Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Tóm tắt:

Lễ hội đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến với thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nang trong thời gian vừa qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của thành phố. Bài viết này đã tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nang dựa trên khảo sát ý kiến đánh giá của các du khách. Trong đó các yếu tố về đặc trưng của lễ hội, giá trị văn hỏa của lễ hội được đánh giả cao hơn so với các yếu tố về khả năng tồ chức, quản lý và chỉnh sách của thành phố Đà Nằng.

 

doc 9 trang phuongnguyen 540
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nẵng
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA
tapchikhoahoc@ukh.edu.vn
ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
LỄ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đoàn Khánh Hưng, Lê Thị Kim Liên
Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam
Tóm tắt:
Lễ hội đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến với thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nang trong thời gian vừa qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của thành phố. Bài viết này đã tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nang dựa trên khảo sát ý kiến đánh giá của các du khách. Trong đó các yếu tố về đặc trưng của lễ hội, giá trị văn hỏa của lễ hội được đánh giả cao hơn so với các yếu tố về khả năng tồ chức, quản lý và chỉnh sách của thành phố Đà Nằng.
Từ khóa: du lịch lễ hội, phát triển bền vững, thành phố Đà Nẵng
Đặt vấn đề
Thành phố Đà Nằng là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Trung và cả nước. Hiện nay, Đà Nằng có một vị trí chiến lược quan trọng về cả kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó thành phố cũng có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch như điều kiện tự nhiên, số lượng lớn các di tích, danh lam thắng cảnh... Theo Sở Văn hóa và Thể thao (2016), Đà Nang có 18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 47 di tích được xếp hạng cấp thành phố cùng với các danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà... thuận lợi cho phát triển du lịch [11]. Theo Cục thống kê Đà Nằng (2017), năm 2016 thành phố Đà nẵng đón được 5,54 triệu lượt khách du lịch tăng 20,4% so với năm 2015 và hơn gấp 3 lần so với 1,77 triệu khách năm 2010 [9]. Với số lượng du khách tăng trưởng nhanh này cho thấy ngành du lịch của Đà Nang đã có những bước phát triển tốt trong việc thu hút khách du lịch. Thương hiệu, hình ảnh của thành phố Đà Nằng đã được khẳng định trên thị trường du lịch [16].
Đà Nằng hiện có nhiều lợi thế phát triển du lịch như du lịch biển, du lịch văn hóa du lịch khám phá,... nhưng thực trạng cho thay rằng các sản phẩm, các hoạt động du lịch dành cho du khách đến với Đà Nằng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được nhu cầu đa dạng của khách du lịch [13]. Chính vì vậy, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, thành phố Đà Nằng cần phải đa dạng hóa các hoạt động du lịch hơn nữa và hiện nay hoạt động du lịch lễ hội đang được thành phố chú trọng phát triển [13]. Du lịch lễ hội đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách đến với thành phố.
Hiện nay, tại thành phố Đà Nang nhiều lễ hội đã được tổ chức thường xuyên với quy mô và chất lượng được nâng cao để phục vụ du lịch có thể kể đến như là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nằng (30 tháng 4 năm 2018 đến 30 tháng 6 năm 2018), Lễ hội biển (27 tháng 4 năm 2018), Lễ hội Quán Thế Âm (19 tháng 2 âm lịch)... Hoạt động du lịch lễ hội đang là hoạt động thu hút số lượng lớn du khách đến với Đà Nằng không chỉ trong dịp diễn ra lễ hội mà còn trong các dịp trước và sau diễn ra lễ hội. Theo Sở Du lịch Thành phố Đà Nằng (2017) trong thời gian 2 tháng diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nằng năm 2017 số lượng du khách đến với Đà Nang tăng 50% so với thông thường [12]. Điều này cho thấy việc phát triển bền vững du lịch lễ hội tại Đà Nằng hiện đang cần được quan tâm, chú trọng.
Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cơ bản sau: (1) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển lễ hội, du lịch lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Nằng dựa trên sự đánh giá của du khách. (2) Đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nằng.
Cơ sở ỉý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.7. Cơ sở lỷ thuyết
Du lịch lễ hội
Trong các bộ phận cấu thành nên tài nguyên du lịch văn hóa thì lễ hội là một tài nguyên có giá trị để phục vụ cho phát triển du lịch [3]. Theo Trịnh Lê Anh (2004) cho rằng Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội tại điểm đến [1]. Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm điểm tựa, góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ, phát triển lễ hội. Du lịch lễ hội có thể hiểu là hoạt động mà mọi người muon thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống vãn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian... thông qua việc tham dự, chứng kiến các hoạt động của lễ hội [4],
Phát triển bền vững du lịch
UNWTO (1998, tr. 19) định nghĩa: “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp úng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bào tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người” [17]. Theo Machado (2003, tr. 10), phát triển du lịch bền vững là “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp úng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [14],
Như vậy có thể khái quát rằng phát triển du lịch bền vững là quá trinh điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại [5], Cùng với đó, Luật Du lịch Việt Nam (2017, tr. 2) đã khẳng định: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đàm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” [10],
Tù những khái niệm trên ta có thể thấy rằng sự khác nhau giữa phát triển du lịch bền vững với phát triển du lịch thông thường là: (1) Được lập kế hoạch và quản lý ngay từ lúc bắt đầu. Quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, với quy hoạch chung của ngành; (2) Giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu của phát triển du lịch; (3) Đáp ứng nhu cầu du khách đồng thời quan tâm đến mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương; (4) Hướng tới 3 mục đích: kinh tế, môi trường và cộng đồng; (5) Đóng góp vào công tác bảo tồn tài nguyên; (6) Có tính giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. ỉ. 3. Phát triển du lịch lễ hội
Theo Bùi Thị Hài Yến (2007, tr.153), "Phát triển du lịch lễ hội là việc đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia vào lễ hội cùa du khách thập phương, là việc làm thế nào dề lượng khách du lịch đến với lễ hội ngày một tăng cao mang lại hiệu quà kinh tế cho ngành du lịch nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chỉ bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tot đẹp cùa các lễ hội và tuân thủ theo quan điểm phát triển bền vững của ngành du lịch ” [8],
Tổng quan nghiên cứu
UNWT0 đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ bền vững của phát triển du lịch (2008) có 4 nhóm tiêu chí là Quản lý bền vững; Lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương; Bảo tồn văn hóa; Lợi ích cho môi trường [18], Tại Việt Nam, Nguyễn Đức Tuy (2014) đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giá phát triển bền vững gồm 4 nhóm như sau: (1) Nhóm Kinh tế gồm: Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục; số lượt khách du lịch liên tục tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục. (2) Nhóm Xã hội gồm: Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách; Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương; Tỷ lệ các giá trị văn hóa, lịch sử được bào tồn và phát huy. (3) Nhóm Môi trường gồm: Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồn; Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải. (4) Nhóm Quản lý nhà nước gồm: Chính sách quản lý để phát triển du lịch bền vững tại địa phương; Công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội [6],
về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, Phạm Trung Lương (2002) cho rằng phải thực hiện các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững: (1) Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. (2) Giảm thiểu chất thải ra môi trường. (3) Phát triển gan liền với việc bảo tồn tính đa dạng. (4) Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. (5) Chú trọng việc chia sẻ lợi ích và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch. (6) Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường. (7) Chú trọng việc xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội. (8) Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch [2],
Vậy, trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bào thực hiện được ba nguyên tắc cơ bản: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Theo phương hướng này, phát triển du lịch theo hướng bền vững nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị truyền thống và các bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương, bào vệ môi trường, tạo ra thu nhập và việc làm cho dân cư tại điểm đến và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng tại địa phương trong quá trinh xây dựng điểm đến. Tuy nhiên hiện nay vẫn chỉ có các nghiên cứu mô hình về phát triển bền vững du lịch cũng như về lễ hội chủ yếu là các nghiên cứu về chất lượng của lễ hội mà chưa có các nghiên cứu sâu hơn về phát triển bền vững du lịch lễ hội.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sờ lý luận và thực tiễn về lễ hội và du lịch lễ hội; thực tiễn các nghiên cứu về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững; các nguyên tắc, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch lễ hội; từ ý kiến của các chuyên gia về du lịch lễ hội nói chung và du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nằng nói riêng, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp dựa vào các nguồn thông tin về lễ hội, du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nang; Ngoài ra còn tham khảo các loại tài liệu: Báo, Tạp chí, các nghiên cứu liên quan...
