Dẫn xuất isoflavone từ lõi gỗ loài Sưa đỏ (Dalbergia tonkinesis)

Từ lõi gỗ đỏ của cây Sưa đỏ Dalbergia tokinensis. Chúng tôi đã tiến hành tạo ra dịch

chiết metanol tổng, tiếp đó chiết phân bố bằng n-hexan, etyl axetat, cloroform thu được các cao

chiết tương ứng. Từ dịch chiết etyl axetat, chọn các hệ dung ly rửa giải với tỉ lệ thích hợp, kết

hợp chấm sắc ký bản mỏng (TLC) và sắc ký cột (CC). Kết quả chúng tôi đã phân lập được một

hợp chất là dẫn xuất của isoflavone có tên là Medicarpin. Cấu trúc hóa học của hợp chất này

được xác định bằng phổ cộng hường từ hạt nhân một chiều 1D (Phổ 1H-NMR , 13C-NMR), đồng

thời đối chiếu với các tài liệu tham khảo đã công bố.

Từ kh a: sưa đỏ, isoflavanones, medicarpin

pdf 5 trang phuongnguyen 1080
Bạn đang xem tài liệu "Dẫn xuất isoflavone từ lõi gỗ loài Sưa đỏ (Dalbergia tonkinesis)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dẫn xuất isoflavone từ lõi gỗ loài Sưa đỏ (Dalbergia tonkinesis)

