Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng sân xuất tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

TÓM TẮT

Bài báo này trình bày kết quả phân tích bước đầu về đánh giá hiệu quả của

3 mô hình rừng trồng thuần loài 7 năm tuổi (2007 - 2014) keo lai, Keo tai

tượng và Bạch đàn Uro ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dựa trên các chỉ

tiêu lợi nhuận (NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ

(IRR), công lao động, chỉ số xói mòn Ki, cường độ xói mòn đất (d) và chỉ

số hiệu quả tổng hợp (Ect), đã xác định được mô hình rừng trồng keo lai

thuần loài đều tuổi có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất so

với các mô hình rừng trồng khác và đạt giá trị Ect = 0,97, đứng thứ hai là

rừng trồng Keo tai tượng với Ect = 0,94 và thấp nhất là rừng trồng Bạch

đàn Uro với Ect = 0,8. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa

học cho các nghiên cứu tiếp theo về giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả

kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình rừng trồng điển hình ở khu

vực nghiên cứu nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người

dân địa phương.

pdf 15 trang phuongnguyen 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng sân xuất tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng sân xuất tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng sân xuất tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tạp chí KHLN 4/2015 (4095 - 4109) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4095 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÂ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 
CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG SÂN XUẤT 
TÄI HUYỆN THÄCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 
Nguyễn Hải Hòa1, Võ Anh Đức2 
1
 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 
2
 Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh 
Từ khóa: Hiệu quả môi 
trường, hiệu quả kinh tế - 
xã hội, mô hình rừng trồng 
sản xuất, huyện Thạch Hà, 
Hà Tĩnh 
TÓM TẮT 
Bài báo này trình bày kết quả phân tích bước đầu về đánh giá hiệu quả của 
3 mô hình rừng trồng thuần loài 7 năm tuổi (2007 - 2014) keo lai, Keo tai 
tượng và Bạch đàn Uro ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dựa trên các chỉ 
tiêu lợi nhuận (NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), tỷ suất thu hồi vốn nội bộ 
(IRR), công lao động, chỉ số xói mòn Ki, cường độ xói mòn đất (d) và chỉ 
số hiệu quả tổng hợp (Ect), đã xác định được mô hình rừng trồng keo lai 
thuần loài đều tuổi có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất so 
với các mô hình rừng trồng khác và đạt giá trị Ect = 0,97, đứng thứ hai là 
rừng trồng Keo tai tượng với Ect = 0,94 và thấp nhất là rừng trồng Bạch 
đàn Uro với Ect = 0,8. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa 
học cho các nghiên cứu tiếp theo về giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả 
kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình rừng trồng điển hình ở khu 
vực nghiên cứu nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người 
dân địa phương. 
Keywords: Environmental 
effectiveness, socio-
economic effectivenesses, 
forest plantation model, 
Thach Ha district, Ha Tinh 
province 
Socio-economic and environmental assessments of forest plantation 
models in Thach Ha district, Ha Tinh province 
This paper presents the initial analysis of the effectiveness of the 3 models, 
namely a model of monoculture forest plantations at a 7- year Acacia 
forests (2007 to 2014), Acacia mangium and Eucalyptus Uro in Thach Ha 
district, Ha Tinh province. Based on the Net Prevent Value (NPV), Benefit 
Cost Ratio (BCR), the Internal Rate of Return (IRR), labor, erosion index 
(Ki), soil erosion intensity (d) and only efficient synthesis of (ECT), the 
study has identified patterns with monoculture Acacia plantations are the 
most effective in terms of economic, social and environment effectiveness 
compared to other models and plantation worth Ect = 0.97, followed by 
Acacia mangium with Ect = 0.94 and the Eucalyptus Uro is the least effective 
with Ect = 0.8. These findings will contribute to the scientific basis for further 
studies on solution development, enhancement of economic efficiency, social 
and environmental consequences of the typical plantation model in the study 
area to improve incomes and living conditions for local people. 
. 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) 
4096 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là nước có địa hình chủ yếu là đồi 
núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ vì vậy rừng và 
đất rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng 
đối với môi trường sinh thái cũng như đời 
sống kinh tế của người dân. Rừng có giá trị to 
