Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khái niệm cấy ghép nha khoa tức thì gần đây trở nên phổ biến do ít chấn thương hơn, giảm

thời gian điều trị tổng thể, giảm thời gian phục hồi mô cứng và mềm, gia tăng sự chấp nhận của bệnh nhân,

cùng với chức năng, thẩm mỹ tốt hơn và các lợi ích về tâm lý. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá kết

quả của việc cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 32 bệnh

nhân với 43 răng được cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí

Minh từ tháng 5/2017 đến tháng 7/2018 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa

tức thì sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật 1 tuần kết quả tốt là

55,8%, sau 3 tháng và 6 tháng đều là 100%. Sau 1 tuần cấy ghép implant, sự lành thương tốt chiếm 59,4%.

Sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng cấy ghép implant, tất cả 100% bệnh nhân đều lành thương tốt. Sau 3 tháng,

6 tháng không có implant có tình trạng lung lay. Đa số các răng cấy ghép có mức độ ổn định xương ghép đạt

mức độ tốt. Sau 3 tháng răng cấy ghép có mức độ tốt là 72,1% và sau 6 tháng tất cả các trường hợp đều tốt.

Bệnh nhân thành công trong việc cấy ghép implant chiếm tỷ lệ cao 97,7%, thất bại chỉ chiếm 2,3%. Kết luận:

Bệnh nhân thành công trong việc cấy ghép implant chiếm tỷ lệ cao. Cần phát triển rộng rãi cấy ghép implant tức

