Đặc điểm trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu liên tục

TÓM TẮT

Đặt vấn đề-mục tiêu: Lọc máu đang được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng cơ quan trong nhiều

bệnh lý ở trẻ em. Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết hiện nay khuyến cáo dùng lọc máu để điều trịở trẻ

nhiễm khuẩn huyết khi có tổn thương thận, dư dịch và trong rối loạn chức năng đa cơ quan. Tuy vậy vẫn còn

nhiều vấn đề cần nghiên cứu và ứng dụng nhất là ở trẻ em. Qua thời gian thực hiện lọc máu tại khoa Hồi sức

Tích cực- Chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề lọc máu trên trẻ nhiễm

khuẩn huyết. Nghiên cứu này nhằm mô tả các đặc điểm ở đối tượng được lọc máu này.

Phương Pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 33 trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn được

lọc máu tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi đồng 1.

Kết quả: Có 33 trẻ được lọc máu, tuổi trung bình là 53,4 ± 53,2 tháng và nam chiếm 57,6%, tuổi thấp nhất

là 3 tháng, cân nặng trung bình là 18,4 ± 13 kg và cân nặng thấp nhất là 7 kg. 100% trẻ được giúp thở, 69,7%

trẻ sốc nhiễm khuẩn, 67,7% dùng > 2 loại vận mạch và 54,5% trẻ tử vong. Thân nhiệt, mạch và huyết áp cải

thiện qua lọc máu. Nhóm tử có thân nhiệt 37,1 ± 1,6oC thấp hơn nhóm sống 39 ± 1,3 oC. Creatinin giảm nhưng

không khác nhau giữa nhóm sống và tử. Điện giải đồ ổn định ở cả 2 nhóm sống và tử. SGOT và SGPT không

thay đổi trong 24 giờ lọc máu, nhưng nhóm tử có men gan cao hơn. Lactate máu giảm ở nhóm sống và tăng ở

nhóm tử. Toan máu cải thiện ở nhóm sống hơn nhóm tử. Không khác biệt liều vận mạch ở nhóm sống và tử dù

liều cao hơn ở nhóm tử. Mức PEEP cao ở nhóm tử và thấp ở nhóm sống

Kết luận: Lọc máu cải thiện chức năng thận, ổn định điện giải đồ. Cải thiện lactate máu và toan ở nhóm

sống. men gan không thay đổi ở trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu.

 

pdf 6 trang phuongnguyen 14480
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu liên tục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu liên tục