Dữ liệu sơ cấp: thu thập qua điều tra, phỏng vấn du khách. Việc điều tra được tiến hành từ tháng 2 năm 2018 - tháng 4 năm 2018 tại thành phố Đà Nằng từ các lễ hội: Lễ hội cầu Ngư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội Hòa Mỹ và Lễ hội Hoa. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là tối thiểu 5 mẫu trên 1 biến quan sát [7]. Do kích thước mẫu được dự tính phải lớn hơn giới hạn tối thiểu là 20% (kể cả số lượng bảng câu hỏi không đạt yêu cầu) nên kích thước mẫu dự kiến tính cho nghiên cứu với 28 biến quan sát là: n = (28*5) + 20%*(28*5) = 168 mẫu. Để hạn chế các sai sót trong điều tra, tác giả điều tra phát bảng hỏi với 200 bảng hỏi. Các câu hỏi đánh giá trong bảng hỏi được sử dụng với mức đánh giá theo thang đo Likert từ 1 đến 5 với 1 là mức độ thấp nhất và 5 là mức độ cao nhất. Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi tự điền. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp phân tích: Các số liệu thu thập sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả để có những nhận định chung về đặc điểm của các đối tượng được phân tích; Bên cạnh đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Ngoài ra, phương pháp phương pháp kiểm định Indepentdent Sample T-test và kiểm định phương sai một yếu tố One-way ANO VA để kiểm định sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách với các tiêu chí.
Kết quả nghiên cứu
Thông tin chung về mẫu điều tra
Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi, thu về 187 bảng hỏi, trong đó có 180 bảng hỏi hợp lệ, 7 bảng hỏi không hợp lệ. Trong 180 du khách được khảo sát thì tỷ lệ Nữ cao hơn (57,2%) so với Nam (42,8%) đặc điểm này là do xu hướng Nữ thường thích tham gia lễ hội hơn so với Nam, đặc biệt là các lễ hội về tâm linh; số lượng người tham gia du lịch lễ hội là Cán bộ, công nhân viên; Kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng được khảo sát với hơn 57,2%, còn lại là học sinh, sinh viên và Nghỉ hưu. về độ tuổi của du khách đến với lễ hội tập trung nhiều ở độ tuổi từ 18 - 35 tuổi với 31,7% du khách. Bên cạnh đó, hơn một nửa người tham gia du lịch lễ hội được phỏng vấn là có trình độ Đại học và trên đại học, chiếm 67,8% về thu nhập thì tỷ lệ du khách có thu nhập khá cao từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 43,9%. Ngoài ra về Nơi ở do đặc thù về điều kiện địa lý thì người tham gia du lịch lễ hội ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 48,3% sau đó đến miền Bắc với 31,7% và cuối cùng là du khách miền Nam với 20% người được khảo sát.
về số lễ hội đã tham dự: số người tham dự 2 đến 3 lễ hội tại thành phố Đà Nằng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 72,8%, và tỷ lệ người tham gia trên 3 lễ hội cũng chiếm 13,3% còn lại là số du khách chỉ tham gia 1 lần. Điều này chứng tỏ du lịch lễ hội cũng đang là một sản phẩm du lịch có một vị trí quan trọng trong tâm trí du khách.
về cách thức tham gia lễ hội: kết quả khảo sát cho thấy rằng cách thức tham gia lễ hội của người tham gia du lịch lễ hội là khá cân bằng qua hai hình thức là tự tổ chức chiếm 48,9% và thông qua doanh nghiệp lữ hành chiếm 51,1%.
