Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của phương

pháp phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống

động mạch lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đối tượng nghiên cứu: 34 trẻ từ 0 - 28 ngày tuổi còn

ống động mạch lớn được phẫu thuật thắt ống động mạch

tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2016 đến

tháng 6 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi

cứu kết hợp với tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.

Kết quả: Triệu chứng trước phẫu thuật là 88,2% có

viêm phổi, 25% phải thở oxy, 23,5% phải hỗ trợ hô hấp

bằng máy thở, 11,8% có suy tim. Huyết áp tâm trương

trước phẫu thuật là 32,3 ± 12,8mmHg và sau phẫu thuật 1

ngày tăng lên là 39,5 ± 9,3mmHg (p = 0,004). Sau phẫu

thuật 1 tuần không có bệnh nhân còn shunt tồn lưu qua ống

động mạch, thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật

là 9,6 ngày. Không có biến chứng và tử vong liên quan đến

phẫu thuật và gây mê

pdf 6 trang phuongnguyen 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 9
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THẮT ỐNG ĐỘNG 
MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH LỚN 
Lê Hồng Quang1, Đỗ Đức Trực1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của phương 
pháp phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống 
động mạch lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng nghiên cứu: 34 trẻ từ 0 - 28 ngày tuổi còn 
ống động mạch lớn được phẫu thuật thắt ống động mạch 
tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2016 đến 
tháng 6 năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi 
cứu kết hợp với tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.
Kết quả: Triệu chứng trước phẫu thuật là 88,2% có 
viêm phổi, 25% phải thở oxy, 23,5% phải hỗ trợ hô hấp 
bằng máy thở, 11,8% có suy tim. Huyết áp tâm trương 
trước phẫu thuật là 32,3 ± 12,8mmHg và sau phẫu thuật 1 
ngày tăng lên là 39,5 ± 9,3mmHg (p = 0,004). Sau phẫu 
thuật 1 tuần không có bệnh nhân còn shunt tồn lưu qua ống 
động mạch, thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật 
là 9,6 ngày. Không có biến chứng và tử vong liên quan đến 
phẫu thuật và gây mê.
Kết luận: Phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh 
còn ống động mạch lớn là an toàn hiệu quả, cải thiện được 
tình trạng huyết động sau phẫu thuật. 
Từ khóa: Phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ 
sinh, còn ống động mạch.
ABSTRACT:
EVALUATION OF SURGICAL LIGATION OF 
PATENT DUCTUS ARTERIOSUS IN NEWBORN 
WITH PDA
Objective: Evaluate short-term result of surgical 
ligation of patent ductus arteriosus (PDA) for newborns at 
the National Children’s Hospital (VNCH).
Subject of the study: 34 PDA patients aged from 0 
- 28 days were operated at VNCH from January 2016 to 
July 2018.
Research method: Retrospective and prospective 
research, following up. 
Result: Symptoms before operation include 88,2% 
of pneumonia, 25% requiring oxygen, 23,5% requiring 
mechanical ventilation, 11,8% having heart distress. 
Blood pressure before operation is 32,3 ± 12,8mmHg 
and 1 day after operation is 39,5 ± 9,3mmHg (p = 0,004). 
After operation, there is no patient with shunt persistence 
through ductus arteriosus, average time of hospitalization 
is 9,6 days. There is no complications and death due to 
operation and anesthesiology. Conclusion: Surgical 
ligation of PDA in newborn is a safe and effective method 
which improves hemodynamic after operationt. 
Key words: Surgical ligation of PDA in newborn, 
patent ductus arteriosus.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ống động mạch là cấu trúc mạch nối giữa động mạch 
chủ và động mạch phổi. Còn ống động mạch (CÔĐM) là 
một bệnh tim bẩm sinh thường gặp, chiếm khoảng 10% 
các bệnh tim bẩm sinh [1].
Còn ống động mạch lớn ở trẻ sơ sinh, thường dẫn đến 
