC. Sau 2 ngày, chuyển 
một khoanh hệ sợi Pythium vexans đường 
kính 5mm sang đĩa Petri chứa môi trường 
PDA, sau đó cấy 1 đường vi khuẩn ở phía đối 
diện cách mép đĩa 2cm. Ở nghiệm thức đối 
chứng, chỉ cấy hệ sợi Pythium vexans. Nuôi 
cấy các đĩa Petri này ở 25oC, đo đường kính 
nấm bệnh ở các nghiệm thức 2 ngày/lần. Đánh 
giá tính đối kháng của các chủng Bacillus 
subtilis với nấm bệnh dựa vào phần trăm ức 
chế theo công thức: (C – T) /C *100. 
Trong đó: 
C: đường kính khuẩn lạc của nấm bệnh 
trong công thức đối chứng 
T: đường kính khuẩn lạc của nấm bệnh 
khi đồng nuôi cấy với Bacillus subtilis 
(Shouan và cộng sự, 2010) 
4. Kết quả và thảo luận 
Đánh giá khả năng gây bệnh thối rễ 
nhanh của 11 chủng Pythium vexans trên rễ hồ 
tiêu ở phòng thí nghiệm. 
Bảng 2 
Kết quả khảo sát khả năng gây thối nhanh rễ hồ tiêu trong phòng thí nghiệm của 11 chủng 
Pythium vexans 
STT 
 Chủng 
Tỉ lệ hại 
(%) 
Chỉ số hại (%) 
Phân cấp 
bệnh 
1 P6 92.5 100 3,00a 
2 P2 70 91,67 2b 
3 P11 50 66,67 1,75bc 
4 P3 42.5 58,33 1,75bc 
5 P4 40 58,33 1,75bc 
6 P5 37.5 58,33 1,75bc 
7 P10 37.5 58,33 1,75bc 
8 P1 32.5 50 1,50bcd 
9 P8 28.75 50 1,5bcd 
10 P9 25 41,67 1,25cd 
11 P7 13.75 33,33 1,00d 
 CV (%) 67,33 
 Mức ý 
nghĩa 
 ** 
38 Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 
Hình 1. Triệu chứng thối rễ tiêu sau 5 ngày chủng bệnh với Pythium vexans 
Dựa vào kết quả Bảng 2 cho thấy, sau 
5 ngày chủng bệnh, tất cả 11 chủng 
Pythium vexans đều có khả năng gây bệnh 
thối nhanh rễ tiêu (Hình 1), tỷ lệ hại đạt từ 
13,75-92,5%. Trong đó, chủng P6 gây thối rễ 
với tỷ lệ hại đạt cao nhất (92,5%) và chỉ số hại 
của chủng P6 cũng đạt 100%, cao nhất so với 
các chủng Pythium vexans còn lại. Bên cạnh 
đó, khi phân cấp bệnh theo QCVN 01 – 172 
thì rễ tiêu ở nghiệm thức P6 bị bệnh nặng nhất 
(khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê) (Hình 
1). Trong khi đó, các bộ rễ tiêu ở nghiệm thức 
đối chứng vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu 
(Hình 1). Từ những kết quả này cho thấy, 
trong điều kiện phòng thí nghiệm, chủng P6 
có khả năng gây bệnh thối nhanh rễ tiêu nặng 
nhất trong 11 chủng Pythium vexans khảo sát. 
Bên cạnh đó, kết quả thu được từ nghiên cứu 
này phù hợp với nhận định của Akira và cộng 
sự (1998) và Shashidhara (2007) khi cho rằng 
ngoài Phytopthora spp. thì loài Pythium spp. 
cũng có khả năng gây bệnh chết nhanh trên 
cây tiêu. 
