Đánh giá hệ thống giám sát nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện nhi trung ương, 2012-2017

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong

những loại nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đầu về tỷ lệ mắc

và tử vong trên toàn cầu. Giám sát ca bệnh và các thực

hành của nhân viên y tế là rất cần thiết trong việc dự

phòng NKH.

Mục Tiêu: Mô tả hệ thống và đánh giá 6 thuộc tính

(tính đơn giản, tính linh hoạt, tính chấp nhận, tính kịp

thời, tính ổn định, chất lượng dữ liệu) của hệ thống giám

sát NKH, Bệnh viện Nhi Trung ương, 2012 - 2017, theo

hướng dẫn của US.CDC (1).

Phương pháp: Nghiên cứu định tính được thực hiện

qua phỏng vấn sâu 18 đại diện các bên liên quan (khoa

Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh, khoa Hồi sức, Lãnh đạo

Bệnh viện). Giải băng và phân tích các thông tin chính

theo chủ đề.

Kết quả: Đây là hệ thống giám sát chủ động, với cấu

trúc hoạt động một chiều khá đơn giản, các bên liên quan

ít và dễ tương tác. Định nghĩa ca bệnh phức tạp, chưa phù

hợp. Hệ thống có điểm mạnh về tính đơn giản và tính chấp

nhận cao, 4 thuộc tính còn lại chưa nhận được đánh giá cao.

Thông tin báo cáo ca bệnh thường xuyên bị chậm dẫn đến

mất ca bệnh do chưa có quy trình cụ thể. 9 tháng đầu năm

2016 dừng hoạt động vì thay đổi nhân lực và phần mềm.

Kết luận: Hệ thống giám sát cần được áp dụng định

nghĩa ca bệnh mới của US. CDC, 2017 và bổ sung quy

trình phù hợp với hoạt động của hệ thống.

Từ khóa: Đánh giá hệ thống giám sát, nhiễm khuẩn

huyết, nhiễm khuẩn bệnh viện

pdf 128 trang phuongnguyen 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hệ thống giám sát nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện nhi trung ương, 2012-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hệ thống giám sát nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện nhi trung ương, 2012-2017

