Đánh giá kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá kết quả sớm sau vi phẫu thuật u tủy ngực. Đối tượng và phương pháp:

phân tích mô tả cắt ngang 32 bệnh nhân điều trị vi phẫu thuật u tủy ngực tại Khoa Phẫu thuật

Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 từ 8 - 2012 đến 4 - 2017. Kết quả: 100% bệnh nhân ở giai

đoạn đau rễ có kết quả tốt khi ra viện, trong khi đó bệnh nhân ở giai đoạn liệt không hoàn toàn

kết quả tốt 81,48%. Kết luận: kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực: tốt 84,38%; trung bình

15,62%. hông có trường hợp nào diễn biến xấu đi hoặc tử vong.

* Từ khóa: U tủy ngực; Vi phẫu thuật; Kết quả sớ

pdf 5 trang phuongnguyen 4160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực

Đánh giá kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 36 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA VI PHẪU THUẬT U TỦY NGỰC 
 Nguyễn Quang Huy1; Nguyễn Văn Hưng1; Lê Khắc Tần2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá kết quả sớm sau vi phẫu thuật u tủy ngực. Đối tượng và phương pháp: 
phân tích mô tả cắt ngang 32 bệnh nhân điều trị vi phẫu thuật u tủy ngực tại Khoa Phẫu thuật 
Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 từ 8 - 2012 đến 4 - 2017. Kết quả: 100% bệnh nhân ở giai 
đoạn đau rễ có kết quả tốt khi ra viện, trong khi đó bệnh nhân ở giai đoạn liệt không hoàn toàn 
kết quả tốt 81,48%. Kết luận: kết quả sớm của vi phẫu thuật u tủy ngực: tốt 84,38%; trung bình 
15,62%. hông có trường hợp nào diễn biến xấu đi hoặc tử vong. 
* Từ khóa: U tủy ngực; Vi phẫu thuật; Kết quả sớm. 
Evaluating Short-Term Outcomes of Microsurgery for Thoracic 
Spinal Tumor 
Summary 
Objectives: Evaluating short-term outcomes of microsurgery for thoracic spinal tumors. 
Subjects and methods: A retrospective, analytical and descriptive study on 32 cases of thoracic 
spinal tumors who were operated in Neurosurgical Department, 103 Military Hospital from 
August, 2012 to April, 2017. Results: In the stage of radicular pain, 100% of patients had good 
results, while in the stage of incompleted paralysis, good results were 81.48%. Conclusions: 
The short-term postoperative outcomes: good (84.3%); moderate (15.62%). No patient has 
become worse or died. 
* Key words: Thoracic spinal tumor; Microsurgery; Short-term outcome. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U tủy sống là nh ng tổn thương tăng 
sinh trong ống tủy có nguồn gốc từ tế bào 
thần kinh hoặc từ nơi khác di căn đến gây 
chèn ép cấu trúc xung quanh như rễ thần 
kinh hay tủy sống gây biểu hiện rối loạn 
vận động, cảm giác, có thể gây mất chức 
năng tủy sống. Phẫu thuật lấy u được 
thực hiện từ lâu, nhưng năm 1964 urze 
phát minh ra kính hiển vi phẫu thuật giúp 
cho phẫu thuật u tủy có nh ng bước phát 
triển vượt bậc. Nghiên cứu đánh giá kết 
quả sớm sau vi phẫu thuật lấy u tuỷ ngực 
chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm: Đánh giá ết quả 
sớm sau vi phẫu thuật u tủy ngực. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
32 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u 
tủy ngực và điều trị vi phẫu thuật tại hoa 
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Quân y 
103 từ tháng 8 - 2012 đến 04 - 2017. 
Trong đó tiến cứu 9 BN, hồi cứu 23 BN. 
