Đánh giá chất lượng các mẫu máu cuống rốn của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng máu cuống rốn ‐ Bv truyền máu huyết học TP.HCM

TÓM TẮT

Những mẫu máu cuống rốn (MCR) thu thập theo yêu cầu cần được đánh giá chất lượng một cách nghiêm

túc vì sản phẩm MCR là niềm hy vọng được chữa bệnh của sản phụ và gia đình sản phụ. Đánh giá chất lượng

của các đơn vị máu cuống rốn (MCR) của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng MCR – BV TMHH

TP.HCM, từ đó đưa ra những nhận định về nguyên nhân đối với những đơn vị MCR không đạt tiêu chuẩn đề

đề nghị những biện pháp khắc phục nhằm cài thiện các quy trình tuyển chọn sản phụ, thu thập, xử lý và lưu trữ

MCR ngày càng tốt.

Mục tiêu: “Đánh giá chất lượng các mẫu MCR của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại Ngân hàng MCR

‐ BV TMHH.”

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 đơn vị MCR được thu

thập tại Ngân hàng MCR từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2010.

Kết quả nghiên cứu: đánh giá chất lượng MCR sau thu thập, đánh giá chất lượng MCR sau xử lý và khảo

sát sự tương quan sản khoa với chất lượng MCR sau xử lý.

Kết luận: thể tích trung bình MCR sau thu thập và sau xử lý là : 78,5 ± 28,4 và 24,8 ± 1,8ml; số lượng

trung bình tế bào nhân trước và sau xử lý là: 73,9 ± 38,3 và 65,5 ± 33,1 x 107; số lượng trung bình tế bào đơn

nhân trước và sau xử lý là 31,0 ± 16,1 và 28,2 ± 16,1; tỷ lệ mất tế bào nhân và đơn nhân sau xử lý là 11,37% và

9,03%; số lượng trung bình tế bào CD34+ sau xử lý là 3,37 ± 2,08 x 106; tỷ lệ tế bào sống sau xử lý là 96,30 ±

4,62%; số lượng trung bình cụm tế bào CFU‐total sau xử lý là 684,03 ± 404,92 x 103; tỷ lệ các đơn vị MCR phải

hủy bỏ do nhiễm vi trùng vi nấm là 1,2%, HCV (+) là 0,4%.

Từ khóa: ngân hàng máu cuống rốn, tế bào gốc,ghép tế bào gốc tạo máu

pdf 6 trang phuongnguyen 5100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng các mẫu máu cuống rốn của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng máu cuống rốn ‐ Bv truyền máu huyết học TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng các mẫu máu cuống rốn của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng máu cuống rốn ‐ Bv truyền máu huyết học TP.HCM