Kênh thông tin biết đến lễ hội: Thông tin mà du khách biết đến các lễ hội tại Đà Nang chủ yếu thông qua truyền hình và qua mạng Internet với tỷ lệ lần lượt là 81,1% và 76,7% cao nhất trong các nhóm tiêu chí đưa ra. Điều này chứng tỏ, thành phố Đà Nằng đã tận dụng tốt các kênh quảng bá này để giới thiệu đến du khách. Đây là các kênh thông tin được đánh giá là khá nhanh chóng, thuận tiện, cung cấp đầy đủ các nội dung, chương trình của lễ hội. Ngoài ra, các kênh thông tin khác cũng được đánh giá tốt là qua kênh người thân, bạn bè (65%); công ty lữ hành (65,6%), tập gấp, tờ rơi (57,8%), thấp nhất là sách báo, tạp chí (47,2%).
Các lễ hội đã tham gia: Du khách tham gia lễ hội tại Đà Nằng phần đông là chủ yếu lễ hội pháo hoa (86,1%), điều này cũng dễ hiểu vì lễ hội pháo hoa chính là lễ hội chính trong năm của thành phố Đà Nang, có sức hấp dẫn rất lớn. Bên cạnh đó các lễ hộikhác cũng thu hút khá nhiều người tham gia như lễ hội tâm linh (63,3%), lễ hội dân gian (78,3%) với các hoat động trò chơi dân gian diễn ra, lễ hội biển (55,6%) và lễ hội thể dục, thể thao (46,1%). Điều này thể hiện các lễ hội tại thành phố Đà Nắng khá thu hút người tham gia và đây cũng là tiền đề để phát triển du lịch lễ hội trong tương lai.
Mục đích tham gia lễ hội: Người tham gia du lịch lễ hội đến với lễ hội với hai mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh (95%) và tham gia các hoạt động vui chơi (91,7%). Ngoài ra có một số lượng không nhỏ du khách đến với các lễ hội tại thành phố Đà Nắng với mục đích nghiên cứu ... 
Bâng 5. Đánh giá chung cùa du khách về nhân tố yếu tổ văn hóa bân địa
Bảng 4. Đánh giá chung của du khách về nhân tổ đặc tnmg của lễ hội
	 Biển quan sát
Va2. Các hoạt động tại lê hội diên ra hâp dân Va3. Thông tin về lễ hội được cung cấp đầy đủ Va4. Có đầy đủ các dịch vụ bổ sung tại lễ hội Va5. Cơ sở vật chất, tiện nghi tại lễ hội đầy đủ
Kết quả khảo sát tại bàng 5 cho thấy rằng yếu tố văn hóa là yếu tố khá quan trọng trong thể hiện lễ hội và thu hút du khách khi kết quà đánh giá thì khá đồng đều đối với các yếu tố của tiêu chí văn hóa này và được
Biến quan sát Mức đánh giá bình quân
Va9. Các chương trình, hoạt động lê hội có sự kê thừa	3,8500
Val 0. LH còn duy trì các nghi thức truyền thống địa phương	3,9111
Vall. Công trinh kiến trúc, danh lam thắng cảnh duy tri, bảo tồn tốt	3,8333
Nguôn: Kêt quà xử lý sô liệu điêu tra năm 2018
Yếu tố kinh tế: yếu tố này được người tham gia	chưa thu hút du khách nên tiêu chí thu nhập người dân
du lịch lễ hội đánh giá mức độ khá thấp tại kết quả	tăng lên chỉ đánh giá là 3,48. Cũng như đa dạng các
khảo sát ở bảng 6. Điều này có thể giải thích một phần	hoạt động kinh tế ở địa phương với số điểm là 3,47.
là các dịch vụ tại lễ hội, các sàn phẩm quà lưu niệm...
