Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với vi khuẩn Escherichia coli

TÓM TẮT

Chiết xuất thử nghiệm gỗ Tô mộc chẻ nhỏ bằng phương pháp ngâm kiệt với dung môi ethanol 96% và cất thu

hồi cồn ở nhiệt độ 80 - 90oC cho hiệu suất chiết trung bình 6,80%. Dung dịch chiết pha loãng của cao Tô mộc 5 µg

và 10 µg đều có tác dụng ức chế vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) nhưng kém hơn so với các kháng sinh:

Doxycycline, Ciprofloxacin và Colistin. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cao Tô mộc và các kháng sinh

Doxycycline, Ciprofloxacin và Colistin với chủng E. coli chuẩn cao hơn so với chủng E. coli phân lập từ gà bệnh. Tác

dụng kháng khuẩn phụ thuộc vào hàm lượng cao chiết. Chế phẩm cao Tô mộc 10% có tác dụng phòng và trị bệnh

do E. coli trên gà Lượng Phượng gây nhiễm thực nghiệm. Kết quả này là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp

theo về tác dụng phòng và trị bệnh của các chất chiết từ Tô mộc.

Từ khóa: E. coli, gà Lương Phượng, hiệu suất chiết, kháng khuẩn, Tô mộc.

pdf 9 trang phuongnguyen 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với vi khuẩn Escherichia coli", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với vi khuẩn Escherichia coli

Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với vi khuẩn Escherichia coli
Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 9: 1368-1376 Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 9: 1368-1376 
www.vnua.edu.vn 
1368 
ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CHIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT TỪ GỖ TÔ MỘC 
(Caesalpinia sappan L.) TRONG DUNG MÔI ETHANOL VỚI VI KHUẨN Escherichia coli 
Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp* 
Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Email*: nbtiep@vnua.edu.vn 
Ngày gửi bài: 30.05.2016 Ngày chấp nhận: 16.10.2016 
TÓM TẮT 
Chiết xuất thử nghiệm gỗ Tô mộc chẻ nhỏ bằng phương pháp ngâm kiệt với dung môi ethanol 96% và cất thu 
hồi cồn ở nhiệt độ 80 - 90oC cho hiệu suất chiết trung bình 6,80%. Dung dịch chiết pha loãng của cao Tô mộc 5 µg 
và 10 µg đều có tác dụng ức chế vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) nhưng kém hơn so với các kháng sinh: 
Doxycycline, Ciprofloxacin và Colistin. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cao Tô mộc và các kháng sinh 
Doxycycline, Ciprofloxacin và Colistin với chủng E. coli chuẩn cao hơn so với chủng E. coli phân lập từ gà bệnh. Tác 
dụng kháng khuẩn phụ thuộc vào hàm lượng cao chiết. Chế phẩm cao Tô mộc 10% có tác dụng phòng và trị bệnh 
do E. coli trên gà Lượng Phượng gây nhiễm thực nghiệm. Kết quả này là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp 
theo về tác dụng phòng và trị bệnh của các chất chiết từ Tô mộc. 
Từ khóa: E. coli, gà Lương Phượng, hiệu suất chiết, kháng khuẩn, Tô mộc. 
Assessment of Extraction Efficacy and Antibacterial Activity 
of Ethanol Extract of Caesalpinia sappan L. against Escherichia coli 
ABSTRACT 
Maceration extraction of Caesalpinia sappan L. (CS) in ethanol solvent (96%) followed by steam distillation at 80 
- 90oC resulted in an average extract efficacy of 6.80%. Ten percent extract sollution showed inhibitory effects on E. 
coli. The effects were concentration-dependent and higher on standard E. coli strain in comparison to those on 
chicken-derived isolates. The strain dependent inhibition was similarly observed for doxycycline, ciprofloxacin and 
colistin. The 10% sollution of CS extract exerted preventive and treatment effects on experimental infection with E. 
coli in Yellow-feather chickens. The results can be considered as scientific basis for further studies on prevention and 
treatment potential of CS extracts. 
Keywords: Antibacterial effect, Caesalpinia sappan L., E. coli, extract efficacy, Yellow-feather chickens. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đa số kháng sinh được sử dụng đều nhằm 
điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, 
việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã 
dẫn đến tính trạng kháng kháng sinh và làm 
giảm, thậm chí mất hiệu quả điều trị của chúng. 
Ngoài ra, sử dụng kháng sinh còn gây ra các tác 
dụng không mong muốn như quá mẫn, suy giảm 
miễn dịch, tồn dư trong sản phẩm động vật gây 
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (Iram et al., 
2016; Fortman và Mukhopadhyay, 2016). Trong 
khi đó, sử dụng các kháng sinh mới, kháng sinh 
phổ rộng lại có chi phí cao. Từ những nhược 
điểm trên cho thấy cần tìm kiếm các chế phẩm 
phối hợp hoặc thay thế kháng sinh trong điều 
trị. Kháng sinh nguồn gốc thực vật là một trong 
những nhóm chế phẩm đáp ứng yêu cầu này 
(Wisatre, 2005; Hemalatha et al., 2016). Sử 
dụng thảo dược là một phần trong nền y học 
Việt Nam, vừa mang tính tự phát và đại chúng 
vừa mang tính hệ thống (Wahlberg, 2006; 
Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp 
1369 
Woerdenbag et al., 2012). Với xu hướng chủ 
động nguồn nguyên liệu dược liệu trong nước, đã 
có nhiều nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn 
của những cây thuốc Việt Nam (Woerdenbag et 
al., 2012; Vu et al., 2015). 
