Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam

Lời tòa soạn: Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến hết tháng 12/2015, Cục đã

cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho 609 nhãn hiệu tập thể, 113 nhãn hiệu chứng

nhận và 43 chỉ dẫn địa lý. Rõ ràng, cuộc đua đăng ký quyền bảo hộ SHTT đối với các

đặc sản của các địa phương tuy lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt. Song, vấn

đề đáng quan tâm là, xác lập được quyền SHTT cho một đối tượng đã khó, giữ cho đối

tượng ấy phát triển ổn định trên thị trường lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp

bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí

tuệ địa phương ở nước ta.

pdf 19 trang phuongnguyen 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam

Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
ĐĂNG KÝ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG 
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
 Lê Ngọc Lâm* 
 Lê Thị Thu Hà** 
Lời tòa soạn: Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến hết tháng 12/2015, Cục đã 
cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho 609 nhãn hiệu tập thể, 113 nhãn hiệu chứng 
nhận và 43 chỉ dẫn địa lý. Rõ ràng, cuộc đua đăng ký quyền bảo hộ SHTT đối với các 
đặc sản của các địa phương tuy lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt. Song, vấn 
đề đáng quan tâm là, xác lập được quyền SHTT cho một đối tượng đã khó, giữ cho đối 
tượng ấy phát triển ổn định trên thị trường lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp 
bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí 
tuệ địa phương ở nước ta.
1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương
“Tài sản trí tuệ” (intellectual asset) là khái niệm được sử dụng trong nhiều 
lĩnh vực khác nhau như kế toán, đầu tư, quản trị. Tuy cách tiếp cận khác nhau 
nhưng tài sản trí tuệ được hiểu một cách chung nhất, “là tài sản vô hình của doanh 
nghiệp, có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp được tạo ra bởi hoạt động đổi 
mới sáng tạo, sáng chế, những thiết kế độc đáo của tổ chức hoặc những hoạt động 
khác của nhân viên” (Lev 2001, trang 7). Từ khái niệm này Lê (2016) đã phát triển 
thêm khái niệm tài sản trí tuệ địa phương, “là tri thức do con người tạo ra thông 
qua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã 
hội và con người của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có khả năng ứng dụng và 
tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. 
Các nghiên cứu về tài sản trí tuệ (TSTT) ở doanh nghiệp thường chia TSTT 
theo bản chất pháp lý tương ứng với các đối tượng đó, bao gồm các chỉ dẫn thương 
mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại), các đổi mới sáng tạo (sáng chế, 
kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, giống cây trồng) (WIPO 2013). Từ tiếp cận 
về TSTT gắn với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương, Lê 
(2016) đã phân chia TSTT thành các nhóm sau: 
- Thương hiệu (Brand): thuật ngữ thương hiệu được hiểu theo nghĩa hẹp 
nhất là các tên gọi gắn liền với điểm du lịch địa phương đó, nhưng lại là yếu tố 
quan trọng nhất đối với thương hiệu địa phương trong phát triển du lịch (Parrott, 
* Cục Sở hữu trí tuệ.
** Trường Đại học Ngoại thương.
KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
97Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Wilson và Murdoch, 2002) hay là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của du 
lịch địa phương đó (Lorenzini et al., 2011). Các thương hiệu này thường được 
bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể để tạo ra công cụ quản trị hữu hiệu đối với 
các thương hiệu địa phương (Roya Ghafele & Benjamin Gibert, 2012, tr. 748) và 
thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm dựa vào văn hóa (Antonio Paolo Russo, 
2011, tr. 5). Các thương hiệu du lịch sẽ đạt được sự nhận biết rộng rãi trên phạm 
vi quốc tế khi được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế như di sản văn hóa thế 
giới của UNESCO. 
- Các đặc sản địa phương: Đặc sản địa phương là cách gọi chung dành cho 
những sản phẩm, mặt hàng mang tính chất đặc thù, có những đặc điểm riêng do 
điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống nơi xuất xứ. Khái niệm này giống với 
khái niệm “typical local product” (Angela Tregear, 2001) hay khái niệm “Terroir” 
(Tim Josling, 2006). Các đặc sản địa phương thường được quản lý tập thể dưới 
dạng các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý, có vai trò 
quan trọng đối với sự phát triển của địa phương (Moran, 1993; Ray, 1998; Tregear, 
2003; Rangnekar, 2003) và trong phát triển du lịch (Bessière, 1998; Santagata, 
Russo& Segre, 2007).