lớn đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần vào 
sự phát triển chung của quốc gia. Tuy nhiên, 
sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến 
việc sử dụng quá mức tài nguyên rừng, đặc 
biệt là nạn khai thác, chặt phá rừng bừa bãi. 
Độ che phủ của rừng vào năm 1943 là 43% 
(Maurand, 1943) giảm xuống còn 27% vào 
năm 1986 (Mai Văn Hưng, 2011). Tình hình 
đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo 
được như rừng và đất rừng sớm bị tàn phá và 
cạn kiệt. Các vai trò quan trọng của rừng đối 
với cuộc sống của con người như điều hòa khí 
hậu, cải tạo nguồn nước, hạn chế xói mòn, lũ 
lụt... cũng nhanh chóng mất đi. Môi trường 
sinh thái rừng nói riêng và môi trường sống 
nói chung bị suy thoái nghiêm trọng. Điều này 
đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống, 
sức khỏe của người dân đang sống phụ thuộc 
vào rừng và gần rừng. 
Đứng trước thực trạng trên, Nhà nước ta đã 
ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ 
và phát triển rừng, trồng mới rừng như các dự 
án 327, 661,... thu hút sự tham gia rộng rãi của 
toàn dân tích cực bảo vệ rừng tự nhiên và 
trồng mới rừng, rừng nước ta đã tăng lên liên 
tục và đạt độ che phủ 41% vào năm 2013 (Bộ 
NN&PTNT, 2014). Kết quả này phản ánh 
được phần nào đóng góp của rừng trồng trong 
mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc của 
nước ta. 
Huyện Thạch Hà có diện tích tự nhiên 
35.504ha trong đó diện tích rừng và đất lâm 
nghiệp 9.999,9ha. Tại đây nhiều mô hình 
rừng trồng cũng đã hình thành và thu hút 
được nhiều đối tượng tham gia vào công tác 
phát triển rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, 
giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Tuy 
nhiên, do chưa có những biện pháp kỹ thuật 
lâm sinh phù hợp trong việc chăm sóc và bảo 
vệ cây trồng đã làm cho khả năng sinh 
trưởng, phẩm chất và năng suất của rừng 
trồng còn thấp. Các công trình đánh giá về 
rừng trồng tại địa phương hầu như chưa có, 
việc đánh giá kết quả trồng rừng nhằm rút ra 
các bài học kinh nghiệm và mô hình có triển 
vọng là rất cần thiết. 
Xuất phát từ những lý do trên, năm 2014 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá 
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của 
một số mô hình rừng trồng sản xuất tại 
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm lựa 
chọn và xây dựng mô hình rừng trồng sản 
xuất mang lại hiệu quả cao, ổn định. Góp 
phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống 
của người dân địa phương. 
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu là một số mô hình rừng 
trồng sản xuất thuần loài điển hình (keo lai, 
Keo tai tượng, Bạch đàn Uro 7 tuổi) ở huyện 
Thạch Hà - Hà Tĩnh. 
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Phương pháp thu thập số liệu 
* Điều tra sinh trưởng tầng cây cao 
Sử dụng phương pháp lập OTC điển hình tạm 
thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng 
về 3.1D (cm), vnH (m), tD (m) của tất cả các cây 
trong ô. Chọn 3 mô hình điển hình để lập OTC 
nghiên cứu. Do các mô hình rừng trồng ở khu 
vực nghiên cứu có diện tích nhỏ, phân bố 
không đồng đều vì vậy mỗi mô hình lập 3 OTC 
với kích thước 500m2 (20 25m) ở các vị trí 
chân, sườn, đỉnh. Dựa vào hình thái và khả 
năng sinh trưởng của cây rừng để phân cấp cây 
rừng thành các cấp tốt, trung bình và xấu. 
Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4097 
* Điều tra độ tàn che, che phủ 
Dùng thước dây kéo 4 đường theo chiều dài 
OTC, mỗi đường cách nhau 4m. Trên mỗi 
đường xác định các điểm cách đều nhau 2m, 
tổng cộng được 48 điểm. Tại mỗi điểm ngắm 
thẳng đứng lên nếu gặp tán cây cao thì dấu 
hiệu độ tàn che được ghi là 1, ngược lại ghi là 
0. Ngắm theo phương thẳng đứng xuống dưới 
trong phạm vi 1cm quanh điểm, nếu gặp cành 
lá cây bụi thảm tươi thì dấu hiệu về độ che phủ 
của cây bụi thảm tươi ghi là 1 và ngược lại ghi 
là 0; trường hợp nếu gặp lá khô thì dấu hiệu độ 
che phủ của thảm khô được ghi là 1 và ngược 
lại ghi là 0. Sau đó tính theo các công thức 
dưới đây: 
- Độ tàn che tầng cây cao: 
TC = N1*100/N (2.1) 
- Độ tàn che cây bụi thảm tươi: 
CP = N2*100/N (2.2) 
- Độ tàn che thảm khô: 
TK = N3*100/N (2.3) 
Trong đó: - TC, CP, TK lần lượt là độ tàn che 
tầng cây cao, độ che phủ cây bụi thảm tươi, độ 
che phủ thảm khô; 
- N, N1, N2, N3 lần lượt là tổng số điểm ngắm, 
tổng số điểm ngắm có tán lá, có cây bụi thảm 
tươi và tổng số điểm ngắm có lá khô. 
* Điều tra địa hình, thổ nhưỡng 
(+) Độ dốc mặt đất (α): Là độ dốc trung bình 
của OTC và được xác định bằng địa bàn. 
(+) Độ xốp đất (X): Mẫu đất dùng để điều tra 
độ xốp được thu thập ở các OTC. Mỗi OTC 
đào 1 phẫu diện có kích thước 0,8×1,5×1,2m. 
Trường hợp nếu chưa đạt độ sâu 1,2m mà gặp 
mẫu chất thì cũng dừng lại mô tả và thu thập 
mẫu. Những chỉ tiêu vật lý đất được thu thập 