Đánh giá khả năng đối kháng của 
Trichoderma spp. với chủng Pythium 
vexans P6 trong phòng thí nghiệm 
Bảng 3 
Khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma spp. với chủng Pythium vexans P6 nuôi 
cấy trên môi trường PDA 
Đơn vị tính: Phần trăm ức chế (%) 
STT Nghiệm thức 
Thời gian (ngày) 
4 6 8 
1 T1 10e 40f 40b 
2 T2 10e 56,67cde 100a 
3 T3 10e 68,33bc 100a 
4 T4 25de 40f 81,67a 
5 T5 46,67bc 66,67bcd 100a 
P11 P2 P6 P3 
P4 P5 P10 P1 
P8 P9 P7 Đối 
chứng 
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 39 
Đơn vị tính: Phần trăm ức chế (%) 
STT Nghiệm thức 
Thời gian (ngày) 
4 6 8 
6 T6 30cd 43,33ef 100a 
7 T7 30,33cd 73,33b 100a 
8 T8 51,67b 56,67cde 100a 
9 T9 40bcd 53,33def 93,33a 
10 T10 70a 90a 100a 
11 T11 35bcd 53,33def 100a 
12 T12 51,67b 53,33def 100a 
CV (%) 33,75 15,15 17,41 
Mức ý nghĩa * * ** 
Kết quả thu được ở Bảng 3 cho thấy, tất cả 
12 chủng Trichoderma spp. đều có khả năng 
đối kháng với chủng Pythium vexans P6 trong 
điều kiện phòng thí nghiệm. Sau 4 ngày đồng 
nuôi cấy, phần trăm ức chế nấm bệnh đạt từ 
10% (T1, T2, T3) đến 70% (T10). Khả năng ức 
chế nấm bệnh tăng dần theo thời gian, sau 6 
ngày đồng nuôi cấy, phần trăm ức chế đạt từ 
40-90%, trong đó chủng T10 đạt 90% (khác 
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê). Trong khi đó, 
theo kết quả nghiên cứu của Anita Patil và cộng 
sự (2012), sau 6 ngày đồng nuôi cấy, phần trăm 
ức chế chủng Pythium vexans của các chủng 
Trichoderma spp. chỉ đạt từ 32,31-69,23%. 
Trong nghiên cứu này, sau 8 ngày đồng nuôi 
cấy, hầu hết các chủng nấm Trichoderma spp. 
đã ức chế hoàn toàn với nấm bệnh, trong đó có 
chủng T10; trong khi đó ở nghiệm thức đối 
chứng, nấm bệnh vẫn sinh trưởng và phát triển 
tốt, phủ kín đĩa Petri (Hình 2). Từ kết quả này 
cho thấy, trong điều kiện phòng thí nghiệm, 
loài Trichoderma virens đối kháng với nấm 
Pythium vexans gây bệnh thối nhanh rễ hồ tiêu 
hiệu quả hơn 2 loài Trichoderma reesei và 
Trichoderma harzianum (khác biệt có ý nghĩa 
về mặt thống kê). Bên cạnh đó, những kết quả 
khả quan này cho thấy việc ứng dụng các 
chủng Trichoderma spp. trong việc phòng trừ 
bệnh do Pythium spp. gây ra hoàn toàn có cơ sở 
khoa học. 