Bảng 6. Đánh giá chung của du khách về nhân tổ yếu tổ kinh tế
	 Biên quan sát	Mức đánh giá bình quân Val2. Du lịch lê hội góp phân phát triên kinh tê địa phương	3,5278
Val3. Đa dạng hoạt động kinh tế ở địa phương	3,4722
Val4. Du lịch lễ hội góp phần tăng thu nhập người dân	 3,4778
Nguôn: Kêt quà xử lý sô liệu điêu tra năm 2018
Kết quả kháo sát tại bảng 7 cho thấy đánh giá môi trường tại lễ hội cũng khá thấp so với các tiêu chí khác. Trong đó cao nhất là “Có các hoạt động bảo vệ môi trường” là 3,6 nhưng thấp nhất là “Cảnh quan lẽ hội sạch đẹp” là 3,44. Mặc dù các đơn vị tổ chức, chính quyền địa phương cố gắng lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường vào lễ hội nhưng thật sự do ý thức của du khách còn hạn chế nên vấn đề môi trường tại các lễ hội còn đang khó khắc phục được.
Nguôn: Kêt quả xừ lý sô liệu điêu ứa năm 2018
Băng 7. Đánh giá chung của du khách về nhân tổ môi trường lễ hội
Biến quan sát
Mức đánh giá bình quân
Val5. Môi trường tại lễ hội được đàm bào vệ sinh
Val6. Cảnh quan lễ hội sạch đẹp
Val 7. Nhà vệ sinh sạch sẽ
Val8. Có các hoạt động bảo vệ môi trường tại lễ hội
3,4944
3,4444
3,5000
3,6056
Kết quà tính toán tại bảng 8 cho thấy các yếu tố về xã hội cũng được du khách khá quan tâm đánh giá. Trong đó, yếu tố “Lễ hội được tổ chức an toàn, an ninh đàm bảo” được đánh giá cao nhất là 3,89 do chính quyền đã có những kế hoạch cụ thể để tổ chức, huy
Nguồn: Kết quả xừ lý số liệu điều tra năm 2018 khách. Tuy nhiên, thấp nhất là yếu tố “Không có tình trạng mê tín dị đoan” là 3,47. Đây chính là thực trạng diễn ra hiện nay, nhất là đối với các lễ hội mang tính tâm linh, lễ hội tôn giáo thì một so hiện tượng mê tín dị đoan còn diễn ra khá phúc tạp.
động các lục lượng an ninh đàm bảo an toàn cho du
Bảng 8. Đánh giá chung của du khách về nhân tổ yếu tổ xã hội
Biến quan sát
Mức đánh giá bình quân
Val9. Lễ hội được tổ chức an toàn, an ninh đảm bảo
Va20. Người dân thân thiện, hòa đồng, mến khách Va21. Không diễn ra tình trạng chen lấn, xô đẩy Va22. Không có tình trạng mê tín dị đoan
Va23. Không có tình trạng ăn xin, chèo kéo du khách
3,8889
3,6222
3,7278
3,4667
3,6889
Như mô tà tại bảng 9, du khách đánh giá khá cao công tác tổ chức, quản lý lễ hội khi yếu tố “Công tác tổ chức, quàn lý lễ hội chu đáo” đánh giá với mức là 3,86, cho thay chính quyền và các đơn vị đã có chính sách, kế hoạch rõ ràng cho tổ chức, quản lý lễ hội. Đánh giá thấp nhấp là yếu tố “Ban tổ chức thường
Nguồn: Kết quả xừ lý số liệu điều tra năm 2018 xuyên có hoạt động thanh, kiểm tra tại lễ hội” với mức đánh giá là 3,46. Điều này thể hiện rõ mặt yếu trong tổ chức khi nguồn nhân lực khá hạn chế, bên cạnh lượng du khách đông dẫn đến công tác thanh, kiểm tra tại lễ hội gặp nhiều khó khăn.
