Đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của các cử nhân giáo dục mầm non ở các trường đại học khu vực phía Nam

TÓM TẮT

Bài viết đề cập kết quả đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường sư phạm về

mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của cử nhân Giáo dục mầm non ở các trường đại học

khu vực phía Nam. Nhìn chung, đội ngũ cử nhân Giáo dục mầm non đáp ứng các yêu

cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng và kiến thức chuyên môn, đáp

ứng được chuẩn nghề nghiệp của ngành đào tạo.

Từ khóa: Đánh giá, giảng viên, mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp, cử nhân Giáo

dục mầm non

pdf 15 trang phuongnguyen 2200
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của các cử nhân giáo dục mầm non ở các trường đại học khu vực phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của các cử nhân giáo dục mầm non ở các trường đại học khu vực phía Nam

Đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của các cử nhân giáo dục mầm non ở các trường đại học khu vực phía Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
1 
ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VỀ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA 
CÁC CỬ NHÂN GIÁO DỤC MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
KHU VỰC PHÍA NAM 
Huỳnh Văn Sơn1 
 Dương Thị Hồng Hiếu1 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập kết quả đánh giá của đội ngũ giảng viên các trường sư phạm về 
mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của cử nhân Giáo dục mầm non ở các trường đại học 
khu vực phía Nam. Nhìn chung, đội ngũ cử nhân Giáo dục mầm non đáp ứng các yêu 
cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng và kiến thức chuyên môn, đáp 
ứng được chuẩn nghề nghiệp của ngành đào tạo. 
Từ khóa: Đánh giá, giảng viên, mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp, cử nhân Giáo 
dục mầm non 
1. Đặt vấn đề 
Nghề giáo là nghề “dùng nhân cách 
để giáo dục nhân cách”, nói cách khác, 
để hình thành nhân cách cho học sinh, 
người thầy không chỉ dùng kiến thức, 
kỹ năng nghề nghiệp mà còn dùng cả 
nhân cách của mình để làm gương. Do 
đó, hơn bất cứ nghề nghiệp nào, những 
yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo 
đức, lối sống và kiến thức, kỹ năng 
chuyên môn rất quan trọng và cần thiết 
mà giáo viên phải đáp ứng được. Những 
yêu cầu này đối với giáo viên nói chung 
và giáo viên mầm non bao gồm việc 
thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ 
của một công dân cũng như những yêu 
cầu đặc thù của ngành giáo, đồng thời 
luôn nỗ lực rèn luyện, học hỏi không 
ngừng để nâng cao trình độ tri thức, kỹ 
năng [1]. 
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi 
mới nền giáo dục, trong năm học 2019-
2020 sẽ triển khai chương trình giáo 
dục phổ thông tổng thể [2]. Vì vậy, việc 
đào tạo giáo viên đáp ứng được những 
yêu cầu mới về phẩm chất đạo đức, 
năng lực, kỹ năng chuyên môn là nhiệm 
vụ quan trọng của bất cứ trường sư 
phạm nào. Công tác đảm bảo chất lượng 
đào tạo này đòi hỏi nhà quản lý các 
trường sư phạm phải thực hiện đánh giá 
chuẩn đầu ra cũng như chương trình 
đào tạo, chất lượng giảng dạy của các 
lực lượng giáo dục trong nhà trường, 
trong đó có tính toán việc đánh giá mức 
độ đạt chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ 
cử nhân các ngành sư phạm. 
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập 
công tác đánh giá mức độ đạt chuẩn 
nghề nghiệp kể trên dưới góc nhìn của 
đội ngũ giảng viên các trường sư phạm 
như là một minh chứng hỗ trợ công tác 
rà soát, đánh giá mức độ đạt chuẩn của 
các cử nhân thông qua chuẩn nghề 
1Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 
Email: sonhuynhts@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
2 
nghiệp, cụ thể là với hệ cử nhân ngành 
Giáo dục mầm non. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Để tìm hiểu đánh giá của đội ngũ 
giảng viên các trường đại học sư phạm 
về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của 
các cử nhân tốt nghiệp ngành Giáo dục 
mầm non ở các trường đại học khu vực 
phía Nam, chúng tôi sử dụng phối hợp 
các phương pháp nghiên cứu, trong đó 
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là 
phương pháp chủ đạo, các phương pháp 
nghiên cứu còn lại (phỏng vấn sâu, 
thống kê toán học) là các phương pháp 
bổ trợ. 