Vị thuốc Tô mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ 
vang hay cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L.; 
hình 1), có nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Đỗ Tất 
Lợi, 2015). Sau khi thu hoạch, phần gỗ giác 
trắng được gọt bỏ, lấy phần gỗ đỏ bên trong, cưa 
thành khúc và chẻ ra thành mảnh nhỏ, phơi 
hoặc sấy khô (Dược điển Việt Nam IV, 2009). Tô 
mộc vị ngọt, bình, không độc, tác dụng vào 3 
kinh tâm, can và tì, tác dụng hoạt huyết, thông 
kinh hoạt lạc, khứ ứ, chỉ thống, tán phong hòa 
huyết, được dùng làm thuốc săn da và cầm máu 
trong các trường hợp xuất huyết tử cung, mất 
máu sau sinh, choáng váng, hoa mắt. Theo 
Phòng Đông y thực nghiệm, Viện Vi trùng Việt 
Nam (trích theo Đỗ Tất Lợi, 2015), nước sắc Tô 
mộc có tác dụng kháng với vi trùng 
Staphylococcus 209P (vòng vô khuẩn 1,2cm), 
Salmonella typhi (0,4 cm), Shiga flexneri (0,7 
cm), Shigella sonnei (0,2 cm), Shigella 
dysenteria shiga (1 cm) và Bacillus subtilis (1 
cm). Tác dụng kháng sinh của Tô mộc lại không 
mất đi dưới tác dụng của dịch vị và dịch tụy. 
Đến nay, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về 
tác dụng của Tô mộc trong thú y. Nghiên cứu 
này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của 
phương pháp ngâm kiệt để chiết xuất cao Tô 
mộc và dùng dung dịch cao Tô mộc phòng và trị 
bệnh do E. coli trên gà Lương Phượng. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Vật liệu 
2.1.1. Vật liệu cho chiết xuất Tô mộc 
- Dược liệu tô mộc: 200 kg (tiêu chuẩn Dược 
Điển Việt Nam IV) với các đặc điểm: thanh gỗ 
Tô mộc hình trụ hay nửa trụ tròn có đường kính 
từ 3 - 12 cm, dài khoảng 10 cm, màu đỏ vàng 
đến đỏ nâu, thường có khe nứt dọc; mặt cắt 
ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt với màu 
da cam, có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ mạch 
gỗ nhỏ; dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, 
tủy có lỗ rõ, có thể có những chỗ có màu nhạt 
hay đậm hơn; chất gỗ cứng, nặng, không mùi, vị 
hơi se (Hình 2). 
- Ethanol 96% 
- Thiết bị: Bồn ngâm chiết; thiết bị chiết 
suất, thiết bị cô cao và thu hồi dung môi bằng 
nồi cất 3 lớp chất liệu Inox Sus316. 
2.1.2. Vật liệu thực hiện kháng sinh đồ 
- Cao chiết Tô mộc thành phẩm. 
- E. coli giống gốc (E. coli ATCC 25922) do 
công ty TNHH TM - SX Nu Pha cung cấp. 
- Vi khuẩn E. coli phân lập từ gà mắc bệnh 
do E. coli được Trường đại học Nông Lâm thành 
phố Hồ Chí Minh cung cấp. 
- Môi trường thực hiện kháng sinh đồ: MHA 
(Mueller - Hinton Agar) do TITAN BIOTECH 
LTD sản xuất. 
- Đĩa giấy tẩm kháng sinh (Công ty TNHH 
Nam Khoa cung cấp) gồm: Amoxicillin (Ax), 
Ciprofloxacin (Ci), Colistin (Co), Doxycyline (Dx). 
Hình 1. Lá và quả Tô mộc Hình 2. Dược liệu Tô mộc 
Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với 
vi khuẩn Escherichia coli 
1370 
- Đĩa giấy tẩm dung dịch cao Tô mộc ở các 
nồng độ khác nhau (sau khi có sản phẩm chiết) 
có đường kính bằng đường kính của các đĩa 
kháng sinh. 
2.1.3. Gà thí nghiệm 
Gà Lương Phượng 1 - 37 ngày tuổi do trại 
chăn nuôi An Đô cung cấp. Gà được nuôi bằng 
thức ăn tự trộn, không chứa kháng sinh, được 
chủng ngừa bệnh Newcastle và viêm phế quản 
truyền nhiễm (IB) vào 7 và 14 ngày tuổi; phòng 
Gumboro vào 10 và 21 ngày tuổi. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Chiết ngâm kiệt và bào chế cao Tô mộc 
Mỗi mẻ dược liệu Tô mộc (20 kg) được ngâm 
trong 80 kg ethanol 96% (tương đương 101,4 lít) 
trong 72 giờ ở nhiệt độ 70oC, sau đó tách dịch 
phân chiết (bước này được lặp lại 6 lần). Gộp tất 
cả dịch chiết của 6 lần đem chưng cất thu hồi 
dung môi ở nhiệt độ 80 - 90oC thu được cao chiết 
Tô mộc. Trong thí nghiệm này, 200 kg Tô mộc 
được ngâm chiết và chưng cất sau 10 mẻ. Cô đặc 
dịch chiết của 10 mẻ sẽ thu được cao Tô mộc khô 
toàn phần. Hoàn tất sản phẩm cao Tô mộc khô 
toàn phần thành dạng dung dịch 10% cao chiết 
theo công thức phối hợp (Bảng 1) với các bước: 
(i) Cho 500 g propylene glycol vào 400g nước cất; 
(ii) Gia nhiệt hỗn hợp dung môi đến 80oC; (iii) 
Hòa tan lượng cao chiết vào hỗn hợp dung môi 
cho đến khi tan hết; (iv) Làm mát dung dịch về 
nhiệt độ phòng; (v) Bổ sung lượng propylene 
glycol đến 1.000 ml và (vi) Đóng chai HDPE có 
dung tích 500 ml. 