Bảng 9. Đánh giá chung của du khách về nhân tổ tẳ chức, quản lý lễ hội
Biến quan sát
Mức đánh giá bình quân
Va24. Công tác tổ chức, quản lý lễ hội chu đáo
Va25. Ban tổ chức đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách
Va26. Du khách luôn được hỗ trợ kịp thời từ ban tổ chức
3,8611
3,5222
3,7222
Va27. Ban tổ chức thường xuyên có hoạt động thanh, kiểm tra	3,4556
Va28. Ban hành rõ ràng các quy dịnh về tổ chức, nội quỵ lễ hội	3,5833
Nhân tố
nmn quân(,)
Giới tính(1)
Tuổip)
Nghề nghiệp^
Thu nhập(2)
Học vấli(2)
Nơi
&
Đặc trưng của lễ hội
3,894
0,907
0,789
0,889
0,574
0,829
0,023
Yếu tố văn hóa bản địa
3,885
0,898
0,460
0,237
0,616
0,998
0,687
Yếu tố kinh tế
3,493
0,248
0,938
0,855
0,207
0,564
0,854
Môi trường lễ hội
3,511
0,179
0,353
0,749
0,764
0,998
0,985
Yeu tố xã hội
3,679
0,009
0,012
0,005
0,114
0,402
0,403
Tổ chức, quản lý lễ hội
3,629
0,067
0,915
0,691
0,698
0,682
0,180
Bảng 10. Sự khác biệt trong đánh giá các nhân tổ giữa các nhóm du khách
Biển độc lập (Giá trị p)
Từ kết quà phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm người tham gia du lịch lễ hội đối với các nhân tố tại bảng 10 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm Giới tính, Tuổi, Nghề nghiệp đối với nhân tố Yếu tố xã hội. Trong đó về độ tuổi thì người tham gia du lịch lễ hội càng lớn tuổi thì đánh giá càng thấp hơn so với người tham gia du lịch lễ hội ít tuổi. Do người lớn tuổi có nhũng kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống nên có cái nhìn khắt khe hơn so với người nhỏ tuổi. Bên cạnh đó nữ có đánh giá cao hơn Nam về ảnh hưởng của xã hội. Đối với nhân tố Đặc trưng lễ hội thi
có sự khác biệt về nơi ở trong đánh giá. Du khách miền Nam đánh giá cao hơn so với du khác miền Trung - Tây Nguyên và đánh giá trung bình thấp nhất là miền Bắc. Điều này có thể được giải thích là do thói quen tham gia lễ hội, văn hóa khác biệt giữa các địa phương khác nhau nên cảm nhận, đánh giá về chất lượng của lễ hội khác nhau giữa. Đối với nhân tố Tổ chức, quản lý lễ hội cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của người tham gia du lịch lễ hội đối với yếu tố là Giới tính. Trong đó du khách nam đánh giá tốt hơn hơn so với nữ.
Ghi chứ. (*): 1 = Rất không đồng ý, 5 = Rất đồng ý; (1) Kiếm định bằng phương pháp phân tích Independent Sample /-test; (2) Kiểm định bằng phương pháp phân tích phương sai One-way ANOVA
Quyết định của du khách sau khi tham gia lễ hội
về việc tiếp tục tham gia lễ hội, kết quả khảo sát cho thấy có 79,4% du khách sẽ quay trở lại tiếp tục tham gia lễ hội trong tương lai, 13,9% người trả lời chưa biết và 6,7% không quay trở lại. Điều này cho thấy đa phần người tham gia du lịch lễ hội có ấn tượng rat tốt với lễ hội pháo hoa, lễ hội cầu ngư, lễ hội Hòa Mỹ, lễ hội Quán thế âm tại Đà Nắng và sẵn sàng tham gia các lễ hội này trong thời gian tới. số người không quay trở lại có thể bởi vì khó khăn về khoảng cách hoặc công việc.