- Tri thức truyền thống và văn hóa dân gian: Là sản phẩm sáng tạo của 
nhiều thế hệ và cộng đồng xã hội phản ánh và xác định lịch sử, văn hóa, bản sắc và 
các giá trị xã hội của cộng đồng đó. Sau nhiều thế kỷ phát triển, các tri thức truyền 
thống này có những hình thức thể hiện mới và được chuyển thành hàng hóa, phục 
vụ mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cũng giống 
như các sản phẩm đặc sản địa phương, các tri thức truyền thống này dù được gọi 
dưới nhiều tên khác nhau nhưng thường vẫn gắn với thương hiệu địa phương, ví 
dụ cồng chiêng Tây Nguyên, chợ tình Sapa 
Trong ba nhóm đối tượng trên, thương hiệu gắn với điểm đến thường là yếu 
tố trung tâm, kết hợp với các yếu tố đặc trưng khác của địa phương như sản phẩm 
đặc sản và văn hóa truyền thống, tạo thành dấu hiệu nhận biết tổng thể về địa 
phương đó, hay còn gọi là thương hiệu địa phương. 
Cách phân loại mới về TSTT địa phương này cho thấy TSTT địa phương và 
tài nguyên du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là cách tiếp cận mới đối 
với Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam xác định du lịch là 
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính liên ngành (Tổng cục Du lịch, 
2012). Việc phát triển du lịch nhất thiết phải có các điều kiện về tài nguyên du lịch, 
đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, mà TSTT địa phương đóng góp một phần 
hoặc toàn bộ vào các tài nguyên đó. Nói cách khác, TSTT địa phương là nhân tố 
quan trọng thu hút khách du lịch (Lê, Phạm 2016). Ngược lại, du lịch phát triển với 
sự tham gia của cộng đồng, mang lại những giá trị kinh tế, xã hội cho địa phương, 
98 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
góp phần bảo tồn các di sản tự nhiên, văn hóa, cải thiện cuộc sống cho cộng đồng, 
những người sở hữu TSTT địa phương, thúc đẩy du lịch phát triển (Lê, 2016). 
Vì vậy, khai thác các TSTT địa phương trong du lịch là hướng phát triển bền 
vững, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa mỗi địa phương, chống lại sự ảnh hưởng 
của các yếu tố ngoại lai đồng thời có thể mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương đó. 
2. Thực trạng đăng ký và khai thác TSTT địa phương ở Việt Nam 
TSTT địa phương mang bản chất là sáng tạo trí tuệ, được quản trị theo quy 
trình quản trị tài sản trí tuệ, theo đó TSTT được tạo ra, xác lập quyền, khai thác 
và bảo vệ (WIPO, 2014). Phần này tập trung vào việc xác lập quyền và khai thác 
TSTT địa phương, cụ thể là với ba loại thương hiệu gắn với địa danh, các sản phẩm 
đặc sản và tri thức truyền thống và văn hóa. 
2.1. Các thương hiệu (tên gọi gắn liền với địa danh) 
Các tên gọi trở thành thương hiệu du lịch khi gắn với thắng cảnh tự nhiên 
hoặc công trình kiến trúc của điểm đến như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, chùa 
Một Cột và các biểu tượng, hình ảnh đi kèm. Tuy nhiên, qua tra cứu trên dữ liệu 
điện tử tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), hiện tất cả các tên gọi của các địa phương 
đều chưa được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ du lịch của địa 
phương đó. Ngay cả các địa danh nổi tiếng như Hạ Long hay Đà Nẵng, các tên gọi 
này đang sử dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch mà không có kèm theo bất kỳ 
thông điệp hay chứng nhận nào. Ngay cả những địa danh gắn với các di sản văn 
hóa thế giới như Huế, Hội An, Hạ Long, Phong Nha đã được thế giới chứng nhận, 
nhưng chúng ta cũng chưa có các biện pháp để đăng ký sở hữu các tên gọi, là phần 
quan trọng cấu thành nên thương hiệu điểm đến đó, vì vậy, việc khai thác các dấu 
hiệu đó là không quản lý và kiểm soát được. 