1. Bệnh viện Quân y 103 
2. Bệnh viện Quân y 109 
Người phản hồi (corresponding): Nguyễn Quang Huy (nguyenquanghuy910@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 20/9/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/11/2018 
 Ngày bài báo được đăng: 09/4/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 37 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
32 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u 
tủy ngực và điều trị vi phẫu thuật tại Khoa 
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Quân y 
103 từ tháng 8 - 2012 đến 04 - 2017. 
Trong đó tiến cứu 9 BN, hồi cứu 23 BN. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN được 
chẩn đoán xác định u tuỷ sống đoạn ngực 
dựa trên phim MRI cột sống ngực. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có u nhưng 
không phẫu thuật hoặc phẫu thuật ở bệnh 
viện khác. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 
không đối chứng. 
* Nội dung nghiên cứu: 
- Phương pháp phẫu thuật: 
+ Chuẩn bị BN: 
. BN được giải thích về bệnh lý, nh ng 
tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và 
sau phẫu thuật. 
. BN được vệ sinh trước ngày phẫu 
thuật: tắm toàn thân bằng dung dịch tắm 
sát khuẩn, sát khuẩn vùng mổ và băng 
vô trùng. 
. Thụt tháo vào hai thời điểm: tối hôm 
trước và sáng ngày mổ. 
. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo, s a, súp), 
sáng ngày mổ nhịn ăn. 
+ Phương pháp vô cảm: mê nội khí quản. 
+ Tư thế BN: tư thế nằm sấp, kê gối 
nhỏ ở vai, ngực và cánh chậu 2 bên. Đầu 
được đặt sao cho cổ ở tư thế trung gian, 
có thể dễ dàng vận động và không ảnh 
hưởng đến ống nội khí quản. 
+ Phương tiện phẫu thuật: 
. Bộ dụng cụ chuyên khoa mổ cột sống 
chung. 
. Bộ dụng cụ vi phẫu. 
. Kính hiển vi phẫu thuật với độ phóng 
đại 3 - 10 lần (Hãng Carl Zeiss, Đức). 
. Dao đốt điện lưỡng cực. 
+ Kỹ thuật mổ [1]: 
. Đánh dấu vị trí khối u bằng cách xác 
định gai sau, sau đó kiểm tra lại bằng 
C-arm. Rạch da chính gi a gai sau trên 
và dưới vị trí u một gai sống. Tách các 
khối cơ cạnh sống sang hai bên, bảo toàn 
dây chằng trên gai và dây chằng liên gai. 
. Dùng banh tự động mở rộng và cố 
định trường mổ, dùng gạc dài nhét hai 
đầu để cầm máu và mở rộng trường mổ, 
bộc lộ cung sau. Mở xương cung sau 
bằng khoan mài cao tốc. 
. U rễ thần kinh nằm ngoài màng cứng: 
nhẹ nhàng dùng dụng cụ vén tách dần u 
ra khỏi màng cứng và rễ thần kinh, kết 
hợp dùng bipolaire cầm máu với cường 
độ điện thế thấp. Với nh ng u dưới màng 
cứng - ngoài tuỷ: rạch màng cứng theo 
chiều dọc và khâu treo hai mép bằng chỉ 
nhỏ. Bóc tách u nhẹ nhàng, nếu u dính 
chặt vào rễ thần kinh và rễ thần kinh đã 
teo nhỏ, có thể cắt bỏ rễ. Kiểm tra cầm máu, 
bơm rửa nhẹ nhàng. 
. Đóng kín màng cứng, cầm máu tổ 
chức xương, tổ chức mạch máu. Đặt dẫn 
lưu ngoài màng cứng và phần thấp của 
vùng mổ. Đóng vết mổ 4 lớp. 
- Điều trị và chăm sóc BN sau phẫu thuật: 
. Kháng sinh toàn thân 7 ngày sau 
phẫu thuật. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 38 
. Chống phù tuỷ 2 - 3 ngày đầu sau 
phẫu thuật. 