Dẫn xuất isoflavone từ lõi gỗ loài Sưa đỏ (Dalbergia tonkinesis)
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 49 
DẪN XUẤT ISOFLAVONE TỪ LÕI GỖ LOÀI SƯA ĐỎ 
 (DALBERGIA TONKINESIS) 
Ngũ Trường Nhân* 
Ng n M nh Cường * 
H ỳnh Thị Ngọc Ni*** 
T m 
Từ lõi gỗ đỏ của cây Sưa đỏ Dalbergia tokinensis. Chúng tôi đã tiến hành tạo ra dịch 
chiết metanol tổng, tiếp đó chiết phân bố bằng n-hexan, etyl axetat, cloroform thu được các cao 
chiết tương ứng. Từ dịch chiết etyl axetat, chọn các hệ dung ly rửa giải với tỉ lệ thích hợp, kết 
hợp chấm sắc ký bản mỏng (TLC) và sắc ký cột (CC). Kết quả chúng tôi đã phân lập được một 
hợp chất là dẫn xuất của isoflavone có tên là Medicarpin. Cấu trúc hóa học của hợp chất này 
được xác định bằng phổ cộng hường từ hạt nhân một chiều 1D (Phổ 1H-NMR , 13C-NMR), đồng 
thời đối chiếu với các tài liệu tham khảo đã công bố. 
Từ kh a: sưa đỏ, isoflavanones, medicarpin. 
1. Mở đầ 
Chi Trắc (Dalbergia L. f.) thuộc cây họ 
Đậu (Fabaceae), trên thế giới có khoảng 
274 loài [1], ở Việt Nam hiện đã thống kê 
được khoảng 27 loài [2]. Một số loài thuộc 
Chi này có giá trị cao cả về gỗ và về tác 
dụng dược lý như: Sưa đỏ (D.tonkinenis), 
Giáng hương (D.odorifera), Trắc 
(D.cochinchinensis), Hồng sắc Ấn Độ 
(D.latifolia). Trong đó, hai loài Trắc và Sưa 
đỏ bị khai thác quá mức, hiện có trong danh 
mục sách Đỏ Việt Nam (2007), phân hạng 
ở mức nguy cấp (EN). Đến nay, những công 
trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên 
thế giới về các loài thuộc chi này cho thấy 
thành phần hóa học của chúng thường gồm 
các lớp chất chính: flavonoid, isoflavonoid, 
xanthone, quinone, ester, chalcone, vv, và 
rất nhiều hợp chất trong các lớp chất này có 
tác dụng dược lý, tác dụng chữa nhiều 
bệnh: ho suyễn, tiểu đường, ung nhọt,vv, 
đặc biệt là sự có mặt của chúng trong các 
____________________________ 
* ThS, Trường Đại học Tây Nguyên 
** PGS TS, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 
*** ThS, Trường Đại học Phú Yên 
bài thuốc điều trị liên quan đến tim mạch, 
cơn đau thắt ngực, tai biến máu não, tăng 
mỡ máu, tiểu đường, vv [1]. Trong khi đó 
ở Việt Nam các nghiên cứu về cây Sưa đỏ 
chỉ mới ở những bước đầu về mặt thực vật 
và sinh học [3,4,5,6]. 
Hiện nay, loài Sưa đỏ được mua với 
giá vài chục triệu/1kg gỗ lõi, xung quanh 
các thông tin đồn thổi về mục đích sử dụng 
vẫn chưa cụ thể, rõ ràng, nên chúng đang bị 
người dân khai thác rất nhiều, dẫn đến xuất 
hiện nạn “Sưa tặc” tại một số địa bàn có 
cây Sưa đỏ lâu năm ở Huế, Quảng Bình, 
Đak Lak, thậm chí tại thủ đô Hà Nội. Do đó 
chúng đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, 
gây ảnh hưởng về môi trường sinh thái, bảo 
tồn đa dạng sinh học và cả về kinh tế - xã 
hội. Vì vậy, việc “Tìm hiểu thành phần hóa 
học của loài Sưa đỏ D. tonkinenis” là vấn 
đề cấp thiết, mang tính thời sự, có ý nghĩa 
khoa học và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ giá 
trị về mặt hóa học để có các dữ liệu khoa 
học nhằm đánh giá tác dụng sinh học và 
phát triển các sản phẩm thành thuốc chữa 
bệnh trong tương lai đi đôi với việc khai 
thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn 
50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
nguyên liệu quý này. 
2. Nội d ng và phương pháp nghiên cứ 
2.1. Nội d ng nghiên cứ 
Tạo các dịch chiết từ lõi gỗ loài Sưa đỏ. 
Từ dịch chiết tiến hành phân lập, tinh chế 
và xác định cấu trúc hóa học 
2.2. Phương pháp nghiên cứ 
Sử dụng các phương pháp tiếp cận 
thường qui về hóa học thực vật. 
2.3. Thực nghiệm 
2.3.1. Thiế bị, dụng cụ 
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được ghi 
trên máy Bruker Avance 500 MHz tại Viện 
Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam và TMS được sử dụng làm 
chất nội chuẩn. Sắc ký lớp mỏng (TLC) 
được thực hiện trên bản mỏng Silica gel 
Merck 60 F254, RP18 F254s. Sắc ký cột (CC) 