2.2. Các đặc sản địa phương 
Tính đến hết tháng 12/2015, theo thống kê của Cục SHTT, Việt Nam có tổng 
cộng 963 sản phẩm có tên gọi gắn liền với địa danh, trong đó, tập trung nhiều nhất 
tại miền Trung và Tây Nguyên (407 sản phẩm), miền Bắc (381 sản phẩm) và miền 
Nam (175 sản phẩm) (xem bảng 1). 
 Số lượng đơn đăng ký: Từ ngày 01/07/2005 đến tháng 12/2015, Cục SHTT 
đã nhận được 827 đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể chứa dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc 
địa lý, 173 đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Đối với chỉ dẫn địa lý*, số lượng 
đơn đăng ký là 58 đơn. 
* Giải thích các thuật ngữ liên quan:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức 
là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên 
của tổ chức đó.
99Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Số lượng giấy chứng nhận được cấp: Tính đến hết tháng 12/2015, có 609 
giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể và 113 giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận, 
43 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 
Về chủ thể đăng ký: Các sản phẩm này thường được đăng ký bởi các chủ 
thể khác nhau, tùy điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương. Các 
chủ thể có thể là: (1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện (như UBND huyện Hoàng 
Su Phì với chứng nhận Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì; UBND huyện Phù Cừ 
(Hưng Yên) đối với chứng nhận Vải lai chín sớm Phù Cừ; UBND huyện Cam Lâm 
(Khánh Hòa) với nhãn hiệu Xoài Cam Lâm; UBND huyện Kim Sơn (Ninh Bình) 
với chứng nhận Ngao Kim Sơn); (2) Các hiệp hội (Hiệp hội Gốm sứ Đông Triều 
với nhãn hiệu tập thể Gốm sứ Đông Triều; Hiệp hội Tôm chua Huế với nhãn hiệu 
tập thể Tôm chua Huế; Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) với 
nhãn hiệu tập thể Cá tra giống Hồng Ngự); (3) Các hợp tác xã (Hợp tác xã nông 
nghiệp kinh doanh tổng hợp Bình Tây (Tiền Giang) với nhãn hiệu tập thể Dưa Gò 
Công; Hợp tác xã ca cao Chợ Gạo với nhãn hiệu tập thể Ca cao Tiền Giang; Hợp 
tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ, xã An Khang (Tuyên Quang) với nhãn hiệu tập 
thể Mật ong Tuyên Quang). 
Các hình thức khai thác trong du lịch 
Các sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ và quản lý như một tài sản trí 
tuệ tập thể của địa phương mang lại lợi ích kinh tế-xã hội có ý nghĩa. Vì vậy, sau 
khi đăng ký, việc quản lý các sản phẩm đặc sản này được giao cho cơ quan quản 
lý, thường là hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh trong khu vực đó và cấp quyền 
sử dụng cho các hộ sản xuất, kinh doanh. 
Có thể thấy, việc quản lý và khai thác các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam 
không thống nhất. Về cơ bản, việc khai thác các sản phẩm đặc sản được áp dụng 
cho từng đối tượng riêng rẽ, không có nhận dạng chung cho các sản phẩm từ cùng 
một địa phương. Nói cách khác, nhiều địa phương thiếu vắng một kế hoạch để 
phát huy một cách tổng thể giá trị của các TSTT địa phương cho phát triển du lịch. 
Xét dưới góc độ tổng cầu du lịch, việc tách biệt các TSTT địa phương để khai thác 
riêng lẻ có thể vẫn đáp ứng được các nhu cầu của du khách về khám phá và thưởng 
thức các giá trị của từng TSTT địa phương đó. Tuy vậy, điều này có thể dẫn đến 
sự thiếu thống nhất, thiếu phối hợp giữa các chủ sở hữu của các TSTT địa phương, 
nói cách khác, tình trạng “mạnh ai nấy làm” có thể xảy ra. 