thì để phục hình răng mất đạt được kết quả tối ưu

pdf 7 trang phuongnguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng

Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng
196
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤY GHÉP NHA KHOA TỨC THÌ 
SAU NHỔ RĂNG
Ngô Vĩnh Phúc1, Trần Tấn Tài2, Huỳnh Văn Dương3
(1) Học viên CKII Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế
(3) Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khái niệm cấy ghép nha khoa tức thì gần đây trở nên phổ biến do ít chấn thương hơn, giảm 
thời gian điều trị tổng thể, giảm thời gian phục hồi mô cứng và mềm, gia tăng sự chấp nhận của bệnh nhân, 
cùng với chức năng, thẩm mỹ tốt hơn và các lợi ích về tâm lý. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá kết 
quả của việc cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 32 bệnh 
nhân với 43 răng được cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí 
Minh từ tháng 5/2017 đến tháng 7/2018 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa 
tức thì sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật 1 tuần kết quả tốt là 
55,8%, sau 3 tháng và 6 tháng đều là 100%. Sau 1 tuần cấy ghép implant, sự lành thương tốt chiếm 59,4%. 
Sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng cấy ghép implant, tất cả 100% bệnh nhân đều lành thương tốt. Sau 3 tháng, 
6 tháng không có implant có tình trạng lung lay. Đa số các răng cấy ghép có mức độ ổn định xương ghép đạt 
mức độ tốt. Sau 3 tháng răng cấy ghép có mức độ tốt là 72,1% và sau 6 tháng tất cả các trường hợp đều tốt. 
Bệnh nhân thành công trong việc cấy ghép implant chiếm tỷ lệ cao 97,7%, thất bại chỉ chiếm 2,3%. Kết luận: 
Bệnh nhân thành công trong việc cấy ghép implant chiếm tỷ lệ cao. Cần phát triển rộng rãi cấy ghép implant tức 
thì để phục hình răng mất đạt được kết quả tối ưu.
Từ khóa: Cấy ghép nha khoa, cấy ghép tức thì sau nhổ răng
Abstract
EVALUATION OF RESULTS OF THE IMPLANT PLACEMENT 
IMMEDIATELY AFTER TOOTH EXTRACTION
Ngo Vinh Phuc1, Tran Tan Tai2, Huynh Van Duong3
(1) Post-graduate Students of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(3) Odonto-Maxillo-Facial Hospital of Ho Chi Minh City
Background: The concept of immediate implant loading has recently become popular due to less 
trauma, reduction in overall treatment time, decrease in hard and soft tissue resorption, increase in patient’s 
acceptance, along with better function, aesthetics and has a psychological satisfaction to the patient. The 
purpose of this study is to evaluate the results of implant placement immediately after tooth extraction. 
Materials and method: The study consisted of 32 patients with 43 implants have been placed immediately 
after tooth extraction in the Odonto-Maxillo-Facial Hospital of Ho Chi Minh City. Evaluation results after 
dental implants 1 week, 1 month, 3 months, 6 months. Results: Good clinical results after 1 week was 55.8%, 
after 3 months and 6 months were 100%. After 1 week of implant placement, good healing took 59.4%. After 
1 month, 3 months and 6 months, 100% of the patients are well healed. After 3 months, 6 months without 
any implant has the status of shaky. Most dental implants have good levels of bone graft. The level of good 
after 3 months of implants was 72.1% and after 6 months all cases are good. The success rate for dental 
implants was up to 97.7%, failing only 2.3%. After 3 months the implants had a good level of 72.1% and after 
6 months, all cases were good. Patients with success in implant placement accounted for a high rate of 97.7%, 
failure only accounted for 2.3%. Conclusions: Success rate in immediate implant is high. It is necessary to 
develop this method to restore lost teeth to achieve optimum results.
Key words: Dental implant, immediate implant after tooth extraction.