Đánh giá hệ thống giám sát nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện nhi trung ương, 2012-2017
 VIỆN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
TR20: TỶ SUẤT MẮC 
MỚI UNG THƯ VÚ VÀ 
THỜI GIAN SỐNG 
THÊM Ở PHỤ NỮ TRÊN 
ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI 
ĐOẠN 2014 - 2016
TR56: MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN HỘI 
CHỨNG CHUYỂN HOÁ Ở 
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO 
ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ 
NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG 
TÂM KIỂM SOÁT BỆNH 
TẬT TỈNH THÁI BÌNH 
NĂM 2019
TR88: ĐÁNH GIÁ HIỆU 
QUẢ NƯỚC SÚC MIỆNG 
CHỨA TINH DẦU TRÊN 
MẢNG BÁM Ở BỆNH 
NHÂN CHỈNH NHA TẠI 
BỆNH VIỆN RĂNG HÀM 
MẶT THÀNH PHỐ HỒ 
CHÍ MINH NĂM 2019
TR120: THỰC TRẠNG VÀ 
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN 
QUAN ĐẾN THỰC HÀNH 
VỀ AN TOÀN THỰC 
PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ 
BIẾN THỰC PHẨM TẠI 
CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ 
TRƯỜNG HỌC, TỈNH KON 
TUM, NĂM 2019 
Số: 6 (53) tháng 11+12/2019
ISSN 2354-0613
MỤC LỤC
Đánh giá hệ thống giám sát nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2012 - 2017
Phạm Thị Hồng Nhung, Lê Kiến Ngãi, Trần Minh Điển
3
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động 
mạch lớn 
Lê Hồng Quang, Đỗ Đức Trực
9
Đánh giá kết quả điều trị của xông hơi giải độc Hubbard tại hai trung tâm tẩy độc Việt 
Nam 2019
Hoàng Đức Hậu, Hà Văn Như, Hoàng Thế Kỷ
15
Tỷ suất mắc mới ung thư vú và thời gian sống thêm ở phụ nữ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 
2014-2016 
Nguyễn Thị Mai Lan, Bùi Diệu
20
Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da
Phan Cẩm Ly, Trần Thị Minh Diễm 
27
Kết quả bước đầu điều trị gãy xương gót phạm khớp bằng kết hợp xương nẹp khóa
Đặng Hoàng Anh, Lê Quang Đạo , Phạm Đăng Ninh, Nguyễn Đăng Long 
34
Kiến thức, thực hành phòng biến chứng ở người bệnh đái tháo đường týp 2 tại thành phố Thủ 
Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2019
Từ Hữu Chí, Võ Thị Kim Anh 
39
Thực trạng mắc hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú 
tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019
Nguyễn Quỳnh Hoa, Vũ Đức Anh, Nguyễn Thị Hương Lan,
Nguyễn Huy Bình 
46
Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2 ở người trưởng thành ≥ 25 tuổi tại 
tỉnh Thái Bình
Đặng Bích Thủy, Đặng Thanh Nhàn, Hoàng Văn Bình 
51
Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều 
trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019
Vũ Đức Anh, Nguyễn Quỳnh Hoa 
56
Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 
30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019
Nguyễn Thị Liên, Vũ Đức Anh, Nguyễn Quỳnh Hoa, Chu Văn Thăng 
62
Thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của người dân trên địa bàn Hà Nội 
năm 2018
Nguyễn Thị Chung, Nguyễn Thị Kiều Anh, 
Nguyễn Quỳnh Hoa, Vũ Đức Anh, Chu Văn Thăng 
67
Sử dụng dịch vụ y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế phường 9, quận 8, thành phố 
Hồ Chí Minh
Dư Ngọc Long, Võ Thị Kim Anh 
74
Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh hai trường trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh 
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
Bùi Văn Hồng, Vũ Đức Anh, Nguyễn Quỳnh Hoa, Chu Văn Thăng 
80
Löông Ñình Khaùnh
229/GP-BTTTT
19/6/2013
261/GP-BTTTT 23/5/2016
Coâng ty TNHH In Taân Hueä Hoa
Giaù: 60.000 ñoàng
vaø soá 3965/BTTTT-CBC ngaøy 31/10/2017
Số: 6 (53)
Tháng 11+12/2019
Phạm Ngọc Châu (Trưởng ban)
Nguyễn Văn Ba 
Nguyễn Xuân Bái
Vũ Bình Dương
Phạm Văn Dũng
Phạm Xuân Đà
Trần Văn Hưởng
Thái Doãn Kỳ
Nguyễn Văn Lành
Đặng Đức Nhu
Hoàng Cao Sạ
Đinh Ngọc Sỹ
Lê Đình Thanh
Võ Văn Thanh
Ngô Văn Toàn
Nguyễn Lĩnh Toàn
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Văn Chuyên 
Nguyễn Kim Phượng
Đào Thị Mai Hương
Trần Thị Bích Hạnh (Trưởng ban)
Nguyễn Thị Thúy 
Lê Bách Quang
Trần Quốc Thắng
GS. TSKH. Phạm Thanh Kỳ
GS. TS. Phạm Văn Thức
PGS. TS. Hoàng Năng Trọng
GS. TS. Lê Gia Vinh
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn2
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Đánh giá hiệu quả nước súc miệng chứa tinh dầu trên mảng bám ở bệnh nhân chỉnh nha tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí 
Minh năm 2019
Phan Phương Đoan, Trần Ngọc Phương Thảo