Đặc điểm trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu liên tục
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 232
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC 
Phùng Nguyễn Thế Nguyên * 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề-mục tiêu: Lọc máu đang được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng cơ quan trong nhiều 
bệnh lý ở trẻ em. Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết hiện nay khuyến cáo dùng lọc máu để điều trịở trẻ 
nhiễm khuẩn huyết khi có tổn thương thận, dư dịch và trong rối loạn chức năng đa cơ quan. Tuy vậy vẫn còn 
nhiều vấn đề cần nghiên cứu và ứng dụng nhất là ở trẻ em. Qua thời gian thực hiện lọc máu tại khoa Hồi sức 
Tích cực- Chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề lọc máu trên trẻ nhiễm 
khuẩn huyết. Nghiên cứu này nhằm mô tả các đặc điểm ở đối tượng được lọc máu này. 
Phương Pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 33 trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn được 
lọc máu tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi đồng 1. 
Kết quả: Có 33 trẻ được lọc máu, tuổi trung bình là 53,4 ± 53,2 tháng và nam chiếm 57,6%, tuổi thấp nhất 
là 3 tháng, cân nặng trung bình là 18,4 ± 13 kg và cân nặng thấp nhất là 7 kg. 100% trẻ được giúp thở, 69,7% 
trẻ sốc nhiễm khuẩn, 67,7% dùng > 2 loại vận mạch và 54,5% trẻ tử vong. Thân nhiệt, mạch và huyết áp cải 
thiện qua lọc máu. Nhóm tử có thân nhiệt 37,1 ± 1,6oC thấp hơn nhóm sống 39 ± 1,3 oC. Creatinin giảm nhưng 
không khác nhau giữa nhóm sống và tử. Điện giải đồ ổn định ở cả 2 nhóm sống và tử. SGOT và SGPT không 
thay đổi trong 24 giờ lọc máu, nhưng nhóm tử có men gan cao hơn. Lactate máu giảm ở nhóm sống và tăng ở 
nhóm tử. Toan máu cải thiện ở nhóm sống hơn nhóm tử. Không khác biệt liều vận mạch ở nhóm sống và tử dù 
liều cao hơn ở nhóm tử. Mức PEEP cao ở nhóm tử và thấp ở nhóm sống 
Kết luận: Lọc máu cải thiện chức năng thận, ổn định điện giải đồ. Cải thiện lactate máu và toan ở nhóm 
sống. men gan không thay đổi ở trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu. 
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, lọc máu liên tục 
ABSTRACT 
TO STUDY CHARACTERISTICS OF SEVERE SEPSIS AND SEPTIC SHOCK CHLDREN WITH 
CONTINUOUS RENAL REPLACEMENT THERAPY 
Phung Nguyen The Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 232 - 237 
Background- Objectives: Continuous Renal Replacement Therapy (CRRT) is being used to support the 
treatment of multi organ dysfunction in many diseases in children. Current guideline of Surviving Sepsis 
Campaign has recommended using CRRT in pediatric sepsis in case of renal damage, overload and multi organ 
dysfunction. However, there are still many issues relating to needed research and application, especially in 
children. After the duration of applying CRRT in Intensive Care Unit at Children’s Hospital Number 1, we 
study this subject in children with sepsis. This study aim to describe the characteristics of these patients were 
dialyzed. 
Methods: The prospective-described study of 33 cases of severe sepsis and sepsis shock were supported by 
CRRT in Intensive Care Unit at Children Hospital Number 1. 
Results: There are 33 children on CRRT; mean age 53.4 ± 53.2 months and males accounted for 57.6%; the 