- Địa chỉ liên hệ: Trần Tấn Tài, email: taihangdr@gmail.com
- Ngày nhận bài: 15/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 9/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018
197
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với những ứng dụng mới của khoa 
học kỹ thuật vào y học, ngành Răng Hàm Mặt đã có 
những bước tiến đột phá trong phục hồi răng mất và 
cấy ghép nha khoa là một lựa chọn tốt nhất cho điều 
trị mất răng [5]. Cùng với sự phát triển về xử lý bề 
mặt, thiết kế implant cũng như việc bảo tồn xương 
tối đa bằng các hệ thống mũi khoan lấy xương nên 
việc cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng kết hợp 
với kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn ngày càng 
phổ biến hơn và tỷ lệ thành công cũng cao hơn [2]. 
Sau khi nhổ răng, theo thời gian làm giảm thể 
tích xương tại vị trí mất răng không đủ cho việc cấy 
ghép nha khoa, vì vậy việc kết hợp nhổ răng và cấy 
ghép nha khoa tức thì mang lại hiệu quả cao cho 
bệnh nhân, ngoài ra sự kết hợp này còn giảm số lần 
phẫu thuật, giảm đau đớn và giảm đáng kể thời gian 
quá trình phục hồi răng mất cho bệnh nhân [8], [11].
Theo nghiên cứu của Tạ Tuấn Tú (2010), cấy ghép 
nha khoa tức thì và phục hình 68 răng trên 39 bệnh 
nhân theo dõi sau 4 tháng lắp răng giả thành công 
về mặt tích hợp xương là 92,6% [8]. Nghiên cứu của 
Nguyễn Văn Khoa (2017) cấy ghép nha khoa tức thì 
sau nhổ răng kèm ghép xương dị loại và màng sinh 
học trên 44 bệnh nhân với 45 implant để duy trì kích 
thước sống hàm sau nhổ răng [4].
Xuất phát từ những tình huống trên lâm sàng và 
nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh 
giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ 
răng” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và X quang ở bệnh 
nhân được cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng.
2. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì 
sau nhổ răng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 32 bệnh nhân với 43 răng được nhổ và cấy 
ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng tại Bệnh viện 
Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh từ tháng 5/2017 đến 
tháng 7/2018 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm 
sàng, không đối chứng.
Chọn mẫu thuận tiện, ngẫu nhiên, không xác 
suất. 
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Bước 1: Khám nghiên cứu
- Bước 2: Xét nghiệm cận lâm sàng
+ Chụp phim X quang.
+ Xét nghiệm sinh hóa để loại trừ bệnh đái tháo 
đường, xét nghiệm công thức máu, thời gian máu 
chảy máu đông.
- Bước 3: Lập kế hoạch điều trị
+ Dùng phần mềm phân tích trên phim Cone 
beam CT xác định xương và cấu trúc xung quanh 
vị trí nhổ răng và cấy ghép. Xác định kích thước 
implant, vị trí và góc độ của implant sẽ cấy ghép, 
thể tích xương ghép tổng hợp cần thiết và màng 
collagen.
+ Lập kế hoạch điều trị tiền phục hình.
+ Lập kế hoạch phục hình trên implant giai đoạn 
sau.
- Bước 4: Phẫu thuật nhổ răng và cấy ghép nha 
khoa
+ Trước phẫu thuật bệnh nhân được sát khuẩn 
trong và ngoài miệng bằng dung dịch Betadine 10%.
+ Gây tê tại chỗ dưới màng xương, sử dụng thuốc 
tê Lidocain chứa 1:100.000 Epinerphrine.
+ Lật vạt bộc lộ răng cần nhổ và vùng xương cần 
cấy ghép.
+ Nhổ răng giảm thiểu sang chấn.
+ Nạo sạch mô viêm, mô xơ, mô sợi và bơm rửa 
xương ổ răng với nước muối sinh lý 0,9%.
+ Cấy ghép nha khoa.
+ Khoảng trống giữa implant và xương ổ răng lớn 
hơn 2 mm sẽ được ghép xương tổng hợp và được 
phủ bên trên bằng màng collagen. Nếu khoảng trống 
nhỏ hơn 2 mm không cần ghép xương và màng.
+ Vặn nắp đậy hoặc trụ lành thương vào implant.
+ Sau phẫu thuật, kháng sinh dự phòng 
Augmentine 1g ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên trong 
7 ngày. Kháng viêm giảm đau Ibuprofen 400mg ngày 