Đánh giá chất lượng các mẫu máu cuống rốn của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng máu cuống rốn ‐ Bv truyền máu huyết học TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  93
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC MẪU MÁU CUỐNG RỐN 
 CỦA CÁC SẢN PHỤ THU THẬP THEO YÊU CẦU TẠI NGÂN HÀNG 
MÁU CUỐNG RỐN ‐ BV TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM 
Trần Trung Dũng*, Lê Phan Thế Trúc*, Lê Thị Dịu Hiền*, Phù Chí Dũng* 
TÓM TẮT 
Những mẫu máu cuống rốn (MCR) thu thập theo yêu cầu cần được đánh giá chất lượng một cách nghiêm 
túc vì sản phẩm MCR là niềm hy vọng được chữa bệnh của sản phụ và gia đình sản phụ. Đánh giá chất lượng 
của các đơn vị máu cuống rốn (MCR) của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại ngân hàng MCR – BV TMHH 
TP.HCM, từ đó đưa ra những nhận định về nguyên nhân đối với những đơn vị MCR không đạt tiêu chuẩn đề 
đề nghị những biện pháp khắc phục nhằm cài thiện các quy trình tuyển chọn sản phụ, thu thập, xử lý và lưu trữ 
MCR ngày càng tốt.  
Mục tiêu: “Đánh giá chất lượng các mẫu MCR của các sản phụ thu thập theo yêu cầu tại Ngân hàng MCR 
‐ BV TMHH.”  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 đơn vị MCR được thu 
thập tại Ngân hàng MCR từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2010.  
Kết quả nghiên cứu: đánh giá chất lượng MCR sau thu thập, đánh giá chất lượng MCR sau xử lý và khảo 
sát sự tương quan sản khoa với chất lượng MCR sau xử lý.  
Kết  luận:  thể tích trung bình MCR sau thu thập và sau xử lý là : 78,5 ± 28,4 và 24,8 ± 1,8ml; số lượng 
trung bình tế bào nhân trước và sau xử lý là: 73,9 ± 38,3 và 65,5 ± 33,1 x 107; số lượng trung bình tế bào đơn 
nhân trước và sau xử lý là 31,0 ± 16,1 và 28,2 ± 16,1; tỷ lệ mất tế bào nhân và đơn nhân sau xử lý là 11,37% và 
9,03%; số lượng trung bình tế bào CD34+ sau xử lý là 3,37 ± 2,08 x 106; tỷ lệ tế bào sống sau xử lý là 96,30 ± 
4,62%; số lượng trung bình cụm tế bào CFU‐total sau xử lý là 684,03 ± 404,92 x 103; tỷ lệ các đơn vị MCR phải 
hủy bỏ do nhiễm vi trùng vi nấm là 1,2%, HCV (+) là 0,4%. 
Từ khóa: ngân hàng máu cuống rốn, tế bào gốc,ghép tế bào gốc tạo máu. 
ABSTRACT 
TO ACCESS THE RESUTS OF QUALITY CONTROL TESTS ON FAMILY CORD BLOOD UNITS 
(FCBUs) PROCESSED AND STORED AT STEM CELL BANK – BTH 
Tran Trung Dung, Le Phan The Truc, Le Thi Diu Hien, Phu Chi Dung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐  No 5 ‐ 2013: 91 ‐ 96 
FCBUs  are  the  hope  of  future  treatment  for  the  babies  and  their  families.The  quality  of  them must  be 
seriously evaluated. 
Objectives: “To assess the results of quality control tests on famlily cord blood units at Stem Cell Bank – 
BTH.”  
Method and material: To assess the quality of 238 FCBUs based on the variables: volume, full blood count, 
CD34+, % viability, CFU, blood culture, virus screening. Crossectional descriptive research is applied. Data is 
analysed on 238 family cord blood units from 7/2007 to 12/2010.  
* Bệnh viện Truyền máu huyết học 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Trung Dũng, ĐT: 0918768879, Email: ttrungdung2013@gmail.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  94