Bảng 1. Công thức bào chế cao Tô mộc 10% 
Thành phần Lượng 
Cao chiết Tô mộc toàn phần 
Propylen glycol 
Nước cất 
Propylen glycol 
105 gam 
500 gam 
400 gam 
Vừa đủ, đến 1.000 ml 
2.2.2. Đánh giá tác dụng của cao chiết xuất 
Tô mộc với E. coli 
Dùng phương pháp khuếch tán trên đĩa 
thạch (môi trường Mueller - Hinton Agar, 
MHA), theo hướng dẫn của CLSI (Clinical and 
Laboratory Standards Institute, 2008). Đĩa giấy 
có đường kính 6 mm được hấp tiệt trùng (121oC 
trong 15 phút) và sấy khô. Sau đó, đĩa giấy được 
tẩm dung dịch cao chiết ở hai hàm lượng (i) 5 µl 
dung dịch cao chiết tương đương với 5 µg dược 
liệu và (ii) 10 µl dung dịch cao chiết tương 
đương với 10 µg dược liệu (sử dụng micropipette 
để hút dịch chiết đã pha loãng ở nồng độ thích 
hợp nhỏ trên đĩa giấy). Vòng vô khuẩn do dung 
dịch cao chiết được so sánh với vòng vô khuẩn 
của các kháng sinh Amoxicillin (10 µg), 
Ciprofloxacin (5 µg), Colistin (10 µg) và 
Doxycycline (30 µg). 
2.2.3. Đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh 
của chế phẩm cao Tô mộc 10% trên gà 
Gà thí nghiệm nuôi đến 28 ngày tuổi sẽ 
phân lô thí nghiệm. Gà lô thí nghiệm cho uống 
dịch chiết tô mộc ở ngày thứ 28, sau đó đến ngày 
30 cho cả 3 lô uống dung dịch vi khuẩn E. coli 
gây dung huyết phân lập từ gà bệnh với liều 3 
ml/con. Mỗi 1 ml dung dịch vi khuẩn E. coli 
chứa khoảng 1 - 3x108 tế bào vi khuẩn (chọn 3 
khuẩn lạc có kích thước đồng đều trên đĩa NA 
cho vào ống nghiệm vô trùng có chứa 3 ml nước 
sinh lý vô trùng, trộn bằng vortex. Sau đó đo độ 
đục với ống Mc Farland 0,5 trên nền tờ giấy 
trắng có vạch đen và điều chỉnh với nước muối 
sinh lý). Sử dụng syringe 5ml vô trùng bơm 3ml 
dung dịch chứa vi khuẩn E. coli vào vùng sau 
hầu từng con gà. Theo dõi tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết 
của gà sau 7 ngày gây bệnh; mổ khám và phân 
lập vi khuẩn E. coli những gà chết. 
Bố trí thí nghiệm: Bốn lô gà 28 ngày tuổi 
(10 con/lô) bao gồm: Lô TN1 uống chế phẩm Tô 
mộc 10% với liều 1 ml/10kg/ngày, bắt đầu từ 
ngày 28 cho đến ngày 30 (hòa tan trong nước 
uống, với lượng nước uống vừa đủ uống trong 
hai tiếng đối với gà thí nghiệm). Sau 2 giờ, cho 
uống vi khuẩn E. coli với liều 3 ml/con. Lô TN2 
uống liều 3 ml vi khuẩn E. coli/con; cho uống 
chế phẩm cao Tô mộc 10% với liều 1 ml/10kg 6 
giờ sau khi gây nhiễm. Lô chứng dương cho 
uống vi khuẩn E. coli với liều 3 ml/con (uống 1 
lần duy nhất). Lô chứng âm không cho uống vi 
khuẩn E. coli hay dịch cao Tô mộc 10%. Thí 
nghiệm được lặp lại 3 lần (Bảng 2). 
Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp 
1371 
Bảng 2. Bố trí phòng và trị bệnh bằng chế phẩm Tô mộc 10% trên gà 
Tuổi gà 
(ngày) Can thiệp 
Lô TN1 
(n = 10) 
Lô TN2 
(n =10) 
Đối chứng 
dương (n = 10) 
Đối chứng 
âm (n = 10) 
28 Tô mộc 10% (1 ml/10kg) Có Không Không Không 
30 Uống vi khuẩn E. coli (1 - 3x108 tế bào/ml) Có Có Có Không 
30 - 37 Chế phẩm Tô mộc 10% (1 ml/10kg) Không Có Không Không 
2.2.4. Phân tích số liệu 
Số liệu được phân tích bằng phần mềm 
GraphPad Prism 5.0 San Diego CA. Sai khác có 
ý nghĩa được xác định ở mức tin cậy ≥ 95%. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả chiết xuất cao dược liệu Tô 
mộc (cao toàn phần) 
3.1.1. Hiệu suất chiết xuất dược liệu 
Khối lượng sản phẩm của 10 lần chiết xuất 
từ dược liệu Tô mộc (20 kg dược liệu/lần) được 
trình bày qua bảng 3. 