youngest was 3 month old; the average weight 18.4 ± 13 kg and the lowest weight is 7 kg. 100% cases are 
mechanic ventilated; 69.7% of children with septic shock; 67.7% cases used more than 2 types of vasopressors and 
54.5% patients died. The patient’s body temperature, pulse and blood pressure improved through dialysis. The 
* Đại học Y dược TP. HCM. 
Tác giả liên lạc: TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên ĐT: 0989.043.858 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 233
death group has the body temperature 37.1 ± 1.6°C, lower than the live group 39 ± 1.3°C. There are decreased 
blood creatinine but no differences between live and death group. No changes in the blood electrolytes are seen in 
both 2 groups. The value of SGOT and SGPT doesn’t increase in first 24 hour of dialysis, but the mortality group 
has higher liver enzymes. The blood lactate are showed decreased in the live group and increased in the mortality 
group. Acidosis improved in the live group more than the other. There are no important difference in vasopressor 
dose between 2 groups but a little higher in the mortality. Higher PEEP levels are used in the mortality and lower 
in the survival. 
Conclusions: CRRT recovered the renal function and stabled the blood electrolytes. It improved the blood 
lactate and acidosis in the survival group but didn’t change in liver enzymes in children with septic shock. 
Key words: severe sepsis, septic shock, continuous renal replacement therapy, continuous veno-venous 
hemofiltration. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lọc máu liên tục (CRRT) đang được thực 
hiện tại Khoa Hồi Sức, Bệnh viện Nhi đồng 1. Có 
nhiều chỉ định cho phương thức điều trị này trên 
trẻ sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngộ độc và 
nhiễm khuẩn huyết. Chúng tôi đã đề cập đến chỉ 
định lọc máu liên tục trên trẻ nhiễm khuẩn 
huyết (NKH). Tuy vậy, hiệu quả của lọc máu 
liên tục trên bệnh nhi NKH cũng cần được xem 
xét. Nghiên cứu lọc máu ở trẻ em trong nước là 
chưa nhiều do hạn chế về trang thiết bị, nhân lực 
và kinh nghiệm tiến hành. Hiện nay, qua 
chương trình cúm và tay chân miệng, nhiều 
bệnh viện tuyến tỉnh hay tương đương dã trang 
bị lọc máu liên tục trong điều trị. Nhưng kinh 
nghiệm thực hành là chưa nhiều. Bài báo này đề 
cập đến diễm tiến lâm sàng, cận lâm sàng và 
điều trị trên trẻ NKH được lọc máu. Nhằm xem 
xét khía cạnh đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng 
và theo dõi điều trị trẻ NKH được lọc máu. Từ 
đó có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý cho 
trẻ khi thực hiện thủ thuật này. 
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến cứu 33 trường hợp NKH 
được lọc máu trong thời gian từ 2010 đến 2013 
Tiêu chí chọn bệnh 
Chọn tất cả các trẻ nhập khoa Hồi sức Tích 
cức - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 2010 
đến 2013 được chẩn đoán NKH theo tiêu chuẩn 
của Hội thảo Quốc tế về NKH năm 2002(3)và 
được thực hiện lọc máu liên tục. 
Phương pháp tiến hành 
Tất cả bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ 
được khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm 
tại các thời điểm ngay trước lúc lọc máu (T0), 12 
giờ (T12) và 24 giờ (T24) sau lọc máu. Khám lâm 