. Thay băng, rút dẫn lưu sau 24 - 48 giờ. 
. Cắt chỉ sau 7 ngày. 
. Tập vận động phục hồi chức năng sớm. 
. Chăm sóc thông tiểu, chăm sóc vết 
loét với BN có loét cũ. 
- Đánh giá kết quả: 
+ Thời gian và kết quả lấy u: 
. Kết quả sớm tính từ lúc sau phẫu 
thuật đến khi BN ra viện. 
. Kết quả lấy u: lấy toàn bộ u và lấy 
một phần u. 
+ Mô bệnh học: xét nghiệm mô bệnh 
học thực hiện tại Khoa Giải phẫu bệnh, 
Bệnh viện Quân y 103. 
+ Giai đoạn bệnh: 
Theo Austin G.M (1991), căn cứ vào 
triệu chứng lâm sàng như đau, rối loạn 
cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn phản 
xạ gân xương, rối loạn cơ tròn và rối loạn 
dinh dưỡng chia BN theo ba giai đoạn 
lâm sàng: 
. Giai đoạn đau rễ: đau liên tục, đau 
khởi phát từ từ tăng dần, đau tại chỗ hoặc 
theo dải rễ thần kinh. Đáp ứng với thuốc 
giảm đau hạn chế, thời gian có thể ngắn 
hoặc dài, có thể có cảm giác bất thường 
như tê bì, kiến bò hoặc mỏi yếu chi. 
. Giai đoạn liệt không hoàn toàn: 
Triệu chứng đau tăng lên gây ảnh 
hưởng đến sinh hoạt, đáp ứng kém hoặc 
không đáp ứng với thuốc giảm đau. 
Giảm cảm giác theo khoang đoạn tủy 
tổn thương. Liệt một vài nhóm cơ mà rễ 
thần kinh chi phối. Bắt đầu có rối loạn 
phản xạ gân xương, bí tiểu, bí đại tiện. 
. Giai đoạn liệt hoàn toàn: giai đoạn 
cuối với đầy đủ bảng lâm sàng của liệt 
hoàn toàn chi thể, biểu hiện: liệt trung 
ương hoặc liệt ngoại vi. 
Rối loạn cơ tròn trầm trọng, đại tiểu tiện 
không tự chủ. 
Có thể kèm theo các triệu chứng nhiễm 
khuẩn hô hấp, tiết niệu, loét điểm tỳ. 
+ Đánh giá kết quả sớm: 
Theo Nguyễn Hùng Minh (1994) [1], 
kết quả phẫu thuật chia ra các mức độ: 
. Kết quả tốt: 
Toàn trạng tốt hơn trước mổ. 
Hết đau. 
Phục hồi các rối loạn vận động, cảm giác, 
cơ tròn. 
Vết mổ liền sẹo kỳ đầu. 
Không có di chứng. 
Lao động và sinh hoạt bình thường. 
. Kết quả trung bình: 
Toàn trạng ổn định. 
Đau giảm hơn trước mổ. 
Hồi phục một phần rối loạn cảm giác, 
vận động, cơ tròn. 
Vết mổ liền sẹo. 
Không có di chứng. 
Tự sinh hoạt và lao động nhẹ. 
. Kết quả xấu: 
Toàn trạng kém hơn trước mổ, tâm lý 
bi quan. 
Vết mổ không liền sẹo kỳ đầu. 
Rối loạn vận động, cảm giác, cơ tròn 
nặng hơn trước mổ. 
Mất khả năng lao động hoặc lệ thuộc 
vào sự chăm sóc của người khác. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 39 
U tái phát sau mổ: khám lâm sàng và 
chụp MRI cột sống ngực. 
Tử vong. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Kết quả lấy u. 
- 25/32 BN (78,13%) phẫu thuật lấy 
được toàn bộ u. Đây đều là các trường 
hợp u màng tủy và u rễ thần kinh. 