và phân tích gồm: dung trọng, tỷ trọng, độ 
xốp. Phương pháp thu thập mẫu và phân tích 
từng chỉ tiêu như sau: 
+ Mẫu xác định tính chất vật lý của đất được 
lấy bằng ống dung trọng (V = 100cm3) tại các 
tầng đất cách nhau 20cm. Ở những phẫu diện 
có độ sâu trên 1,2m lấy mẫu ở các tầng 0 - 
20cm, 20 - 40cm, 40 - 60cm, 60 - 80cm, 80 - 
100cm, 100 - 120cm. Ở những phẫu diện có 
độ sâu dưới 1,2m thì lấy mẫu đến tầng cuối 
của phẫu diện. Mẫu đất được đựng vào túi 
nilông 2 lớp, buộc chặt miệng bằng dây thun, 
ghi số hiệu và đưa vào phòng phân tích. 
Mẫu lấy về dàn mỏng trên giấy sạch và phơi 
khô trong râm. Sau vài ngày cho vào túi nilông 
kín. Đất sau khi hong khô đập nhỏ rồi nhặt hết 
xác thực vật, côn trùng, sỏi đá, kết von,... Đất 
được giã trong cối và rây qua rây đường kính 
1mm khi nào hết đá và kết von thì dừng. Bỏ 
phần kết von, đá và trộn đều đất cho vào túi 
nilông có ghi nhãn. Độ xốp của đất được xác 
định thông qua dung trọng và tỷ trọng của đất. 
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 
* Xác định độ xốp của đất 
+ Xác định dung trọng (D) bằng ống dung 
trọng có thể tích 100cm3 bằng công thức: 
V
M
D 2 
(2.4) 
Trong đó: D là dung trọng đất (g/cm3); V là 
thể tích ống dung trọng (V = 100cm3); M2 là 
trọng lượng đất khô kiệt (g). 
+ Xác định tỷ trọng (d) bằng phương pháp 
picnômet (bình tỷ trọng) bằng công thức: 
212
22
PPM
M
Pn
M
d
(2.5) 
Trong đó: d là tỷ trọng của đất (g/cm3); Pn là 
khối lượng của thể tích nước bị đất chiếm chỗ 
trong bình (g); P1 là khối lượng của bình và 
nước (g); P2 là khối lượng bình chứa nước và 
đất (g); M2 là khối lượng đất khô kiệt (g). 
+ Độ xốp: Được xác định thông qua dung 
trọng và tỷ trọng của đất bằng công thức: 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) 
4098 
100*%
d
Dd
X
(2.6) 
Trong đó: X, d, D là độ xốp của đất (%), tỷ 
trọng của đất (g/cm3), dung trọng của đất 
(g/cm
2
). 
* Tính toán các đặc trưng mẫu và chỉ tiêu 
sinh trưởng rừng trồng 
+ Các giá trị trung bình mẫu X, hệ số biến 
động S%, sai tiêu chuẩn mẫu Sd của các chỉ 
tiêu D1.3, Hvn, Dt trong OTC được tính toán 
thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 
(Nguyễn Hải Tuất et al., 2006). 
+ Tỷ lệ sống (TLS) được tính theo công thức: 
 100% 
bđ
ht
N
N
TLS (2.7) 
Trong đó: Nht là số cây hiện tại; Nbd là số cây 
ban đầu. 
+ Thể tích trung bình thân cây ( c
V
) được tính 
theo công thức: 
fHD
000.40
14,3
)m(V vn
2
3,1
3
c (2.8) 
Trong đó, f là hình số tự nhiên và được giả 
định là 0,5. 
+ Trữ lượng cây đứng (M) cho một ha rừng 
trồng được tính: 
VcNmM )( 3 (2.9) 
Trong đó: N là mật độ hiện tại của lâm phần. 
+ Tăng trưởng bình quân chung ( t) được tính: 
 t = ta/a (2.10) 
Trong đó: ta là chỉ tiêu sinh trưởng tại năm thứ 
a; a là tuổi của rừng. 
* Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và chất 
lượng rừng trồng 
+ Phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố 
trong phần mềm SPSS được áp dụng để so 
sánh, đánh giá sinh trưởng rừng trồng giữa các 
vị trí OTC của mỗi mô hình rừng trồng: 
Nếu xác suất của F (Sig.) >0,05 thì sai khác về 
sinh trưởng (D1.3, Hvn) giữa các vị trí chân, 
sườn, đỉnh không có ý nghĩa (sinh trưởng như 
nhau): 
Nếu xác suất của F (Sig.) <0,05 thì sai khác về 
sinh trưởng (D1.3, Hvn) giữa các vị trí chân, 
sườn, đỉnh có ý nghĩa (sinh trưởng khác nhau 
rõ rệt). 
+ Đối với chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng 
trồng, nghiên cứu đã sử dụng kiểm định 2 
(Chi-Square), dạng Pearson Chi-Square để 
đánh giá. Kiểm định này được thực hiện thông 
qua thủ tục lập bảng chéo (Cross Tab) trong 
phần mềm SPSS: 
Nếu xác suất của 2 [Asymp. Sig.(2-sided)] 
>0,05 thì chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng 
giữa các OTC chân, sườn, đỉnh là thuần nhất 
(chất lượng rừng như nhau). 
Nếu xác suất của 2 [Asymp. Sig.(2-sided)] 
<0,05 thì chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng 
giữa các OTC chân, sườn, đỉnh không thuần 
nhất (chất lượng rừng khác nhau rõ rệt). 
* Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội bằng 
phương pháp động 
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối 
quan hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá 
trị đồng tiền. Các chỉ tiêu được tập hợp và tính 
toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR. 
+ Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present 
Value) là hiệu số giữa thu nhập và chi phí thực 
hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình 
khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện 
tại. Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô lợi nhuận 
trên một đơn vị diện tích trong một năm hay 
trong một chu kỳ và thường được dùng để 
đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh 
tế hay các phương thức canh tác. NPV càng 
cao thì hiệu quả càng cao. 
Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4099 