sàng và xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ nặng 
của NKH, tình trạng tổn thương cơ quan và diễn 
tiến các xét nghiệm, dấu hiệu lâm sàng trong 24 
giờ được lọc máu. Các thông tin được ghi nhận 
vào bệnh án mẫu thống nhất ghi nhận kết quả 
sống còn và thời gian nằm viện của bệnh nhân. 
Dữ liệu được xử lý số liệu bằng phần mềm 
SPSS 20. Thực hiện mô tả các trung bình và tỷ lệ 
theo mục tiêu nghiên cứu. So sánh trung bình 
của các biến số định lượng giữa các nhóm bằng 
phép kiểm T-test, so sánh trung vị bằng phép 
kiểm Mann whitney test khi phân phối không 
chuẩn. So sánh tỉ lệ của các biến số định tính 
bằng phép kiểm Chi bình phương (χ2) có hiệu 
chỉnh Fisher exact test. Sự khác biệt có ý nghĩa 
khi p < 0,05. Phân tích sự thay đổi nồng độ của 
các chất tại các thời điểm (đo lường lặp lại) bằng 
ANOVA đo lường lặp lại. 
Lọc máu liên tục tại bệnh viện Nhi đồng 1 
sử dụng máy Prisma, quả lọc M60 hay M100 
với màng bằng AN69, dung dịch thay thế 
Hemosol. Máy được vận hành bởi các bác sĩ tại 
khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc. Catheter 
được chọn theo trọng lượng trẻ, catheter được 
đặt ở tĩnh mạch đùi hay tĩnh mạch cảnh bằng 
phương pháp Seldinger. Catheter 2 nòng được 
sử dụng. Prim bằng NaCL 0,9%; chống đông 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 234
bằng fraxiparin với liều tấn công 20 UI/kg và 
duy trì 5-10 UI/kg/giờ. Theo dõi chống đông 
bằng TCK. Tất cả trẻ đều được đặt nội khí 
quản và được an thần bằng midazolam và 
giảm đau bằng fentanyl. 
Mức độ NKH được định nghĩa NKH, NKH 
nặng và sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng 
các cơ quan theo tiêu chuẩn của Goldstein(3). 
Tiêu chuẩn tổn thương thận theo PRIFL(1). 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Có 33 trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu 
trong thời gian nghiên cứu. 
Bảng 1.Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Đặc điểm Kết quả n (%) 
Tuổi (tháng) 53,4 ± 53,2 
Giới tính (nam) 19 (57,6%) 
Cư ngụ ở tỉnh 24 (72,7%) 
Đặc điểm Kết quả n (%) 
Chuyển viện 18 (58,5%) 
Cân nặng (kg) 18,4 ± 13 
Sốc nhiễm khuẩn 23 (69,7%) 
Nhiễm khuẩn huyết nặng 10 (30,3%) 
Số vận mạch > 2 22 (66,7%) 
Giúp thở 33 (100%) 
Thời gian nằm Hồi sức 11,2 ±12,7 ngày 
Tỷ lệ tử vong 18 (54,5)% 
Thời gian trung bình tại khoa hồi sức với 
nhóm tử là 5,7 ± 4,7 ngày và ở nhóm sống là 17,8 
±15,8 ngày. 
Tuổi thấp nhất được lọc máu là 3 tháng, 10 
trẻ ≤ 12 tháng được lọc trong dân số này. Cân 
nặng thấp nhất là 7 kg, có 12 trẻ có cân nặng ≤ 
10 kg. Tất cả các trẻ đều rối loạn chức năng ≥ 2 
cơ quan. 
Bảng 2.Diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng 24 giờ đầu lọc máu 
Biểu hiện T0 (n) T12 (n) T24 (n) 
Thân nhiệt (oC) 38,3 ± 1,8 36,6 ± 0,9 36,9 ± 1,2 
Mạch (lần/phút) 167 160 144 
Giảm huyết áp 2 (6,1%) 4 (12,1%) 3 (9,1%) 
Creatinin máu (mmol/l) (n=33)468,9 ± 1065,8 (n= 30)397,7 ± 877,5 (n=30)256,5 ± 625,1 
SGOT (UI/L) (n= 28)1631,2 ± 2174,9 (n= 20)1787,4 ± 2020,2 (n= 25)1416,5 ± 1812,6 
SGOT (UI/L) (n= 28)635,4 ± 1120,8 (n= 20)637,5 ± 1010,9 (n= 25)656,5 ± 1059,9 
Na + (mEq/L) (n= 33)135,2 ± 9,6 (n= 29)134,6 ± 6,1 (n= 28)132,6 ± 6,3 
K + (mEq/L) (n= 33)3,7 ± 0,8 (n= 29)3,4 ± 0,7 (n= 28)3,7 ± 0,8 
Ca 2+ (mEq/L) (n= 33)0,9 ± 0,2 (n= 29)1,1 ± 0,9 (n= 28)1,1 ± 0,1 