về việc sẵn sàng giới thiệu người khác tham gia lễ hội có đến 88,9% người tham gia du lịch lễ hội sẵn sàng và chỉ có 9,4% trả lời chưa biết và 1,7% trả lời là không, điều này cũng khang định được du khách có cảm nhận rất tốt về du lịch lễ hội tại Đà Nắng, điều này làm cho tỷ lệ đánh giá này cao hơn hẳn với du khách sẵn sàng tiếp tục tham gia lễ hội trong tương lai.
về sẵn sàng chi trả thêm, có 76,1% sẵn sàng chi trả thêm tại lễ hội, còn lại là chưa biết (6,7%) và không sẵn sàng chi trả (17,2%) cho thấy rằng các dịch vụ tại lễ hội ở Đà Nằng khá tốt, tương xứng với chất lượng và sụ hài lòng của người tham gia du lịch lễ hội, do đó sẵn sàng chi trả thêm khi tham gia các hoạt động tại lễ hội.
Giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nắng
Đầu tư phát triển lễ hội: Tiếp tục tiến hành xây dựng trục văn hóa lễ hội và xây dựng các lễ hội hai bên bờ sông Hàn để thu hút du khách. Quản lý tốt và nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức các lễ hội hiện có như lễ hội pháo hoa quốc tế, lễ hội Quán Thế Âm... Triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển tour, tuyến du lịch đen các lễ hội. Có kế hoạch xây dựng, hình thành và tập trung phát triển một số lễ hội trọng điểm, tiêu biểu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức các sự kiện lễ hội và tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội; Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nham đáp úng nhu cầu của ngành du lịch.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa: Bảo tồn giá trị văn hóa trong du lịch lễ hội thông qua: Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần hủ tục lỗi thời, lạc hậu. Khai thác lễ hội phục vụ cho du lịch cần đứng trên quan điểm giữ gìn, bảo tồn để phát triển. Phát huy giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội bằng cách gắn với tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Giải pháp về xã hội: Vận động và tôn trọng cộng đồng tham gia vào quá trình hoạch định và ra quyết định, triển khai du lịch lễ hội. Đảm bào quyền lợi tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn thương do phát triển du lịch lễ hội. Tôn trọng sự khác biệt văn hóa giữa trong các lễ hội khác
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2018 nhau. Thực hiện tốt kết hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong đảm bảo môi trường du lịch tại lễ hội. Nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn nếp sống văn hoá, vãn minh, có thái độ ân cần, thân thiện đối với du khách.
Môi trường lễ hội: Tiếp tục nâng cao nhận thức xã hội về vai trò du lịch lễ hội. Phối họp trong công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho nhân dân, du khách tại lễ hội. Đảm bảo các cơ sờ vật chất về môi trường tại lễ hội như thùng rác, vệ sinh... Vận động du khách tuân thủ và thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại lễ hội. Khuyến khích các hoạt động bào vệ môi trường bằng cách khuyến khích các cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Tập trung đầu tư phát triển hoạt động du lịch lễ hội gắn vói bảo vệ môi trường, du lịch xanh, thân thiện môi trường.
Tổ chức, quản lý lễ hội: cần có sự phối hợp của các đơn vị chức năng để bào đàm an ninh, trật tự tại các lễ hội. Hoàn thiện công tác quàn lý nhà nước, rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị tham gia du lịch lễ hội. Bên cạnh đó, địa phương cần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương, các đơn vị chức năng nhằm tổ chức, quản lý, giữ gìn và khai thác có hiệu quả du lịch lễ hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi, kiểm tra, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm pháp luật.
Đặc trưng lễ hội: Nâng cao chất lượng chương trinh, hoạt động lễ hội cũng như chất lượng sân khấu, âm thanh, ánh sáng. Xây dựng chương trình tổ chức lễ hội phong phú, độc đáo, đảm bảo tính nguyên bản đối với các lễ hội truyền thống. Chú trọng cung cấp thêm thông tin về ý nghĩa, nội dung của lễ hội cho du khách. Bên cạnh đó, cung cấp các sản phẩm lưu niệm mang nét đặc trưng của địa phương, của lễ hội. Nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cũng như đội ngũ tổ chức, quản lý du lịch lễ hội.
