Đánh giá hiệu quả hoạt động di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tóm tắt: Đánh giá thực trạng và những tồn tại, bài báo quan tâm giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác di dời, cải thiện môi trường, chỉnh trang đô thị trên địa

bàn tỉnh Bình Dương. Tổng kết giai đoạn 2012 - 2016, có 21 cơ sở đã hoàn thành di

dời, chuyển đổi nghề (đạt 63,6%), hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, giảm ô nhiễm,

nhưng thực tế còn tồn tại nhiều bất cập, giải pháp chưa đồng bộ, triệt để, công tác

tuyên truyền khó khăn.

pdf 5 trang phuongnguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả hoạt động di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả hoạt động di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Đánh giá hiệu quả hoạt động di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DI DỜI 
 CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM RA KHỎI KHU DÂN CƯ 
 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 
 Nguyễn Xuân Trường* 
 Tóm tắt: Đánh giá thực trạng và những tồn tại, bài báo quan tâm giải pháp 
 nâng cao hiệu quả công tác di dời, cải thiện môi trường, chỉnh trang đô thị trên địa 
 bàn tỉnh Bình Dương. Tổng kết giai đoạn 2012 - 2016, có 21 cơ sở đã hoàn thành di 
 dời, chuyển đổi nghề (đạt 63,6%), hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, giảm ô nhiễm, 
 nhưng thực tế còn tồn tại nhiều bất cập, giải pháp chưa đồng bộ, triệt để, công tác 
 tuyên truyền khó khăn... 
Từ khóa: Quản lý môi trường, Quản lý môi trường đô thị, Cơ sở gây ô nhiễm. 
 1. MỞ ĐẦU 
 Tỉnh Bình Dương đã và đang phát sinh vấn đề cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi 
trường nằm xen lẫn trong khu dân cư. Giai đoạn 2012-2016, Tỉnh đã triển khai 
chương trình hỗ trợ di dời [3]. Qua đó rút ra một số bài học cần được quan tâm về 
hiệu quả hoạt động triển khai hỗ trợ di dời. Việc nghiên cứu về di dời các cơ sở 
gây ô nhiễm đã được quan tâm rất nhiều ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, 
việc đánh giá kết quả của chương trình hỗ trợ di dời để đề xuất các giải pháp 
nâng cao hiệu quả công tác di dời là nghiên cứu mang tính thực tiễn và mới mẻ ở 
tỉnh Bình Dương. 
 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT 
 Sử dụng các phương pháp kế thừa (chọn lọc thông tin có sẵn), điều tra thực địa 
(20 phiếu /32 cơ sở trong danh sách di dời, 12 cơ sở không liên hệ được do tự 
chấm dứt hoạt động) [2], thống kê xử lý số liệu, đánh giá lợi ích - chi phí (phân tích 
hiệu quả về kinh tế - xã hội), tham khảo ý kiến chuyên gia (giải pháp ưu tiên) nhằm 
lựa chọn giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách di dời. 
2.1. Căn cứ đánh giá chính sách di dời ở tỉnh Bình Dương: 
 Trong 32 cơ sở thuộc danh sách phải di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị: có 5 cơ 
sở đã hoàn thành di dời đến địa điểm mới (chiếm 16%), 12 cơ sở chấm dứt hoạt 
động (37%), 7 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, dự kiến di dời (22%), 4 cơ sở ngừng 
hoạt động, nghiên cứu chuyển đổi nghề (13%), 1 cơ sở đang thực hiện di dời (3%), 
3 cơ sở chưa có kế hoạch di dời (9%). Như vậy, có 21 cơ sở đã hoàn thành di dời, 
chuyển đổi nghề hoặc chấm dứt hoạt động, chiếm 63,6% số lượng cơ sở trong danh 
sách di dời, nhưng chỉ tương đương 17,5% so với số lượng 120 cơ sở dự báo phải 
di dời trên địa bàn tỉnh[1]. Về địa điểm tiếp nhận di dời, 5 cơ sở đã hoàn thành di 
dời về vùng phát triển sản xuất của tỉnh. Tuy nhiên, cũng có một số cơ sở đang 
triển khai và chuẩn bị di dời đến địa điểm mới nằm ngoài KCN/CCN, vùng phát 
triển sản xuất; một số cơ sở chưa triển khai thực hiện di dời vì gặp khó khăn trong 
việc tìm địa điểm (giá thuê đất rẻ, giao thông thuận lợi, dễ dàng tuyển dụng lao 
động), đồng thời gặp khó khăn về vốn cho việc di dời (khi vay vốn của các ngân 
hàng thì phải có tài sản thế chấp trong khi đó tài sản của các cơ sở đã thế chấp để 
342 Nguyễn Xuân Trường, “Đánh giá hiệu quả hoạt động  trên địa bàn tỉnh Bình Dương.” 
Thông tin khoa học công nghệ 
vay vốn phục vụ sản xuất). Số lượng lao động mất việc làm tạm thời (4.861 người) 
và tuyển dụng bổ sung mới (1.531 người) sẽ thuộc đối tượng được hỗ trợ. 