biến chứng suy tim sớm trong vài tuần sau sinh, đặc biệt 
khi có tình trạng quá tải thể tích nhĩ trái, trong khi đó bệnh 
nhân có ống động mạch vừa và lớn có nguy cơ phải can 
thiệp điều trị cao gấp 15 lần so với ống động mạch nhỏ [2] 
vì vậy đối với trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn cần can 
thiệp đóng ống động mạch sớm khi phát hiện.
Phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn là câu 
hỏi về tính hiệu quả, an toàn của phương pháp này. 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ngắn hạn của 
phương pháp phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh 
còn ống động mạch lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Ngày nhận bài: 08/10/2019 Ngày phản biện: 15/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019
1. Trung tâm Tim mạch trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn10
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bệnh nhân sơ sinh: Tuổi từ 0 đến 28 ngày.
Siêu âm tim: Còn ống động mạch lớn, tăng áp động 
mạch phổi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
+ Đường kính ống động mạch phía phổi > 3mm. 
+ Đường kính ống động mạch/động mạch phổi trái > 1. 
+ Chiều shunt qua ống động mạch: hai chiều hoặc 
trái phải.
+ Chênh áp tâm thu qua ống động mạch < 2m/giây.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Các bệnh nhân không đảm bảo đủ các điều kiện kể 
trên và/ hoặc tim bẩm sinh tím phụ thuộc ống động mạch.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 1/2016 đến tháng 06/2018 tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu, theo 
dõi dọc theo thời gian. 
2.4. Xử lý số liệu: 
Số liệu được xử lý theo chương trình SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu có 34 bệnh nhân từ 1 - 28 
ngày tuổi, tuổi trung bình là 22,2 ± 5 ngày tuổi, cân nặng 
trung bình 2,7 ± 0,8kg chẩn đoán còn ống động mạch lớn 
được phẫu thuật thắt ống động mạch, trong đó có 14 bệnh 
nhân nam và 20 bệnh nhân nữ, tỷ lệ nữ/nam là 1,42/1.
Hình 1. Các tổn thương tim kèm theo trong đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Tình trạng lâm sàng tại thời điểm vào viện
Đặc điểm
Đẻ non (n= 10) Đủ tháng (n= 24)
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Viêm phổi (n = 30) 10 100 20 83,3
Tự thở 1 10 18 75
Thở oxy 3 30 6 25
Hỗ trợ hô hấp
(n=8)
CPAP 1 10 1 4,2
Thở máy 5 50 1 4,2
Suy tim (n=4) 2 20 2 8,4
Trong 34 bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu gặp bệnh nhân còn ống động mạch đơn thuần chiếm 60%.
Chủ yếu bệnh nhân nhập viện đều có tình trạng viêm phổi chiếm 83,3%. Trong đó tất cả bệnh nhân đẻ non đều có 
viêm phổi, có 60% trẻ đẻ non cần phải hỗ trợ thở máy.
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 11
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 2: Phân bố bệnh nhân theo cân nặng
Hình 3. Đặc điểm siêu âm ống động mạch
Phần lớn là bệnh nhân có đường kính CÔĐM > 3mm 
(79,4%), trong số 7 bệnh nhân còn lại có 5 bệnh nhân 
thuộc nhóm đường kính ống động mạch/cân nặng > 1,4 và 
2 bệnh nhân thuộc nhóm có đường kính ống động mạch/
động mạch phổi trái > 1. 
Nhận xét: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, 
huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa thống kê sau 1 ngày 
và sau 2-4 ngày. Tần số tim giảm có ý nghĩa thống kê sau 
2-4 ngày. 
Đặc điểm shunt tồn lưu trên siêu âm sau phẫu 
thuật thắt ống động mạch
Có một bệnh nhân còn shunt tồn lưu sau phẫu thuật 3 
ngày, theo dõi sau 1 tháng không còn shunt tồn lưu.
Cân nặng > 2500 gram chiếm tỉ lệ cao nhất (58,6%) cân nặng trung bình là 2,7 ± 0,8kg (từ 1-3,9kg).
Bảng 2. Kết quả huyết động sau phẫu thuật 
Thông số Trước phẫu thuật 1 ngày Sau phẫu thuật 1 ngày p Sau phẫu thuật 2 -4 ngày p
HAtt 67,1 ±11,6 77,9± 14,4 0,0001 81,4 ± 12,7 0,0001
HAttr 36,7 ±8, 9 47,0 ± 11,1 0,0001 48,7 ±7,8 0,0001
HATB 47,0 ± 8,8 57,7 ± 12,0 0,0001 59,7 ± 8,6 0,0001
Nhịp tim 144 ± 11,4 142 ± 13,8 0,422 136 ± 10,8 0,002