Bảng hỏi được thiết kế dành cho 
nhóm khách thể là đội ngũ giảng viên 
các trường đại học sư phạm. Gồm ba 
giai đoạn: 
* Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý 
luận, thiết kế bảng hỏi mở gồm các câu 
hỏi liên quan đến sự đánh giá về mức 
độ đạt chuẩn nghề nghiệp của các cử 
nhân ngành Giáo dục mầm non. Sau đó, 
phát cho 100 giảng viên chọn ngẫu 
nhiên để thu thập thông tin. Đồng thời 
xây dựng bảng câu hỏi mở để phát cho 
đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị trường 
sư phạm để thu thập dữ liệu cần thiết 
phục vụ cho việc xây dựng công cụ 
nghiên cứu. 
* Giai đoạn 2: Sau khi thu bảng hỏi 
mở và xử lý số liệu, xây dựng bảng hỏi 
chính thức dành cho các nhóm khách 
thể xoay quanh sự đánh giá mức độ đạt 
chuẩn nghề nghiệp của cử nhân Giáo 
dục mầm non. Hai bảng hỏi có 2/3 câu 
tương đương và có các câu hỏi khác 
nhau theo yêu cầu đặc trưng. 
* Giai đoạn 3: Tiến hành phát 
phiếu điều tra chính thức. 
Với phương pháp phỏng vấn, chúng 
tôi phỏng vấn khách thể là các giảng 
viên đang trực tiếp giảng dạy ngành 
Giáo dục mầm non ở các trường đại học 
sư phạm và các cán bộ quản lý, quản trị 
trường đại học sư phạm nhằm bổ sung 
cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu 
điều tra bằng bảng hỏi để góp phần làm 
rõ sự đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề 
nghiệp của các cử nhân. 
2.2. Khách thể nghiên cứu 
Nhóm khách thể gồm 233 giảng 
viên đang giảng dạy ngành Giáo dục 
mầm non tại các trường: Đại học Sư 
phạm thành phố (TP.) Hồ Chí Minh, 
Đại học Sài Gòn, Đại học Đồng Tháp, 
Đại học Tiền Giang, Đại học Quốc tế 
Hồng Bàng. 
Về nhóm giảng viên, tỷ lệ giảng 
viên nữ chiếm 82,1%, tỷ lệ giảng viên 
nam chiếm 17,9%; 8,3% giảng viên có 
trình độ phó giáo sư, 27,4% trình độ 
tiến sĩ, 40,2% trình độ thạc sĩ và 24,1% 
trình độ cử nhân. 
Nhìn chung, khách thể khá đa dạng, 
có sự phân tán về giới, trình độ đào 
tạo nên kết quả mang tính đại diện 
nhất định. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
3 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Đánh giá chung 
Bảng 1: Đánh giá chung của giảng viên về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của 
cử nhân sư phạm ngành Giáo dục mầm non 
YÊU CẦU 
Tỷ lệ (%) 
ĐTB 
Thứ 
hạng 
Kém Yếu Trung 
bình 
Khá Cao 
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
Nhận thức tư tưởng chính trị với 
trách nhiệm của một công dân, 
một nhà giáo đối với nhiệm vụ 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
0,0 0,0 30,8 69,2 0,0 3,69 1 
Chấp hành chính sách pháp luật 
của Nhà nước 
0,0 0,0 69,2 23,1 7,7 3,38 2 
Chấp hành quy chế của ngành, 
quy định của nhà trường, kỷ luật 
lao động 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 4 
Có đạo đức, nhân cách và lối 
sống lành mạnh, trong sáng của 
nhà giáo, có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong nghề nghiệp 
7,7 0,0 53,8 30,8 7,7 3,31 4 
Trung thực trong công tác; đoàn 
kết trong quan hệ đồng nghiệp; 
tận tình phục vụ nhân dân và trẻ 
mầm non 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 2 
Kiến thức 
Kiến thức cơ bản về Giáo dục 
mầm non 
0,0 7,7 53,8 30,8 7,7 3,38 2 
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe 
trẻ lứa tuổi mầm non 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 5 
Kiến thức cơ sở chuyên ngành 0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 4 
Kiến thức về phương pháp giáo 
dục trẻ lứa tuổi mầm non 
0,0 0,0 46,2 53,8 0,0 3,54 1 
Kiến thức phổ thông về chính 
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên 
quan đến Giáo dục mầm non 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 2 
Kỹ năng sư phạm 
Lập kế hoạch chăm sóc, giáo 
dục trẻ 
0,0 0,0 53,8 46,2 0,0 3,46 2 
Kỹ năng tổ chức thực hiện các 
hoạt động chăm sóc sức khỏe 
cho trẻ em 
0,0 0,0 69,2 23,1 7,7 3,38 3 
Kỹ năng tổ chức các hoạt động 
giáo dục trẻ 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 3 
Kỹ năng quản lý lớp học 0,0 0,0 84,6 15,4 0,0 3,15 5 
Kỹ năng giao tiếp ứng xử với 
trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và 
cộng đồng 
0,0 0,0 46,2 53,8 0,0 3,54 1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
4 
* Về phẩm chất chính trị, đạo 
đức, lối sống 
Theo đánh giá của giảng viên các 
trường sư phạm, về phẩm chất chính trị, 
đạo đức, lối sống, có 4/5 tiêu chí giáo 
viên mầm non chỉ đáp ứng ở mức độ 
“trung bình” với ĐTB dao động từ 3,31 
đến 3,38. Điều này chứng tỏ các giảng 
viên đánh giá chưa cao về phẩm chất 
chính trị, đạo đức, lối sống của giáo 
viên mầm non. Đặc biệt là ở tiêu chí 
“Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành 
mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý 
thức phấn đấu vươn lên trong nghề 
nghiệp” có ĐTB = 3,31 và có 7,7% giáo 
viên đánh giá phẩm chất chính trị, đạo 
đức, lối sống của giáo viên mầm non ở 
mức độ “kém”. Đây là vấn đề cần được 
quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện 
nay, nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra 
khiến phụ huynh thiếu tin tưởng vào 
giáo viên mầm non. 