Lactate máu (mmol/l) (n= 29)4,7 ± 3,2 (n= 25)5,2 ± 4,1 (n= 22)4,0 ± 3,6 
pH (n= 33)7,3 ± 0,1 (n= 30)7,3 ± 0,1 (n= 28)7,3 ± 0,1 
PaO2/FiO2 (n= 33)168 ± 82 (n= 30)158 ± 94 (n= 28)152 ± 72 
BE (n= 33)-11,2 ± (-) 4,5 (n= 30)-8,6 ± -5,2 (n= 28)-7,4 ± -3,9 
ScvO2 (n= 14)85 ± 13 (n= 13)73 ± 18 (n= 12)79 ± 10 
INR (n= 33)3,1 ± 3,4 (n= 28)2,7 ± 3,9 (n= 24)2,1 ± 4,4 
TCK (%) (n= 33)83 ± 34 (n= 28)76 ± 31 (n= 24)66 ± 33 
Fibrinogen (g/l) (n= 33)2,3 ± 1,7 (n= 28)2,3 ± 1,6 (n= 24)4,6 ± 9,4 
D-Dimer (mg/L) (n= 10)7,1 ± 5,7 (n= 4)1,4 ± 0,9 (n= 4)6,5 ± 9,1 
Bảng 3.Khác biệt giữa nhóm tử và sống 
Yếu tô T0 T12 T24 p 
Tuổi (tháng) Tử (n=18) 57,4 ± 54,3 0,6 
 Sống (n=15) 48,5 ± 53,4 
Cân nặng (kg) Tử (n=18) 19,3 ± 14 0,6 
 Sống (n=15) 17,3 ± 12,2 
Nhiệt độ (oC) Tử (n=13) 37,1 ± 1,6 36 ± 0,9 36,4 ± 1,3 0,008 
Sống (n=12) 39 ± 1,3 36,9 ± 0,7 37 ± 1,1 
Creatinin máu (mmol/l) Tử (n=13) 559 ± 924 425 ± 798 230 ± 433 0,9 
Sống (n=14) 523 ± 1391 376 ± 1027 296 ± 795 
Na (mEq/L) Tử (n=13) 132 ± 10 133 ± 6 132 ± 5 0,4 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 235
Yếu tô T0 T12 T24 p 
Sống (n=14) 138 ± 10 134 ± 6 133 ± 5 
K (mEq/L) Tử (n=13) 4 ± 0,8 3,4 ± 0,7 3,5 ± 0,7 0,5 
Sống (n=14) 3,5 ± 0,9 3,3 ± 0,7 3,6 ± 0,6 
SGPT (Ui/L Tử (n=13) 1150 ± 1145 1397 ± 1897 1457 ± 2053 0,2 
Sống (n=14) 501 ± 941 386 ± 486 437 ± 569 
SGOT (UI/L) Tử (n=13) 2805 ± 2584 3021 ± 2966 2896 ± 2571 0,2 
Sống (n=14) 1144 ± 1845 1240 ± 1966 1141 ± 1731 
Lactate máu(mmol/l) Tử (n=13) 4,5 ± 2,7 5,9 ± 4,6 6,3 ± 3,8 0,1 
Sống (n=14) 4,3 ± 3,3 3,6 ± 3,0 2,8 ± 2,4 
PH Tử (n=13) 7,3 ± 0,14 7,2 ± 0,1 7,3 ± 0,1 0,01 
Sống (n=15) 7,3 ± 0,7 7,3 ± 0,5 7,4 ± 0,1 
BE Tử (n=13) -12 ± -6 -10 ± -6 -8 ± -4 0,08 
Sống (n=15) -10 ± -4 -6 ± -3 -6 ± -4 
PaO2/FiO2 Tử (n=13) 155 ± 76 138 ± 86 144 ± 76 0,25 
Sống (n=15) 185 ± 91 178 ± 106 160 ± 72 
INR Tử (n=8) 2,5± 1,6 2,0 ± 0,9 2,4± 1,9 0,6 
Sống (n=14) 3,1 ± 4,1 3,2 ± 5,2 3,2 ± 5,4 
Liều tối đa dopamin Tử (n=17) 9,5± 2,6 0,8 
Sống (n=12) 9,6 ± 1,5 
Liều tối đa dobutamin Tử (n=16) 11,3± 2,8 0,1 
Sống (n=10) 9,7 ± 0,9 
Liều tối đa adrenalin Tử (n=13) 1,3± 0,9 0,2 
Sống (n=5) 0,6 ± 0,6 
Liều tối đa noradrenalin Tử (n=11) 2,5± 2,9 0,1 
Sống (n=7) 1,1 ± 1,3 
PEEP (CmH2O) Tử (n=18) 10,7± 4,1 0,02 
Sống (n=15) 6,5 ± 2,1 
*Liều của thuốc vận mạch được tính bằng µg/kg/phút 
13 trường hợp (39,4%) tử sốc nhiễm khuẩn 
và 10 trường hợp (30,3%) sống sốc nhiễm khuẩn. 
50% trẻ ≤12 tháng tử vong và 56,5% trẻ > 12 
tháng tử vong (p=1). 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này tuổi thấp nhất là 3 
tháng, và 10 trẻ là nhũ nhi bị nhiễm khuẩn huyết 
nặng được lọc máu. Cân nặng thấp nhất là 7 kg 
và 12 trẻ có cân nặng ≤ 10 kg. Trong những năm 
gần đây nhờ kỹ năng lập đường truyền trung 
tâm tốt hơn, chúng tôi đã tiến hành lọc máu cho 
trẻ nhỏ. Tuy nhiên cân nặng của trẻ thường phải 
> 6 kg vì catheter lọc máu cho cân nặng thấp hơn 
chưa có. Catheter đang được dùng cho các trẻ 
này là catheter số 6.5 Fr hay 7 Fr. Trong những 
năm tới, chúng tôi tiến hành lọc máu cho trẻ có 
cân nặng thấp hơn hay trẻ sơ sinh. Không có 
khác biệt giữa nhóm sống và tử về tuổi và cân 
nặng. Stuart L. Goldstein, năm 2001, trên 21 trẻ 
được lọc máu, cân nặng trung bình là 28,3 ± 20,8 
kg, tuổi trung bình 8,8 ± 6,6 năm; tác giả cũng 