- 7/32 BN (21,87%) không lấy hết, gồm 
1 BN u mỡ không thể bóc tách hết được 
tổ chức mỡ dính vào tủy, 3 BN u rễ thần 
kinh to xâm lấn dính nhiều vào màng tủy 
và rễ thần kinh, 3 BN u nang dịch chỉ phá 
nang mà không lấy hết được bao nang. 
Theo Klekamp J và Sanmii M (2007) [5], 
tỷ lệ lấy hoàn toàn u 79%, lấy một phần u 
18%, chỉ lấy u làm giải phẫu bệnh lý và 
giải phóng chèn ép 3%. 
Albanese V và CS (2002) [6] nghiên 
cứu 41 BN u tủy thấy tỷ lệ lấy hoàn toàn u 
đạt 90% ở u màng tủy và 94% với u tế 
bào Schwann. Nghiên cứu của Nambiar 
M và Kavar B (2012) [7], tỷ lệ lấy hoàn 
toàn u tủy là 80,2%; trong đó cao nhất là 
u tế bào Schwann (95,5%), u màng tủy 
84,4%; u xơ thần kinh 77,8%; u màng ống 
nội tủy 50%. Dong-Ki Ahn và CS (2009) 
[8], Kyung-Won Song và CS (2009) [9] 
cũng lấy được tất cả các u tủy. Vũ Hồng 
Phong (2001) [2] nghiên cứu về u thần 
kinh tủy, phẫu thuật lấy toàn bộ u đạt 
được 100%. 
2. Kết quả giải phẫu bệnh lý. 
 Trong số 32 BN, 12 BN u màng tủy 
(37,5%), 16 BN u rễ thần kinh (50%), 
1 BN u mỡ (3,13%), 3 BN u nang dịch 
(9,37%). 
 Trong các u tủy vùng ngực, u rễ thần 
kinh và u màng tủy chiếm tỷ lệ cao nhất. 
U mỡ có tỷ lệ thấp nhất. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hùng 
Minh (1994) [1]. Đây cũng là nhóm phần 
lớn u dưới màng cứng - ngoài tủy, là loại 
u lành tính nếu phát hiện sớm sẽ có khả 
năng lấy bỏ toàn bộ và đạt kết quả tốt sau 
phẫu thuật. 
Chúng tôi gặp 12/32 BN u màng tủy 
(37,5%). Theo Đỗ Khắc Hậu (2016) [3], 
tỷ lệ này là 26,8%. Các u khác ít gặp hơn 
là u nang dịch, u mỡ, phù hợp với nghiên 
cứu về u tủy sống nói chung, cho thấy 
chủ yếu gặp u rễ thần kinh và u màng tủy, 
ngoài ra có thể gặp một số loại u khác ít 
phổ biến như u mỡ, u nang thượng bì, 
u màng ống nội tủy. 
3. Kết quả sớm. 
Bảng 1: Kết quả sớm liên quan đến 
giai đoạn bệnh. 
Kết quả 
Giai đoạn 
Tốt Trung bình 
n % n % 
Đau rễ 5 100 0 0 
Liệt không 
hoàn toàn 
22 
81,48 
5 
18,52 
Ở giai đoạn đau rễ, 100% BN có kết 
quả tốt khi ra viện. Giai đoạn liệt không 
hoàn toàn, kết quả tốt đạt 81,48%. Không có 
BN nào đến trong giai đoạn liệt hoàn toàn. 
Kết quà này cho thấy, với giai đoạn 
đau rễ, tiên lượng kết quả hồi phục sau 
phẫu thuật sẽ tốt hơn rất nhiều so với giai 
đoạn muộn của bệnh cho dù đều giải 
phóng chèn ép tủy và rễ thần kinh, điều 
này phù hợp với nghiên cứu của các tác 
giả trong và ngoài nước. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 40 
Bảng 2: Kết quả sớm liên quan đến 
giải phẫu bệnh. 