uống 3 lần, mỗi lần 1 viên trong 3 ngày. Xúc miệng 
bằng Chlorhexidine 0,12% ngày 3 lần trong 2 tuần.
+ Cắt chỉ sau 1 tuần; tái khám đánh giá sau 3 
tháng, 6 tháng.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá về lâm sàng sau 1 tuần, 1 tháng, 3 
tháng và 6 tháng theo Yukna R.A, Yukna C.N (1998) 
và Trần Tấn Tài (2009) [7].
- Đánh giá sự lành thương sau cấy ghép nha 
khoa 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Dựa vào tiêu 
chuẩn đánh giá của Albrektsson T. (1986) [10].
- Đánh giá độ ổn định của implant trước phục 
hình sau 3 tháng đối với hàm dưới và 4-6 tháng đối 
với hàm trên: Độ lung lay của implant dựa theo dấu 
hiệu lung lay răng có hay không theo nghiên cứu 
Phạm Thu Hằng (2012) [3]
- Đánh giá mức độ ổn định xương ghép sau 3 
tháng, 6 tháng theo Trương Mạnh Nguyên (2012) 
[6].
- Đánh giá độ thành công implant theo Misch 
(2008) sau 6 tháng: Cấy ghép không di động, implant 
không gây đau hoặc dị cảm, không có thấu quang 
quanh implant [13].
198
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và X quang ở bệnh nhân được cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng n Tỷ lệ %
Nguyên nhân nhổ răng 
(n=43)
Sâu răng 16 37,2
Nha chu 24 55,8
Chấn thương 3 7,0
Vị trí vùng mất răng được 
cấy ghép (n=43)
Răng trước hàm trên 12 27,9
Răng sau hàm trên 12 27,9
Răng trước hàm dưới 4 9,3
Răng sau hàm dưới 15 34,9
Số lượng implant trên một 
bệnh nhân (n=32)
1 24 75,0
2 6 18,8
3 1 3,1
4 1 3,1
Lực đặt implant (n=43)
Tốt: 35-45 Ncm 36 83,7
Trung bình: 30-34 Ncm 6 14,0
Kém: < 30 Ncm 1 2,3
- Nguyên nhân do bệnh lý nha chu chiếm 55,8%, sâu răng chiếm 37,2% và chấn thương chiếm 7,0%.
- Số răng được cấy ghép implant tức thì ở nhóm răng trước hàm trên và răng sau hàm trên đều chiếm tỷ 
lệ 27,9%, răng trước hàm dưới chiếm 9,3%, răng sau hàm dưới chiếm 34,9%.
- Bệnh nhân cấy ghép 1 implant chiếm 75,0%, 2 implant chiếm 18,8%, 3 và 4 implant đều chiếm 3,1%.
- Lực đặt implant tốt chiếm 83,7%, lực đặt mức trung bình chiếm 14,0%, kém chiếm 2,3%.
Bảng 3.2. Đặc điểm X quang
Đặc điểm X quang n Tỷ lệ %
Chiều cao của xương ổ 
răng vị trí cấy ghép (n=43)
4-9 mm 3 7,0
> 9 mm 40 93,0
X 13,82 ± 3,08 (7,63 - 20,49)
Chiều rộng của xương ổ 
răng vị trí cấy ghép (n=43)
4-6 mm 2 4,7
> 6 mm 41 95,3
X 7,81 ± 1,49 (5,20 - 11,55)
Mật độ xương vị trí cấy 
ghép (n=43)
D1 0 0,0
D2 20 46,5
D3 21 48,8
D4 2 4,7
- Chiều cao xương ổ răng vị trí cấy ghép > 9 mm chiếm 93,0%, còn lại là 4-9 mm chiếm tỷ lệ 7,0%. Chiều cao 
xương trung bình 13,82±3,08 mm, nhỏ nhất là 7,63 mm và lớn nhất là 20,49 mm.
- Chiều rộng của xương ổ răng vị trí cấy ghép > 6 mm chiếm tỷ lệ 95,3%, nhóm 4-6mm chỉ chiếm tỷ lệ 4,7%. 
Chiều rộng xương trung bình 7,81±1,49 mm, nhỏ nhất 5,20 mm và lớn nhất 11,55 mm.
- Mật độ xương D3 chiếm 48,8%, D2 chiếm tỷ lệ 46,5%, D4 chiếm tỷ lệ 4,7% và không có D1.
199
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng 
3.2.1. Đánh giá về lâm sàng sau phẫu thuật
Bảng 3.3. Đánh giá về lâm sàng sau phẫu thuật (n=43)
Kết quả 
lâm sàng
1 tuần 3 tháng 6 tháng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ %
Tốt 24 55,8 43 100,0 43 100,0
Trung bình 19 44,2 0 0,0 0 0,0
Kém 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Tổng 43 100,0 43 100,0 43 100,0
Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật đạt kết quả tốt chiếm sau 1 tuần là 55,8%, trung bình chiếm 44,2% và 
kém không có trường hợp nào. Sau 3 tháng và 6 tháng kết quả tốt đều là 100%.
3.2.2. Đánh giá lành thương sau cấy ghép nha khoa
Bảng 3.4. Sự lành thương sau cấy ghép
Thời điểm
Xếp loại
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng
n % n % n % n %
Tốt 19 59,4 32 100,0 32 100,0 32 100,0
Trung bình 12 37,5 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Kém 1 3,1 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Tổng 32 100,0 32 100,0 32 100,0 32 100,0