Khối lượng cao chiết thu được thấp nhất là 
1,23 kg (lần chiết thứ 8), cao nhất ở lần chiết 2 
(1,47 kg) với hiệu suất chiết tương ứng là 
6,40% và 7,35%. Không có biến động lớn của 
hiệu suất chiết. Như vậy, qui trình chiết xuất 
có tính ổn định. 
Tổng khối lượng cao chiết thu được qua 10 
lần chiết xuất là 13,5 kg. Vậy, hiệu suất chiết 
trung bình đạt được 6,8%. Kết quả này thấp hơn 
chỉ số tối thiểu (không dưới 8,5% tính theo dược 
liệu khô kiệt theo qui định của Dược điển Việt 
Nam IV, 2009). Hiệu suất chiết thấp hơn so với 
tiêu chuẩn có thể do dược liệu Tô mộc không đạt 
tính khô kiệt. Đây là điểm cần chú ý trong các 
lần chiết xuất tiếp theo nhằm nâng cao hiệu 
suất chiết và giảm chi phí sản xuất. 
Đặc điểm cảm quan của sản phẩm (cao khô 
toàn phần): Màu nâu đỏ ánh vàng, để lâu ngoài 
không khí khi còn nóng sẽ chuyển sang màu 
nâu đậm. Cao nóng có tính dẻo, để nguội kết rắn 
có thể tán bột (Hình 3). Dung dịch cao 10% với 
nước cất, lọc nóng ở 80oC có chỉ số cặn không 
hòa tan < 0,1%. 
3.1.2. Sản xuất chế phẩm cao Tô mộc 10% 
Sản phẩm thử nghiệm được bao chế dạng 
dung dịch chứa 10% cao chiết. Sản phẩm được 
đóng gói bảo quản trong chai nhựa chất liệu 
HDPE với dung tích 500 ml. Chế phẩm đạt được 
tính ổn định theo công thức bào chế. Chế phẩm 
Bảng 3. Kết qua chiết dược liệu Tô mộc tới cao toàn phần 
Lần chiết Khối lượng dược liệu (kg) Khối lượng cao thu được (kg) Hiệu suất chiết (%) 
1 20,0 1,34 6,70 
2 20,0 1,47 7,35 
3 20,0 1,31 6,55 
4 20,0 1,31 6,55 
5 20,0 1,26 6,30 
6 20,0 1,42 7,10 
7 20,0 1,30 6,50 
8 20,0 1,28 6,40 
9 20,0 1.38 6,90 
10 20,0 1,43 7,15 
Tổng khối lượng cao toàn phần thu được (kg) 13,5 ± 0,7 
Hiệu suất chiết (%) 6,75 ± 0,36 
Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với 
vi khuẩn Escherichia coli 
1372 
này được sử dụng nghiên cứu khả năng phòng 
và trị bệnh do vi khuẩn E. coli trên gà thí 
nghiệm (Hình 4 và 5). 
3.2. Kết quả kháng sinh đồ của cao chiết Tô 
mộc đối với vi khuẩn E. coli 
3.2.1. Tính kháng khuẩn của cao chiết và 4 
loại kháng sinh với E. coli chuẩn (ATCC 
25922) 
Kết quả đánh giá vòng vô khuẩn của chế 
phẩm và một số kháng sinh với E. coli ATCC 
25922 (Bảng 4) cho thấy đường kính vòng vô 
khuẩn nhỏ nhất với cao chiết nồng độ 5 µg/đĩa 
đạt 10 mm; với cao chiết nồng độ 10 µg/đĩa là 12 
mm. Đường kính vòng vô khuẩn trung bình của 
Tô mộc nồng độ 5 µg/đĩa là 10,02 mm; với Tô 
mộc nồng độ 10 µg/đĩa là 12,02 mm. Đường kính 
vòng cô khuẩn của Tô mộc thấp hơn 3 kháng 
sinh: Amoxicillin, Ciprofloxacin và Doxycycline. 
Một điều thú vị là đường kính vòng vô khuẩn 
của chất chiết Tô mộc 10 µg/đĩa có giá trị tương 
đương với giá trị này của kháng sinh Colistin. 
So sánh với chỉ số kháng khuẩn tiêu chuẩn 
(CLSI, 2008) thì khả năng kháng khuẩn của cả 
bốn loại kháng sinh đều có tác dụng diệt khuẩn 
trên vi khuẩn E. coli chuẩn (ATCC 25922). 
3.2.2. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết 
và 4 loại kháng sinh với vi khuẩn E. coli 
phân lập từ gà Lương Phượng bị bệnh 
Các chủng vi khuẩn chuẩn thường được 
dùng để đánh giá tác dụng kháng khuẩn của 
kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh thử nghiệm. 
Tuy nhiên, không phải kháng sinh có tác dụng 
tốt trên chủng vi khuẩn chuẩn đều có tác dụng 
đối với vi khuẩn gây bệnh trên động vật. Chính 
vì vậy, tác dụng của cao chiết Tô mộc với vi 
khuẩn E. coli gây bệnh trên gà được xác định 
cùng với một số kháng sinh khác (Bảng 5). 