T1 T2 T3 T4 
T5 T6 
T7 
T8 
40 Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 
Hình 2. Khả năng đối kháng của 12 chủng Trichoderma spp. đối với chủng 
Pythium vexans P6 trong phòng thí nghiệm sau 8 ngày 
Đánh giá khả năng đối kháng của 
các chủng Bacillus subtilis với chủng 
Pythium vexans P6 trong phòng thí nghiệm 
Kết quả khảo sát trên môi trường PDA 
cho thấy, tất cả 5 chủng vi khuẩn Bacillus 
subtilis đều có khả năng đối kháng với chủng 
Pythium vexans P6; trong khi đó, ở nghiệm 
thức đối chứng nấm bệnh vẫn sinh trưởng và 
phát triển mạnh (Bảng 4 và Hình 3). Sau 2 
ngày đồng nuôi cấy, cả 5 chủng vi khuẩn đã 
biểu hiện khả năng đối kháng với nấm bệnh, 
phần trăm ức chế đạt từ 0,75-3,24%. Phần 
trăm ức chế này tiếp tục tăng ở thời điểm sau 
4, 6 ngày nuôi cấy. Sau 6 ngày đồng nuôi cấy, 
phần trăm ức chế nấm bệnh của 5 chủng 
Bacillus subtilis đạt từ 23,36-27,67%. Và ở tất 
cả các thời điểm ghi nhận chỉ tiêu thì chủng 
CG11 có khả năng đối kháng tốt hơn các 
chủng vi khuẩn còn lại (khác biệt có ý nghĩa 
về mặt thống kê). Trong khi đó, theo kết quả 
nghiên cứu của Najwa Benfradj và cộng sự 
(2016), sau 5 ngày đồng nuôi cấy, phần trăm 
ức chế các chủng Pythium spp. của vi khuẩn 
Bacillus spp. đạt từ 59-60%. Tuy nhiên, kết 
quả này được tiến hành trên hai loài Pythium 
dissotocum và Pythium aphanidermatum, 
không phải loài Pythium vexans, đồng thời vi 
khuẩn Bacillus spp. của nghiên cứu này vẫn 
chưa xác định rõ tên loài. Ngoài ra, Najwa 
Benfradj và cộng sự (2016) sử dụng phương 
pháp khác để đánh giá tính khả năng đối 
kháng của vi khuẩn Bacillus spp. và Pythium 
spp.. Cụ thể, hai khoanh nấm bệnh được cấy 
đối diện nhau trên cùng một đường kính đĩa 
Petri 90mm chứa môi trường PDA, cách nhau 
15mm. Sau đó, cấy hai đường vi khuẩn 
Bacillus spp. (108 cfu/ml) trên đường kính 
vuông góc với nấm bệnh. Do đó, có thể vì một 
số lý do này nên có sự khác biệt về kết quả 
thu được giữa hai nhóm nghiên cứu. 
Đối chứng 
T10 
T11 T12 T9 
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 41 
Bảng 4 
Khả năng ức chế của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis với chủng Pythium vexans P6 trên môi 
trường PDA 
 Đơn vị tính: Phần trăm ức chế (%) 
STT Nghiệm thức 
 Thời gian (ngày) 
2 4 6 
1 B1 0,75c 13,21b 23,36c 
2 B2 1,61b 11,85b 24,83bc 
3 B3 3a 11,12b 26,10b 
4 B4 2,96a 12,45b 22,69c 
5 B5 3,24a 15,84a 27,67a 
CV (%) 18,40 9,91 3,34 
Mức ý nghĩa * * * 
Hình 3. Khả năng đối kháng của 5 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis đối với chủng 
Pythium vexans P6 sau 6 ngày 
5. Kết luận 
Kết quả thử nghiệm khả năng gây hại của 
11 chủng Pythium vexans cho thấy chủng 
Pythium vexans P6 có khả năng gây thối 
nhanh rễ tiêu mạnh nhất. 
Mặc dù cả 3 loài Trichoderma spp. 
(Trichoderma virens, Trichoderma reesei và 
Trichoderma harzianum) đều có khả năng đối 
kháng với chủng Pythium vexans P6, tuy nhiên 
loài Trichoderma virens có khả năng ức 
chế nấm bệnh cao hơn. Thật vậy, chủng 
Trichoderma virens T10 có phần trăm ức chế 
Pythium vexans đạt 90% sau 6 ngày, cao hơn 
so với 11 chủng Trichoderma spp. còn lại 
(khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê). Trong 
5 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, chủng B5 
B1 B2 B3 B4 
B5 Đối 
chứng 
42 Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 
có phần trăm ức chế nấm bệnh đạt 27,67% sau 
6 ngày, cao hơn 4 chủng còn lại (khác biệt có ý 
nghĩa về mặt thống kê). Trong phạm vi nghiên 
cứu này, các chủng Trichodema spp. ức chế sự 
phát triển của nấm bệnh Pythium vexans P6 tốt 
hơn so với các chủng Bacillus spp. Cụ thể, sau 
6 ngày đồng nuôi cấy, phần trăm ức chế chủng 
Pythium vexans P6 của các chủng Trichoderma 
spp. đạt 40-90%, trong khi đó các chủng 
Bacillus subtilis chỉ đạt 22,69-27,67%. Kết quả 
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Christy Jeyaseelan và cộng sự (2012) 
Tài liệu tham khảo 
Akira, M., Juan, D. D. M. F., Jose, L. G. & Tsuneo, W. (1998). Root rots of black pepper cause 
by Pythium splendens in the Dominican Republic. Annals Phytophathological Society of 
Japan, 64, 303-306. 