88
Thực trạng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa Trưng Vương, thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015 - 2018
Phạm Phương Liên, Nguyễn Thị Hồng Nhung 
94
Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm mô bệnh học tại các trung tâm pháp y cấp tỉnh ở Việt Nam
Nguyễn Đức Nhự, Lưu Sỹ Hùng 
100
Đánh giá nhu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật môi trường 
 Nguyễn Quỳnh Anh, Trần Thị Tuyết Hạnh, Đỗ Thị Hạnh Trang, Lưu Quốc Toản, Trần Thị Thu Thủy,
Phan Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Thanh Hương 
106
Sự gắn kết với tổ chức của điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và một số yếu tố liên quan
Phùng Thanh Hùng, Hoàng Quốc Việt, Chu Huyền Xiêm, Phạm Quỳnh Anh
110
Đánh giá kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2019 
Đỗ Minh Thùy, Lê Thị Huân, Đặng Thị Hồng Khánh, Bùi Thị Mai Khanh, 
Nguyễn Hồng Thúy, Nghiêm Thị Hoàng Yến, Nguyễn Hằng Nga, Đỗ Mạnh Hùng
115
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường 
học, tỉnh Kon Tum, năm 2019 
Phùng Thanh Hùng, Hoàng Minh Trí, Phạm Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Thành
120
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 3
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI 
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, 2012 – 2017
Phạm Thị Hồng Nhung1, Lê Kiến Ngãi1, Trần Minh Điển1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong 
những loại nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đầu về tỷ lệ mắc 
và tử vong trên toàn cầu. Giám sát ca bệnh và các thực 
hành của nhân viên y tế là rất cần thiết trong việc dự 
phòng NKH. 
Mục Tiêu: Mô tả hệ thống và đánh giá 6 thuộc tính 
(tính đơn giản, tính linh hoạt, tính chấp nhận, tính kịp 
thời, tính ổn định, chất lượng dữ liệu) của hệ thống giám 
sát NKH, Bệnh viện Nhi Trung ương, 2012 - 2017, theo 
hướng dẫn của US.CDC (1). 
Phương pháp: Nghiên cứu định tính được thực hiện 
qua phỏng vấn sâu 18 đại diện các bên liên quan (khoa 
Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh, khoa Hồi sức, Lãnh đạo 
Bệnh viện). Giải băng và phân tích các thông tin chính 
theo chủ đề.
Kết quả: Đây là hệ thống giám sát chủ động, với cấu 
trúc hoạt động một chiều khá đơn giản, các bên liên quan 
ít và dễ tương tác. Định nghĩa ca bệnh phức tạp, chưa phù 
hợp. Hệ thống có điểm mạnh về tính đơn giản và tính chấp 
nhận cao, 4 thuộc tính còn lại chưa nhận được đánh giá cao. 
Thông tin báo cáo ca bệnh thường xuyên bị chậm dẫn đến 
mất ca bệnh do chưa có quy trình cụ thể. 9 tháng đầu năm 
2016 dừng hoạt động vì thay đổi nhân lực và phần mềm. 
Kết luận: Hệ thống giám sát cần được áp dụng định 
nghĩa ca bệnh mới của US. CDC, 2017 và bổ sung quy 
trình phù hợp với hoạt động của hệ thống. 
Từ khóa: Đánh giá hệ thống giám sát, nhiễm khuẩn 
huyết, nhiễm khuẩn bệnh viện.
ABSTRACT:
ENVALUATION OF SURVEILLANCE SYSTEM 
OF BLOOD STREAM INFECTION IN VIET NAM 
NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL, 2012 - 2017
Background: Blood-stream infections (BSIs) are 
common nosocomial infections and have been one of 
leading causes of death in the world. Surveilllane case of 
BSIs and practice of health care worker are very usefull to 
prevent BSI.
Objective: This study discrible BSIs surveillance 
system and evaluated on 6 attributes (simplicity, flexibility, 
acceptability, timeliness, stability, data quality) following 
guidelines for evaluating public health surveillance 
systems of US. CDC
Method: In-depth interviews with 18 stakeholders 
belong to Infection control, Mycrobiology department, 5 
intensive care units, leader of hospital. Key informants are 
used to collect qualitative data.
Results: The BSIs surveillance system is an active 
and simple. The number of stakeholder is low and easy 
interactive. The however, the case definition is compicated 
and isn’t consistented with the system’s structure and 
operations. Flexibility, The system can adapt well to 
changes while maintaining the structure. The system have 
strengthen about Acceptability and simplelicity. The case 
detection wasn’t performed in a timely manner, which 
has led to late response and miss case. Because, lacking 
guidelines which specify roles and responsibilities of 
stakeholders. The system experienced a breakdown 9 