Tỷ lệ lành thương sau 1 tuần loại tốt chiếm 59,4%, loại trung bình chiếm 37,5%, loại kém chiếm 3,1%.
Tỷ lệ lành thương sau cấy ghép 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng chiếm 100%.
3.2.3. Đánh giá mức độ ổn định implant
Bảng 3.5. Độ lung lay implant (n=43)
Thời điểm
Vững ổn implant
3 tháng 6 tháng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ %
Lung lay 0 0,0 0 0,0
Không lung lay 43 100,0 43 100,0
Tổng 43 100,0 43 100,0
Sau 3 tháng và sau 6 tháng, tất cả răng implant cấy ghép đều không có tình trạng lung lay.
3.2.4. Đánh giá ổn định xương ghép
Bảng 3.6. Mức độ ổn định xương ghép sau 3 tháng, 6 tháng (n=43)
Thời điểm
Mức độ ổn định xương 
3 tháng 6 tháng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ %
Tốt 31 72,1 43 100,0
Khá 11 25,6 0 0,0
Kém 1 2,3 0 0,0
Tổng 43 100,0 43 100,0
Tỷ lệ xương ghép sau 3 tháng loại ổn định tốt chiếm 72,1%, loại khá chiếm 25,6% và loại kém chiếm 2,3%. 
Tỷ lệ xương ghép sau 6 tháng loại ổn định tốt chiếm 100%.
3.2.5. Tỷ lệ thành công implant theo Misch (2008) sau 6 tháng
Bảng 3.7. Tỷ lệ thành công sau 6 tháng (n=43)
Đánh giá thành công implant Số răng Tỷ lệ %
Thành công 42 97,7
Thất bại 1 2,3
Tổng 43 100,0
200
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Tỷ lệ implant thành công theo Misch (2008) sau 6 
tháng chiếm 97,7%, thất bại chiếm 2,3%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và X quang ở bệnh nhân 
cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
- Nguyên nhân nhổ răng
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhóm 
nguyên nhân hay gặp nhất là biến chứng bệnh lý 
quanh răng, nha chu chiếm 55,8%, tiếp theo là sâu 
răng, bệnh lý tủy răng chiếm 37,2% và nguyên nhân 
chấn thương chiếm 7%. Kết quả của chúng tôi phù 
hợp với các tác giả Trịnh Hồng Mỹ (2012) [5], Đàm 
Văn Việt (2013) [9], Nguyễn Văn Khoa (2017) [4], 
Botticelli (2008) [11], có thể thấy nguyên nhân phần 
lớn dẫn đến việc nhổ răng là do sâu răng, bệnh lý tủy 
răng và bệnh lý nha chu. Trong nghiên cứu chúng tôi, 
nguyên nhân bệnh lý nha chu tăng cao và phần lớn là 
bệnh lý nha chu do kích thích tại chổ sau bệnh lý sâu 
răng, nhồi nhét thức ăn, mất răng làm trồi răng, 
xảy ra nhiều đối với độ tuổi trong nghiên cứu: tuổi 
trung bình là 48,34±14,41, tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi 
và tuổi lớn nhất là 73 tuổi. Ngoài ra, bệnh lý nha chu 
gây tiêu xương nhiều trước và sau nhổ răng so với 
các nguyên nhân khác nên hầu hết các trường hợp 
mất răng do bệnh ký nha chu khi cấy ghép nha khoa 
tức thì sau nhổ răng cần phải ghép xương đã làm 
tăng cao tỷ lệ mất răng ở nhóm nguyên nhân này.
- Vị trí vùng mất răng được cấy ghép
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhóm răng 
sau hàm dưới chiếm tỷ lệ cao nhất trong số răng 
được cấy ghép. Điều này cho thấy nhóm răng chiếm 
tỷ lệ mất răng cao nhất. Kết quả cấy ghép nha khoa 
của chúng tôi nhóm răng sau hàm dưới phù hợp với 
các nghiên cứu khác như Phạm Thu Hằng (2012) [3] 
và Phạm Văn Khoa (2017) [4]. Nghiên cứu Botticelli 
(2008) [11], đối với hàm trên nhóm răng cối nhỏ thứ 
nhất (38,1%); răng cối nhỏ thứ hai (19%) và răng cối 
nhỏ thứ nhất hàm dưới (19%), những nhóm này gần 
giống nhóm răng sau của chúng tôi cũng có tỷ lệ cao 
so với các nhóm khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu 
này không thấy các răng cối lớn hàm trên và hàm 
dưới.
- Số lượng implant trên một bệnh nhân 
Kết quả cho thấy số implant cấy ghép trên một 
bệnh nhân chủ yếu là 1 implant chiếm 75%, tiếp theo 
là 2 implant chiếm 18,8%, có 3,1% trường hợp bệnh 
nhân cấy 3 và 4 implant. Điều này là phù hợp với 
nguyên nhân mất răng ở bệnh nhân là biến chứng 
của bệnh lý nha chu, sâu răng và bệnh lý tủy răng. 
Số lượng răng mất thường không nhiều, số lượng 
thường 1, 2 răng, đôi khi gặp trường hợp 3, 4 răng. 
- Lực đặt implant