không ghi nhận khác biệt giữa nhóm sống và 
tử(4). Tại bệnh viện Đại học Odense, Đan Mạch, 
trong 13 năm có 36 trẻ được lọc máu, trẻ được 
lọc máu từ 1 ngày tuổi, và 16 trẻ có cân nặng < 10 
kg, với trung bình là 5,4 kg (3,1-9,5 kg); trong 36 
trẻ này có 11 trẻ nhiễm khuẩn huyết(7). Trên 84 
trẻ có cân nặng ≤ 10 kg tại Mỹ từ 2001-2005 được 
CRRT, cân nặng thấp nhất là 2,8 kg và trung 
bình là 4,4 kg. tuổi thấp nhất là 9,5 ngày(2). 
18 trẻ tử vong (54,5%) trong nghiên cứu 
chúng tôi. Trong đó 3 trẻ tử vong trước 24 giờ 
lọc máu. Tỷ lệ tử vong còn cao có thể do bệnh 
nhiễm khuẩn huyết nặng vì 100% trẻ được thở 
máy, 69,7% sốc nhiễm khuẩn với 66,7% dùng > 2 
loại vận mạch. Không có sự khác biệt về tử vong 
giữa trẻ nhũ nhi và trẻ lớn hơn. Tỷ lệ tử vong 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 236
chung trong nghiên cứu của Ole Perdesen là 
36%, tuy nhiên ở 11 bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết có rối loạn chức năng đa cơ quan, tử vong 
7 trẻ (64%)(7). Khi có suy cơ quan, tử vong trong 
nghiên cứu là 64%. Tỷ lệ tử vong là 57,2% ở 21 
trẻ được CVVH của Stuart L. Goldstein. Tử vong 
sẽ cao khi nhiễm khuẩn huyết có tổn thương 
thận(4). Nghiên cứu tại Mỹ, tử vong lọc máu ở trẻ 
≤ 10 kg là 43%(2). 
Hầu hết trẻ được lọc máu khi sốc đã diễn 
tiến nặng, tổn thương đa cơ quan. Creatinin máu 
giảm cả 3 thời điểm và giảm ở cả nhóm tử và 
sống (p=0,9). Điện giải đồ không có khác biệt 
giữa nhóm tử và sống và ổn định trong quá 
trình lọc máu.Men gan SGOP và SGPT rất cao 
trong nhóm nghiên cứu, và không giảm trong 24 
giờ được lọc máu.Tuy vậy, cũng ghi nhận nhóm 
tử có SGOT và SGPT cao hơn hẳn nhóm sống. 
Tổn thương gan cũng ghi nhận không cải thiện 
với lọc máu dù phương thức lọc là CVVH hay 
CVVHDF. Lactate máu cả 3 thời điểm không 
khác nhau, tuy nhiên ghi nhận khuynh hướng 
giảm ở nhóm sống và tăng ở nhóm tử. Nghiên 
cứu lactate máu trong sốc nhiễm khuẩn của 
chúng tôi cũng ghi nhận lactate máu cải thiện 
giữa nhóm sống và nặng hơn trong nhóm tử 
vong(6). Các khuyến cáo cũng cho thấy khi độ 
thanh thải lactate máu không cải thiện > 10% thì 
tiên lượng xấu.pH máu và BE cho thấy cũng cải 
thiện ở nhóm sống. toan máu và thiếu kiềm ở 
những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được lọc 
máu. Trên 17 người lớn được lọc máu tại bệnh 
viện Oita, Nhật Bản, Koji Goto và cộng sự ghi 
nhận ỡ những bệnh nhân không đáp ứng với 
điều trị theo mục tiêu, lọc máu giúp cải thiện 
huyết áp động mạch trung bình, cải thiện chỉ số 
ScvO2. Lactatr và IL-6 cải thiện đáng kể.Trong 
nghiên cứu này lọc máu được tiến hành trong 6 
giờ điều trị.Nghiên cứu của chúng tôi không ca 
nào được lọc máu trong 6 giờ đầu điều 
trị.Chúng tôi lọc máu khi huyết áp tương đối ổn 
định bằng dịch và vận mạch. Rõ ràng lọc máu 
sớm có thể giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhận 
nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn(5). 
Trên 297 trẻ từ 13 trung tâm tại Mỹ, năm 2010, 
các tác gả cho thấy quá tải dịch có ảnh hưởng 
trên tiên lượng bệnh. Trong khi nhóm sống và tử 
không có độ thanh thải của thận không khác 
nhau(8). Trong nghiên cứu của David J. Askenazi 
cũng cho thấy không khác biệt độ lọc cầu thận 
giữa nhóm sống và tử(2). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kháng 