months due to staffing shortages and transformation of the 
hospital management software. 
Conclusions: The new BSI case definition adopted 
by CDC in 2017, should be applied. It’s also critical to 
develop guidelines which specify roles and responsibilities 
of stakeholders.
Keywords: Envaluation of surveillance system; 
blood stream; nosocomial infections.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết là một trong những loại nhiễm 
trùng bệnh viện thường gặp nhất gây ra các thất bại trong 
điều trị và tăng tỷ lệ tử vong tại các khoa điều trị tích cực 
Ngày nhận bài: 01/10/2019 Ngày phản biện: 06/10/2019 Ngày duyệt đăng: 17/10/2019
1. Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả chính Phạm Thị Hồng Nhung ĐT: 0968030656 Email: Hongnhung.ytcc@gmail.com
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn4
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
(1). Nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền trung 
tâm (CLABSI) là loại nhiễm trùng có tỷ lệ mắc và chết cao 
nhất trong các loại nhiễm trùng huyết. Mỗi năm, tại Mỹ có 
khoảng 80.000 NKH có liên quan tới đặt catheter trên tổng 
số 250.000 ca NKH và gây ra 2.400 – 20.000 ca tử vong/
năm. Chi phí trung bình cho 1 ca có NKH là từ 34.508 
USD – 56.000 USD và tổng chi phí có thể lên tới 296 
triệu – 2,3 tỷ USD/năm (1). Tuy nhiên, NKH nói chung 
và đặc biệt là CLABSI nói riêng có thể ngăn ngừa và kiểm 
soát được thông qua việc tăng cường tuân thủ về kiểm soát 
nhiễm khuẩn của nhân viên y tế (3).
Tại Việt Nam, hiện chưa có hệ thống giám sát quốc gia 
về vấn đề này, số liệu từ các nghiên cứu cho thấy, tỷ suất 
mới mắc NKH ở các khoa Hồi sức tích cực khoảng 9,6/1000 
ngày đặt đường truyền trung tâm, thời gian nằm viện tăng 
thêm 4 ngày so với nhóm bệnh nhân không có NKH (5). 
Bệnh viện Nhi Trung ương đã bắt đầu xây dựng hệ thống 
giám sát NKH từ năm 2012 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, 
NKH liên quan đến đường truyền trung tâm tại bệnh viện 
vẫn ở mức cao (173 ca trong 6 tháng đầu năm 2017), chiếm 
30% tổng số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đánh giá hệ thống nhằm phát hiện các vấn 
đề của hệ thống để tiến hành các hoạt động cải tiến tiếp theo 
nhằm giảm tỷ lệ mắc NKH, CLABSI tại các khoa hồi sức 
tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả một số đặc điểm về cấu trúc và hoạt động 
của hệ thống giám sát NKH, Bệnh viện Nhi Trung ương, 
2012 - 2017.
2. Đánh giá 6 thuộc tính (tính đơn giản, tính linh hoạt, 
tính chấp nhận, tính kịp thời, tính ổn định, chất lượng dữ 
liệu) của hệ thống giám sát NKH, Bệnh viện Nhi Trung 
ương, 2012 - 2017, theo hướng dẫn của US.CDC. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của 
Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Nghiên cứu được 
tiến hành tháng 03 năm 2018. 
Thu thập thông tin: Phỏng vấn sâu 18 đối tượng 
của hệ thống giám sát bao gồm: 01 lãnh đạo bệnh viện, 
05 lãnh đạo khoa lâm sàng, 01 lãnh đạo khoa Kiểm soát 
nhiễm khuẩn, 02 nhân viên của kiểm soát nhiễm khuẩn, 
09 bác sĩ và diều dưỡng tại mạng lưới kiểm soát nhiếm 
khuẩn của các khoa hồi sức của Bệnh viện. Các thông 
tin được thu thập gồm cấu trúc hoạt động của hệ thống, 
định nghĩa ca bệnh, các chỉ số của hệ thống và đánh giá 
hệ thống theo 6 thuộc tính của hệ thống giám sát theo 
“Hướng dẫn đánh giá hệ thống giám sát” của CDC năm 
2011 (2). 
Bảng 1: Định nghĩa các thuộc tính của hệ thống giám sát
Thuộc tính Định nghĩa
Tính đơn giản Hệ thống có cấu trúc đơn giản và dễ hoạt động và đáp được các mục tiêu của hệ thống giám sát. 
Tính linh hoạt 
Có khả năng đáp ứng được các thay đổi về thông tin khi cần hoặc hoạt động trong điều kiện hạn 
chế về thời gian, nguồn lực. Một hệ thống linh hoạt có thể thay đổi được định nghĩa, công nghệ, 
nguồn báo cáo. Hoặc có hệ thống dữ liệu có thể tích hợp với nhiều hệ thống khác. 
Chất lượng dữ liệu Phản ánh tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu trong hệ thống
Tính chấp nhận 
Phản ánh tính chấp nhận, sẵn sàng tham gia của các bên liên quan thực hiện các công việc trong 
hệ thống. 
Tính kịp thời Phản ánh tốc độ giữa các bước thực hiện trong hệ thống
Tỉnh ổn định
Đề cập đến độ tin cậy của hệ thống (trong khả năng thu thập dữ liệu, quản lý, cung cấp dữ liệu 
chuẩn) và tính khả dụng (sẵn sàng hoạt động khi cần thiết).
Phân tích dữ liệu: Giải băng, sử dụng các thông tin 