Ketluận
Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa mang tính đặc thù có tầm quan trọng đối với kinh tế và xã hội. Đà Nắng có tiềm năng lớn phát triển du lịch, trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực trong đó có du lịch lễ hội. Kết quả nghiên cứu với 6 nhân tổ tác động đến phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nắng đó là đặc trưng của lễ hội, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa bản địa, yếu tố xã hội, môi trường lễ hội và tổ chức, quản lý lễ hội. Trong đó các yếu tố về đặc trưng lễ hội và yếu tố văn hóa bản địa được du khách đánh giá cao nhất lần lượt là 3,89 yà 3,88. Các yếu tố là môi trường lễ hội (3,51) và yếu tố kinh tế được đánh giá thấp nhất (3,49). Mặt khác, kết quà nghiên cứu cho thấy, các nhóm du khách có sự khác biệt trong đánh giá đối với yếu tố xã hội, chứng tỏ rằng yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong thu hút các nhóm du khách khác nhau đến với du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nằng.
Từ kết quà nghiên cứu này, bài báo đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm góp phần phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Đà Nắng nói riêng trong sự tăng trưởng du lịch, kinh tế ở thành phố Đà Nang nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trịnh Lê Anh (2004), “Đi tim khẩu hiệu (slogan) cho du lịch lễ hội và sự kiện Việt Nam”, International Workshop Proceedings “Festival & Event Tourism", trường đại học Kinh tế, đại học Huế & trường Quản lý Công nghiệp Du lịch, Đại học Hawaii.
Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở Khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, đề tài cấp nhà nước, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.
Lê Thị Tuyết Mai (2006), Du lịch lễ hội Việt Nam, Đại học Vãn hoá Hà Nội.
Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Văn Lang.
Nguyễn Đức Tuy (2014), Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.
Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục.
Cục thống kê Đà Nắng (2017), Niêm giám thống kê thành phổ Đà Nằng năm 2016.
Luật Du lịch Việt Nam (2017), Luật số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nằng (2016), Báo cáo Kết quả hoạt động ngành Văn hóa và Thể thao năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
Sở Du lịch Thành phố Đà Nằng (2017), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ tháng năm 2018.
UBND Thành phố Đà Nằng (2015), Đề án Phát triển Du lịch thành phổ Đà Nang giai đoạn 2016 - 2020.
Machado A. (2003), Tourism and Sustainable development, Capacitating for tourism development in VietNam: Training course.
Nunnally, J. c., & Bernstein, I. H. (1994), Psychometric theory, McGraw-Hill, Inc., New York, USA.
The New York Time (2015), 52 Places to Go in 2015
UNWTO (1998), Sustainable Development of Tourism.
UNWTO (2008), Climate Change and Tourism - Sustainable Development of Tourism.
VISITORS’ EVALUATION OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT ON
FESTIVAL TOURISM IN DANANG CITY
Doan Khanh Hung, Le Thi Kim Lien
School of Hospitality and Tourism, Hue University, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam
Abstract:
The festival has attracted more and more visitors to the Danang city. However, the development of tourism festival in Danang city in recent times has not really match the potential. This paper explored the opinions of festival participators on sustainable development on tourism festivals in Danang city. The results show festival participators appreciate the festival in Danang city, especially “the characteristics of the festivals ” and “the cultural values of the festivals ” are highly appreciated the ability to organize, manage of the city.
Keyword: tourism, festival tourim, festival, sustainable development, Danang city

File đính kèm:

  • docdanh_gia_cua_du_khach_ve_phat_trien_ben_vung_du_lich_le_hoi.doc
  • pdf40832_129433_1_pb_5147_529357.pdf