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác 
sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, 
nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ 
chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh 
thổ hay quốc gia cụ thể. (Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ) BBT.
100 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Bảng 1: Tổng hợp các sản phẩm gắn với địa danh của Việt Nam
STT Tỉnh Số lượng STT Tỉnh Số lượng
Miền Bắc
1 Bắc Cạn 4 14 Lạng Sơn 13
2 Bắc Giang 17 15 Lào Cai 24
3 Bắc Ninh 1 16 Nam Định 22
4 Cao Bằng 19 17 Ninh Bình 6
5 Điện Biên 8 18 Phú Thọ 13
6 Hà Giang 7 19 Quảng Ninh 38
7 Hà Nam 11 20 Sơn La 8
8 Hà Nội 42 21 Thái Bình 3
9 Hải Dương 23 22 Thái Nguyên 10
10 Hải Phòng 6 23 Thanh Hóa 17
11 Hòa Bình 43 24 Tuyên Quang 7
12 Hưng Yên 2 25 Vĩnh Phúc 11
13 Lai Châu 11 26 Yên Bái 15
Tổng 381
Miền Trung và Tây Nguyên
1 Bình Định 27 10 Kon Tum 1
2 Bình Thuận 33 11 Lâm Đồng 41
3 Đà Nẵng 16 12 Nghệ An 36
4 Đắc Nông 6 13 Ninh Thuận 6
5 Đắk Lắk 2 14 Phú Yên 21
6 Gia Lai 2 15 Quảng Bình 5
7 Hà Tĩnh 27 16 Quảng Nam 93
8 Huế 62 17 Quảng Ngãi 10
9 Khánh Hòa 13 18 Quảng Trị 6
Tổng 407
Miền Nam
1 An Giang 21 9 Đồng Tháp 5
2 Bà Rịa - Vũng Tàu 7 10 Hậu Giang 3
3 Bạc Liêu 3 11 Kiên Giang 17
4 Bến Tre 24 12 Long An 14
5 Bình Dương 1 13 Sóc Trăng 7
6 Cà Mau 16 14 Tây Ninh 6
7 Cần Thơ 12 15 Tiền Giang 25
8 Đồng Nai 3 16 Vĩnh Long 10
Tổng 175
Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ
101Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Đồng thời, mỗi địa phương có một cách làm không giống nhau, từ đó, tạo nên 
sự không đồng đều, không ổn định trong việc khai thác TSTT địa phương cho phát 
triển du lịch. Ngoài ra, cũng cần thừa nhận là, tại nhiều địa phương, việc khai thác 
TSTT địa phương trước hết để phục vụ các nhu cầu cơ bản của người dân mà mục 
đích phát triển du lịch chưa được chú trọng. Nói cách khác, các TSTT địa phương 
đó chủ yếu sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội, tạo việc làm, cải 
thiện đời sống nhân dân mà chưa được đưa vào các tour du lịch, các sản phẩm du 
lịch. Điều này cho thấy nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong việc phát triển 
các sản phẩm du lịch gắn với việc khai thác các giá trị văn hóa, vật thể hay phi vật 
thể, mang đặc trưng của địa phương cho phát triển du lịch. 
2.3. Các tài sản trí tuệ địa phương về văn hóa và tri thức truyền thống 
Hiện nay, Việt Nam chưa có một thống kê đầy đủ và toàn diện liên quan đến 
các tài sản trí tuệ địa phương tồn tại dưới dạng các tài sản văn hóa và tri thức truyền 
thống. Do đó, các số liệu được công bố chủ yếu liên quan đến một số loại tài sản 
văn hóa và tri thức truyền thống vật thể và phi vật thể dưới đây:
- Các tài sản trí tuệ địa phương đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới: 
Tính đến cuối tháng 12/2015, Việt Nam có 6 di sản văn hóa thế giới và 10 di 
sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận (xem bảng 2). 
Các chứng nhận di sản văn hóa thế giới và di sản văn hóa phi vật thể luôn 
gắn liền với các địa danh, vì vậy là yếu tố quan trọng gắn với thương hiệu du lịch. 