Kết quả kháng sinh đồ bảng 5 cho thấy vi 
khuẩn E. coli phân lập từ gà bệnh đã đề kháng 
với Amoxicillin và Colistin (đường kính vòng vô 
khuẩn thấp nhất của Amoxicillin lần lượt là 13 
mm và 10 mm. Vi khuẩn nhạy cảm cao với 
Ciprofloxacin (với đường kính vòng vô khuẩn 
thấp nhất là 23 mm) và với Doxycycline (đường 
kính vòng vô khuẩn thấp nhất là 11 mm). Khả 
năng đề kháng thuốc này có thể do tình trạng sử 
dụng kháng sinh trong điều trị không đúng liệu 
trình, thời gian sử dụng kháng sinh quá ngắn, 
cũng như việc bổ sung kháng sinh với liều thấp 
thường xuyên trong thức ăn nhằm mục đích 
phòng bệnh đã tạo ra các chủng vi khuẩn có sức 
đề kháng cao. 
Cũng trong thí nghiệm này, đường kính 
vòng vô khuẩn ở hai hàm lượng cao chiết Tô mộc 
chỉ đạt 7,04 mm với hàm lượng 5 µg và đạt mức 
8,02 với hàm lượng 10 µg. Như vậy, có thể cho 
rằng tác dụng kháng sinh của cao chiết tô mộc 
thấp hơn của các loại kháng sinh kiểm tra. 
Hình 3. Cao chiết Tô mộc 
trong hộp thủy tinh 
Hình 4. Cao chiết Tô mộc 
thành phẩm trong chai 
nhựa HDPE 500 ml 
Hình 5. Dịch Tô mộc 10% 
dùng cho thí nghiệm 
Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp 
1373 
Bảng 4. Đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết Tô mộc 
và một số kháng sinh với E. coli ATCC 25922 (đơn vị: mm) 
Lần thử Tô mộc 5µg Tô mộc 10 µg Amoxicillin Ciprofloxacin Colistin Doxycycline 
1 10,0 12,0 20,0 40,0 12,0 25,0 
2 10,0 12,0 21,0 40,0 12,0 25,0 
3 10,0 12,0 20,0 40,0 12,0 25,0 
4 10,0 12,0 20,0 40,5 12,2 25,0 
5 10,0 12,0 20,4 40,0 12,0 25,0 
6 10,0 12,2 20,0 40,2 12,0 25,0 
7 10,0 12,0 20,0 40,0 12,0 25,0 
8 10,0 12,0 20,2 40,0 12,0 25,0 
9 10,2 12,0 20,0 40,2 12,0 25,0 
10 10,0 12,0 20,0 40,2 12,0 25,0 
Trung bình 10,02 ± 0,06 12,02 ± 0,06 20,16 ± 0,32 40,11 ± 0,17 12,02 ± 0,06 25,0 ± 0,00 
Theo hiểu biết của chúng tôi, chất chiết 
xuất từ cây Tô mộc chưa được sử dụng rộng rãi 
trong điều trị nhiễm khuẩn mà chỉ nghiên cứu 
trong phòng thí nghiệm nên về lý thuyết đường 
kính trung bình vòng vô khuẩn của chất chiết từ 
Tô mộc trên vi khuẩn E. coli chuẩn ATCC 25922 
và vi khuẩn E. coli được phân lập từ gà bệnh sẽ 
không khác nhau vì vi khuẩn chưa kháng với 
các chất chứa trong Tô mộc. Tuy nhiên, kết quả 
(Bảng 6) cho thấy đường kính trung bình vòng 
vô khuẩn của chất chiết trên vi khuẩn E. coli 
chuẩn ATCC 25922 và vi khuẩn E. coli được 
phân lập từ gà bệnh có sự khác biệt. Như vậy, 
sự khác nhau về các đặc tính sinh học khác giữa 
chủng E. coli chuẩn và chủng gây bệnh thực địa 
có thể dẫn đến sự khác nhau về tính mẫn cảm 
của vi khuẩn với các kháng sinh, các chất chiết 
và các hóa chất. Hạn chế của nghiên cứu này là 
chưa xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của 
chất chiết Tô mộc đến vi khuẩn E. coli. 
Sự khác nhau giữa đường kính vòng vô 
khuẩn của cao chiết Tô mộc và các loại kháng 
sinh kiểm tra đối với chủng E. coli gây bệnh và 
chủng E. coli chuẩn được tóm tắt ở bảng 6. 