2.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ di dời giai đoạn 2012-2016 
2.2.1. Đánh giá hiệu quả về môi trường 
 Kết quả đánh giá cho thấy, có sự cải thiện đáng kể trong việc tuân thủ quy định 
về bảo vệ môi trường: Số cơ sở có giấy phép môi trường tăng từ 84,4% -100%; có 
hệ thống xử lý nước thải và văn bản nghiệm thu tăng từ 71,9% - 87,5% và 60,9% - 
68,8%; có hệ thống xử lý khí thải và văn bản nghiệm thu tăng từ 37,5% - 62,5%; 
và 9,4% - 25%; quản lý chất thải nguy hại đúng quy định tăng từ 40,6% - 75%; Số 
cơ sở bị khiếu nại hoặc xử phạt giảm từ 65,6% - 18,8%. Tỷ lệ các cơ sở đạt QCVN 
về nước thải và khí thải trước và trong thời gian triển khai chính sách tăng tương 
ứng từ 31,3% - 50%; 9,4% - 43,8%. Kết quả đánh giá cũng cho thấy 100% số cơ sở 
(5/5 cơ sở) đã hoàn thành di dời có điều kiện môi trường (về nước thải, khí thải) tốt 
hơn trước khi di dời. 
2.2.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội 
Bảng 1. Phân tích chi phí lợi ích của chương trình hỗ trợ di dời (phương án chọn). 
STT Loại Số tiền (đồng) 
 Chi phí: C = 244.057.929.000 đồng 
 1 Tháo dỡ nhà xưởng, thiết bị, dọn dẹp, cải tạo mặt bằng 59.934.606.000 
 2 Thuê tư vấn lập phương án di dời 812.500.000 
 Thuê đất/thuê nhà xưởng, xây dựng nhà xưởng, đầu tư 
 3 140.582.000.000 
 máy móc tại địa điểm mới 
 4 Lập hồ sơ, thủ tục tại địa điểm mới 462.080.000 
 5 Xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại địa điểm mới 5.121.250.000 
 6 Đào tạo lao động mới tại doanh nghiệp 935.640.000 
 7 Trả lương một số lao động thời gian ngưng sản xuất 6.820.353.000 
 8 Đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động 10.500.000 
 Lao động mất thu nhập do cơ sở chấm dứt hoạt động 
 9 29.379.000 
 hoặc ngừng sản xuất tạm thời 
 Lợi ích: B = 48.122.600.000 đồng 
 1 Hỗ trợ chi phí di dời 338.400.000 
 2 Tránh được khoản tiền phạt do gây ô nhiễm môi trường 47.784.200.000 
 Giá trị hiện tại ròng: NPV = B – C = -195.935.329.000 đồng < 0 
 Kết quả tính toán cho thấy NPV < 0, do đó có thể kết luận rằng chương trình 
hỗ trợ di dời trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2012-2016 chưa hiệu 
quả về mặt kinh tế - xã hội dựa trên các yếu tố chi phí và lợi ích xem xét. 
2.2.3. Đánh giá những tồn tại của chương trình di dời giai đoạn 2012-2016 
 Chưa hoàn thành được mục tiêu ban đầu do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa 
các đơn vị chức năng và đối tượng di dời, nương nhẹ trong việc xử lý vi phạm ô 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 343 
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
nhiễm, mức hỗ trợ chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp tích cực di dời, đáp ứng 
mục tiêu chỉnh trang đô thị 2020 [2]. 
 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện 
3.1.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Rà soát bổ sung điều chỉnh chính sách hỗ 
trợ di dời sát tình hình thực tế; kiểm soát ngăn chặn tình trạng phát sinh mới các cơ 
sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đô thị; đề cao vai trò phối hợp của các 
cơ quan chức năng; tăng cường cơ chế kiểm soát thực hiện di dời đúng tiến độ; tăng 
cường tập huấn, rút kinh nghiệm cho cán bộ trong quá trình triển khai chương trình. 