chính và dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết của nhóm nghiên 
cứu để tiến hành vẽ mô hình cấu trúc, hoạt động của hệ 
thống và phân tích các vấn đề theo chủ đề. Phần mềm 
excel 2013 được sử dụng để phân tích dữ liệu. 
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 5
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III. KẾT QUẢ 
Mô tả hệ thống giám sát
Bảng 2: Định nghĩa ca bệnh của hệ thống 
Tiêu chí ca bệnh NKH Nghi ngờ Chắc chắn
Ca bệnh lâm sàng 
Trẻ> 1 tuổi
Gồm: Da tái, rét run, kích thích hoặc li bì... 
Và ít nhất 2 triệu chứng sau: thở nhanh, tăng nhịp tim, 
hoặc tụt huyết, thời gian làm đầy vô niệu mạch kéo dài, 
vô niệu (<0,5ml) Không có nhiễm khuẩn tại vị 
trí khác và bác sĩ chẩn đoán 
và điều trị kháng sinh theo 
hướng NKH. 
Trẻ ≤ 1 tuổi
Gồm: Da tái, rét run, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, 
phù cứng bì, tăng hoặc giảm trương lực cơ, kích thích 
hoặc li bì ... 
Và có ít nhất 1 triệu chứng: Sốt hoặc tụt huyết áp, 
ngừng thở, tim đập chậm 
Ca bệnh cận lâm sàng
Vi khuẩn gây bệnh
Tác nhân này không liên quan 
tới vị trí nhiễm trùng khác
Vi khuẩn cộng sinh
Trẻ> 1 tuổi: Sốt > 380 C, ớn lạnh, tụt huyết áp (ít nhất 
một dấu hiệu)
Trẻ ≤ 1 tuổi: Sốt > 380C, hạ thân nhiệt < 370C, ngưng 
thở, tim đập chậm
- Có ít nhất 2 lần cấy máu và 
cho kết quả kháng sinh đồ như 
nhau
- Hoặc 1 lần cấy máu ở bệnh 
nhân đang điều trị kháng sinh 
đường tĩnh mạch
- Hoặc PCR vi khuẩn (+)
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống và nhiệm vụ của các bên liên quan
Hệ thống có cấu trúc đơn giản, đa phần các hoạt động một chiều, tác động gián tiếp lên bệnh nhân.
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn6
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Sơ đồ 2: Sơ đồ các bước hoạt động của hệ thống 
Hệ thống hoạt động từ năm 2012, tuy nhiên chưa ban 
hành định nghĩa ca bệnh tại thời điểm này. Sử dụng kết quả 
xét nghiệm máu (CPR, bạch cầu) và kết quả cấy vi sinh 
trên phần mềm quản lý dữ liệu của bệnh viện để kết luận ca 
bệnh. Định nghĩa ca bệnh được ban hành năm 2014, nhưng 
chưa thực sự rõ ràng và khá phức tạp. Ca bệnh lâm sàng, 
phụ thuộc hoàn toàn vào bác sỹ lâm sàng. Ca bệnh cận 
lâm sàng ngoài việc sử dụng tiêu chí có cấy máu dương 
tính, mặc dù ít tiêu chí ca bệnh lâm sàng nhưng vẫn cần 
thời gian theo dõi d ... ểm Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
<35 111 36,7
≥35 191 63,3
Giới tính
Nam 0 0
Nữ 302 100
Trình độ học vấn
THCS trở xuống 202 66,9
THPT 100 33,1
Trình độ chuyên môn liên quan 
đến ATTP
Chưa đào tạo 261 86,4
Sơ cấp trở lên 41 13,6
Thời gian làm việc
Trên 5 năm 199 65,9
Từ 5 năm trở xuống 103 34,1
Đoàn kiểm tra, giám sát về 
ATTP của cơ quan quản lý
0 lần 73 24,2
1 lần 68 22,5
2 lần 101 33,4
Trên 2 lần 60 19,9
Tập huấn ATTP của các ngành 
chức năng
Chưa được tập huấn 92 30,5
1 lần 75 24,8
2 lần trở lên 135 44,7
Tiếp nhận các nguồn thông tin 
liên quan đến ATTP
Có tiếp nhận thông tin 278 92,1
Không muốn tiếp nhận thông tin về ATTP 24 7,9
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn122
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Hình 1: Tỷ lệ đạt kiến thức về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm
Hình 2: Tỷ lệ thực hành đạt về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.2 cho thấy, đặc điểm 
về nhóm tuổi của người CBTP tại BATT là 63,3% trên 35 
tuổi, 35,7% là từ 35 tuổi trở xuống. Tất cả người CBTP 
trên địa bàn là nữ giới và không có nam giới tham gia 
vào quá trình CBTP tại BATT trường học trên địa bàn. Có 
33,1% người CBTP có trình độ THPT và 66,9% có trình 
độ từ THCS trở xuống, 13,6% được đào tạo về chuyên 
môn liên quan đến ATTP 34,1% người CBTP có thời gian 
làm việc từ 5 năm trở xuống và 65,9% có thời gian làm 
việc trên 5 năm.Tỷ lệ người CBTP được các ngành chức 
năng tập huấn về ATTP từ 2 lần trở lên là 44,7%, chưa 
được tập huấn về ATTP là 30,5%. 
3.2. Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm 
của người chế biến thực phẩm
3.2.1. Kiến thức về an toàn thực phẩm của người 
chế biến thực phẩm
Với việc đánh giá kiến thức người CBTP đạt khi 
trả lời đạt 80% số câu hỏi được đưa ra, thì người CBTP 
tại BATT có kiến thực chung về ATTP đạt là 88,1% và 
11,9% không đạt về kiến thức ATTP, trong đó kiến thức 
đạt cao nhất là nội dung cần thực hành trong CBTP đạt 