Bảng 5. Đường kính vòng vô khuẩn của cao chiết Tô mộc 
và một số kháng sinh với E. coli phân lập từ gà bệnh (đơn vị: mm) 
Lần thử Tô mộc 5 µg 
Tô mộc 
10 µg Amoxicillin Ciprofloxacin Colistin Doxycycline 
1 7,20 8,00 13,00 23,00 10,00 11,00 
2 7,00 8,00 13,00 23,40 10,00 11,00 
3 7,20 8,00 13,50 23,00 10,20 11,00 
4 7,00 8,00 13,00 23,20 10,00 11,00 
5 7,00 8,00 13,00 23,00 10,00 11,00 
6 7,00 8,00 13,20 23,00 10,00 11,00 
7 7,00 8,20 13,00 23,00 10,00 11,00 
8 7,00 8,00 13,00 23,00 10,00 11,20 
9 7,00 8,00 13,00 23,00 10,00 11,00 
10 7,00 8,00 13,00 23,00 10,00 11,00 
Trung bình 7,04 ± 0,08 8,02 ± 0,06 13,07 ± 0,16 23,06 ± 0,13 10,02 ± 0,06 11,02 ± 0,06 
Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với 
vi khuẩn Escherichia coli 
1374 
Bảng 6. Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của cao chiết Tô mộc 
và kháng sinh với vi khuẩn E. coli (đơn vị: mm) 
Chất chiết/kháng sinh E. coli chuẩn ( ATCC 25922) E. coli phân lập từ gà bệnh 
Tô mộc 5 µg 10,02 ± 0,06 7,04 ± 0,08 
Tô mộc 10 µg 12,02 ± 0,06 8,02 ± 0,06 
Amoxicillin 20,16 ± 0,32 13,07 ± 0,16 
Ciprofloxacin 40,11 ± 0,17 23,06 ± 0,13 
Colistin 12,02 ± 0,06 10,02 ± 0,06 
Doxycyline 25,00 ± 0,00 11,02 ± 0,06 
Theo Srinivasan et al. (2012), hàm lượng 5 µg 
cao chiết trong dung môi ethanol, Tô mộc cho 
đường kính vòng vô khuẩn 6,0 ± 0,3 mm đến 15,0 
± 1,4 mm. Kết quả đánh giá của chúng tôi cũng 
đạt mức kháng khuẩn trong thí nghiệm của 
Senthilkumar et al. (2011) với vòng vô khuẩn là 6 
mm ở hàm lượng cao chiết 50 ppm và 8 mm ở hàm 
lượng cao chiết 100 ppm (dung môi chiết 
methanol). Có thể cho thấy rằng không có sự khác 
nhau về hoạt tính kháng E. coli của chất chiết Tô 
mộc bằng các dung môi ethanol và methanol. 
Nghiên cứu của Srinivasan et al. (2012) 
cũng cho rằng chất chiết Tô mộc có hoạt tính 
kháng sinh mạnh hơn trên các vi khuẩn gram 
dương như Streptococcus feacalis và 
Staphylococcus aureus so với tác dụng trên vi 
khuẩn gram âm như E. coli, Salmonella typhi. 
Trong thí nghiệm này, đường kính vòng vô 
khuẩn của cả 4 loại kháng sinh kiểm tra trên 
chủng vi khuẩn gây bệnh đều thấp hơn so với 
chủng vi khuẩn chuẩn. Chênh lệch cao nhất đối 
với Doxycycline (từ 25 mm với chủng E. coli 
chuẩn so với 11,02 mm với chủng E. coli gây 
bệnh); tiếp theo là Ciprofloxacin, Amoxicillin và 
Colistin. Như vậy, để đánh giá khả năng kháng 
khuẩn của một chất hay nhóm chất có nguồn 
gốc thực vật như cao chiết Tô mộc, đường kính 
vô khuẩn cũng chỉ được xem như một tiêu 
chuẩn xác định. 
3.3. Tác dụng của chế phẩm cao Tô mộc 
10% trên gà gây nhiễm E. coli thực nghiệm 
Để đánh giá tính an toàn của chế phẩm 
trước thí nghiệm, cho 3 con gà 28 ngày tuổi 
uống chế phẩm cao Tô mộc 10% với liều 1 
ml/10kg thể trọng và theo dõi gà sau 7 ngày. Thí 
nghiệm chính thức được thực hiện khi cả 3 gà 
này đều khỏe mạnh. Kết quả 3 lần lặp lại thí 
nghiệm được trình bày ở bảng 7. 
Sau 24 giờ gây bệnh, gà có biểu hiện ủ rũ, 
xù lông, bỏ ăn. Gà đầu tiên chết sau 72 giờ. 
Bệnh tích chủ yếu là xoang bao tim tích dịch 
vàng, màng bao tim dày đục hoặc viêm màng 
bao tim. Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ gà 
bệnh của các lô TN1, TN2, đối chứng dương của 
cả 3 đợt thí nghiệm lần lượt là 23,33%; 23,33% 
và 73,33%. Sai có ý nghĩa giữa tỉ lệ mắc bệnh 
của lô TN1 và lô TN2 so với hai lô đối chứng 
dương và đối chứng âm được xác định (P < 0,01). 