Kết quả chúng tôi về lực đặt implant, tốt (35-45 
Ncm) chiếm 74,4%, trung bình (30-34 Ncm) chiếm 
23,3% và kém (< 30 Ncm) chiếm 2,3%. Nghiên cứu 
của Lê Trung Chánh (2017) cho thấy lực đặt implant 
trung bình là 41,59±3,1 Ncm, lực đặt implant nhỏ 
nhất là 35 Ncm, lớn nhất là 45 Ncm. Kết quả này thì 
việc cho implant chịu lực tức thì đáp ứng đủ các tiêu 
chí cho implant chịu lực tức thì [1].
4.1.2. Đặc điểm X quang 
- Kích thước xương ổ răng vị trí cấy ghép
Trong đánh giá chiều cao xương ổ răng ở 43 răng 
mất, kết quả 93% có chiều cao xương ổ ≥ 10 mm, 
7% có chiều cao từ 4-9mm và không có răng nào 
dưới 4mm. Nghiên cứu của Phạm Thu Hằng (2012), 
thì chiều cao xương có ích thường gặp nhất ở hàm 
dưới là trên 12 mm với tỷ lệ là 79,1%; chiếm ít nhất 
là chiều cao từ 8 mm đến 10 mm (2,3%); chiều cao 
trên 10 mm đến 12 mm là 18,6% [3]. Nghiên cứu 
của Đàm Văn Việt (2012), chiều cao xương có ích 
≥10 mm chiếm 60,3%, gặp chủ yếu vùng răng trước 
(64,5%), răng sau (35,5%). Chiều cao xương từ 5 đến 
10 mm chiếm 39,7%, chỉ có ở răng sau [9].
Qua kết quả chiều rộng xương ổ răng ở 43 răng 
mất cho thấy, 95,3% có chiều rộng xương ổ ≥ 6 mm, 
4,7% có chiều rộng từ 4-6mm và không có răng 
nào dưới 4mm. Theo Phạm Văn Khoa (2017), kích 
thước trung bình xương ổ theo chiều ngoài-trong 
là 9,75 mm, ở hàm trên lớn hơn so với hàm dưới, 
lớn nhất ở vùng răng cối lớn thứ hai (11,43 mm) và 
nhỏ nhất ở vùng răng cửa bên hàm dưới (6,90 mm). 
Kích thước xương ổ lớn nhất tại vùng răng cối lớn 
thứ hai hàm trên (13,62 mm) và nhỏ nhất tại vùng 
răng cửa bên hàm dưới (6,9 mm), tại vùng răng cối 
nhỏ và răng cối lớn dao động trong khoảng 7,55 mm 
đến 13,62 mm [4]. Maiorana (2017), nghiên cứu cho 
thấy kích thước trung bình ngoài-trong ổ răng hàm 
trên là 9,35mm [12].
- Mật độ xương vùng mất răng cấy implant 
Kết quả cho thấy, mật độ xương chiếm cao nhất 
là loại 3 (D3) với 48,8%, loại 2 (D2) tương đương 
với 46,5%, loại 4 (D4) chiếm 4,7% và không có loại 
1 (D1). Theo Phạm Thu Hằng (2012), đối với xương 
hàm trên thì mật độ xương loại 3 (D3) chiếm tỷ lệ 
cao nhất là 60%, loại 2 (D2) là 26,7%, cả 2 loại này 
đều thuận lợi cho việc khoan cấy ghép implant. 
Loại 4 (D4) có 13,3% cần phải nén xương trước khi 
đặt implant [3]. Đoàn Thanh Giang (2010), mật độ 
xương hàm lúc đặt implant hầu hết là loại 2 (D2) 
chiếm 77,6%, tiếp theo là loại 3 (D3) chiếm 20,9%, 
một số ít loại 4 (D4) với 1,5% [2].
4.2. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì 
sau nhổ răng 
201
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4.2.1. Đánh giá về lâm sàng sau phẫu thuật
Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật đạt kết quả 
tốt chiếm tỷ lệ cao sau 1 tuần là 55,8%, trung bình 
chiếm 44,2% và kém không có trường hợp nào. Sau 
3 tháng và 6 tháng kết quả tốt đều là 100%. Theo 
Yukna R.A và Yukna C.N (1998), kết quả lâm sàng 
tốt: bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng 
đau nhức, không sưng nề, không có dịch tiết nhiều, 
không chảy máu khi thăm khám, mô nha chu bình 
thường, niêm mạc đáy hành lang vùng răng nhổ và 
cấy ghép không phù nề sung huyết, không có lỗ dò; 
sau 1 tuần nghiên cứu chúng tôi chiếm tỷ lệ 55,8%, 
tỷ lệ trung bình: bệnh nhân vẫn có cảm giác đau 
nhức mơ hồ, không rõ ràng, sưng nề ít, có ít dịch 
tiết, có chảy máu ít, mô nha chu niêm mạc đáy hành 
lang phù nề xung huyết ít, chiếm tỷ lệ 44,2%, không 
có tỷ lệ kém, với kết quả này phù hợp với nghiên 
cứu của Trần Tấn Tài (2009), tỷ lệ tốt chiếm 72,5% và 
trung bình chiếm 27,5%, sau 3 tháng và 6 tháng vị trí 
cấy ghép đều không có hiện tượng viêm đỏ, không 
có dấu dị ứng và đào thải vật ghép [7].
4.2.2. Sự lành thương sau cấy ghép nha khoa
Tỷ lệ lành thương sau 1 tuần loại tốt khá cao 
chiếm 59,4%, loại trung bình chiếm 37,5%, loại kém 
chiếm 3,1%. Sau cấy ghép 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 