Result: Volume after collecting and processing: 78.5 ± 28.4ml and 24.8 ± 1,8ml. The recovery of TCN: 
88.63%, CD 34+ counting everage: 3,37 ± 2,08 x 106, 96,30 ± 4,62% viability, CFU –total: 684,03 ± 404,92 x 
103. 
Conclusion: The quality of processed and strored FCBUs at Stem Cell Bank is good and acceptable. 
Key word: Cord blood bank, cord blood unit, hematopoetic stem cell transplantation. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của  tế 
bào  gốc nói  chung  và  tế  bào  gốc máu  cuống 
rốn nói riêng đang phát triển rất nhanh và đã 
đem  lại những kết quả  rất khả quan,  đặt biệt 
trong việc ứng dụng điều  trị các bệnh  lý ung 
thư và di  truyền. Ngân hàng  tế bào gốc máu 
cuống  rốn  BV  TMHH  được  thành  lập  năm 
1999,  và  được  công  nhận  là  thành  viên  của 
Hiệp  hôi Ngân  hàng máu Châu Á AsiaCord 
vào  tháng 3 năm 2004, hoạt động  theo những 
tiêu  chuẩn  chất  lượng  của  Asiacord  và 
Netcord(10).  Đến  nay  đã  thu  thập  và  lưu  trữ 
được hơn 2.000 mẫu máu cuống rốn. Nhu cầu 
gửi mẫu máu  cuống  rốn  của  các  sản phụ với 
mong muốn sẽ là cơ hội chữa trị cho các thành 
viên  trong  gia  đình  họ  nếu  không may  gặp 
phải những căn bệnh hiểm nghèo là có thật và 
ngày càng tăng cao. Công tác tổng kết và đánh 
giá chất lượng trên các mẫu MCR sau khi qua 
các qui  trình  thu  thập, xử  lý và  lưu  trữ  là vô 
cùng quan trọng, nhằm mục đích cảnh báo, từ 
đó  tiến  hành  tìm  ra  những  nguyên  nhân, 
những sai sót giúp không ngừng cải thiện các 
qui trình kỹ  thuật và nâng cao chất  lượng các 
mẫu MCR  được  lưu  trữ  tại NH MCR  –  BV. 
TMHH TP. HCM. 
Mục  tiêu nghiên  cứu:  Đánh giá  chất  lượng 
các mẫu MCR  của  các  sản phụ  được  thu  thập 
theo yêu cầu tại Ngân Hàng Máu Cuống Rốn – 
BV TMHH TP. HCM bằng việc xác định tỷ lệ các 
thông số của các đơn vị MCR được thu thập và 
xử lý theo yêu cầu tại NH MCR, mối tương quan 
giữa  các  yếu  tố  sản  khoa  (tuổi mẹ,  tuổi  thai, 
trọng lượng thai), thành phần MCR (thể tích, số 
lượng  tế bào nhân) và  số  lượng  tế bào CD34+, 
mối tương quan giữa số lượng tế bào CD34+ với 
kết quả cấy CFU. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Những đơn vị máu cuống rốn được thu thập 
tại các bệnh viện phụ sản TP. HCM theo yêu cầu 
của sản phụ và được xử  lý tại ngân hàng MCR 
để đưa vào lưu trữ lâu dài. 
Phương pháp nghiên cứu 
Mô  tả  cắt  ngang.  Tất  cả  các  đơn  vị MCR 
được thu thập theo yêu cầu của sản phụ đem về 
Ngân hàng MCR sau khi qua giai đoạn  tư vấn 
sàng  lọc  sản phụ về những bất  thường về  tiền 
căn  gia  đình,  nguy  cơ  nhiễm  trùng  và  các  bất 
thường  sản  khoa  từ  tháng  7/2007  đến  tháng 
12/2010. Dữ kiện thu thập được xử lý bằng phần 
mềm SPSS 13.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm sản khoa của sản phụ và em bé 
Tuổi  trung  bình  của  sản  phụ  là  31,6  ±  4,2 
tuổi.  Địa  chỉ  cư  ngụ  chủ  yếu  là  tại  TP.HCM 
chiếm  82,8%.  Hình  thức  sinh  thường  chiếm 
56,7%, sanh mổ chiếm 43,3%. Nơi sinh chủ yếu 
tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ chiếm 66,4%, bệnh 
viện Hùng Vương 13,0%, còn lại là tại các bệnh 
viện khác của TP.HCM chiếm 20,6%. 
Tuổi thai trung bình là 38,5 ± 1,5 tuần. Trọng 
lượng  thai  trung  bình  là  3251,4  ±  391,9  gram. 
Nam  chiếm  tỷ  lệ 49,2%, nữ 50,8%. Nhóm máu 
ABO có tỷ lệ lần lượt là : O (45,4%), A (18,9%), B 
(30,3%) và AB (5,5%). 
Đánh giá chất lượng MCR sau thu thập 
Bảng 1: Đặc điểm chung các đơn vị MCR trước xử 
lý 
Đặc điểm Cỡ mẫu Nhỏ nhất – lớn nhất Trung bình
Thể tích (ml) 238 30 - 203 78,5 ± 28,4 
SL-TBN/đv (x107) 232 12.72-292.45 73,9 ± 38,3 
SL-TBĐN/đv (x107) 232 5.23-107.45 31,0 ± 16,1 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  95
Bảng 1 cho ta thấy thể tích trung bình của 
các đơn vị MCR sau thu thập và chờ được xử 
lý  là 78,5 ± 28,4ml. Số  lượng trung bình tế bào 
nhân  và  đơn  nhân  lần  lượt  là  72.3  ±  38.3  và 
29.4 ± 15.7 x 107 
Bảng 2: Kết quả sàng lọc các bệnh lây lan 
 Số ca dương tính Tỷ lệ % 
HbsAg 0 0 
Anti HCV 1 0,4 
Anti HIV 0 0 
HTLV1 0 0 
VDRL 0 0 
Có  01  đơn  vị MCR  có  kết  quả  xét  nghiệm 
Anti HCV dương tính chiếm tỷ lệ 0,4%. 
Bảng 3: Kết quả cấy vi trùng, vi nấm trước xử lý 
 Số mẫu cấy (+) Tỷ lệ % 
Vi trùng, vi nấm 1 0,4 
Tổng cộng 1 0,4 
Số  lượng  đơn vị MCR  cấy  trước  xử  lý  cho 
kết  quả  dương  tính  là  01  đơn  vị,  chiếm  tỷ  lệ 
0,4%. 
Đánh giá chất  lượng các đơn vị MCR sau 
xử lý 
Bảng 4: Nguyên nhân các đơn vị MCR bị loại bỏ sau 
xử lý 
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ % 
Do lỗi kỹ thuật 0 0 
Nhiễm trùng 2 0,8 
Tổng cộng 2 0,8 
Số đơn vị MCR không đạt chất lượng sau xử 
lý  là  02, do nguyên nhân  cấy vi  trùng  cho kết 
quả dương tính, chiếm tỷ lệ 0,8%. 
Bảng 5: Kết quả số lượng trung bình TBN, TBĐN 
trước và sau xử lý 
Đơn vị MCR SL_TBN (x 107) SL_TBĐN (x 107) 
Trước xử lý 73,9 ± 38,3 31,0 ± 16,1 
Sau xử lý 65,5 ± 33,1 28,2 ± 16,1 
Tỷ lệ % giảm TB 11,37% 9,03% 
Bảng 5 cho chúng  ta  thấy  tỷ  lệ giảm  tế bào 
nhân và đơn nhân trước và sau xử lý lần lượt là 
11,37% và 9,03%.  
Bảng 6: Kết quả định lượng CD34+ và % tế bào sống 
sau xử lý 
Số mẫu khảo sát Cỡ mẫu Trung bình
CD34+/đv (x 106) 35 3,37 ± 2,08
Số mẫu khảo sát Cỡ mẫu Trung bình
Tỷ lệ % tế bào sống 36 96,3 ± 4,6 
Số  lượng  trung  bình  CD34+  sau  xử  lý  là 
3,37 ± 2,08 x 106. Tỷ lệ % tế bào sống sau xử lý 
là 96,3 ± 4,6. 
Bảng 7: Kết quả nuôi cấy CFU sau xử lý 
Số mẫu khảo sát Tần số Nhỏ nhất – lớn nhất 
Trung bình
BFU-E/đv (x103) 63 0 – 92,31 9,96 ± 17,15
CFU-GM/đv (x103) 63 23,08 – 977,97 353,57 ± 
206,62 
CFU-GEMM/đv 
(x103) 
63 0 – 1015,38 320,50 ± 
236,99 
CFU-total/đv (x103) 63 54,13 – 1984,62 684,03 ± 
404,92 
Số  lượng  khúm  CFU‐GM>  CFU‐GEMM> 
BFU‐E  và  tổng  số  lượng  khúm  trung  bình  là 
684,032 ± 404,92 x 103. 
Kết quả khảo sát sự tương quan 
Tương quan giữa các yếu tố sản khoa với thể 
tích MCR:  trọng  lượng  thai  tương  quan  tuyến 
tính với thể tích MCR (với r = 0,311, p < 0,001). 
Tương quan giữa  các  yếu  tố  sản  khoa,  thể 
tích MCR với SLTBN: thể tích MCR tương quan 
với SLTBN (với r = 0,456, p < 0,001). 
Tương quan giữa các yếu  tố sản khoa,  thể 