Tiêu chí duy nhất trong 5 tiêu chí 
được đánh giá ở mức độ “khá” (ĐTB = 
3,69) là “Nhận thức tư tưởng chính trị 
với trách nhiệm của một công dân, một 
nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, ĐTB của 
tiêu chí cũng khá tiệm cận ở mức độ 
đánh giá “trung bình”, do đó cũng chưa 
phải là kết quả đáng mừng. 
Như vậy, kết quả nghiên cứu này 
cho phép chúng tôi có cái nhìn ở góc độ 
khác về phẩm chất chính trị, đạo đức, 
lối sống của giáo viên mầm non. 
* Về kiến thức 
Theo đánh giá của giảng viên sư 
phạm, các giáo viên mầm non có 4/5 
tiêu chí chỉ đạt ở mức độ “trung bình” 
với ĐTB từ 3,23 đến 3,38. Yếu tố duy 
nhất được đánh giá ở mức độ “khá” là 
“Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ 
lứa tuổi mầm non” có ĐTB = 3,54. Có 
thể thấy, ĐTB của yếu tố này không 
quá cao, khá tiệm cận với mức đánh giá 
ở mức độ “trung bình”, do đó có thể 
nhận thấy giảng viên sư phạm đánh giá 
chưa cao về kiến thức của giáo viên 
mầm non, đặc biệt là “Kiến thức về 
chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non”. 
* Về kỹ năng sư phạm 
Cũng tương tự như lĩnh vực kiến 
thức, ở kỹ năng sư phạm, giảng viên các 
trường sư phạm đánh giá mức độ đáp 
ứng chuẩn của các giáo viên mầm non 
chỉ ở mức độ “trung bình” với 4/5 tiêu 
chí, có ĐTB từ 3,15 đến 3,46. “Kỹ năng 
giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, 
phụ huynh và cộng đồng” là yếu tố duy 
nhất có ĐTB = 3,54 nằm trong mức độ 
“khá”. Tiêu chí có ĐTB thấp nhất, xếp 
ở thứ hạng cuối cùng là “Kỹ năng quản 
lý lớp học”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
5 
2.3.2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
Bảng 2: Đánh giá của giảng viên về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của cử nhân 
sư phạm ngành Giáo dục mầm non về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
YÊU CẦU 
Tỷ lệ (%) 
ĐTB 
Thứ 
hạng Kém Yếu TB Khá Cao 
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với 
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Tham gia học tập, nghiên cứu 
Nghị quyết của Đảng, chủ trương 
chính sách của Nhà nước 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 3 
Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn 
sàng khắc phục khó khăn hoàn 
thành nhiệm vụ 
0,0 0,0 69,2 23,1 7,7 3,38 3 
Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép 
với ông bà, cha mẹ, người lớn 
tuổi, thân thiện với bạn bè và biết 
yêu quê hương 
0,0 0,0 53,8 30,8 15,4 3,62 1 
Tham gia các hoạt động xây dựng 
bảo vệ quê hương đất nước góp 
phần phát triển đời sống kinh tế, 
văn hóa, cộng đồng... 