Amrita, S., Richa, R., Vijai, K. G. & Harikesh, B. S. (2016). Chilli Anthracnose: The 
Epidemiology and Management. Frontiers in Microbiology, 7, 1527. Doi: 
10.3389/fmicb.2016.01527. 
Anita, P., Aarti, L., Ashwin, L., Hariprasad, P. & Shubhada, M. (2012). In vitro antagonistic 
properties of selected Trichoderma species against tomato root rot causing Pythium species. 
International Journal of Science, Environment and Technology, 4(1), 302-315. 
Approaches T., Phenetics N., Analyses P., Metabolism C., Repression C., Metabolism N. (2001). 
Biotechnology Set, Second Edition, 10355. Doi:10.1002/9783527620999 
Bộ NN và PTNNT (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh 
vật gây hại cây hồ tiêu, QCVN 01 – 172 (Thông tư 16). 
Christy, J. E., Tharmila, S. & Niranjan, K. (2012). Antagonistic activity of Trichoderma spp. and 
Bacillus spp. against Pythiumaphanidermatum isolated from tomato damping off. Archives 
of Applied Science Research, 4(4), 1623-1627. 
Iuliana, R. et al (2017). Evaluation of Trichoderma spp. as a biocontrol agent against 
Phytophthora parasitica. Scientific Bulletin Series F. Biotechnologies, 2017(21), 2285-1364. 
Izumitsu, K., Hatoh, K., Sumita, T., Kitade, Y., Morita, A., Gafur, A., Ohta, A., Kawai, M., 
Yamanaka, T., Neda, H., Ota, Y. & Tanaka, C. (2012). Rapid and simple preparation of 
mushroom DNA directly from colonies and fruiting bodies for PCR. Mycoscience, 53, 396-401. 
Najwa, B., Slim, T. & Naïma, B. (2016). In-vitro Evaluation of Antagonists and Fungicides in 
Controlling Citrus Gummosis Caused by Phytophthora, Phytopythium and Pythium species 
in Tunisia. British Microbiology Research Journal 16(1), 1-14. 
Nguyen, V. L. (2015). Spread of Phytophthora capsici in Black Pepper (Piper nigrum) in 
Vietnam. Engineering, 7, 506-513. 
Perumal, M., Prabakaran, J. J. & Kamaraj, M. (2013). Isolation and Characterization of Potential 
Cyanide Degrading Bacillus nealsonii from Different Industrial Effluents. International 
Journal of ChemTech Research, 5(5), 2357-2364. 
Robert, L. P., Jean, R. B. & Lee, C. C. (1995). Detection and Quantification of Phytophthora 
capsici in Soil. The American Phytopathology, 85(10), 1057-1063. 
Nguyễn T. A. Nguyệt và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 62(5), 33-43 43 
Shashidhara, S. (2007). Studies on foot rot of black pepper caused by Phytophthora capsici 
Leonian, emend, Alizedeh and Tsao. University of Agricultural Sciences, Dharwad, Indian. 
Shouan, Z., Thomas, L. W., Miriam, C. M., John, A. M., Joseph, W. K. & Waldemar, K. (2010). 
Evaluation of plant growth-promoting rhizobacteria for control of Phytophthora blight on 
squash under greenhouse conditions. Biological Control 53, 129-135. 
Tôn Trang Ánh và cộng sự (2015). Khảo sát khả năng chống chịu Phytophthora capsici của một 
số giống tiêu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học BVTV toàn quốc 
năm 2015 - Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_doi_khang_cua_cac_chung_trichoderma_spp_va.pdf