tích MCR  với  CD  34+:  trọng  lượng  thai,  thể 
tích MCR, SLTBN  tương quan  tuyến  tính với 
SLTBCD34+ với hệ số tương quan lần lượt là r 
= 0,416, p = 0,012; r = 0,661, p < 0,001; r = 0,443, 
p = 0,008. 
Tương  quan  giữa  CD34+  và  kết  quả  cấy 
CFU: SLTBCD34+ tương quan tuyến tính với số 
lượng  khúm CFU‐GM  và CFU‐total  với  hệ  số 
tương  quan  lần  lượt  là  r  =  0,665, p<  0,001;  r  = 
0,503, p < 0,012. 
BÀN LUẬN 
Thể tích MCR sau thu thập 
Trước  năm  2002,  hầu  hết  các  ngân  hàng 
MCR của Hoa Kỳ chỉ chọn xử lý các đơn vị MCR 
có  thể  tích > 40 ml, nhiều ngân hàng MCR của 
Nhật cũng chọn ngưỡng là > 40  ‐ 60 ml, tác giả 
Gayl Rogers và cs đề nghị 50 ml  (năm 2002)(13), 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  96
còn tác giả Col PS Dhot và cs thì đề nghị > 60 ml 
(năm 2003)(3). 
Trong mẫu  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  đối 
tượng là những sản phụ có yêu cầu nên họ đồng 
ý gửi cả những đơn vị MCR có thể tích thấp sau 
khi được nhân viên thu thập thông báo kết quả, 
cụ  thể  thể  tích  đơn  vị MCR  thấp  nhất  trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 30 ml. Vì thế thể tích 
trung  bình  thu  thập  được  có  thể  sẽ  thấp  hơn 
những tác giả khác. 
Chúng tôi cho đến nay chưa có con số tham 
khảo về  thể  tích  tối  thiểu  để quyết  định  xử  lý 
cho MCR có yêu cầu là bao nhiêu. Chỉ biết rằng 
ngay cả khi đặt ra mốc thể tích tối thiểu là 30 ml 
cũng  là  tương đối. Vì đến nay MCR nếu dùng 
điều trị những bệnh  lý huyết học cũng có khác 
nhau  về  liều  lượng  giữa  cân  nặng  của  bệnh 
nhân, còn nếu dùng điều trị những bệnh lý khác 
ngoài  huyết  học  thì  còn  đang  nghiên  cứu  nên 
cũng chưa rõ liều lượng tế bào gốc cụ thể là bao 
nhiêu  cho  từng  bệnh  lý.  Hơn  nữa  ngày  nay 
người  ta  đang  thử  nghiệm  làm  nhiều  cách  để 
tăng số lượng tế bào gốc vốn hạn chế ở MCR thu 
thập được: dùng hai túi (double) hoặc thậm chí 
nhiều  túi  (multiple)  ghép  cho một  bệnh  nhân; 
Nuôi cấy tế bào gốc nhằm tăng số lượng tế bào 
lên  nhiều  lần;  Cải  thiện  vấn  đề  ʺvề  nhàʺ 
(homing) khi ghép  tế bào gốc,...Kết quả nghiên 
cứu của chúng  tôi cùng với kết quả của những 
tác  giả  khác  được  trình  bày  trong  bảng  8  sau 
đây: 
Bảng 8: Thể tích MCR trung bình sau thu thập của 
các tác giả(12,17,1,6) 
Nhóm nghiên cứu Thể tích trung bình (ml) 
Nguyễn Thị Thùy, Thái Thị Mai 
Duyên 
62 ± 14 
Trần Văn Bé và cs 59,39 ± 18,62 
Armitage S 79 ± 15 
Huỳnh Nghĩa 81,71 ± 18,98 
Nghiên cứu của chúng tôi 78,5 ± 28,4 
Chúng  tôi  nhận  thấy  thể  tích MCR  trong 
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với tác 
giả Huỳnh Nghĩa (81,71 ± 18,98), Armitage S (79 
± 15), Trần Văn Bé (59,39 ± 18,62) và Nguyễn Thị 
Thùy  (62 ± 14), có  thể do kỷ  thuật  thu  thập  tại 
BV TMHH ngày càng tốt hơn. 
Số lượng tế bào nhân 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cùng với 
kết quả của những  tác giả khác được  trình bày 
trong bảng 9 
Bảng 9: Số lượng trung bình tế bào nhân của MCR 
sau thu thập cả các tác giả (17,3,9,15,7) 
Nhóm nghiên cứu Số lượng trung bình TBN 
(x107) 