n
1t
t
)r(1
Ct-Bt
NPV
(2.11) 
Trong đó:- NPV là giá trị hiện tại của thu 
nhập ròng; 
- Bt, Ct là giá trị thu nhập và giá trị chi phí ở 
năm thứ t; 
- r, t là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất vay vốn) và 
thời gian thực hiện hoạt động sản xuất. 
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit 
Cost Ration) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử 
dụng vốn đầu tư và được tính toán theo công 
thức sau. 


n
t 1
n
1t
r)(1
t
Ct
r)(1
t
Bt
BCR
(2.12) 
Mô hình canh tác chỉ đem lại hiệu quả khi 
BCR >1. Mô hình nào có BCR càng lớn thì 
càng hiệu quả. 
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR (Interal rate of 
return) là chỉ tiêu thể hiện tỷ suất lợi nhuận 
thực tế của mô hình, nếu vay vốn với lãi suất 
bằng với chỉ tiêu này thì mô hình hòa vốn. 

n
1t
t
)IRR(1
Ct-Bt
NPV
(2.13) 
Tiêu chuẩn đánh giá IRR: Nếu IRR >r thì mô 
hình có lãi; IRR =r thì mô hình hoà vốn và 
IRR <r mô hình bị thua lỗ. 
* Đánh giá hiệu quả môi trường 
Hiệu quả này thể hiện ở khả năng chống xói 
mòn đất của các mô hình rừng trồng. Chỉ tiêu 
xói mòn đất được thể hiện thông qua cường độ 
xói mòn đất (d). d là lượng đất mất đi của mô 
hình rừng trồng dưới tán rừng dưới tác động 
của điều kiện cấu trúc rừng và điều kiện tự 
nhiên trong khu vực. Lượng đất mất đi càng 
nhỏ thì hiệu quả chống xói mòn càng cao. Đây 
là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá hiệu 
quả môi trường của mô hình rừng trồng, chỉ 
tiêu này bao hàm trong nó khả năng giữ nước, 
khả năng cải tạo đất... Cường độ xói mòn d 
được xác định theo phương trình dự báo xói 
mòn của Trường Đại học Lâm nghiệp (Vương 
Văn Quỳnh và Phùng Văn Khoa, 1999) 
d = 
2
26
TMCP
H
TC
.K.10.31,2
 (2.14) 
Trong đó: d là cường độ xói mòn (mm/năm), 
 là độ dốc mặt đất (tính bằng độ); 
H là chiều cao của tầng cây cao (m), X là độ 
xốp lớp đất mặt; 
TC là độ tàn che của tầng cây cao, có giá trị 
lớn nhất bằng 1. 
CP là tỷ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi, có 
giá trị lớn nhất bằng 1. 
TK là tỷ lệ che phủ của lớp thảm khô mặt đất, 
có giá trị lớn nhất bằng 1. 
K là chỉ số xói mòn của mưa, hay đại lượng 
phản ánh năng lực gây xói mòn đất của mưa, 
được xác định theo lượng mưa các tháng ở khu 
vực nghiên cứu theo công thức: 
)
100
4,25
481,2238,5
311916
4,25
(
12
1