97,4%, kiến thức đạt thấp nhất là điều kiến cơ sở vật chất 
tại BATT đạt 83,4%.
3.2.2. Thực hành về an toàn thực phẩm của người 
chế biến thực phẩm
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chấp hành điều 
kiện khi tham gia CBTP là rất cao đạt 98,7%; tỷ lệ 
chấp hành về vệ sinh cá nhân của người CBTP chỉ đạt 
62,6%; tỷ lệ chấp hành về vệ sinh trong quá trình CBTP 
là 63,3%; tỷ lệ chấp hành về bảo quản thực phẩm và 
vận chuyển thực phẩm lần lượt là 81,1% và 85,1%. Tỷ 
lệ thực hành đạt chung về ATTP của người CBTP tại 
BATT là 54,3%.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về an 
toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 123
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2: Một số yếu tố liên quan đến thực hành về an toàn thực phẩm 
Yếu tố liên quan
Thực hành 
OR 95% CI P
Đạt Không đạt
Nhóm tuổi
>35tuổi 127 (66,5%) 64 (33,5%)
3,52 2,1 – 5,89 p<0,01
18 - 35 tuổi 40 (36%) 71 (64%)
Trình độ chuyên môn
≥ Sơ cấp 36 (87,8%) 5 (12,2%)
7,14 2,62-19,46 p<0,01
<Sơ cấp 131 (50,2%) 130 (49,8%)
Tập huấn về ATTP
≥ 2 lần 106 (78,5%) 29 (21,5%)
6,35 3,58-11,24 p<0,01
<2 lần 61 (36,5%) 106 (63,5%)
Thâm niên làm việc
≥5 năm 150 (75,4%) 49 (24,6%)
15,48 7,38-32,48 p<0,01
< 5 năm 17 (16,5%) 86 (83,5%)
Kiểm tra ATTP
>1lần 124 (77%) 37 (23%)
7,63 4,27-13,65 p<0,01
≤ 1lần 43 (30,5%) 98 (69,5%)
Thông tin ATTP
Có tiếp nhận thông tin 162 (58,3%) 116 (41,7%)
5,3 1,88-14,97 p<0,01
Không quan tâm 5 (20,8%) 19 (79,2%)
Kiến thức ATTP
Đạt 165 (62%) 101 (38%)
27,8 5,8-132,1 p<0,01
Không đạt 2 (5,6%) 34 (94,4%)
Kết quả thống kê từ bảng 2 cho thấy, các yếu tố về 
nhóm tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tiếp xúc 
với đoàn kiểm tra, thời gian tham gia vào quá trình CBTP, 
tiếp nhận các nguồn thông tin, tập huấn, kiến thức chung 
về ATTP có liên quan đến thực hành ATTP. Cụ thể: 
- Người CBTP có độ tuổi trên 35 tuổi có thực hành 
đạt về ATTP cao gấp 3,52 lần so với người CBTP có độ 
tuổi từ 18-35 tuổi; 
- Người CBTP có trình độ học vấn từ trung học cơ 
sở trở lên có thực hành đạt về ATTP cao gấp 3,86 lần so 
với người CBTP có trình độ học vấn từ trung học cơ sở 
trở xuống 
- Người CBTP được đào tạo chuyên môn về ATTP 
có thực hành đạt về ATTP cao gấp 7,14 lần so với người 
CBTP không có trình độ chuyên về ATTP 
- Người CBTP được tập huấn ATTP từ 2 lần trở lên 
có thực hành đạt về ATTP cao gấp 6,35 lần so với người 
CBTP được tập huấn về ATTP 01 lần và chưa được tập 
huấn với 
- Người CBTP có thâm niên làm việc về ATTP từ 5 
năm trở lên có thực hành đạt về ATTP cao gấp 15,48 lần so 
với người CBTP có thâm niên làm việc dưới 5 năm
- Người CBTP có tiếp xúc với đoàn kiểm tra từ 2 lần 
trở lên có thực hành đạt về ATTP cao gấp 7,63 lần so với 
người CBTP tiếp xúc với đoàn kiểm tra từ 1 lần hoặc chưa 
tiếp xúc
- Người CBTP có quan tâm đến thông tin về ATTP có 
thực hành đạt về ATTP cao gấp 5,3 lần so với người CBTP 
không quan tâm đến thông tin về ATTP 
- Người CBTP có kiến thức chung về ATTPđạt thì 
có thực hành chung về ATTP đạt cao gấp 27,8 lần so với 
người CBTP có kiến thức chung về ATTP không đạt
IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ người CBTP tại BATT trường học có kiến 
thức đạt về ATTP là 88,08%. Kết quả này cao hơn nghiên 
cứu của Đào Thị Thanh Thủy (2015) tại tỉnh Đồng Tháp 
72,7%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc 73,1%, nghiên 
cứu của Nguyễn Thanh Bình (2016) 82,8% nhưng vẫn 
thấp hơn nghiên cứu của Lưu Thị Minh Lý (2018) 90,4% 
[1, 5, 6, 7]. Từ đó, cho thấy hiểu biết của đối tượng nghiên 
cứu về ATTP cần được cải thiện thêm, vì vậy việc tăng 
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn124
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
cường truyền thông, giáo dục kiến thức về ATTP cho 
người CBTP tại BATT là rất cần thiết.
Thực hành chung của người CBTP 54,3%, kết quả này 
thấp hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2016) 
81,3%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc (2016) 71,2%, 
nghiên cứu của Đào Thị Thanh Thủy (2015) 63,6%, tuy 
nhiên cao hơn nghiên cứu của Lưu Thị Minh Lý (2018) 
32,9% [1, 5, 6, 7].
Những người CBTP có độ trên 35 tuổi có thực hành đạt 
về ATTP đạt cao hơn 3,52 lần so với người từ 18- 35 tuổi. 
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Trung 
Kiên người CBTP từ 26-55 tuổi có thực hành đạt cao gấp 