0,0 0,0 53,8 38,5 7,7 3,54 2 
Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước 
Chấp hành các quy định của pháp 
luật, chủ trương, chính sách của 
Đảng và Nhà nước 
0,0 0,0 46,2 46,2 7,7 3,62 1 
Thực hiện các quy định của địa 
phương 
0,0 7,7 46,2 23,1 23,1 3,62 1 
Giáo dục trẻ thực hiện các quy 
định ở trường, lớp, nơi công cộng 
0,0 0,0 84,6 15,4 0,0 3,15 4 
Vận động gia đình và mọi người 
xung quanh chấp hành các chủ 
trương chính sách, pháp luật của 
Nhà nước, các quy định của địa 
phương 
0,0 7,7 61,5 30,8 0,0 3,23 3 
Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động 
Chấp hành quy định của ngành, 
quy định của nhà trường 
0,0 7,7 53,8 38,5 0,0 3,31 2 
Tham gia đóng góp xây dựng và 
thực hiện nội quy hoạt động của 
nhà trường 
0,0 0,0 92,3 7,7 0,0 3,08 4 
Thực hiện các nhiệm vụ được 
phân công 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 2 
 Chấp hành kỷ luật lao động, chịu 
trách nhiệm về chất lượng chăm 
sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được 
phân công 
0,0 0,0 61,5 30,8 7,7 3,46 1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
6 
YÊU CẦU 
Tỷ lệ (%) 
ĐTB 
Thứ 
hạng Kém Yếu TB Khá Cao 
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn 
đấu vươn lên trong nghề nghiệp 
 Sống trung thực, lành mạnh, giản 
dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, 
người dân tín nhiệm và trẻ yêu 
quý 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 3 
Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm 
chất đạo đức, trình độ chính trị, 
chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe 
mạnh và thường xuyên rèn luyện 
sức khỏe 
0,0 0,0 46,2 46,2 7,7 3,62 1 
 Không có biểu hiện tiêu cực 
trong cuộc sống, trong chăm sóc, 
giáo dục trẻ 
0,0 0,0 53,8 46,2 0,0 3,46 2 
Không vi phạm các quy định về 
các hành vi nhà giáo không được 
làm 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 4 
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; 
tận tình phục vụ nhân dân, trẻ 
Trung thực trong báo cáo kết quả 
chăm sóc, giáo dục trẻ và trong 
quá trình thực hiện nhiệm vụ được 
phân công 
0,0 0,0 53,8 38,5 7,7 3,54 1 
Đoàn kết với mọi thành viên trong 
trường; có tinh thần hợp tác với 
đồng nghiệp trong các hoạt động 
chuyên môn nghiệp vụ 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 3 
Có thái độ đúng mực và đáp ứng 
nguyện vọng chính đáng của cha 
mẹ trẻ em 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 4 
Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình 
thương yêu, sự công bằng và trách 
nhiệm của một nhà giáo 
0,0 0,0 53,8 46,2 0,0 3,46 2 
* Nhận thức tư tưởng chính trị 
với trách nhiệm của một công dân, 
một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Ở nội dung này, có 2/4 yếu tố được 
giảng viên sư phạm đánh giá giáo viên 
mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ở 
mức độ “khá”, bao gồm: “Giáo dục trẻ 
yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, 
người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và 
biết yêu quê hương” (ĐTB = 3,62); 
“Tham gia các hoạt động xây dựng bảo 
vệ quê hương đất nước góp phần phát 
triển đời sống kinh tế, văn hóa, cộng 
đồng” (ĐTB = 3,54). Hai yếu tố còn lại 
có ĐTB đều bằng 3,38 tương ứng với 
mức đánh giá “trung bình” là “Tham gia 
học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của 
Đảng, chủ trương chính sách của Nhà 
nước” và “Yêu nghề, tận tụy với nghề, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
7 
sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn 
thành nhiệm vụ”. Tuy được đánh giá ở 
hai mức khác nhau nhưng có thể thấy 
ĐTB khá gần nhau và khá tiệm cận ở 
mức “trung bình”, chính vì vậy các tiêu 
chí này đều cần phải được xem xét để 
nâng cao mức độ đạt chuẩn cho giáo 
viên mầm non. 
* Chấp hành pháp luật, chính 
sách của Nhà nước 
Trong số bốn nội dung ở tiêu chí 
này, có 2 tiêu chí cùng có ĐTB = 3,62 
được xếp ở vị trí đầu tiên là: “Chấp 
hành các quy định của pháp luật, chủ 
trương, chính sách của Đảng và Nhà 
nước” và “Thực hiện các quy định của 
địa phương”. Điều này có thể thấy các 
giáo viên mầm non được đánh giá đã 
thực hiện khá tốt các quy định, chủ 
trương của nhà nước cũng như của địa 
phương, hoàn thành trách nhiệm, nghĩa 
vụ của một công dân. Hai yếu tố còn lại 
là “Giáo dục trẻ thực hiện các quy định 
ở trường, lớp, nơi công cộng” (ĐTB = 
3,15) và “Vận động gia đình và mọi 
người xung quanh chấp hành các chủ 
trương chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, các quy định của địa phương” 
(ĐTB = 3,23) được đánh giá ở mức độ 
“trung bình”. Như vậy, có thể nói theo 
giảng viên Sư phạm, giáo viên mầm 
non đã thực hiện khá tốt trách nhiệm, 
nghĩa vụ với nhà nước và địa phương 
nhưng chưa thực sự biến điều đó thành 
nội dung giáo dục cho trẻ cũng như khả 
năng tác động tới những người xung 
quanh còn chưa thực sự tốt. 