i
i
i
LnR
Log
R
K (2.15) 
Trong đó: Ri là lượng mưa tháng thứ i trong năm (mm). 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) 
4100 
* Tính hiệu quả tổng hợp của các mô hình 
Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh 
tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải 
có hiệu quả kinh tế ... tai tượng 
1 10.394.170 11.123.570 10.028.970 
2 2.048.776 2.048.776 2.048.776 
3 1.202.180 1.202.180 1.202.180 
4 630.000 630.000 630.000 
5 200.000 200.000 200.000 
6 200.000 200.000 200.000 
7 200.000 200.000 200.000 
Tổng 14.875.126 15.604.526 14.509.926 
Như vậy, kết quả dự toán chi phí trong chu kỳ 
kinh doanh cho 1ha lâm phần cao nhất là mô 
hình Bạch đàn Uro (đạt 15.604.526 đồng/ha), 
kế tiếp là mô hình keo lai (đạt 14.875.126 
đồng/ha) và thấp nhất là mô hình Keo tai 
tượng (đạt 14.509.926 đồng/ha). 
* Dự toán thu nhập cho các mô hình rừng 
trồng sản xuất: 
Căn cứ vào biểu phân loại sản phẩm và giá đơn 
vị thực tế của từng loại sản phẩm để dự toán thu 
nhập cho 1ha lâm phần ở các mô hình. Kết quả 
đạt được được tổng hợp ở bảng 6. 
Bảng 6. Dự toán thu nhập cho 1ha lâm phần ở các mô hình rừng trồng sản xuất tại khu vực 
nghiên cứu 
Mô hình 
rừng trồng 
Sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) 
Thành tiền 
(VNĐ) 
Keo lai 
Trữ lượng cây đứng m
3
/ha 173,61 
Gỗ thương phẩm (85%) m
3
/ha 147,56 400.000 59.025.904 
Củi (15%)/0.7 ster 37,20 80.000 2.976.096 
Tổng 62.002.000 
Bạch đàn Uro 
Trữ lượng cây đứng m
3
/ha 159,70 
Gỗ thương phẩm (85%) m
3
/ha 135,75 350.000 47.511.340 
Củi (15%)/0.7 ster 34,22 80.000 2.737.748 
Tổng 50.249.089 
Keo tai tượng 
Trữ lượng cây đứng m
3
/ha 168,16 
Gỗ thương phẩm (85%) m
3
/ha 142,94 370.000 52.887.833 
Củi (15%)/0.7 ster 36,04 80.000 2.882.825 
Tổng 55.770.658 
Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4105 
Bảng 6 cho thấy, tổng thu nhập của mô hình 
rừng trồng keo lai có giá trị cao nhất, đứng thứ 
hai là rừng trồng Keo tai tượng và cuối cùng là 
rừng trồng Bạch đàn Uro. 
Từ kết quả tính dự toán tổng chi phí (Bảng 5) 
và tổng thu nhập (Bảng 6) ở các mô hình rừng 
trồng sẽ đánh giá được tính hiệu quả kinh tế 
của mô hình rừng trồng trong chu kỳ kinh 
doanh thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ chiết khấu 
(r), lợi nhuận (NPV), tỷ lệ lợi nhuận (BCR), tỷ 
lệ thu hồi vốn (IRR). Kết quả tính này được 
tổng hợp tại bảng 7. 
Bảng 7. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng sản xuất ở khu vực nghiên cứu 
Mô hình rừng 
trồng 
Ci 
(đ/ha/chu kỳ) 
Bi 
(đ/ha/chu kỳ) 
NPV 
(đ/ha/chu kỳ) 
BCR 
(đ/ha/chu kỳ) 
IRR 
(%) 
Keo lai 14.875.126 62.002.000 27.673.799 3,04 29,49 
Bạch đàn Uro 15.874.526 50.249.089 18.929.030 2,31 23,23 
Keo tai tượng 14.509.926 55.770.658 23.874.129 2,81 27,71 
(Ghi chú: Tỷ lệ chiết khấu (r) được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với trồng cây lâm nghiệp là 0,5%/1 tháng 
tức là tương đương với r = 6%/1 năm). 
Qua kết quả bảng 7 cho thấy: 
- Chỉ tiêu lợi nhuận (NPV) ở rừng trồng keo 
lai có giá trị cao nhất là 27.673.799 
đồng/ha/chu kỳ, đạt bình quân khoảng 
3.953.399 đồng/ha/năm; đứng thứ hai là rừng 
trồng Keo tai tượng đạt bình quân khoảng 
3.410.589 đồng/ha/năm; thấp nhất là rừng 
trồng Bạch đàn Uro với 2.704.147 
đồng/ha/năm. Như vậy, chu kỳ kinh doanh ở 3 
mô hình trên được chấp nhận và thực tế người 
trồng rừng đã có lãi tại thời điểm khai thác. 
- Chỉ tiêu tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR) ở cả 
3 mô hình rừng trồng đều lớn hơn lãi suất đầu 
tư ưu đãi (r = 6,0%/năm) và lần lượt đạt 
29,49% tại rừng keo lai, 27,71% tại rừng Keo 
tai tượng, đạt 23,23% tại rừng Bạch đàn Uro, 
do đó hệ số an toàn để kinh doanh có lãi. Nếu 
xét hiệu quả kinh tế của các mô hình trên thực 
tế thì hiệu quả của các mô hình sẽ cao hơn. 
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các hộ dân 
trồng rừng còn tự bỏ công lao động đầu tư vào 
các mô hình cao hơn dự đoán nên giá trị thực 
thu sẽ bao gồm cả tiền nhân công. 