4,6 lần so với những người từ 18-25 tuổi [4]. Người CBTP 
có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên có thực hành 
đạt về ATTP cao gấp 3,86 lần so với người CBTP có trình 
độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc (2015), nhóm 
trình độ học vấn trên trung học cơ sở có thực hành đạt về 
ATTP cao gấp 4,3 lần nhóm có trình độ học vấn từ trung 
học cơ sở trở xuống và nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình 
(2016) những người có trình độ trung học cơ sở trở lên có 
thực hành tốt về ATTP cao gấp 6,5 lần người có trình độ 
học vấn từ trung học cơ sở trở xuống [1, 6]. Những người 
CBTP có trình độ học vấn cao hơn thường có nhận thức về 
kiến thức ATTP tốt hơn từ đó ý thức chấp hành trong thức 
hành được tăng cao hơn những người CBTP có trình độ 
học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Người CBTP được 
đào tạo chuyên môn về ATTP có thực hành đạt về ATTP 
cao gấp 7,14 lần so với người CBTP chưa được đào tạo 
chuyên môn về ATTP. Kết quả này phù hợp với nghiên 
cứu của Nguyễn Văn Phúc (2015) người được đào tạo 
chuyên môn về ATTP thực phẩm có thực hành cao gấp 5,1 
lần người chưa được đào tạo về ATTP. Người được đào 
tạo chuyên môn liên quan đến ATTP sẽ giúp cho việc nhận 
biết trình các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm một cách tốt 
hơn, từ đó có ý thức cao hơn trong việc thực hành các điều 
kiện bảo đảm ATTP. Người CBTP được tập huấn ATTP 
từ 2 lần trở lên có thực hành đạt về ATTP cao gấp 6,35 lần 
so với người CBTP được tập huấn ATTP 1 lần, chưa tập 
huấn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn 
Văn Phúc những người được tập huấn có thực hành đạt về 
ATTP cao gấp 7,22 lần so với người chưa được tập huấn 
[6]. Những người đã qua lớp tập huấn ATTP thì họ sẽ được 
cung cấp các kiến thức để lựa chọn thực phẩm hướng dẫn 
cách CBTP bảo đảm vệ sinh. Người CBTP tham gia tập 
huấn cũng nhận thức tốt hơn việc thực hành không đảm 
bảo vệ sinh sẽ dẫn đến nguy cơ về NĐTP. Từ đó góp phần 
nâng cao việc chấp hành về thực hành trong CBTP hơn 
những người không được tập huấn ATTP. Người CBTP 
có tiếp xúc với đoàn kiểm tra từ 2 lần trở lên có thực hành 
đạt về ATTP cao gấp 7,63 lần so với người CBTP tiếp xúc 
với đoàn kiểm tra từ 1 lần trở xuống. Điều này chứng tỏ 
việc kết hợp hướng dẫn và tuyên truyền trực tiếp về công 
tác bảo đảm ATTP trong lúc kiểm tra ATTP thực phẩm sẽ 
giúp người CBTP hiểu rõ hơn về bảo đảm ATTP trong quá 
trình chế biến. Người CBTP có kiến thức chung về ATTP 
đạt thì thực hành chung về ATTP đạt cao gấp 27,7 lần so 
với người CBTP có kiến thức chung về ATTP không đạt. 
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc 
người, người có kiến thức đạt sẽ có thực hành đạt ATTP 
cao gấp 7,49 lần người có kiến thức không đạt về ATTP, 
nghiên cứu của Lưu Thị Minh Lý (2018) người có kiến 
thức đạt sẽ có thực hành đạt ATTP cao gấp 4,34 lần người 
có kiến thức không đạt về ATTP [6].
V. KẾT LUẬN
Kiến thức chung về ATTP của người CBTP đạt khá 
cao 88,08%. Thực hành chung về ATTP của người CBTP 
tại BATT đạt vẫn còn thấp 54,3%, trong đó thực hiện trong 
quá trình chế biến là đạt thấp nhất 62,58%. Nghiên cứu 
cũng tìm ra mối liên quan giữa một số yếu tố như tuổi, 
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn về ATTP, tiếp xúc 
đoàn kiểm tra về ATTP, tiếp nhận thông tin về ATTP, kiến 
thức về ATTP với thực hành chung về ATTP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2016), Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan ở người chế 
biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, Luận văn Thạc sỹ 
Y tế công cộng, trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
2. Cục An toàn thực phẩm (2015), Quyết định số 37/2015/QĐ-ATTP về việc ban hành "Tài liệu tập huấn kiến thức 
về an toàn thực phẩm; Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, kinh 
doanh dịch vụ ăn uống và đáp án trả lời".
3. Chính phủ (2018), Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy 
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quan lý của Bộ Y tế.
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn 125
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Đinh Trung Kiên (2014), Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến 
tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình năm 2014, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 
trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
5. Lưu Thị Minh Lý (2018), Thực trạng an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về 
an toàn thực phẩm của người chế biến tại khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang năm 2018, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học 
Y tế Công cộng Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Phúc (2016), Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành 
của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng năm 2016, luận văn thạc sĩ, Trường 
đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
7. Đào Thị Thanh Thuỳ (2015), Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và điều kiện vệ sinh 
tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Thanh Bình, Đồng Tháp năm 2015, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường 
Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Tạp chí “Y HỌC CỘNG ĐỒNG” xuất bản 06 số/năm, đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan về Y, Dược học cộng đồng, sức khỏe môi trường, y sinh học và y xã hội học, những thông tin Y-Dược học trong nước và quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
I. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách khoa Việt Nam. 
Bài gửi đăng đánh máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, cách dòng, một bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu 
và tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng những bảng, biểu, hình ảnh cần thiết và phải có chú thích rõ. Mỗi bài viết không 
quá 5 hình. Cuối bài phải nêu rõ xuất xứ của công trình, làm tại đâu, thời gian, số điện thoại cần liên hệ, địa chỉ Email.
3. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú 
thích các từ gốc của các chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài:
a) Đầu đề
b) Họ và tên tác giả: Không ghi học hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú đơn vị công tác của từng tác giả ở cuối trang 
thứ nhất bài báo.
c) Nội dung:
Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh (tối đa 150 từ). Ghi từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặt vấn đề: bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
d) Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu)
Đánh số thứ tự tài liệu tiếng Việt (vần ABC theo tên tác giả) sau đó đến tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, 
tiếng Nga (vần ABC theo họ)... Mỗi tài liệu đề họ, tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản, số trang. Tên sách: tên 
tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang. 
Ví dụ: 1. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lan: Điều tra HLA ở bộ tộc người Êđê, Y học thực hành, 1999, 4,17-25. 2. Wright 
P Krisnakone P Kobayashi A: “Using Immunoglobulin in treatment of Asthma”. J.of Internet. Immunol., 2005,17,19-20.
5. Tác giả cần gửi kèm một thư xác định bài báo là của mình, thêm: “Tôi cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn 
về sự xác thực của các thí nghiệm, các tin tức, các tư liệu thu thập được và sự phân tích các dữ kiện, bài viết này chưa 
được gửi đăng ở báo nào khác”. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm trước công luận và độc giả về quyền tác giả và nội dung 
gửi bài đăng.
Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa một bài trong cùng một số.
II. Đối với các bài tổng quan, thông tin, bài dịch.
- Đối với các bài tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác 
giả bài tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành, cơ quan và hội chuyên khoa ở phần ghi chú cuối 
trang đầu tiên của bài tổng quan. Bài tổng quan cũng được đánh máy trên khổ A4 và không dài quá 7 trang kể cả biểu 
bảng và tài liệu tham khảo.
- Các thông tin, bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn bài báo tiếng nước 
ngoài gửi kèm theo bản dịch.
III. Lệ phí đăng bài khoa học: 800.000 đồng/bài (tám trăm nghìn đồng), gửi về tài khoản: Tạp chí Y học Cộng đồng: 
0861100688668, Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Bài viết xin gửi về Ban biên tập TẠP CHÍ Y HỌC CỘNG ĐỒNG
Địa chỉ: số 24 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 7621898 - Fax: 0243 7621899
Email: tapchiyhcd@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_he_thong_giam_sat_nhiem_khuan_huyet_tai_benh_vien_n.pdf