- Đối với văn hóa vật thể 
Nhóm này có thể bao gồm các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích 
văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh gắn liền với truyền thống 
văn hóa, các công trình văn hóa, xây dựng và thành tựu quan trọng. Tính một cách 
tổng thể, đến nay Việt Nam có khoảng 2.509 di tích được Nhà nước xếp hạng, 
trong đó Bắc Bộ chiếm 1.990 di tích (bằng 79,31%), Bắc Trung Bộ có 157 di tích 
(chiếm 6,25%) và vùng Nam Trung Bộ cộng với Nam Bộ có 362 di tích (chiếm 
14,42%) [Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2004]. Tuy nhiên, không phải tất cả 
2.509 di tích này có thể được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế 
hay du lịch. Cụ thể, chỉ có khoảng 10%, trong đó miền Bắc khoảng 100 di tích, Bắc 
Trung Bộ khoảng 30 di tích và Nam Trung Bộ với Nam Bộ khoảng 60 di tích là có 
khả năng khai thác với mục đích nêu trên. 
- Đối với nhóm văn hóa phi vật thể 
Nhóm này có thể được chia thành nhiều loại như: các lễ hội; các loại hình văn 
hóa, văn nghệ dân gian, các phong tục tập quán truyền thống; tôn giáo; ẩm thực 
Cụ thể: 
Về lễ hội, Việt Nam hiện có khoảng 7.915 lễ hội trong đó có 7.039  ...  không có định hướng cụ thể về việc phát huy giá 
trị các TSTT địa phương cho phát triển du lịch. 
110 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Với quan điểm tài nguyên du lịch được chia thành hai loại là tài nguyên du 
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng chỉ đưa ra đánh giá hiện 
trạng các tài nguyên du lịch thuộc hai loại này. 
Đồng thời, Quy hoạch cũng đưa ra định hướng phát triển các sản phẩm du 
lịch, với các định hướng phát triển các dòng sản phẩm chính là du lịch biển-đảo, 
du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. 
- Đối với du lịch biển-đảo, các sản phẩm được chú trọng là sản phẩm du lịch 
về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển; hình thành cơ sở và dịch vụ cho 
các sản phẩm du lịch thể thao và sinh thái biển, các sự kiện văn hóa thể thao gắn 
liền với biển đảo 
- Đối với du lịch văn hóa, các sản phẩm du lịch được ưu tiên là các sản phẩm 
du lịch gắn liền với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống của địa 
phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân. 
Trong lĩnh vực này, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO 
công nhận sẽ được coi là các điểm nhấn tạo sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. 
Đồng thời, các sản phẩm du lịch gắn liền với nền ẩm thực đặc sắc của Việt Nam và 
các giá trị văn hóa vùng miền cũng được chú trọng. 
- Đối với du lịch sinh thái, Quy hoạch chú trọng đến các sản phẩm du lịch về 
khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. 
Có thể thấy, với các sản phẩm du lịch được nêu trong Quy hoạch, việc khai 
thác các đặc trưng vùng miền vào phát triển du lịch đã trở thành một phần trong 
sản phẩm du lịch văn hóa. Dù chưa được đề cập trực tiếp dưới dạng các TSTT địa 
phương, việc nhấn mạnh đến các yếu tố đặc trưng vùng miền này sẽ cho phép phần 
nào khai thác các lợi thế của mỗi vùng, miền vào phát triển du lịch. Tuy nhiên, 
để việc khai thác các TSTT địa phương có hiệu quả, thì việc không chỉ đích danh 
TSTT địa phương trong Quy hoạch cũng sẽ gây khó khăn cho quá trình khai thác 
các tài sản này. 
Thứ ba, thiếu sự gắn kết giữa chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí 
tuệ và phát triển du lịch trong việc khai thác TSTT địa phương. 
Trong năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2204/
QĐ-TTg ngày 06/12/2010 về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản 
trí tuệ giai đoạn năm 2011-2015. Một trong những mục tiêu của chương trình là 
“đáp ứng 70% yêu cầu của các địa phương về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối 
với các đặc sản của địa phương”. Dù chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu của các địa 
phương về việc tạo ra các TSTT từ các đặc sản của địa phương, chương trình này 
cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc khai thác các TSTT địa phương. 
111Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
Vì TSTT địa phương không được nêu một cách rõ nét trong Luật Du lịch năm 
2005 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
2030, nên nội dung tăng cường bảo hộ các TSTT địa phương dưới dạng các đối 
tượng của quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được chú trọng. Nói cách khác, trong khi 
phát triển sở hữu trí tuệ được coi là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế nói 
chung, thì bản Quy hoạch nêu trên chưa coi trọng việc phát triển du lịch dựa vào 
các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, các kế hoạch về khai thác và phát 
triển các TSTT địa phương được bảo hộ dưới dạng các đối tượng của quyền SHTT 
hiện có để tạo ra những sản phẩm du lịch mới cũng chưa được đưa vào trong nội 
dung của Quy hoạch. Điều này cũng cho thấy một hạn chế của bản Quy hoạch, khi 
thiếu sự liên kết đồng bộ với các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quá trình 
xây dựng quy hoạch. 
4.2.2. Những hạn chế của địa phương trong việc khai thác TSTT của mình 
cho phát triển du lịch 
Bên cạnh những khó khăn, hạn chế về chính sách, việc khai thác TSTT địa 
phương của nhiều tỉnh, thành phố cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có định hướng 
rõ ràng. Cụ thể: 
Thứ nhất, nhiều địa phương chưa có một chiến lược xây dựng thương hiệu 
điểm đến gắn liền với việc khai thác các TSTT địa phương nổi bật của mình. 
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam mới chỉ có Quảng Ninh đi tiên phong 
trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến với chương trình “Nụ cười Hạ Long”. 
Các địa phương khác của Việt Nam đều chưa có một kế hoạch cụ thể có liên quan. 
Điều này một phần xuất phát từ việc các địa phương thiếu một chiến lược cụ thể 
trong việc áp dụng quy định về sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch; đồng thời 
cũng xuất phát từ những yếu kém trong hoạt động quảng bá cho phát triển du lịch. 
Việc thiếu vắng các chiến lược về thương mại hóa các tên gọi gắn liền với điểm 
đến của các địa phương khiến cho dù Việt Nam sở hữu nguồn TSTT địa phương 
phong phú, đặc sắc nhưng đến nay cũng chưa được khai thác tương xứng với tiềm 
năng, vì các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu và trùng lặp [Bộ Văn hóa 
Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch, 2013, tr. 58]. 
Thứ hai, thiếu vắng một quy trình thống nhất về khai thác TSTT địa phương. 
Kết quả nghiên cứu các địa phương Hạ Long, Ninh Bình, Hội An hay Hà Nội 
ở trên cho thấy các địa phương chưa có một quy trình thống nhất trong khai thác 
các TSTT địa phương cho phát triển du lịch. Với Hạ Long và Hội An, vì du lịch 
được coi là một trong những ngành kinh tế có đóng góp lớn cho phát triển du lịch, 
nên việc sử dụng và khai thác các TSTT địa phương vừa đảm bảo phát triển kinh 
tế và phát triển du lịch. Ngược lại, Ninh Bình hay Hà Nội, nhiều TSTT địa phương 
được khai thác chủ yếu cho phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến phát triển du 
112 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
lịch. Ví dụ các đặc sản của Hà Nội như cốm Làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, đào 
Nhật Tân, cam Canh v.v; phần lớn các làng nghề truyền thống chưa được đưa 
vào các sản phẩm du lịch cụ thể. Do đó, xây dựng một quy trình khai thác TSTT 
địa phương thống nhất, có thể được áp dụng trên toàn quốc có tính đến đặc thù 
vùng miền là điều khá quan trọng, sẽ giúp cho quá trình khai thác các TSTT địa 
phương cho du lịch trở nên hiệu quả hơn. 
Thứ ba, phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia khai thác TSTT địa 
phương trong phát triển du lịch cũng là một khó khăn cần phải giải quyết. 
Phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia khai thác các TSTT địa phương 
trong phát triển du lịch ở Việt Nam là một vấn đề chưa có được tiếng nói chung. 