Tóm lại, cả 3 mô hình rừng trồng sản xuất đều 
cho hiệu quả kinh tế cao, có vai trò thúc đẩy 
phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn 
huyện, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các 
hộ gia đình sống bằng nghề rừng, góp phần 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. 
4.2.2. Hiệu quả xã hội 
Hiện nay có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về 
hiệu quả xã hội của công tác trồng rừng: (i) 
Đánh giá về mức độ chấp nhận của người dân 
đối với loài cây trồng (về khả năng đáp ứng 
nhu cầu trước mắt, khả năng đầu tư và áp 
dụng kỹ thuật); (ii) Hiệu quả giải quyết việc 
làm, đây là một trong những chỉ tiêu quan 
trọng trong đánh giá về hiệu quả xã hội của 
dự án rừng trồng. Việc thu hút lực lượng lao 
động nông thôn miền núi vào trồng rừng sẽ 
giảm thiểu tác động di dân tự do, giảm áp lực 
vào rừng tự nhiên, nâng cao nhận thức cho 
người dân địa phương; (iii) Khả năng phát 
triển của rừng trồng được thể hiện thông qua 
chất lượng rừng trồng, năng suất rừng trồng, 
thị trường tiêu thụ và giá trị hàng hóa bán ra 
thị trường. 
Thực tế mô hình rừng trồng nào đem lại hiệu 
quả kinh tế cao sẽ thu hút được người dân 
tham gia nhiều và sẽ là những mô hình có hiệu 
quả xã hội cao. Do giới hạn về điều kiện 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) 
4106 
nghiên cứu nên việc đánh giá hiệu quả xã hội 
ở đây chủ yếu thông qua hiệu quả giải quyết 
việc làm, nó thể hiện số công lao động đầu tư 
vào mỗi 1ha để thực hiện từ khâu trồng, chăm 
sóc và bảo vệ rừng trong cả chu kỳ kinh doanh 
đến khi khai thác sử dụng. Nếu số ngày công 
lao động lớn thì hiệu quả giải quyết công ăn 
việc làm cao, số liệu được tổng hợp ở bảng 8. 
Bảng 8. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp 
ở các mô hình rừng trồng sản xuất tại khu vực nghiên cứu 
Mô hình rừng trồng 
Chu kỳ kinh 
doanh (năm) 
Mật độ ban đầu 
(cây/ha) 
Mật độ hiện tại 
(cây/ha) 
Công lao động 
(công/ha/chu kỳ) 
Keo tai tượng 7 1.660 1.420 105 
Bạch đàn Uro 7 1.660 1.460 108 
keo lai 7 1.660 1.353 105 
Bảng 8 cho thấy, tổng số công lao động trên 
1ha cho chu kỳ kinh doanh 7 năm với mật độ 
trồng 1.660 cây/ha thì mô hình Bạch đàn Uro 
cần nhiều công nhất với 108 công/ha/chu kỳ 
và tương đương với 15,4 công/ha/năm. Mô 
hình keo lai và Keo tai tượng cần số công như 
nhau với 15 công/ha/năm. Nhìn chung 3 mô 
hình rừng trồng đều cần nhân lực tập trung ở 
chu kỳ kinh doanh với lượng nhân công khá 
đều nhau. Ngoài ra, 3 mô hình rừng trồng này 
còn có khả năng tạo ra lượng sản phẩm khá 
lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm lâm 
nghiệp ở địa phương và một số vùng lân cận, 
tạo tiền đề cho phát triển chế biến lâm sản và 
tạo việc làm cho người dân địa phương. 
4.2.3. Hiệu quả môi trường 
Hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái của rừng 
được thể hiện qua nhiều mặt như: bảo vệ đất, 
chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, cải thiện 
điều kiện khí hậu,... trong phạm vi nghiên cứu 
này chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở 
khía cạnh bảo vệ đất, chống xói mòn bề mặt. 
Các mô hình rừng trồng hầu hết là các loài cây 
mọc nhanh, đến năm thứ 3 bắt đầu giao tán, do 
đó trong 2 năm đầu khả năng chống xói mòn 
của rừng hoàn toàn phụ thuộc vào lớp thảm 
tươi và lượng mưa hàng năm, thời gian này 
lớp che chắn ít nên khả năng xói mòn của lớp 
đất bề mặt khá mạnh. Từ năm thứ 3 đến cuối 
chu kỳ nhờ có tầng tán dày, lớp thảm tươi, 
thảm khô nhiều do đó khả năng chống xói mòn 
ở giai đoạn này khá tốt. Tuy vậy mỗi mô hình 
rừng khác nhau sẽ có các tầng tán, lớp thực bì 
khác nhau nên cường độ xói mòn mà lượng 
mưa hàng năm tác động cũng có sự khác biệt. 
Dựa vào công thức (2.14) - (2.15) chúng tôi đã 
thu thập số liệu lượng mưa các tháng trong 
năm ở khu vực thông qua Trung tâm Khí 
tượng Thủy văn Hà Tĩnh. Để đảm bảo tính 
chính xác, lượng mưa các tháng được lấy trung 
bình từ năm 2009 đến năm 2013. Chỉ số xói 