Bảng 7. Kết quả theo dõi gà thí nghiệm sau 7 ngày gây nhiễm 
Đợt TN 
Số gà/lô 
/đợt (con) 
Lô TN1 Lô TN2 Đối chứng dương Đối chứng âm 
Số gà bệnh Tỷ lệ (%) Số gà bệnh Tỷ lệ (%) 
Số gà 
bệnh 
Tỷ lệ (%) Số gà bệnh Tỷ lệ (%) 
1 10 4 40 4 40 8 80 0 0 
2 10 2 20 1 10 7 70 0 0 
3 10 1 10 2 20 7 70 0 0 
Tổng 30 7 23,33 7 23,33 22 73,33 0 00,00 
Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Bá Tiếp 
1375 
Bảng 8. Tỷ lệ gà chết sau 7 ngày gây bệnh 
Đợt 
TN 
Lô TN1(n=10) x 3 Lô TN2 (n = 10) x 3 Chứng dương (n = 10) x 3 Chứng âm (n = 10) x 3 
Gà chết Gà chết do E. coli Gà chết 
Gà chết do 
E. coli Gà chết 
Gà chết do 
E. coli Gà chết 
Gà chết 
do E. coli 
1 4 (40%) 3 (30%) 3 (30%) 3 (30%) 6 (60%) 6 (60%) 0 (0%) 0 (0%) 
2 1 (10% 1 (10%) 1 (10%) 1(10%) 10,00 4 (40%) 4 (40%) 0 (0%) 0 (0%) 
3 1 (10% 1 (10%) 2 (20%) 2(20%) 4 (40%) 4 (40%) 0 (0%) 0 (0%) 
Tổng 6 (20%) 5 (16,66%) 6 (20%) 6 (20%) 14 (46,66%) 14 (46,66%) 0 (0%) 0 (0%) 
Ghi chú: Chữ số trong mỗi ô chỉ số gà chết (con); tỷ lệ chết được ghi trong () 
Có thể nhận xét rằng cho uống chế phẩm 
cao Tô mộc 10% trước và sau gây nhiễm E. coli 
đều có tác dụng với vi khuẩn này. Tác dụng 
phòng bệnh của chế phẩm với liều 1 
ml/10kg/ngày (lô 1) tương đương tác dụng trị 
bệnh (lô 2). Sau 7 ngày gây nhiễm, mổ khám và 
lấy mẫu phân lập vi khuẩn E. coli. Kết luận gà 
bệnh do E. coli khi gà mắc bệnh có triệu chứng 
lâm sàng, bệnh tích điển hình và kết quả phân 
lập E. coli dương tính từ các bệnh phẩm. 
Gà chết do E. coli được xác định khi có các 
triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh và mẫu 
phân lập dương tính với E. coli (Bảng 8). Sau 7 
ngày thí nghiệm, tỷ lệ gà chết cả 3 đợt của lô TN1 
và TN2 là 20%. Tỷ lệ gà chết cả 3 đợt của lô chứng 
dương là 46,66%, cao hơn tỉ lệ chết của các lô gà 
được uống chế phẩm Tô mộc 10% (P < 0,05). 
Kết quả mổ khám gà chết và phân lập vi 
khuẩn E. coli. Bệnh tích chủ yếu là xoang bao tim 
tích dịch vàng, viêm bao tim. Gà chết do E. coli ở 
lô TN1 của 3 đợt thí nghiệm chiếm tỷ lệ thấp nhất 
(16,66%) và tỷ lệ cao nhất ở lô chứng dương 
(46,66%) (P < 0,05). Qua đó có thể nhận xét rằng 
chế phẩm cao Tô mộc 10% có tác dụng làm giảm 
khả năng xâm nhập và gây bệnh của E. coli. 
Hoạt tính sinh học của chất chiết Tô mộc đã 
được một số tác giả chứng minh như chống oxi 
hóa (Badami et al., 2003); kháng một số tác 
nhân kích thích phát triển khối u (Benabadji et 
al., 2004); kháng khuẩn (Xu et al., 2004; 
Saravanakuma et al., 2013); bảo vệ và tăng 
cường chức năng gan (Sathya Srilakshmi et al., 
2010) và tác động đến bổ thể (Sarumathy et al., 
2011). Tuy nhiên, nghiên cứu này lần đầu tiên 
xác định khả năng phòng và trị bệnh do E. coli 
trên gà thí nghiệm. 
Hiện nay chăn nuôi “xanh”, hạn chế kháng 
sinh trong phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi 
đang ngày được khuyến khích vì những mặt trái 
của sử dụng kháng sinh. Vấn đề này được đặc 
biệt quan tâm ở các nước đang phát triển, nơi 
kháng sinh đã và đang bị lạm dụng vì lợi nhuận 
trước mắt của một số nhà sản xuất. Sử dụng các 
chất có nguồn gốc thực vật là một trong những 
biện pháp hữu hiệu để hạn chế những tác động 
không tốt của tình trạng này. Sử dụng các chất 
có nguồn gốc thực vật trong đó có cây Tô mộc 
nhằm phòng và trị bệnh là một trong các biện 
pháp đó. Những kết quả này mới sàng lọc, định 
tính, chưa xác định được nồng độ ức chế tối 
thiểu và khả năng kết hợp với kháng sinh. Kết 
quả nghiên cứu này có thể coi là cơ sở cho các 
nghiên cứu tiếp theo nhằm tạo ra các chế phẩm 
từ Tô mộc sử dụng phòng và điều trị bệnh do E. 
coli nói chung và một số bệnh do vi khuẩn khác 
trong chăn nuôi. Thí nghiệm tiếp theo đánh giá 
hiệu quả kinh tế của phương pháp dùng cao 
chiết Tô mộc trong phòng và điều trị bệnh do E. 
coli trên gà cũng cần được thực hiện. 
4. KẾT LUẬN 
Qui trình chiết xuất dược liệu Tô mộc với 
dung môi ethanol 96% sau đó tiến hành cất thu 
hồi dung môi ở nhiệt độ 80 - 90oC. Hiệu suất 
chiết xuất đạt trung bình 6,75%. 
Cao chiết Tô mộc có tác dụng trên vi khuẩn 
E. coli. Hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc vào 
hàm lượng cao chiết và chủng vi khuẩn. Hoạt 
Đánh giá hiệu suất chiết và tác dụng của cao chiết từ gỗ tô mộc (Caesalpinia sappan L.) trong dung môi ethanol với 
vi khuẩn Escherichia coli 
1376 
tính kháng khuẩn của cao Tô mộc trên chủng E. 
coli chuẩn cao hơn trên chủng E. coli phân lập 
từ gà bệnh. Sự sai khác này cũng tương tự đối 
với các kháng sinh Doxycycline, Ciprofloxacin 
và Colistin. 