* Chấp hành các quy định của 
ngành, quy định của trường, kỷ luật 
lao động 
Cả bốn nội dung trong tiêu chí này 
đều có ĐTB dao động từ 3,08 đến 3,46 
cho thấy giảng vi ... giảng viên các trường 
Sư phạm đánh giá chưa cao kiến thức 
cơ bản về Giáo dục mầm non của 
khách thể khi mới tốt nghiệp. Đặc biệt, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
10 
ở nội dung “Hiểu biết cơ bản về đặc 
điểm tâm lý, sinh lý trẻ mầm non”, có 
7,7% giảng viên tham gia khảo sát 
đánh giá ở mức độ “yếu”. Việc hiểu 
biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ 
mầm non được rèn luyện chủ yếu qua 
các học phần Tâm lý học và quá trình 
quan sát, tiếp xúc với trẻ của giáo viên. 
Trong giai đoạn hiện nay, việc các học 
phần Tâm lý học đang bị rút ngắn dần, 
cử nhân Giáo dục mầm non mới tốt 
nghiệp chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc 
với trẻ, nếu không chịu khó quan sát, 
nghiên cứu, học hỏi thêm thì việc thiếu 
hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý của 
trẻ cũng là kết quả dễ lý giải. 
* Kiến thức về chăm sóc sức khỏe 
trẻ lứa tuổi mầm non 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ĐTB 
của cả bốn nội dung trong tiêu chí này 
dao động từ 3,08 đến 3,38 được đánh 
giá ở mức độ đáp ứng “trung bình”, 
trong đó thấp nhất là nội dung “Có kiến 
thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ 
cho trẻ” (ĐTB = 3,08). Ở nội dung này 
cũng có 7,7% giảng viên các trường sư 
phạm đánh giá cử nhân sư phạm ngành 
Giáo dục mầm non đáp ứng chuẩn nghề 
nghiệp ở mức độ “yếu”. Điều này cho 
thấy, giảng viên các trường sư phạm 
đánh giá không cao về mức độ đáp ứng 
chuẩn nghề nghiệp của cử nhân sư 
phạm ngành Giáo dục mầm non trong 
kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 
* Kiến thức cơ sở chuyên ngành 
Kiến thức cơ sở chuyên ngành đối 
với Giáo dục mầm non khá rộng, bao 
gồm: kiến thức về phát triển thể chất; 
kiến thức về hoạt động vui chơi; kiến 
thức về tạo hình, âm nhạc và văn học; 
kiến thức về môi trường tự nhiên, môi 
trường xã hội và phát triển ngôn ngữ. 
Các nội dung này đều được chú trọng 
giảng dạy khá kỹ ở trường sư phạm 
nhằm đảm bảo cho giáo viên mầm non 
có thể tổ chức các hoạt động này cho 
trẻ một cách linh hoạt dựa trên những 
hiểu biết khoa học về bản chất của các 
dạng hoạt động này. Tuy nhiên, theo 
đánh giá của giảng viên các trường sư 
phạm, mức độ đạt chuẩn của cử nhân 
sư phạm ngành Giáo dục mầm non là 
không cao. Có 3/4 nội dung chỉ đáp 
ứng ở mức độ trung bình với ĐTB từ 
3,15 đến 3,38. Thấp nhất là nội dung 
“Có kiến thức môi trường tự nhiên, 
môi trường xã hội và phát triển ngôn 
ngữ” (ĐTB = 3,15), với 84,6% giảng 
viên đánh giá cử nhân sư phạm đạt 
mức “trung bình”. Nội dung được đánh 
giá cao nhất ở tiêu chí này là “Kiến 
thức về phát triển thể chất” với ĐTB = 
3,62 tương ứng với mức độ “khá”. 
* Kiến thức về phương pháp giáo 
dục trẻ lứa tuổi mầm non 
Ở tiêu chí này, cả bốn nội dung đều 
có ĐTB không cao, dao động từ 3,23 
đến 3,46, được xếp ở mức độ đánh giá 
“trung bình”. Điều này có nghĩa là 
giảng viên các trường sư phạm cho rằng 
kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ 
lứa tuổi mầm non bao gồm: kiến thức 
về phương pháp phát triển thể chất cho 
trẻ; kiến thức về phương pháp phát triển 
tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
11 
kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt 
động chơi cho trẻ; kiến thức về phương 
pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ 
của trẻ của cử nhân sư phạm ngành 
Giáo dục mầm non mới chỉ đáp ứng 
chuẩn nghề nghiệp ở mức độ “trung 
bình”. Trong đó đặc biệt thấp nhất là 
nội dung “kiến thức về phương pháp 
phát triển nhận thức và ngôn ngữ của 
trẻ” với ĐTB = 3,23. 