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn12
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 3. Thời gian nằm viện
Ngày điều trị Sau mổ
Chung 18,0 (5-99) 9,5 (4-86)
Thở máy 65,2±31,4 54,6±29,0
Không thở máy 16,9 (5-36) 8 (4-24)
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ trong nhóm bệnh nhân tử vong
TT Giới Tuổi thai 
(tuần)
Cân 
nặng (kg)
Tình trạng 
trước mổ
Tử vong sau 
mổ 1 tháng
Tử vong sau 
mổ 1 - 3 tháng
Nguyên nhân tử vong
1 Nữ 39 2,0
Suy tim trước mổ, thở 
máy, suy dinh dưỡng bào
x
Suy hô hấp / Nhiễm 
khuẩn huyết
2 Nam 32 1,2 viêm phổi nặng, thở 
máy, suy tim
x
Viêm phổi/ nhiễm 
khuẩn bệnh viện
3 Nữ 28 1,2 Viêm phổi nặng, thở máy x Nhiễm khuẩn huyết, 
bệnh phổi mạn
Bảng 5. Các yếu tố liên quan với tỉ lệ tử vong
Yếu tố nguy cơ tử vong p
Suy tim 0,001*
Đẻ non 0,201*
Nhiễm khuẩn bệnh viện 0,002*
Cân nặng lúc mổ dưới 2,1 0,002*
Viêm phổi thở máy trước mổ 0,006*
Đa dị tật 0,088*
*Fisher’s Exact test
Nhận xét: Thời gian nằm viện của nhóm thở máy cao hơn rõ rệt so với nhóm không thở máy trước phẫu thuật.
Có 3/34 bệnh nhân tử vong (8,8%) nguyên nhân chủ 
yếu là viêm phổi, suy hô hấp nặng, thở máy nhiễm khuẩn 
bệnh viện, tử vong đều không liên quan đến phẫu thuật 
(sau phẫu thuật ít nhất 1 tháng).
Có 4 yếu tố đều ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong bao gồm 
suy tim, nhiễm khuẩn bệnh viện, cân nặng lúc mổ dưới 
2,1kg, viêm phổi suy hô hấp nặng cần thở máy có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 34 trẻ sơ 
sinh ống động mạch lớn được phẫu thuật thắt ống động 
mạch, tuổi trung bình là 22,2 ± 5 ngày, cân nặng trung bình 
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 13
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
là 2,7 ± 0,8kg. Tỷ lệ nữ/nam là 1,42/1 kết quả này tương 
đương với các nghiên cứu khác. 
Nghiên cứu của chúng tôi có 29,4% là trẻ sơ sinh 
thiếu tháng thấp hơn so với trẻ đủ tháng là 70,6% là do với 
những trẻ đẻ thiếu tháng đã được điều trị thuốc ibuprofen 
để đóng ống trước phẫu thuật, nên có một số lượng bệnh 
nhân ống động mạch nhỏ đi hoặc đóng lại vì thế không 
phải phẫu thuật. 
Điều này có thể giải thích khi điều trị bằng ibuprofen 
trẻ đẻ non đáp ứng tốt hơn đối với trẻ đẻ đủ tháng. Vì vậy, 
các trường hợp ống động mạch tồn tại kéo dài 1 tuần sau 
sinh rất khó tự đóng hoặc đóng ống sau điều trị nội khoa. 
Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi, thời điểm phát hiện trung bình của các trẻ đủ tháng 
trong nghiên cứu của chúng tôi là 7 ngày.
Hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện suy hô hấp 
lúc nhập viện, khò khè khó thở là thường gặp hơn là do 
ống động mạch lớn gây nên tình trạng máu lên phổi nhiều 
hơn, gây nên viêm phổi, là nguyên nhân chính khiến trẻ 
nhập viện, có 26,5% bệnh nhân cần thở oxy, 23,5% cần hỗ 
trợ về hô hấp (thở máy, CPAP). 
Kết quả này so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân 
2015 [3] nghiên cứu tiến triển của ống động mạch của 139 
trẻ sơ sinh (115 trẻ đẻ non và 24 trẻ đủ tháng) nhận thấy 
71,2% có triệu chứng của viêm phổi; 76,3% trẻ cần có 
sự hỗ trợ về hô hấp. Thì kết quả của chúng tôi thấp hơn 
nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân số trẻ cần phải hỗ trợ về 
hô hấp là do đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân 
chủ yếu là trẻ sơ sinh non tháng. 
Không có bệnh nhân tai biến và tử vong liên quan đến 
phẫu thuật, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác 
trên thế giới, Yoon Sang Chung 2017 [4]. Do đó, phương 
pháp thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh là an toàn. Điều này 
có thể giải thích do tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị 
ngày càng hiện đại, gây mê hồi sức cũng như trình độ của 
phẫu thuật viên ngày càng được nâng cao. 
Đánh giá thay đổi huyết động sau phẫu thuật thắt 
ÔĐM, nghiên cứu chúng tôi chia 2 nhóm bệnh nhân: nhóm 
bệnh nhân tự thở và nhóm bệnh nhân thở máy trước phẫu 