Chế phẩm cao Tô mộc 10% có tác dụng 
phòng và trị bệnh do E. coli gây nhiễm trên gà 
với liều gây nhiễm 3 ml/con. 
Kết quả này là cơ sở cho các nghiên cứu 
phân tích đánh giá khả năng kháng khuẩn của 
cao chiết Tô mộc khi dùng kết hợp với một số 
dược liệu khác và đánh giá tác dụng phòng trị 
bệnh do E. coli của cao chiết Tô mộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản 
Y học. 
Badami S., Moorkoth S, Rai S.R, Kannan E. and 
Bhojraj S. (2003). Antioxidant activity of 
Caesalpinia sappan heartwood. Biol Pharm Bull., 
26: 1534 - 1537. 
Benabadji S.H, Wen R., Zheng J.B., Dong X.C. and 
Yuan S.G. (2004). Anticarcinogenic and 
antioxidant activity of di indolylmeethane 
deravatives. Acta pharmacol Sci., 25. 
Clinical and Laboratory Standards Institute - CLSI 
(2008). Performance Standards for Antimicrobial 
Susceptibility Testing. M100 - S18, Eighteenth 
Informational Supplement, pp. 666 - 667. 
Fortman J.L and Mukhopadhyay A. (2016). The Future 
of Antibiotics: Emerging Technologies and 
Stewardship. Trends in Microbiology pii: S0966 - 
842X(16)30016 - 6. doi: 10.1016/j.tim.2016.04. 
003. [Epub ahead of print] 
Hemalatha R., Nivetha P., Mohanapriya C., Sharmila 
G., Muthukumaran C. and Gopinath M. (2016). 
Phytochemical composition, GC - MS analysis, in 
vitro antioxidant and antibacterial potential of 
clove flower bud (Eugenia caryophyllus) 
methanolic extract. Journal of Food Science and 
Technology, 53(2): 1189 - 1198. 
Iram S., Akbar Khan J., Aman N., Nadhman A., 
Zulfiqar Z. and Arfat Yameen M. (2016). 
Enhancing the Anti - Enterococci Activity of 
Different Antibiotics by Combining With Metal 
Oxide Nanoparticles. Jundishapur Journal of 
Microbiology, 12; 9(3):e31302. doi: 
10.5812/jjm.31302. 
Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt 
Nam. Nhà xuất bản Y học 
Saraya S.,Temsirirkkul R., Manamuti C., Wongkrajang 
Y. and Cheewansirisuk C. (2009). Sappan wood 
extract used as preservative in chili paste. Mahidol 
university journal of pharmaceutical science, 36(1 - 
4): 13 - 21. 
Saravanakumar S and Elan C. J (2013). Screening of 
antimicrobial activity and phytochemical analysis 
of Caesalpinia sappan L. Journal of Chemical and 
Pharmaceutical Research, 5(2): 171 - 175. 
Sarumathy K, Vijay T, Palani S, Sakthivel K. and 
Dhana Rajan M.S. (2011). Antioxidant and 
hepatoprotective effects of Caesalpinia sappan 
against acetaminophen - induced hepatotoxicity in 
rats. Int J Pharmacol Therape, 1: 19 - 31. 
Sathya S.V, Vijayan P, Vasantha Raj P, Dhanaraj S.A. 
and Chandrashekhar R. H. (2010). 
Hepatoprotective properties of Caesalpina sappan 
Linn. heartwood on carbon tetrachloride induced 
toxicity. Ind J Exe Biol., 48: 905 - 910. 
Sridhar rao P.N.. (2009). Antibiotic susceptibility 
testing. www.microrao.com. Accession date Sept. 
20th 2009. 
Srinivasan R., Ganapathy selwam G., Karthik S., 
Mathivanan K., Baskaran R., Karthikeyan F. M. 
and Gopi M. (2012). In vitro antimicrobial activity 
of Caesalpinia sappan L., Asian Pacific Journal of 
Tropical Biomedicine, S136 - S139. 
Vu T.T., Kim H., Tran V.K., Dang Q.L., Nguyen H.T., 
Kim H., Kim I.S., Choi G.J., and Kim J. C. (2015). 
In vitro antibacterial activity of selected medicinal 
plants traditionally used in Vietnam against human 
pathogenic bacteria. BMC Complement Altern 
Med., 16: 32. Published online 2016 Jan 27. doi: 
10.1186/s12906 - 016 - 1007 - 2. 
Wahlberg A. (2006). Bio - politics and the promotion 
of traditional herbal medicine in Vietnam. Health 
(London), 10(2): 123 - 147. 
Wisatre K. (2005). Screening of some Thai medicinal 
plants for antimicrobial activity and antioxidant 
activity against microorganisms. 31st Congress on 
Science and Technology of Thailand at Suranaree 
University of Technology. 
Woerdenbag H.J. Nguyen T.M., Vu D.V., Tran H., 
Nguyen D.T., Tran T.V., De Smet. PA. and 
Brouwers J.R. (2012). Vietnamese traditional 
medicine from a pharmacist's perspective. Expert 
Rev Clin Pharmacol., 5(4): 459 - 77 
Xu H.X. and Lee. SF. (2004). The antibacterial 
principle of Caesalpinia sappan. Phytother Res., 
18: 647 - 651. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_suat_chiet_va_tac_dung_cua_cao_chiet_tu_go_to.pdf