sinh được dùng ở những bệnh nhi này không 
được theo dõi nống độ, đô thải trừ để tính liều 
trong quá trình lọc. Việc cho kháng sinh quá 
nhiều có thể dẫn đến tổn thương gan hay thận 
thêm nữa. Nhưng việc dùng kháng sinh thấp ở 
những bệnh nhi này có thể không khống chế 
được tình trạng nhiễm khuẩn và tử vong do 
nhiễm khuẩn nặng thêm. Chúng tôi chỉ định 
lọc thận với suy thận 33,3%; còn lại do nguyên 
nhân khác. Do vậy, liều kháng sinh ở những 
bệnh nhân không suy thận, hay suy thận ở 
mức lọc còn > 10% như thế nào cần phải 
nghiên cứu thêm. Có thể cần phải tăng liều 
kháng sinh ở nhóm bệnh nhân này vì hầu hết 
kháng sinh có trọng lượng phân tử nhỏ và 
được lọc hoàn toàn bởi lọc máu liên tục(5). 
Dù không ghi nhận khác biệt liều vận mạch 
ở nhóm sống và tử.chúng tôi nhận thấy nhóm tử 
có liều adrenalin và liều noradrenalin cao hơn 
nhóm sống. Cũng như mức PEEP để hổ trợ hô 
hấp khác nhau giữa nhóm sống và tử. 
KẾT LUẬN 
Qua 33 trẻ nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc 
nhiễm khuẩn được lọc máu chúng tôi nhận thấy 
tuổi trung bình lọc máu là 53,4 tháng, trong đó 
thấp nhất là 3 tháng, và cân nặng trung bình là 
trong đó thấp nhất là 7 kg. Lọc máu giảm 
creatinin máu, ổn định điện giải đồ.Men gan 
không giảm với lọc máu. Lactate máu và tình 
trạng toan cải thiện ở nhóm sống hơn nhóm tử. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Akcan-Arikan A Z M, Loftis LL, Washburn KK, Jefferson LS, 
Goldstein SL (2007). "Modified RIFLE criteria in critically ill 
children with acute kidney injury." Kidney Int 71: 1028–1035. 
2. Askenazi D J, Goldstein S L, Koralkar R, et al. (2013). 
"Continuous Renal Replacement Therapy for Children <10 kg: 
A Report from the Prospective Pediatric Continuous Renal 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 237
Replacement Therapy Registry." The Journal of Pediatrics 
162(587-592). 
3. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). "International 
pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis 
and organ dysfunction in pediatrics." Pediatr Crit Care Med 
6(1): 2-8. 
4. Goldstein S L, Currier H, Graf J M, et al. (2001). "Outcome in 
Children Receiving Continuous Venovenous Hemofiltration." 
Pediatrics 107: 1309-1312. 
5. Goto K, Hidaka S, Abe T, et al. (2011). "Continuous Renal 
Replacement Therapy Improves Septic Shock in Patients 
Unresponsive to Early Goal-Directed Therapy." Anesthe 
Clinic Res 2(9): 1000161. 
6. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2011). "Nghiên cứu lactate máu 
trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em." Y Học TP. Hồ Chí Minh 
15(1): 209-216. 
7. Pedersen O, Jepsen S B, Toft P (2012). "Continuous renal 
replacement therapy for critically ill infants and children." 
Dan Med J 59(2): A4358. 
8. Sutherland S M, Zappitelli M, Alexander S R, et al. (2010). 
"Fluid Overload and Mortality in Children Receiving 
Continuous Renal Replacement Therapy: The Prospective 
Pediatric Continuous Renal Replacement Therapy Registry." 
American journal of kidney diseases 55(2): pp 316-325. 
 Ngày nhận bài báo: 28/04/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/5/2014 
Ngày bài báo được đăng: 20/8/2014 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_tre_nhiem_khuan_huyet_duoc_loc_mau_lien_tuc.pdf