* Kiến thức phổ thông về chính 
trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan 
đến Giáo dục mầm non phục vụ nhân 
dân và trẻ 
Ở tiêu chí này, kết quả nghiên cứu 
cũng không thực sự khả quan. Có 3/4 
nội dung có ĐTB được xếp ở mức độ 
đánh giá “trung bình”, bao gồm: Có 
hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hóa 
xã hội và giáo dục của địa phương nơi 
giáo viên công tác (ĐTB = 3,31); Có 
kiến thức phổ thông về tin học, ngoại 
ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên 
công tác (ĐTB = 3,46); Có kiến thức về 
sử dụng một số phương tiện nghe nhìn 
trong giáo dục (ĐTB = 3,46). 
Ở nội dung còn lại, “Có kiến thức 
về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục 
an toàn giao thông, phòng chống một số 
tệ nạn xã hội”, mặc dù được đánh giá 
mức độ đáp ứng chuẩn ở mức “khá”, 
nhưng ĐTB lại không cao, chỉ dừng lại 
xấp xỉ mức trung bình (ĐTB = 3,54), do 
đó cũng chưa phải là kết quả mong đợi 
trong mức độ đáp ứng chuẩn nghề 
nghiệp của khách thể. 
2.3.4. Về kỹ năng sư phạm 
Bảng 4: Đánh giá chung của giảng viên về mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp của 
cử nhân sư phạm ngành Giáo dục mầm non về kỹ năng sư phạm 
YÊU CẦU 
Tỷ lệ (%) 
ĐTB 
Thứ 
hạng Kém Yếu 
Trung 
bình 
Khá Cao 
Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 
Lập kế hoạch chăm sóc, giáo 
dục trẻ theo năm học thể hiện 
mục tiêu và nội dung chăm sóc, 
giáo dục trẻ của lớp mình phụ 
trách 
0,0 0,0 61,5 30,8 7,7 3,46 1 
Lập kế hoạch chăm sóc, giáo 
dục trẻ theo tháng, tuần 
0,0 0,0 92,3 7,7 0,0 3,08 4 
Lập kế hoạch hoạt động một 
ngày theo hướng tích hợp, phát 
huy tính tích cực của trẻ 
0,0 7,7 69,2 23,1 0,0 3,15 3 
Lập kế hoạch phối hợp với cha 
mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu 
chăm sóc, giáo dục trẻ 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 2 
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
 Biết tổ chức môi trường nhóm, 
lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn 
cho trẻ 
0,0 0,0 69,2 15,4 15,4 3,46 1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
12 
YÊU CẦU 
Tỷ lệ (%) 
ĐTB 
Thứ 
hạng Kém Yếu 
Trung 
bình 
Khá Cao 
Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm 
bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ 
0,0 0,0 84,6 15,4 0,0 3,15 4 
 Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện 
một số kỹ năng tự phục vụ 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 2 
Biết phòng tránh và xử trí ban 
đầu một số bệnh, tai nạn thường 
gặp đối với trẻ 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 3 
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
Biết tổ chức các hoạt động giáo 
dục trẻ theo hướng tích hợp, 
phát huy tính tích cực, sáng tạo 
của trẻ 
0,0 0,0 84,6 15,4 0,0 3,15 4 
Biết tổ chức môi trường giáo 
dục phù hợp với điều kiện của 
nhóm, lớp 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 3 
Biết sö dụng hiệu quả đồ dùng, 
đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi 
tự làm) và các nguyên vật liệu 
vào việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục trẻ 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 2 
Biết quan sát, đánh giá trẻ và có 
phương pháp chăm sóc, giáo dục 
trẻ phù hợp 
0,0 0,0 38,5 61,5 0,0 3,62 1 
Kỹ năng quản lý lớp học 
Đảm bảo an toàn cho trẻ 0,0 0,0 61,5 15,4 23,1 3,62 1 
Xây dựng và thực hiện kế hoạch 
quản lý nhóm, lớp gắn với kế 
hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 3 
Quản lý và sử dụng có hiệu quả 
hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, 
lớp 
0,0 0,0 61,5 38,5 0,0 3,38 2 
Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ 
chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp 
mục đích chăm sóc, giáo dục 
0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 3,23 3 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng 
Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử 
với trẻ một cách gần gũi, tình 
cảm 
0,0 0,0 46,2 53,8 0,0 3,54 1 
Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử 