chiếm 100%.
Theo Đàm Văn Việt đánh giá trên 123 implant 
đã phục hình nhưng chỉ có 43 implant được theo 
dõi trên 1 năm, do vậy mức độ viêm nhiễm gặp chỉ 
gặp tỉ lệ 8,2% bệnh lý viêm niêm mạc quanh implant, 
chưa có trường hợp nào viêm quanh implant [9]. Tỷ 
lệ viêm quanh implant trong nghiên cứu của Trịnh 
Hồng Mỹ sau 3 năm là 11,2% [5].
4.2.3. Đánh giá sự ổn định implant
- Mức độ lung lay implant
Ngay sau khi cấy ghép đa số implant đạt được 
mức độ ổn định ban đầu cao, tỷ lệ implant có lực 
đặt tốt chiếm 83,7%, trung bình chiếm 14,0%, kém 
chiếm rất ít 2,3%. Đây là bước đầu tạo nền móng 
cho sự vững chắc implant sau này và góp phần 
không nhỏ cho sự thành công cấy ghép nha khoa 
sau này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu 
của Đàm Văn Việt (2013), có tỷ lệ lớn 66,7% trường 
hợp đạt sự ổn định sơ khởi trên 35 Ncm, và 33,3% 
đạt 20 - 35 Ncm [9]. 
Mức độ lung lay implant nghiên cứu này đánh 
giá sau 3 tháng và 6 tháng không có trường hợp nào. 
Tỷ lệ này giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Thu 
Hằng (2012) không có trường hợp implant bị lung 
lay trước khi phục hình [3]. Đoàn Thanh Giang, hầu 
hết đều ổn định sơ khởi tốt lực vặn implant đạt trên 
35-40 Ncm2 (95,5%), có một trường hợp ổn định sơ 
khởi kém lực vặn implant < 30 Ncm2 (1,5%). Độ vững 
chắc của implant được xác định bằng mắt và đánh 
giá theo chỉ số lung lay răng Garry C, có 1 trường 
hợp lung lay (1,5%) [2]. 
4.2.4. Đánh giá độ ổn định xương ghép
Tỷ lệ xương ghép sau 3 tháng loại ổn định tốt 
chiếm 72,1%, loại khá chiếm 25,6% và loại kém 
chiếm 2,3%. Sau 6 tháng loại ổn định tốt chiếm 
100%. Theo nghiên cứu Trần Mạnh Nguyên (2012), 
kết quả thu được tỷ lệ ghép xương loại tốt chiếm 
94,4%, có 1 bệnh nhân loại khá [6]. Với kết quả trên 
nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ ổn định xương ghép 
như vậy là phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 
sự khác biệt rõ giữa tiêu xương trước và sau phục 
hình. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của 
Rossi F. (2010) có tiêu xương trước phục hình là 0,34 
+ 0,38 mm và sau phục hình là 0,23 + 0,33 mm [15]. 
4.2.5. Tỷ lệ thành công implant theo Misch 
(2008) sau 6 tháng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân 
thành công trong việc cấy ghép implant chiếm tỷ 
lệ cao 97,7%. Theo nghiên cứu của Đoàn Thanh 
Giang (2010) có tỷ lệ thành công cấy ghép implant 
là 98,5% [2]. Trịnh Hồng Mỹ (2012), tỷ lệ thành công 
sau 3 năm theo dõi là 93,2% [5]. Phạm Thu Hằng 
(2012), kết quả phẫu thuật thành công là 56 trường 
hợp chiếm tỷ lệ 96,6%. Có biến chứng viêm nhiễm 
sau phẫu thuật chưa đủ điều kiện để phục hình là 2 
trường hợp chiếm tỷ lệ 3,4% [3]. Tỉ lệ này cũng phù 
hợp với nghiên cứu của Oztel M. (2017) là 95% [14].
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng và X quang ở bệnh nhân 
cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng
- Nguyên nhân hay gặp nhất là biến chứng bệnh 
lý quanh răng, nha chu chiếm 55,8%.
- Số răng được cấy ghép implant tức thì ở nhóm 
răng trước hàm trên và răng sau hàm trên đều chiếm 
tỷ lệ 27,9%, răng trước hàm dưới chiếm 9,3%, răng 
sau hàm dưới chiếm 34,9%.
- Số implant cấy trên một bệnh nhân chủ yếu là 
1 implant với 75,0%.
- Lực đặt implant đa số đều tốt chiếm tỷ lệ 83,7%.
- Chiều cao xương ổ răng vị trí cấy ghép chiếm đa 
số là > 9 mm với 93,0%.
- Chiều rộng của xương ổ răng vị trí cấy ghép 
chiếm đa số là nhóm > 6 mm với tỷ lệ 95,3%.
- Mật độ xương chiếm tỷ lệ cao là D3 với 48,8%, D2 
chiếm tỷ lệ 46,5%, D4 chiếm tỷ lệ 4,7% và không có D1.
5.2. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì 
sau nhổ răng 
- Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật đạt kết quả tốt 
chiếm tỷ lệ cao, sau 1 tuần là 55,8%, sau 3 tháng và 6 
tháng kết quả tốt đều là 100%.