 Kết quả 
Loại u 
Tốt Trung bình 
n % n % 
U màng tủy 10 83,33 2 16,67 
U rễ thần kinh 14 87,5 2 12,5 
U mỡ 0 0 1 100 
U nang dịch 3 100 0 0 
Cộng 27 84,38 5 15,62 
- U rễ thần kinh tỷ lệ tốt 87,5%, trung 
bình 12,5%. Đối với u màng tủy, tỷ lệ tốt 
83,33%, trung bình 16,67%. Các ca u 
nang dịch tỷ lệ tốt đạt 100%. Các trường 
hợp kết quả trung bình là do u kéo dài, to, 
xâm lấn vào rễ thần kinh và tủy. 
- Kết quả chung: tốt chiếm 84,38%; 
trung bình 15,62%. Nghiên cứu của 
Nguyễn Thành Bắc (2004) [4]: kết quả tốt 
81,25%, của Đỗ Khắc Hậu (2016) [3] là 
76,8%. 
Nguyễn Thành Bắc (2004) [4] nghiên 
cứu u rễ thần kinh đoạn cột sống ngực - 
thắt lưng cùng, kết quả tốt 50%. Đỗ Khắc 
Hậu (2016) [3] nghiên cứu u dưới màng 
cứng ngoài tủy, tỷ lệ tốt sau phẫu thuật 
đoạn ngực 64,1%, trung bình 33,3% và 
2,6% xấu. 
KẾT LUẬN 
- Đối với các khối u rễ thần kinh và u 
màng tủy có thể lấy hết được toàn bộ 
khối u, ngoại trừ nh ng u to dính nhiều 
vào rễ thần kinh và màng tủy. Đối với khối 
u mỡ, chỉ có thể lấy gần hoàn toàn. 
- Kết quả sớm: tốt 84,38%, trung bình 
15,62%, không có trường hợp nào diễn 
biến xấu đi hoặc tử vong. BN được mổ ở 
giai đoạn đau rễ đều đạt kết quả tốt (100%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguy n Hùng Minh. Nghiên cứu chẩn 
đoán sớm và điều trị ngoại khoa bệnh u tủy 
tại Bệnh viện Quân y 103. Luận án Phó Tiến 
sỹ Khoa học Y Dược. Học viện Quân y. 1994. 
2. Vũ Hồng Phong. Nghiên cứu chẩn đoán 
và điều trị phẫu thuật u thần kinh tủy. Luận văn 
Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2001. 
3. Đ Khắc Hậu. Nghiên cứu chẩn đoán 
sớm và điều trị vi phẫu thuật u dưới màng 
cứng-ngoài tủy. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện 
Quân y. 2016. 
4. Nguy n Thành Bắc. Nghiên cứu chẩn 
đoán và kết quả điều trị phẫu thuật u rễ thần 
kinh tủy đoạn ngực - thắt lưng cùng tại Bệnh 
viện Quân y 103. Luận văn Thạc sỹ Y học. 
Học viện Quân y. 2004. 
5. Klekamp J, Samii M. Surgery of Spinal 
Tumors. Springer. Chapter 4. 2007, pp.144-312. 
6. Albanese V, N. Platania. Spinal tumors. 
Personal experience. Neurosurg Sci. 2002, 46 (1), 
pp.18-24. 
7. Nambiar M, Kavar B. Clinical presentation 
and outcome of patients with intradural spinal 
cord tumours. J Clin Neurosci. 2012, 19 (2), 
pp.262-266. 
8. Dong-Ki Ahn. The surgical treatment for 
spinal cord tumors. Clin Orthop Surg. 2009, 1 (3), 
pp.165-172. 
9. Kyung-Won Song MD. Surgical results 
of spinal cord tumors. Clin Orthop Surg. 2009, 
1 (2), pp.74-80. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_som_cua_vi_phau_thuat_u_tuy_nguc.pdf