được thực hiện trên chất hấp phụ là Silica 
gel (Merck) cỡ hạt 0,040-0,063 mm 
(Merck) và cột sắc ký pha đảo RP-18 
(Merck), đèn UV hai chùm tia ở các bước 
sóng 254 nm và 365 nm. 
2.3.2. H a chấ 
Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 
đều đảm bảo độ tinh khiết bao gồm các 
dung môi metanol, clorofom, axeton, etyl 
axetat, nước cất. 
Thuốc thử H2S04 (10%), FeCl3/HCl 
dùng để phát hiện các hợp chất phenol và 
dẫn xuất. 
3. Kế q ả và hảo l ận 
3.1. Kế q ả dữ liệ phổ 
Bột lõi gỗ đỏ loài Sưa đỏ được chiết 
bằng MeOH kết hợp đánh siêu âm, cô cất 
loại bỏ dung môi thu được cao chiết tổng 
MeOH (ký hiệu là M). Tiếp tục thêm nước 
cất (tỉ lệ 1:1) rồi chiết phân bố lần lượt với 
các dung môi n-hexan, clorofom, etyl 
axetat, thu được lần lượt các dịch chiết n-
hexan (MH, oil), dịch chiết CHCl3 (MC), 
EtOAc (ME) và cao H2O (MW). Từ (ME) 
tiến hành sắc ký cột nhiều lần kết hợp với 
lọc và rửa tinh thể trong CHCl3 thu được 
hợp chất (1) với các phổ chụp được dưới 
đây: 
Hình 3. Phổ DEPT của hợp chất (1) 
 Hợp chất (1) thu được dưới dạng tinh 
thể màu trắng, tan tốt trong metanol. Sau 
khi qui kết và hệ thống lại thì các tín hiệu 
trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp 
chất (1) được trình bày trong bảng dưới 
đây: 
Hình 1. Phổ 1H-NMR của hợp chất (1) 
Hình 2. Phổ 13C-NMR của hợp chất (1) 
) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 51 
Bảng 1. Phổ (1) sau khi qui kết 
STT 
(1) (CD3OD)
δC 
(ppm) 
δH (ppm) 
1 133.2, d 7.26 (d, 8.5 Hz) 
2 110.7, d 6.51 (dd, 2.0; 8.0 Hz) 
3 162.5, s - 
3-OH - - 
4 104.1, d 6.33 (d, 2.5 Hz) 
4a 161.9, s - 
5 - - 
6 67.5, t 3.47 (2H, m) 
6a 40.8, d 
4.18 (dd, J = 7.0; 10.5 
Hz) 
6b 120.8, s - 
7 129.7, d 7.12 (d, 8.0 Hz) 
8 107.2, d 
6.42 (dd, J = 2.0; 8.0 
Hz) 
9 160.0, s - 
9-
OCH3 
55.9, q 3.71 (s) 
10 97.6, d 6.37 (d, 2.5 Hz) 
10a 158.0, s - 
11 - - 
11a 80.0, d 5.41 (d, 7.0 Hz) 
11b 112.9, s - 
3.2. Biện l ận xác định cấ rúc h a học 
Phổ 1H-NMR xuất hiện nhóm metoxy 
liên kết trực tiếp nhân thơm với tín hiệu 
singlet đặc trưng tại δH (3.71, 9-OCH3). Hai 
proton metilen multilet ở vị trí δH (3.47, H-
6) tạo vòng pyran liên kết trực tiếp với dị tố 
oxy. Hai peak tín hiệu nằm trong vùng 
trường thấp dạng duplet δH (7.26, d, 8.5 Hz, 
H-1) và δH (6.33, d, J = 2.5 Hz, H-4), một 
peak duplet-duplet δH (6.51, dd, J = 8.0; 2.0 
Hz, H-2) cấu thành nên vòng benzo (hệ 
vòng chromene). Tương tự, proton dạng 
duplet-duplet δH (6.42, dd, J = 8.0 Hz, H-
8), cặp proton duplet (δH 7.12, d, J = 8 Hz, 
H-7) và δH (6.37, d, J = 2.5 Hz, H-10) 
chứng minh sự tồn tại của một vòng benzo 
khác (hệ vòng benzofuran). Hai proton 
dạng peak duplet-duplet H-6a (δH 4.18, dd, 
J = 10.5; 7.0 Hz) và triplet H-11a (δH 5.41, 
t, J = 7.0 Hz) thuộc về một liên kết chung 
giữa hai dị vòng pyran và furan. Cặp 
nguyên tử cacbon bất đối C-6a, 11a với 
hằng số tách J = 7.0 Hz xác định tính chất 
lập thể với cấu hình tuyệt đối dạng R và 
đồng phân hình học dạng cis . 
Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT 
thấy xuất hiện mười sáu tín hiệu carbon 
trong phân tử, bao gồm một nhóm carbon 
metoxy δC (55.9, 9-OCH3), một nhóm 
oxymetilen tại δC (67.5, C-6) tín hiệu này 
được minh chứng bằng mũi âm trong 
DEPT-135, một nhóm oxymetin δC (80.0, 
C-11a), sáu nhóm metin hệ vòng thơm δC 
[133.2 (d, C-1), 110.7 (d, C-2), 104.1(d, C-
4), 129.7 (d, C-7), 107.2 (d, C-8) và 97.6 
(d, C-10)], một tín hiệu nhóm metin CH 
bão hòa nằm trong vùng trường cao δC 
(40.8, C-6a), cuối cùng là sáu tín hiệu của 
nguyên tử carbon bậc bốn của vòng thơm 
δC (112.9-162.5) được gán lần lượt cho C-
11b, C-6b, C-10a, C-9, C-4a và C-3. 
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C-
NMR gợi ý đây là một hợp chất thuộc lớp 
chất Pterocarpanoid phytoalexin, là dẫn 
xuất của isoflavonoid với bộ khung Benzo-
pyrano-furano-benzene. 
Kết hợp, so sánh các dữ liệu phổ thu 