thuật. Khi theo dõi huyết áp xâm nhập 3 ngày trên nhóm 
bệnh nhân tự thở và 7 ngày trên nhóm bệnh nhân thở máy 
trước phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy tất cả các bệnh nhân 
đều tăng huyết áp tâm trương sau phẫu thuật (p < 0,05), do 
sau khi thắt ống động mạch sẽ không còn sự thống thương 
giữa hai hệ tuần hoàn nên không còn hiện tượng đánh cắp 
máu qua ống động mạch. Kết quả này tương tự tác giả 
Nagata 2013 [5]. 
Siêu âm tim trên 34 bệnh nhân của chúng tôi sau phẫu 
thuật thắt ống động mạch cho thấy shunt tồn lưu sau phẫu 
thuật chúng tôi có một bệnh nhân còn shunt tồn lưu ở thời 
điểm 1 tuần, shunt tồn lưu này hết sau một tháng. Kết quả 
này tương đương tác giả Yoon Sang Chung trên 26 trẻ sơ 
sinh phẫu thuật thắt ống động mạch cũng ghi nhận không 
trường hợp nào còn shunt tồn lưu sau phẫu thuật [4].
Tìm hiểu yếu tố nguy cơ trong 3 bệnh nhân tử vong 
sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 8,8%. Các trường hợp này là 
trẻ sơ sinh đẻ non, viêm phổi suy hô hấp phải thở máy kéo 
dài, tình trạng nặng trước phẫu thuật thắt ống động mạch, 
nhiễm khuẩn bệnh viện trong quá trình điều trị. Chúng tôi 
nhận thấy các trường hợp tử vong có tuổi thai thấp hơn so 
với nhóm còn sống. 
Nghiên cứu Yu-Chen Ko (2009) phẫu thuật thắt ống 
động mạch trên 41 trẻ (18 nam, 23 nữ), cân nặng trung 
bình là 900 gr, có 5 trẻ sơ sinh (12,1%) tử vong, cả 5 bệnh 
nhân tử vong đều là bệnh nhân thở máy trước phẫu thuật, 
4 bệnh nhân có triệu chứng suy tim trước mổ, thời điểm 
tử vong sau mổ sớm nhất là 19 ngày, muộn nhất là 142 
ngày, các nguyên nhân tử vong đều không liên quan đến 
quá trình mổ [6]. 
Tác giả Sok - Leng Kang (2013) nghiên cứu trên 92 
trẻ đẻ non phẫu thuật thắt ống động mạch nhận thấy có 4 
trường hợp (4,3%) tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật 30 ngày là 
99%, sau 30 ngày có 3 trẻ tử vong: 2 bệnh nhân viêm ruột 
hoại tử, 1 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết [7]. 
V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống 
động mạch lớn là an toàn hiệu quả, cải thiện được tình 
trạng huyết động sau phẫu thuật. Tử vong là do bệnh lý của 
trẻ đẻ non cân nặng thấp, kèm theo tình trạng viêm phổi 
trước phẫu thuật và nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật, 
để giảm tỷ lệ tử vong cần phải chăm sóc hậu phẫu tốt hơn 
để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử 
vong sau phẫu thuật.
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn14
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. N. T. vân (2015). Nghiên cứu tiến triển của ống động mạch của trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương.
2. D. J. Schneider (2012). The patent ductus arteriosus in term infants, children, and adults. Semin Perinatol, 36 
(2), 146-153.
3. R. C. R. Ramos F.G., Roy L., et (2010). Echocardiographic predictors of symptomatic patent ductus arteriosus 
in extremely-low-birth-weight preterm neonates. 
4. Y. S. Chung, D. Y. Cho, H. Kang et al (2017). Neonatal Patent Ductus Arteriosus Ligation Operations Performed 
by Adult Cardiac Surgeons. The Korean Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 50 (4), 242-246.
5. H. Nagata, K. Ihara, K. Yamamura et al (2013). Left ventricular efficiency after ligation of patent ductus arteriosus 
for premature infants. J Thorac Cardiovasc Surg, 146 (6), 1353-1358.
6. Y. C. Ko, C. I. Chang, I. S. Chiu et al (2009). Surgical ligation of patent ductus arteriosus in very-low-birth-
weight premature infants in the neonatal intensive care unit. J Formos Med Assoc, 108 (1), 69-71.
7. S. L. Kang, S. Samsudin, M. Kuruvilla et al (2013). Outcome of patent ductus arteriosus ligation in premature 
infants in the East of England: a prospective cohort study. Cardiol Young, 23 (5), 711-716.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_that_ong_dong_mach_o_tr.pdf