3.1.2. Đối với cơ sở di dời: Khi bị khiếu kiện nhiều lần, xem xét thanh tra với tần 
suất 1 tháng/lần, nhưng không liên tục quá 3 tháng; buộc di dời ngay đối với các cơ 
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hoặc không phù hợp quy hoạch; quan 
tâm hỗ trợ đối với các cơ sở tuân thủ thời hạn quy định; kiên quyết chấm dứt hỗ trợ 
và xử phạt, thậm chí đình chỉ hoạt động theo quy định đối với các cơ sở không 
tuân thủ pháp luật, chính sách, quyết định và tiến độ di dời; yêu cầu các cơ sở phải 
lập đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất 
thải rắn và nguy hại theo đúng quy định để tránh tái gây ô nhiễm ở địa điểm mới. 
3.2.3. Giải pháp điều chỉnh chính sách hỗ trợ (tăng mức hỗ trợ 30-50% so với hiện 
nay): Theo chính sách hỗ trợ của tỉnh [3], tập trung : Hỗ trợ đối tượng thuộc diện di 
dời nhưng thực hiện chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ trả lương trong thời gian ngưng 
sản xuất đối với lao động làm việc từ đủ 1- 6 tháng, 6 - 12 tháng và 12 tháng trở 
lên (hiện tại, ½, 1 và 2 tháng lương tối thiểu/lao động). Hỗ trợ việc tháo dỡ thiết bị, 
cải tạo lại mặt bằng nhà xưởng đối với nhà xưởng hợp pháp và nhà xưởng chưa 
hợp pháp (30% đơn giá xây dựng nhà xưởng, 607.500 đồng/m2; 15% đơn giá xây 
dựng nhà xưởng, 303.750 đồng/m2). Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho công 
nhân, 1 – 2 tháng lương tối thiểu/lao động, tùy nhóm ngành nghề và quy mô sản 
xuất. Hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới (20% chi phí đầu tư 
máy móc thiết bị cho mỗi cơ sở, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/cơ sở). Hỗ 
trợ đối tượng thuộc diện di dời nhưng tự chấm dứt sản xuất, đối với số lao động 
nghỉ việc, làm việc từ 1 - 12 tháng, làm việc 12 tháng trở lên (½ tháng lương tối 
thiểu/lao động, ½ tháng lương tối thiểu/lao động cho mỗi năm làm việc nhưng tối 
đa không quá 06 tháng lương). Hỗ trợ một lần đối với đối tượng tự chấm dứt sản 
xuất (30% một năm thu nhập sau thuế của năm gần nhất trước khi chấm dứt sản 
xuất). Hỗ trợ đối tượng chấp nhận di dời đến địa điểm mới, hỗ trợ lãi vay đầu tư 
xây dựng cơ sở mới (150% lãi suất vốn vay, hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng KCN, CCN: 
150 triệu đồng/ha). Hỗ trợ trả lương lao động trong thời gian ngưng sản xuất, làm 
việc 1- 6 tháng, làm việc 6 - 12 tháng (1 tháng lương tối thiểu/lao động), làm việc 
12 tháng trở lên (1,5 tháng lương tối thiểu và phụ cấp/lao động/tháng ngừng việc), 
tối đa không quá 6 tháng. Hỗ trợ thuê tư vấn lập phương án di dời (50% chi phí 
thuê tư vấn, tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở). Hỗ trợ cho việc tháo dỡ, vận 