mòn (Ki) của lượng mưa được tổng hợp tại 
bảng 9. 
Bảng 9. Chỉ số xói mòn (Ki) của lượng mưa ở các tháng trong năm 
Chỉ 
tiêu 
Tháng 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 
Ri 85,6 30,6 74,7 45,2 112,7 167,6 116,8 225,2 537,2 727,1 235 106,1 
Ki 23,2 7,1 19,9 11,3 31,3 48,1 32,6 65,9 164,7 225,9 68,9 29,3 728,3 
Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4107 
Bảng 9 cho thấy, các tháng trong năm đều có 
mưa và lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến 
tháng 12. Từ tháng 8 đến tháng 11 có lượng 
mưa lớn hơn 200mm/tháng, đây là lượng mưa 
tương đối lớn và gây tác động mạnh đến lớp 
đất bề mặt thông qua dòng chảy mặt. Từ lượng 
mưa hàng tháng đã xác định được chỉ số xói 
mòn Ki ở khu vực nghiên cứu và Ki = 728,3. 
Thông qua số liệu tính về độ xốp đất, độ dốc 
địa hình, Hvn, tỷ lệ tàn che, che phủ của thảm 
tươi, thảm khô từng OTC, cường độ xói mòn 
của các mô hình rừng trồng ta tính được 
cường độ xói mòn đất (d) ở 3 mô hình rừng 
trồng sản xuất. 
Bảng 10. Cường độ xói mòn đất (d) ở các mô hình rừng trồng sản xuất 
Mô hình rừng 
trồng 
OTC 
Độ dốc 
(độ) 
vnH 
(m) 
TC CP TK X d (mm/năm) d 
(mm/năm) 
Keo lai 
1 20 14,80 0,65 0,75 0,35 0,58 0,30 
0,44 2 24 14,75 0,70 0,63 0,40 0,54 0,45 
3 27 14,84 0,60 0,70 0,33 0,52 0,57 
Bạch đàn Uro 
1 16 14,75 0,38 0,53 0,38 0,50 0,25 
0,59 2 25 14,78 0,45 0,45 0,35 0,49 0,75 
3 25 14,74 0,43 0,48 0,30 0,46 0,76 
Keo tai tượng 
1 20 13,39 0,80 0,73 0,33 0,58 0,32 
0,38 2 22 13,41 0,70 0,68 0,38 0,56 0,37 
3 25 13,37 0,73 0,78 0,28 0,53 0,46 
(Ghi chú: Chỉ số xói mòn Ki = 728,3) 
Kết quả ở bảng 10 cho thấy khả năng phòng hộ 
của các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện 
Thạch Hà đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ của 
rừng và lớp phủ thực vật thỏa mãn điều kiện 
d < 0,8 mm/năm như tác giả Vương Văn Quỳnh 
và đồng tác giả (1999) đã nghiên cứu. Sự sai 
khác về khả năng phòng hộ của từng OTC của 
mô hình Keo tai tượng là không đáng kể, riêng 
ở mô hình Bạch đàn Uro là tương đối lớn. 
Trong 3 mô hình thì mô hình Keo tai tượng có 
cường độ xói mòn thấp nhất d = 0,38 mm/năm, 
do tầng tán Keo tai tượng dày và thấp, mức độ 
che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi, thảm khô 
cũng tương đối lớn. Sau Keo tai tượng là mô 
hình keo lai có d = 0,44 mm/năm, có thể thấy 
cường độ xói mòn ở 2 mô hình rừng trồng này 
chênh lệch nhau không nhiều. Riêng mô hình 
rừng trồng Bạch đàn Uro có cường độ xói mòn 
d = 0,59 mm/năm, mức này lệch tương đối 
nhiều so với 2 mô hình keo lai và Keo tai 
tượng bởi tầng tán của bạch đàn thưa và đường 
kính tán nhỏ, lớp thảm tươi, cây bụi và thảm 
khô cũng tương đối ít. 
4.2.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp 
Hiện nay có nhiều ý kiến đưa ra các tiêu chí 
đánh giá tổng hợp các hiệu quả kinh tế, xã hội 
và sinh thái môi trường. Trong phạm vi nghiên 
cứu này, việc đánh giá hiệu quả tổng hợp 
thông qua một số chỉ tiêu thể hiện ở bảng 11. 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) 
4108 
Bảng 11. Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng sản xuất 
Chỉ tiêu Tối ưu Giá trị tối ưu 
Mô hình rừng trồng 
keo lai Bạch đàn Uro Keo tai tượng 
Tổng chi phí min 14.509.926 14.875.126 15.874.526 14.509.926 
Tổng thu nhập max 62.002.000 62.002.000 50.249.089 55.770.658 
NPV max 27.673.799 27.673.799 18.929.030 23.874.129 
BCR max 3,04 3,04 2,31 2,81 
IRR max 29,49 29,49 23,23 27,71 
Công lao động max 108 105 108 105 
Xói mòn đất min 0,20 0,44 0,59 0,38 
Ect 0,97 0,80 0,94 
Bảng 11 cho thấy, các mô hình rừng trồng sản 
xuất có chỉ số Ect cao. Mô hình rừng trồng keo 
lai có hiệu quả cao nhất đạt Ect = 0,97; tiếp đó 
đến rừng trồng Keo tai tượng đạt Ect = 0,94 và 
rừng trồng Bạch đàn Uro đạt Ect = 0,80. Như 
vậy, thông qua chỉ số hiệu quả tổng hợp Ect ta 
thấy rằng mô hình rừng trồng keo lai đạt được 
hiệu quả cao nhất về kinh tế cũng như về mặt 
xã hội và môi trường, do đó mô hình rừng 