Trần Văn Bé và cs (n = 134) 86,0 ± 4,5 
Col PS Dhot và cs (n = 30) 65,04 ± 9,0 
Nakagawa Ryuji và cs (n = 
572) 
64,5 ± 27,5 
Solves Pilar và cs (n = 474) 104,3 ± 4,9 
Huỳnh Nghĩa (n = 965) 84,36 ± 3,57 
Nghiên cứu của chúng tôi 85,62 ± 35,15 
Chúng tôi nhận thấy kết quả nghiên cứu của 
chúng  tôi chỉ  thấp hơn  tác giả Trần Văn Bé và 
Solves Pilar nhưng cao hơn các tác giả còn lại. 
Xét nghiệm sàng lọc những bệnh lây lan 
Theo như qui  trình  tư vấn và  sàng  lọc  sản 
phụ trước thu thập MCR, chúng tôi đề nghị sản 
phụ thực hiện ba xét nghiệm sàng lọc HIV, HCV 
và HBV. Nếu có kết quả (+) chúng tôi sẽ từ chối 
thu  thập MCR.  Vì  thế  kết  quả  sàng  lọc mẫu 
MCR sau đó của chúng tôi rất thấp, chỉ có một 
trường hợp HCV (+) chiếm tỷ lệ 0,4%. 
Kết quả cấy vi trùng, vi nấm 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chỉ  có  02 
đơn vị MCR sau xử lý có kết quả cấy vi trùng (+) 
chiếm  tỷ  lệ 0,8%. Nhận  thấy  tỷ  lệ nhiễm  trùng 
nhiễm nấm sau xử lý của chúng tôi là cũng khá 
thấp nhưng có cao hơn các tác giả Huỳnh Nghĩa 
(0,3%)(6).  có  thể  do  cở mẫu  của  chúng  tôi  khá 
nhỏ. Dù sao kết quả này cũng nhắc nhở chúng 
tôi phải liên tục duy trì và không ngừng chuẩn 
hóa môi trường xử lý, cơ sở vật chất với mức độ 
vô  trùng  tối  ưu  cùng với kỹ năng  xử  lý MCR 
ngày càng nâng cao của các kỹ thuật viên 
Thể tích trung bình các đơn vị MCR sau xử 
lý 
Ngân hàng MCR sử dụng chất HES để  loại 
bỏ hồng cầu và giảm  thể  tích huyết  tương, sau 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  97
đó cho vào đơn vị MCR chất bảo quản là DMSO 
và Dextran đạt  thể  tích sau cùng khoảng 25 ml 
để đưa vào  lưu  trữ  lâu dài  trong hệ  thống  lưu 
trữ  lạnh  tự  động  hạ  nhiệt  theo  chương  trình. 
Chúng tôi nhận thấy thể tích sau xử lý các đơn 
vị MCR trong nghiên cứu của chúng tôi là 24.8 ± 
1.8 ml, gần với chỉ số tiêu chuẩn là 25 ml của hệ 
thống lưu trữ tự động Bioarchive đề nghị để đạt 
được  hiệu  qua  hạ  nhiệt  và  lưu  trữ  tối  ưu(Error! 
Reference  source not  found.). Trong khi  đó,  thể  tích  trung 
bình MCR sau xử lý của tác giả Huỳnh Nghĩa là 
23.73  ±  7.07 ml(6) và  tác giả Takahashi và  cs  là 
23.40 ± 0.56 ml(16) . 
Số  lượng  trung bình  tế bào nhân  và  đơn 
nhân sau xử lý 
Số  lượng  trung  bình  tế  bào  nhân  và  đơn 
nhân sau xử lý là: 65,5 ± 33,1 x 107 và 28,2 ± 16,1 
x 107. So với  trước xử  lý,  chúng  tôi  có  tỷ  lệ % 
giảm tế bào nhân và đơn nhân lần lượt là 11,37% 
và 9,03%. Trong khi đó nghiên cứu của  tác giả 
Huỳnh Nghĩa cho thấy tỷ lệ % giảm tế bào nhân 
và đơn nhân sau xử lý là 8,2% và 9,6%(6). 
Kết quả định lượng tế bào CD34+ 
Các  đơn  vị  MCR  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi 
được  thu  thập  và mẫu máu  được  gửi  đi  định 
lượng CD34+ và tỷ lệ % tế bào sống ngay sau khi 
MCR được xử lý xong. 
Chúng tôi thu thập được kết quả định lượng 
CD34+ và %  tế bào  sống  sau khi  xử  lý  của  36 
đơn vị MCR, kết quả được  thực hiện  trên máy 
Facscallibur  Canto  II  của  hãng  Bectons 
Dickinson với bộ thuốc thử CD34+ BD Stemcell 
Enumeration + 7AAD. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cùng với 