chuyển di dời, nhà xưởng hợp pháp và nhà xưởng chưa hợp pháp (30% đơn giá 
xây dựng nhà xưởng, 607.500 đồng/m2, 15% đơn giá xây dựng nhà xưởng, 
303.750 đồng/m2). Hỗ trợ đào tạo đối với số lao động mới được tuyển dụng đào tạo 
344 Nguyễn Xuân Trường, “Đánh giá hiệu quả hoạt động  trên địa bàn tỉnh Bình Dương.” 
Thông tin khoa học công nghệ 
nghề ngắn hạn dưới 3 tháng ( ½ mức lương tối thiểu/lao động/tháng); đào tạo nghề 
từ 3 tháng trở lên (1,5 lần mức lương tối thiểu/lao động/khóa đào tạo). Hỗ trợ về giá 
thuê đất/thuê nhà xưởng ở địa điểm mới, thuê đất tại địa điểm mới trong KCN, CCN 
(40% tiền thuê lại đất tại các khu, cụm công nghiệp, trung bình 340.000 đồng/m2), 
thuê nhà xưởng tại địa điểm mới (10% của đơn giá xây dựng nhà xưởng, trung bình 
là 202.500 đồng/m2). Hỗ trợ thay đổi công nghệ sản xuất mới (150% lãi suất vốn vay 
và hỗ trợ tối đa 170.000.000 đồng/cơ sở để tham gia hội thảo, triển lãm, các khóa 
học ngắn hạn khoa học công nghệ trong và ngoài nước). Hỗ trợ xử lý môi trường 
(20% tổng kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, tối đa không quá 400 triệu 
đồng/cơ sở). Hỗ trợ cho lao động ở xa địa điểm mới, lao động đã làm việc từ đủ 12 
tháng trở lên, tiếp tục gắn bó với cơ sở, khi cơ sở di dời đến địa điểm mới cách xa 
địa điểm cũ từ 25km trở lên (15 lít xăng RON 92, khoảng 355.000 đồng/lao động). 
Chính sách sử dụng đất tại địa điểm cũ, theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây 
dựng đô thị và các quy định của pháp luật về đất đai. 
 4. KẾT LUẬN 
 Chương trình hỗ trợ di dời của tỉnh Bình Dương có hiệu quả thiết thực về mặt 
môi trường, thể hiện ở sự cải thiện trong tỷ lệ các cơ sở tuân thủ quy định về bảo 
vệ môi trường; giảm tỷ lệ các cơ sở có thông số môi trường vượt QCVN; sự khả 
quan của chất lượng môi trường sau khi hoàn thành di dời so với trước di dời. Tiến 
độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn chậm so với kế 
hoạch dự kiến. Đa phần các cơ sở diện di dời gặp khó khăn do thiếu vốn, địa điểm 
và kỹ thuật di dời, trong đó kinh phí di dời là trở ngại lớn. Việc di dời mang lại 
hiệu quả thiết thực về môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế - xã hội của 
chương trình hỗ trợ di dời chưa cao. Công tác hỗ trợ di dời còn tồn tại nhiều bất 
cập như: việc triển khai các giải pháp chưa đồng bộ, khó khăn trong công tác tuyên 
truyền, nguyên tắc xử lý; chính sách hỗ trợ cần một số điều chỉnh, bổ sung để phù 
hợp điều kiện hiện tại và hướng đến mục tiêu chỉnh trang đô thị của tỉnh Bình 
Dương. Nghiên cứu đã xây dựng được các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác 
di dời cho từng nhóm đối tượng. Các giải pháp mang tính thực tiễn, dựa trên tình 
hình thực tế và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm từ các nghiên cứu, dự án di dời 
trong và ngoài nước. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Báo cáo Dự án “Điều tra hiện 
 trạng, xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường 
 nằm trong khu dân cư, đô thị và hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi 
 trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (2009). 
[2]. Võ Tuấn Anh, Đánh giá hiệu quả hoạt động di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra 
 khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp cao học, 
 Đại học Công nghiệp TP.HCM (2014). 
[3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 
 31/05/2010 về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất 
 gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh 
 (2010). 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 345 
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
 ABSTRACT 
 EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF RELOCATION OF 
 ENVIRONMENTAL POLLUTING ENTERPRISES FROM RESIDENTIAL 
 AND URBAN AREAS IN BINH DUONG PROVINCE 
 Assessing the current status and existences, the paper interests 
 solutions to improve the effectiveness of relocation, environmental 
 improvement, embellishment of urban areas in Binh Duong province. In 
 the 2012-2016 period, there are 21 enterprises that have completed 
 relocation, occupational change (63.6%), low socio-economic efficiency, 
 environmental pollution reduction. Incompleteness, solutions are not 
 synchronous and completely, the propaganda is difficult,... 
Keywords: Environmental management, Urban environmental management, Environmental polluting 
enterprises. 
 Nhận bài ngày 17 tháng 7 năm 2017 
 Hoàn thiện ngày 30 tháng 8 năm 2017 
 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 
Địa chỉ: Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. 
 * Email:nguyenxuantruong7371@gmail.com. 
346 Nguyễn Xuân Trường, “Đánh giá hiệu quả hoạt động  trên địa bàn tỉnh Bình Dương.” 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_hoat_dong_di_doi_cac_co_so_gay_o_nhiem_ra.pdf