trồng này cần được khuyến khích nhân rộng 
trong thời gian tới. 
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả của 3 mô 
hình rừng trồng sản xuất thuần loài 7 tuổi cho 
kết quả về sinh trưởng, kinh tế, xã hội, môi 
trường khá tốt. 
- Về sinh trưởng và năng suất cả 3 mô hình 
cho kết quả cao, trong đó rừng trồng keo lai 
cho hiệu quả tốt nhất với 
3.1D = 14,51cm, 
vnH = 14,80m, M = 173,61 m
3
/ha/chu kỳ và 
đạt năng suất sinh khối là 24,8 m3/ha/năm; 
đứng thứ hai là mô hình rừng trồng Keo tai 
tượng đạt sinh khối là 24,02 m3/ha/năm và 
sau cùng là rừng trồng Bạch đàn Uro đạt 
22,81 m
3/ha/năm. 
- Cả 3 mô hình rừng trồng sau khai thác đều có 
lãi, trong đó mô hình rừng trồng keo lai cho 
kết quả lợi nhuận cao nhất và đạt 47.126.874 
đồng/ha/chu kỳ, lợi nhuận với lãi suất ngân 
hàng 6%/năm là NPV = 27.673.799 
đồng/ha/chu kỳ, tỷ suất lợi nhuận BCR = 3,04, 
tỷ lệ thu hồi vốn IRR = 29,49%. 
- Số công lao động tham gia của người dân ở 
mô hình rừng trồng keo lai và Keo tai tượng 
bằng nhau với 105 công/ha/chu kỳ, trung bình 
15 công/ha/năm. Công lao động của Bạch đàn 
Uro 108 công/ha/chu kỳ, trung bình 15,4 
công/ha/năm. 
- Lượng đất xói mòn ở 3 mô hình đều ở mức 
tốt, trong đó rừng trồng Keo tai tượng là mô 
hình bảo vệ đất tốt nhất với cường độ xói mòn 
d =0,38 mm/năm, cường độ xói mòn ở mô 
hình rừng trồng keo lai và Bạch đàn Uro lần 
lượt là 0,44 mm/năm và 0,59 mm/năm. 
- Chỉ số hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội 
và môi trường cao nhất ở rừng trồng keo lai 
với Ect =0,97; ở rừng trồng Keo tai tượng có 
Ect =0,94 và rừng trồng Bạch đàn Uro Ect 
=0,80. Do đó mô hình rừng trồng keo lai cần 
được khuyến khích nhân rộng hơn tại khu vực 
nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ 
sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao 
Nguyễn Hải Hòa et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4109 
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các 
mô hình rừng trồng điển hình, góp phần nâng 
cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người 
dân địa phương. 
5.2. Khuyến nghị 
- Do hạn chế về thời gian, nghiên cứu này mới 
đánh giá được 3 mô hình rừng trồng thuần loài 
điển hình, số lượng OTC chưa nhiều. Do đó 
cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo để 
mở rộng đánh giá các mô hình rừng trồng 
thuần loài và hỗn loài khác cho khu vực 
nghiên cứu để tính chính xác cao hơn nữa. 
- Nghiên cứu hiệu quả môi trường của mô hình 
mới chỉ dự tính xói mòn đất qua các nhân tố 
liên quan, chưa triển khai thực nghiệm ngoài 
thực địa. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu với 
các chỉ tiêu mở rộng ngoài thực địa như khả 
năng giữ nước, hấp thu khí thải của rừng,... ở 
khu vực nghiên cứu để khách quan hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHÂO 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quyết định về việc công bố Hiện trạng rừng toàn quốc năm 
2013, Số 3322/QĐ-BNN-TCLN, Hà Nội. 
2. Mai Văn Hưng, 2011. Báo cáo xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng thái rừng tự nhiên vùng Tây Bắc 
thông qua hệ thống ô định vị nghiên cứu sinh thái toàn quốc, trong Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá 
diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ IV giai đoạn 2005 - 2010. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng cục 
Lâm nghiệp, Hà Nội. 
3. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Giáo trình Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, Nxb 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Maurand P., 1943. "Indochine forestère", Inst. Rech. Agro. Indochine, 2 (3), 185-194. 
5. Vương Văn Quỳnh, Phùng Văn Khoa, 1999. Khả năng giữ nước của rừng thông ở khu vực thí nghiệm Trường 
Đại học Lâm nghiệp. Tạp chí NN&PTNT, số 10, trang 47-48. 
Người thẩm định: Chuyên gia Kinh tế Lâm nghiệp. Vũ Long 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_va_moi_truong_cua_mot_so_mo.pdf