với đồng nghiệp một cách chân 
tình, cởi mở, thẳng thắn 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 3 
Gần gũi, tôn trọng và hợp tác 
trong giao tiếp, ứng xử với cha 
mẹ trẻ 
0,0 0,0 69,2 30,8 0,0 3,31 3 
Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng 
trên tinh thần hợp tác, chia sẻ 
0,0 0,0 53,8 46,2 0,0 3,46 2 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
13 
* Lập kế hoạch chăm sóc, giáo 
dục trẻ 
Trong số bốn nội dung của tiêu chí 
“lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ” 
trong tiêu chuẩn về lĩnh vực kỹ năng 
sư phạm, cả bốn tiêu chí đều được 
giảng viên các trường sư phạm đánh 
giá cử nhân sư phạm ngành Giáo dục 
mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ở 
mức độ “trung bình” với ĐTB từ 3,15 
đến 3,46. Trong đó, cao nhất là nội 
dung “Lập kế hoạch chăm sóc, giáo 
dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu 
và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của 
lớp mình phụ trách” (ĐTB = 3,46) và 
thấp nhất là “Lập kế hoạch chăm sóc, 
giáo dục trẻ theo tháng, tuần” (ĐTB = 
3,08). Tuy nhiên, có thể nhận thấy mức 
độ chênh lệch ĐTB giữa các nội dung 
này là không lớn, do đó có thể thấy 
mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp ở các 
nội dung trong tiêu chí này của cử 
nhân sư phạm ngành Giáo dục mầm 
non là khá đồng đều. 
* Kỹ năng tổ chức thực hiện các 
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
Tương ứng với kết quả nghiên cứu 
kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
ở trên, kết quả nghiên cứu về kỹ năng tổ 
chức thực hiện các hoạt động chăm sóc 
sứ khỏe cho trẻ của cử nhân sư phạm 
ngành Giáo dục mầm non cũng không 
được giảng viên sư phạm đánh giá cao. 
Cả 4/4 nội dung đều có mức ĐTB dao 
động từ 3,15 đến 3,46 tương ứng với 
mức độ đánh giá “trung bình”. Đặc biệt 
thấp nhất là nội dung “Biết tổ chức giấc 
ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn 
cho trẻ” (ĐTB = 3,15). Như vậy, có thể 
kết luận, theo đánh giá của giảng viên 
các trường sư phạm, cử nhân sư phạm 
Giáo dục mầm non đáp ứng chuẩn nghề 
nghiệp chưa cao về kiến thức cũng như 
kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
mầm non. 
* Kỹ năng tổ chức các hoạt động 
giáo dục trẻ 
Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
là yêu cầu cơ bản cử nhân sư phạm 
ngành Giáo dục mầm non phải đáp ứng 
được, bởi nó là một trong những nhiệm 
vụ chính mà giáo viên mầm non cần 
phải thực hiện trong quá trình công tác 
tại trường mầm non. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy, tiêu chí này cũng chưa 
được các cử nhân sư phạm ngành Giáo 
dục mầm non đáp ứng ở mức độ mong 
đợi khi có 3/4 nội dung đạt mức ĐTB từ 
3,15 đến 3,31 tương ứng với mức đạt 
chuẩn “trung bình”. Chỉ có 1 nội dung 
được đánh giá ở mức độ “khá” với 
ĐTB = 3,62 là “Biết quan sát, đánh giá 
trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo 
dục trẻ phù hợp”. Chính vì vậy, để nâng 
cao chất lượng của Giáo dục mầm non, 
rất cần thiết phải nâng cao mức độ đạt 
chuẩn của Giáo viên mầm non trong 
tiêu chí này. 
* Kỹ năng quản lý lớp học 
Trong số bốn nội dung của tiêu chí 
về kỹ năng quản lý lớp học mà đề tài 
liệt kê, có 3/4 tiêu chí được giảng viên 
các trường sư phạm đánh giá cử nhân 
sư phạm ngành Giáo dục mầm non mới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
14 
đáp ứng ở mức độ “trung bình”, bao 
gồm: Xây dựng và thực hiện kế hoạch 
quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch 
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ (ĐTB 
= 3,23); Quản lý và sử dụng có hiệu quả 
hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp (ĐTB 
= 3,38); Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ 
chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục 
đích chăm sóc, giáo dục (ĐTB = 3,23). 
“Đảm bảo an toàn cho trẻ” là yếu tố duy 
nhất được đánh giá ở mức độ “khá” với 
ĐTB = 3,62. Kết quả này cho thấy, kỹ 
năng quản lý lớp học của cử nhân sư 
phạm ngành Giáo dục mầm non trong 
đánh giá của giảng viên các trường sư 
phạm thực sự chưa cao. 
* Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, 
đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng 
ĐTB của các nội dung trong tiêu 
chí này khá gần nhau, dao động từ 3,31 
đến 3,54 cho thấy mức độ đạt chuẩn 
nghề nghiệp của cử nhân sư phạm mầm 
non dưới đánh giá của giảng viên các 
trường sư phạm ở tiêu chí này khá đồng 
đều. Mặc dù có 1/4 nội dung đạt mức 
độ “khá” là “Có kỹ năng giao tiếp, ứng 
xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm” 
(ĐTB = 3,54), nhưng ĐTB của nội 
dung này cũng khá tiệm cận với mức độ 
đánh giá trung bình như các nội dung 
còn lại, do đó, có thể kết luận kỹ năng 
giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, 
phụ huynh và cộng đồng của cử nhân sư 
phạm ngành Giáo dục mầm non chưa 
thực sự được đánh giá cao. Đây là kết 
quả cần phải được ghi nhận trong quá 
trình nâng cao hiệu quả của Giáo dục 
mầm non. 
3. Kết luận 
Tóm lại, qua việc phân tích kết quả 
đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp 
của các cử nhân Giáo dục mầm non ở 
các trường đại học khu vực phía Nam 
của đội ngũ giảng viên các trường đại 
học sư phạm. Có thể rút ra một số kết 
luận sau: 
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối 
sống: hầu hết cử nhân Giáo dục mầm 
non đều đáp ứng các yêu cầu như Nhận 
thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm 
của một công dân, một nhà giáo đối với 
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; 
chấp hành pháp luật, chính sách của 
Nhà nước; chấp hành các quy định của 
ngành, quy định của trường, kỷ luật lao 
động; có đạo đức, nhân cách và lối sống 
lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có 
ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề 
nghiệp; trung thực trong công tác, đoàn 
kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận 
tình phục vụ nhân dân và trẻ ở mức 
trung bình cho đến cao. 
Về kiến thức chuyên môn: 100% cử 
nhân Giáo dục mầm non đảm bảo được 
từ mức độ trung bình đến cao về kiến 
thức cơ bản về Giáo dục mầm non; kiến 
thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi 
mầm non; kiến thức cơ sở chuyên 
ngành; kiến thức về phương pháp giáo 
dục trẻ lứa tuổi mầm non; kiến thức phổ 
thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã 
hội liên quan đến Giáo dục mầm non 
phục vụ nhân dân và trẻ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
15 
Về kỹ năng sư phạm: đại đa số cử 
nhân Giáo dục mầm non đáp ứng trung 
bình đến khá trong vấn đề lập kế hoạch 
chăm sóc, giáo dục trẻ; kỹ năng tổ chức 
thực hiện các hoạt động chăm sóc sức 
khỏe cho trẻ; kỹ năng tổ chức các hoạt 
động giáo dục trẻ; kỹ năng quản lý lớp 
học; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, 
đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. 
Dù rằng, kết quả đánh giá của đội 
ngũ giảng viên chủ yếu từ mức độ trung 
bình đến khá (trong đó trung bình 
chiếm hơn 50%), nhưng đây là kết quả 
cần phải được ghi nhận trong quá trình 
nâng cao hiệu quả của Giáo dục mầm 
non mà các cấp quản lý giáo dục cần 
lưu tâm để xây dựng chương trình đào 
tạo, bồi dưỡng cũng như chuẩn nghề 
nghiệp cho đội ngũ cử nhân tốt hơn 
trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên 
mầm non, số 02/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng 
cho các trường Đại học, Cao đẳng, được ban hành kèm theo Quyết định số 
36/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 01/8/2003 
ASSESSMENT OF PEDAGOGICAL UNIVERSITY LECTURERS ON 
THE LEVEL OF CAREER STANDARD OF EARLY CHILDHOOD 
EDUCATION BACHELORS GRADUATED FROM UNIVERSITIES 
IN THE SOUTH OF VIETNAM 
ABSTRACT 
 The article mentions the assessment results of the teaching staff of the 
pedagogical universities on the professional standards of the Bachelors of Early 
Childhood Education graduated from the Vietnam Southern universities. In general, 
the Early Childhood Education Bachelors meet the requirements of political 
qualities, ethics, lifestyles, skills and professional knowledge, meeting the 
professional standards of the training industry. 
Key words: Assessment, lecturer, career standard qualification, Early Childhood 
Education Bachelor 
 (Received: 11/4/2019, Revised: 17/4/2019, Accepted for publication: 11/9/2019) 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cua_doi_ngu_giang_vien_cac_truong_dai_hoc_su_pham_v.pdf