202
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Sau 1 tuần cấy ghép implant, sự lành thương 
tốt chiếm tỷ lệ 59,4%, trung bình chiếm 37,5%, 
kém chiếm 3,1%. Sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 
cấy ghép implant, tất cả 100% bệnh nhân đều lành 
thương tốt.
- Sau 3 tháng, 6 tháng không có implant có tình 
trạng lung lay.
- Đa số các răng cấy ghép có mức độ ổn định 
xương ghép đạt mức độ tốt. Sau 3 tháng răng cấy 
ghép có mức độ tốt là 72,1% và sau 6 tháng tất cả 
các trường hợp đều tốt.
- Bệnh nhân thành công trong việc cấy ghép 
implant chiếm tỷ lệ cao 97,7%, thất bại chỉ chiếm 
2,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trung Chánh (2017), Đánh giá kết quả điều trị 
mất răng toàn bộ hàm dưới bằng hàm phủ trên implant 
chịu lực tức thì với hệ thống kết nối chụp lồng, Luận án 
chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
2. Đoàn Thanh Giang (2010), “Nhận xét kết quả cấy 
ghép Implant nha khoa trong điều trị phục hình răng cố 
định bằng implant của hang Noble Biocare”, Y học thực 
hành, 722 (6), tr. 25-28.
3. Phạm Thu Hằng (2012), Đánh giá kết quả cấy ghép 
Implant nha khoa hệ thống Bio-Horizons tại Bệnh viện 
Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011-2012, Luận văn Cao 
học, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Khoa (2017), Đánh giá kết quả điều trị 
bảo tồn sống hàm với cấy ghép implant nha khoa tức thì 
sau nhổ răng kèm ghép xương dị loại và màng sinh học, 
Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
5. Trịnh Hồng Mỹ (2012), Nghiên cứu kỹ thuật cấy 
ghép Implant trên bệnh nhân mất răng có ghép xương, 
Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược 
lâm sàng 108.
6. Trương Mạnh Nguyên (2012), Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phương pháp nâng 
xoang hở có ghép xương, Luận văn Thạc sỹ Y hoc, Đại học 
Y Hà Nội.
7. Trần Tấn Tài (2009), Đánh giá kết quả ghép bioporites 
sau phẫu thuật nhổ răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y 
Dược Huế, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y 
Dược Huế.
8. Tạ Tuấn Tú (2010), Đánh giá kết quả cấy ghép 
implant tức thì của hãng Ankylos, Luận văn tốt nghiệp bác 
sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Đàm Văn Việt (2013), Nghiên cứu điều trị mất 
răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép 
xương, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Albrektsson T., Zarb G., Worthington P. and 
Eriksson A.R. (1986), “The Long-Term Efficacy of Currently 
Used Dental Implants: A Review and Proposed Criteria of 
Success”, JOMI on CD-ROM (1997© Quintessence Pub. 
Co.), 1(1), pp. 11-25.
11. Botticelli D., Renzi A., Lindhe J., Berglundh T. 
(2008), “Implants in fresh extraction sockets: a prospective 
5-year follow-up clinical study”, Clin. Oral Impl. Res., 19, 
pp. 1226-1232.
12. Maiorana C., Poli P.P., Deflorian M., et al (2017), 
“Alveolar socket preservation with demineralised bovine 
bone mineral and a collagen matrix”, J Periodontal Implant 
Sci., 47(4), pp. 194-210.
13. Misch C.E. Perel M.L., Wang H.-L. et at (2008), 
“Implant Success Survival and Failure The International 
Congress of Oral Implantologists (ICOI) Pisa Consensus 
Conference”, Implant Dentistry, 17 (1), pp. 5-15.
14. Oztel M., Bilski W.M., Bilski A. (2017), “Risk Factors 
associated with Dental Implant Failure: A Study of 302 
Implants placed in a Regional Center”, J Contemp Dent 
Pract.; 18(8), pp. 705-709.
15. Rossi F., Ricci E., Marchetti C., Lang N.P., Botticelli 
D. (2010), “Early loading of single crowns supported by 
6-mm-long implants with a moderately rough surface: 
a prospective 2-year follow-up cohort study”, Clin Oral 
Implants Res, 21(9), pp. 937-943.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_cay_ghep_nha_khoa_tuc_thi_sau_nho_rang.pdf