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các doanh nghiệp lữ hành trong việc khai 
thác các TSTT địa phương cho phát triển du lịch, khi họ đưa các TSTT địa phương 
vào các tour du lịch của mình, từ đó mang lại lợi ích nhất định cho địa phương, 
cho chủ sở hữu của TSTT địa phương đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các 
chủ sở hữu của TSTT địa phương lại không được hưởng lợi ích từ khai thác các 
TSTT thuộc sở hữu của mình mà các lợi ích đó rơi vào “túi” doanh nghiệp lữ hành. 
Trường hợp nhà vườn Huế là một điển hình [Trường Xuân, 2011]. Tuy nhiên, hiện 
nay Việt Nam cũng chưa có bất kỳ một cơ chế nào buộc doanh nghiệp lữ hành phải 
phân chia lợi ích của mình với địa phương nơi họ khai thác các TSTT. Vì vậy, một 
khi các chủ sở hữu TSTT địa phương không được hưởng lợi từ quá trình khai thác 
các tài sản đó thì họ có thể quyết định không đưa chúng vào các tour du lịch. Điều 
này vừa ảnh hưởng đến quyền lợi của du khách, vừa ảnh hưởng đến việc khai thác, 
bảo tồn và phát triển TSTT địa phương. 
Thứ tư, bảo tồn các TSTT địa phương của Việt Nam còn gặp khó khăn 
Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch nói chung và TSTT địa phương 
cho phát triển du lịch nói riêng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền 
vững. Mặc dù Luật Du lịch năm 2005 đã quy định “Nhà nước thống nhất quản lý 
tài nguyên du lịch”, trên thực tế ngành du lịch lại không quản lý bất kỳ dạng tài 
nguyên du lịch nào. Việc quản lý, bảo tồn các tài nguyên du lịch được thực hiện 
thông qua các cơ quan quản lý nhà nước khác như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ 
Công thương v.v mà thiếu một cơ chế phối hợp đồng bộ. Từ đây, nguy cơ các 
TSTT địa phương bị khai thác bừa bãi, xuống cấp nhanh chóng hoặc bị biến đổi 
làm cho yếu tố bản sắc bị mất đi do tầm nhìn ngắn hạn trong quản lý, lợi ích cục 
bộ giữa các ngành, địa phương; lợi ích ngắn hạn của người dân có thể xảy ra 
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các TSTT địa 
phương đó. 
 L N L - L T T H
113Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antonio Paolo Russo (2011), Collective intellectual property rights for the development of 
creative tourist districts: an exploration.
2. Angela Tregear (2001), What is a ‘typical local food’? An examination of territorial identity 
in foods based on development initiatives in the agrifood and rural sectors, Department of 
Agricultural Economics and Food Marketing, University of Newcastle.
3. Báo Quảng Ninh (2015), Chi tiết Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”, ngày 28/10/2015, tại: 
 long-2287702/ (truy cập ngày 15/3/2016). 
4. Bessiere J. (2012), Traditional food and tourism. Tourist experience and food heritage in ru-
ral spaces: contribution to the definition of the “tourist-eater”, Traditional Food International 
(TFI) conference, Street Food Seminar, Colloque International, Campus Universitario di Sci-
enze degli alimenti, Food Science University Campus, Bologne Cesena, Italia, October.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển 
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 
6. Cổng thông tin thương mại làng nghề Bát Tràng, “Làng gốm Bát Tràng”, xem tại: 
subattrang.com/g/lang-gom-bat-trang_72.aspx (truy cập ngày 09/04/2016). 
7. Ghafele, Roya & Gibert, Benjamin, 2012. “A New Institutional Economics Perspective on 
Trademarks. Rebuilding Post Conflict Zones in Sierra Leone and Croatia”, MPRA Paper 
37859, University Library of Munich, Germany.
8. Lev B. (2001), Intangibles, Brookings Institution Press, Washington.
9. Lê Thị Thu Hà (2016), Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác TSTT địa phương ở Việt Nam, 
Đề tài NCKH cấp Bộ.
10. Lê Thị Thu Hà, Phạm Văn Chiến (2016), “Tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài 
lòng của du khách tại Việt Nam”, tạp chí Kinh tế đối ngoại, số tháng 5/2016.
11. E. Lorenzini (2011), Territory branding as a strategy for rural development: experiences 
from Italy.