kết quả của những  tác giả khác được  trình bày 
trong bảng 10 sau đây: 
Bảng 10: Kết quả định lượng tế bào CD34+ của 
MCR của các tác giả(7,17,9,6) 
Nhóm nghiên cứu Cỡ mẫu Số lượng 
CD34+/đv (x106) 
Trần Quốc Dũng 123 1,9 ± 1,8 
Trần Văn Bé và CS 134 1,79 ± 1,4 
Nakagawa Ryuji và cs 572 2,28 ± 1,59 
Huỳnh Nghĩa 181 2,36 ± 1,97 
Nghiên cứu của chúng tôi 35 3,37 ± 2,08 
Chúng tôi nhận thấy kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cao hơn một cách rõ rệt so với những 
tác giả khác. 
Kết quả cấy CFU 
Xét nghiệm nuôi cấy tế bào tạo khúm là xét 
nghiệm chức năng chuẩn để đánh giá khả năng 
tăng sinh biệt hóa các tế bào gốc tạo máu từ các 
nguồn khác nhau, đặc biệt  là  theo sau các  thao 
tác ngoài cơ thể như loại bỏ tế bào T, tập trung 
làm giàu tế bào CD34+, qui trình gen  liệu pháp 
và  bào  quản  đông  lạnh  tế  bào  gốc.  Tuy  xét 
nghiệm này có những hạn  chế: việc nhận diện 
và đếm các tế bào tiền thân cùng hiện diện trên 
đĩa  cấy,  việc  đếm  các CFU  bằng  kính  hiển  vi 
thường mang  tính chủ quan, việc sử dụng môi 
trường  cấy  không  chuẩn  hóa,  nhưng  cho  đến 
nay phương pháp này vẫn còn sử dụng trong đa 
số  các  ngân  hàng MCR  trên  thế  giới  như một 
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thu thập và thao 
tác xử lý tế bào cũng như nền tảng để đánh giá 
chất lượng của việc lưu trữ lạnh. 
KẾT LUẬN 
Theo kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi về 
238 đơn vị MCR được thu thập, xử lý và lưu trữ 
theo yêu cầu, chúng tôi có những kết luận sau: 
‐ Tuổi trung bình của sản phụ là 31,6 ± 4,2. 
Hình thức sanh thường chiếm 56,7%, sanh mổ 
chiếm 43,3%. Tuổi thai trung bình là 38,5 ± 1,5 
tuần. Trọng  lượng  thai  trung bình  là 3251,4 ± 
391,9. 
‐ Các  chỉ  số  chất  lượng  của  những  đơn  vị 
MCR thu thập theo yêu cầu như thể tích MCR, 
số  lượng  tế bào nhân,  số  lượng  tế bào CD34+, 
cấy  cụm  tế  bào CFU,  nhiễm  vi  trùng  vi  nấm, 
nhiễm virus là khá tốt. Thể tích trung bình MCR 
sau  thu  thập và xử  lý  lần  lượt  là 78,5 ± 28,4 và 
24,8 ± 1.8 ml. Số lượng tế bào nhân trước và sau 
xử lý là 73,9 ± 38,3 và 65,5 ± 33,1 x 107. Số lượng 
tế bào đơn nhân trước và sau xử lý là 31,0 ± 16,1 
và 28,2 ± 16,1. Số lượng tế bào CD34+ sau xử lý 
là: 3,37 ± 2,08 x 106. Tỷ lệ % tế bào sống sau xử lý 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  98
là 96,30 ± 4,62%. Số lượng trung bình cụm tế bào 
CFU‐total sau xử lý là 684,03 ± 404,92 x 103.  
‐  Tỷ  lệ  các  đơn  vị MCR  phải  hủy  bỏ  do 
không đạt chất lượng sau khi thu thập và xử lý 
do nhiễm vi trùng vi nấm (1,2%), HCV dương 
tính (0,4%). 
Trọng lượng thai có mối tương quan với thể 
tích MCR  thu  thập  được. Trọng  lượng  thai  và 
thể tích MCR thu thập có mối tương quan với số 
lượng  tế  bào  nhân.  Trọng  lượng  thai,  thể  tích 
MCR  thu  thập và số  lượng  tế bào nhân có mối 
tương quan với số lượng tế bào CD34+. Số lượng 
tế bào CD34+ có mối tương quan chặt chẽ với số 
lượng khúm CFU‐GM và CFU‐total. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Armitage S, Warwick R, Fehily D, Navarrete C, Contreras M 