được trên hoàn toàn trùng khớp với tài liệu 
tham khảo [7, 8]. Do vậy, chúng tôi xác 
định đây là hợp chất (+)-(6aR,11aR)-cis-3-
hydroxy-9-methoxypterocarpan 
(Medicarpin), hợp chất này đã được phân 
lập từ cây Dalbergiacongestiflora Pittier, 
Dalbergia odorifera và Dalbergia oliveri 
[7]. Cấu trúc hóa học được biểu diễn qua 
hình vẽ dưới đây: 
52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Hình 4. Cấu trúc hóa học hợp chất (1) 
4. Kế l ận 
Từ dịch chiết etyl axetat của lõi gỗ cây 
Sưa đỏ Dalbergia tokinensis, đã phân lập 
được một hợp chất dẫn xuất isoflavone. 
Bằng các phương pháp sắc kí, kết hợp với 
phương pháp tinh chế kết tinh lại trong 
dung môi thích hợp, một hợp chất 
Medicarpin đã được phân lập. Cấu trúc hóa 
học của hợp chất này được xác định bằng 
phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều 
đồng thời kết hợp so sánh với các dữ liệu 
phổ đã công bố trước đây. Về mặt hoạt tính 
cho thấy ngoài khả năng kháng nấm 
Medicarpin còn ức chế NO sản sinh trong 
dòng tế bào RAW 264.7 với giá trị IC50 là 
83.7μM [8, 9]. Việc tiến hành các nghiên 
cứu tiếp theo về mặt hóa học đồng thời đánh 
giá các hoạt tính sinh học từ lõi gỗ loài này là 
cần thiết và đang được chúng tôi thực hiện 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Sanjib S., Jamil A. S., Himangsu M., Faroque H., Md. Anisuzzman, Md. Mahadhi 
H., Geoffrey A. C. (2013). Ethnomedicinal, phytochemical, and pharmacological 
profile of the genus Dalbergia L. (Fabaceae), Phytopharmacology, 4(2), 291–346. 
[2] Đỗ Xuân Cẩm (2013). Cây Sưa ở Huế và các loài Sưa ở Việt nam, Tạp chí nghiên 
cứu và phát triển, 1(99), Tr. 95–100. 
[3] Trần Ngọc Hải (2012). Bảo tồn và phát triển loài quý hiếm Sưa (Dalbergia 
Tonkinensis Prain), Đại học Lâm Nghiệp. Tr. 34–36. 
[4] Vũ Thị Thu Hiền, Lưu Đàm Cư, Đinh Thị Phòng (2009). Xác định trình tự đoạn 
gen tRNA – LEU cho hai loài cây gỗ Sưa (Dalbergia Tonkinensis) và cây gỗ Trắc 
đỏ (Dalbergia Cochinchinensis) phục vụ việc phân loại mẫu vật tại bảo tàng thiên 
nhiên Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 7(4), Tr. 471–477. 
[5] Dương Văn Tăng (2013). Ứng dụng phương pháp phân tích DNA góp phần vào việc 
phân loại một số loài gỗ quý thuộc chi Dalbergia của Việt Nam, Hà Nội , Tr. 6–8. 
[6] Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Đỗ Thị Thảo, 
Trần Thị Sửu (2013). Hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập từ gỗ cây 
cẩm lai Dalbergia oliveri Gamble ex Prain, Tạp chí sinh học, 34(4): 439-444. 
[7] C. M. Sotres, P. L. Albarran, J. C. D. Leon, T. G. Moreno, J. G. R. Quinones, G. V. 
Marrufo, J. T. Mascarua (2012). “Medicarpin, an antifungal compound identified in 
hexane extract of Dalbergia congestiflora Pittier heartwood”, International 
Biodeterioration and Biodegradation 69, 38-40. 
[8] Chul L., Dongho L., Tin J.H., Yong S.K., Mikyeong L., Bang Y.H (2015). 
“Inhibitory constitutents of the hearwood of Dalbergia odorifera on nitric oxide 
production in RAW 264.7 macrophages ” , Bioorganic & Medicial Chemistry Latters 
, 23 , 4263-4266. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 53 
[9] Varizi N.T.K ., Erwin D.C (1981). “Corelation of MedicarpinProductionWith 
Resistance to pytophthora megasperma f.sp.nedicagias in Alfalfa seedings”, 
Departnent of Plan Pathology, 71,1235-1238 
Abstract 
Isoflavone derivative from dalbergia tonkinesis red heart woods 
Study on chemical constituents from the ethyl acetat extract of red heart woods of 
Dalbergia tonkinensis Prain (Fabaceae), an isoflavone derivative, Medicarpin (1) was 
isolated. The structures of isolated compound was determined from 
1
H-NMR and 
13
C-NMR 
spectroscopic data and comparison of spectral data with previosly reported values. 
Keywords: Dalbergia tonkinensis, isoflavanones, medicarpin. 

File đính kèm:

  • pdfdan_xuat_isoflavone_tu_loi_go_loai_sua_do_dalbergia_tonkines.pdf