12. Massogroup (2004), “Thương hiệu địa phương Gốm Bát Tràng”, ngày 19/11/2004, xem 
tại:  (truy cập 
ngày 09/04/2016). 
13. Moran, W. (1993), Rural Space as intellectual property, Political Geography 12(3), pp. 263-
77; Rangnekar Dwijen (2003), The social economic of Geographic Indications: the review of 
empirical of evidence from Europe, UNCTAD/ICTSD Capacity Building Project on IPR and 
Sustainable Development.
14. N. Parrott, N. Wilson & J. Murdoch (2002), “Spatializing quality: Regional protection and the 
alternative protection and the geography of food”, European Urban and Regional Studies, 
vol. 9, no. 3, tr. 241-261.
15. Tim Josling (2006), The War on Terroir, Geographical Indications as a Transatlantic Trade 
Conflict, Journal of Agricultural Economics, Volume 57, Issue 3
 September 2006, pp. 337-363.
16. Tỉnh ủy Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo (2015), “Quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển 
du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và việc xây dựng thương hiệu “Nụ cười 
Hạ Long””, tr. 10, xem tại:  (truy cập ngày 15/3/2016). 
114 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
17. TTXVN (2016), “Đẩy mạnh xã hội hóa các điểm dịch vụ trên vịnh Hạ Long”, xem tại: http://
vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/17843 (truy cập ngày 08/4/2016). 
18. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 
năm 2030.
19. Trường Xuân, “Làm du lịch “không lương”, nhiều nhà vườn Huế tự đóng cửa”, xem tại: 
 (truy cập ngày 31/3/2016). 
20. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 của UBND 
thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 
2020, định hướng đến năm 2030. 
21. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2004), Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp 
quản lý khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2004 do 
TS Trịnh Quang Hảo làm chủ nhiệm đề tài, tr. 39. 
22. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2013, tr. 57. 
23. Vietnamnet (2014), “Tỷ phú Xuân Trường, duyên phận với Bái Đính - Tràng An”, ngày 
26/5/2014, xem tại: 
phan-voi-bai-dinh-trang-an.html (truy cập ngày 09/4/2016). 
24. WIPO (2013), Socio-Economic Benefits of Intellectual Property Protection in Develop-
ing Countries.
25. WIPO (2014), IP Management online Courser, Module I Intellectual Property Management: 
Introduction and Overview. 
TÓM TẮT 
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Ngành du lịch cũng được coi 
là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc 
gia. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia về điểm đến, du lịch Việt Nam cần xây 
dựng nét đặc trưng riêng để thu hút du khách. Các tài sản trí tuệ địa phương đóng vai trò quan 
trọng trong việc tạo ra điểm khác biệt của địa phương, đồng thời là cách thức bảo vệ và khai thác 
nguồn tài nguyên du lịch địa phương hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số ít các tài sản trí tuệ 
địa phương đó mới được đăng ký và khai thác hiệu quả trong phát triển du lịch. Bài viết phân tích 
thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương của Việt Nam và đề xuất một số kiến 
nghị để gắn kết chiến lược khai thác tài sản trí tuệ địa phương và chiến lược phát triển du lịch. 
ABSTRACT
THE REGISTRATION AND EXPLOITATION OF LOCAL INTELLECTUAL ASSETS IN THE 
DEVELOPMENT OF TOURISM IN VIETNAM
Vietnam is regconized as a country with prosperous tourism resources. Tourism in Vietnam 
is considered as a major industry in the national socio-economic development strategy. However, 
in the context of increasing competition between countries for tourism destination, Vietnam needs 
to build up its own characteristics to attract tourists. Local intellectual assets play important role 
in creating local differences as well as protecting and exploiting local tourism resources. In reality, 
only limited local intellectual assets in Vietnam has been registered and effectively exploited for 
the tourism development. This paper attempts to analyze the registration and exploitation of local 
intellectual assets in Vietnam in order to propose solutions to associate the exploitation strategy 
of local intellectual assets with tourism development strategy in the future.

File đính kèm:

  • pdfdang_ky_va_khai_thac_tai_san_tri_tue_dia_phuong_trong_phat_t.pdf