(1999), “Cord blood banking in London: the first 1000 collection”, 
Bone Marow Transplant, Vol 24, pp. 139‐145. 
2. Broxmeyer HE, et al (2004), “Cord Blood: Biology, Immunology, 
Banking, and Clinical Transplantation”, AABB Press, Bestheda, 
Maryland, pp. 1‐11, 23‐41, 125‐142, 151‐158, 219‐253, 256‐293, 
301‐330, 381‐399, 403‐420, 429‐435. 
3. Col PS Dhot, et al (2003), “Collection, Separation, Enummeration 
and Crypreservation of Umbilical Cord Blood HSC”, MJAFI,  59: 
298‐301. 
4. Fraser  JK, Cairo MS, et al  (1998), “Cord Blood Transplantation 
Study (COBLT): “cord blood bank standard operating procedures”, 
J Hematother, Vol 7, pp. 521‐561. 
5. Griffin PR, Young NS (2005), Hand book of clinnical hematology, 
Lipincott & William, Philadenphia, Penylsylvania 19106 USA. 
pp. 425‐441.  
6. Huỳnh Nghĩa (2007), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy tế 
bào gốc tạo khúm của máu cuống rốn đã được xử lý”, Luận văn 
chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
7. Huỳnh Nghĩa,  Trần Quốc Dũng,  Lê  Thị Dịu Hiền  (2004), 
“Bước đầu đánh giá chất lượng sản phẩm tế bào gốc từ máu cuống 
rốn bằng kĩ thuật đếm tế bào CD34+ và nuôi cấy cụm tế bào”, Y 
học Việt Nam, Tập 299 (6), tr. 36‐40. 
8. Mckenna DH,  et  al.  “Umbilical Cord Blood, Core Principle  in 
Cellular Therapy”. AABB Technical Manual, 16th.  
9. Nakagawa R, Watanabe T, Kawano Y, et al (2004), “Analysis of 
maternal  and  neonatal  factors  that  influence  the  nucleated  and 
CD34+ cell yield for cord blood banking”, Transfusion, Vol 44(2), 
pp. 262‐267.  
10. Netcord FACHT (2007), “International Standards for Cord Blood 
Collection, Processing, Testing, Banking, Selection and Release”. 3rd 
Edition December.  
11. Nguyễn Tấn Bỉnh  (2001), “Bước đầu nghiên cúu phương pháp 
ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi không giữ đông lạnh để điều 
trị bệnh máu ác tính”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP. 
HCM, tr. 25‐37.  
12. Nguyễn Thị Thùy, Thái Mai Duyên Thi (1998), “Khảo sát thể 
tích máu cuống rốn”, Y học Việt Nam, Tập 221(2), tr.1‐6. 
13. Perales A, Solves P, et al (2004), “Optimizing donors selection in 
cord blood”, European Journal of Hematology, Vol 2, pp. 107–
112.  
14. Pranke P, Hendrikx  J, Alespeiti G, et al  (2006), “Comparative 
quantification  of  umbilical  cord  blood CD34+  and CD34+  bright 
cells using the ProCount‐BD and ISHAGE protocols”, Braz J Med 
Biol Res, Vol 39(7), pp. 901‐906.  
15. Solves P, Perales A, Moraga R, et al (2005), “Maternal, neonatal 
and collection factors influencing the haematopoietic content of cord 
blood units”, Acta Haematol, Vol 113(4), pp. 241‐6. 
16. Takahashi  S  (2006),  “Update  on  cord  blood  banking  and 
transplantation in each AsiaPacific Country”. AsiaPacific Donor 
Registry Coference, Hualien, Taiwan, pp. 62‐63.  
17. Trần Văn Bé  (2001), “Ghép tủy xương”, Nhà xuất bản Y học 
TP. HCM, tr. 7‐174.  
Ngày nhận bài báo:      30 tháng 7 năm 2013 
Ngày phản biện:      09 tháng 9 năm 2013 
Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cac_mau_mau_cuong_ron_cua_cac_san_phu_th.pdf