Đặc điểm sinh học cá dầy vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

MỞ ĐẦU

Vùng phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ sinh thái nước lợ điển hình, lớn nhất vùng Đông Nam Á, thích nghi với nhiều loài thủy sinh vật sinh sống. Không những thế, nó còn có những nét đặc trưng về văn hóa, sinh thái, nhân văn và tính đặc hữu của sinh vật. Cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai) là một trong những loài đặc hữư của Thừa Thiên Huế và vùng nước lợ nhạt miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm sinh học cá Dầy. Hiện nay, việc khai thác loài cá này chưa được quản lý chặt chẽ nên nguồn lợi cá Dầy tự nhiên đang có nguy cơ suy giảm. Qua bài báo này chúng tôi mong góp một số liệu cơ bản nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi, khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này.

 

doc 9 trang phuongnguyen 480
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm sinh học cá dầy vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh học cá dầy vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặc điểm sinh học cá dầy vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 27, 2005
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ DẦY VÙNG ĐẦM PHÁ 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
 Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng 
Trường Đại học Khoa học Đại học Huế
 Nguyễn Hữu Quyết
 Sở Tài nguyê n Môi trường Thừa Thiên Huế
MỞ ĐẦU
Vùng phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ sinh thái nước lợ điển hình, lớn nhất vùng Đông Nam Á, thích nghi với nhiều loài thủy sinh vật sinh sống. Không những thế, nó còn có những nét đặc trưng về văn hóa, sinh thái, nhân văn và tính đặc hữu của sinh vật. Cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai) là một trong những loài đặc hữư của Thừa Thiên Huế và vùng nước lợ nhạt miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm sinh học cá Dầy. Hiện nay, việc khai thác loài cá này chưa được quản lý chặt chẽ nên nguồn lợi cá Dầy tự nhiên đang có nguy cơ suy giảm. Qua bài báo này chúng tôi mong góp một số liệu cơ bản nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi, khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài thực địa
Thu mẫu cá Dầy bằng cách trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân, mua, lập các điểm quan trắc, phỏng vấn ngư dân thông qua các phiếu điều tra. 
Mẫu cá Dầy được xử lí ngay khi đang còn tươi, cân trọng lượng, đo chiều dài, lấy vẩy, giải phẫu cá để xác định độ no, xác định các giai đoạn chín muồi sinh dục (CMSD). Cân, đo, định hình tuyến sinh dục, định hình trứng (ở giai đoạn IV), định hình ống tiêu hóa của cá theo từng cá thể. 
Nghiên cứu về sinh trưởng của cá
Tương quan về chiều dài và trọng lượng của cá: theo phương trình của R. J. H. Beverton - S. J. Holt (1956): W = a. Lb 
Trong đó: W: trọng lượng cá; a và b là các hệ số tương quan.
Xác định tuổi cá: Tuổi cá Dầy được xác định bằng vẩy. Vẩy đem lên kính lúp hai mặt để quan sát vòng năm và đo kích thước. 
Tốc độ sinh trưởng: Theo phương trình của Rosa Lee (1920): Lt = (L – a)Vt/V + a
Xác định các thông số sinh trưởng: Dựa vào phương trình của Von Bertalanffy (1954) theo các công thức chung: 
 - Về chiều dài: Lt = L¥ [1 – e-k(t – t0)]
 - Trọng lượng: Wt = W¥ [1 – e-k(t – t0) ] b
 Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá
 Xác định thành phần thức ăn: Thức ăn được tách khỏi ruột dạ dày. Quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh. Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số suất hiện và các mức độ tiêu hóa thức ăn.
Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep.
Xác định hệ số béo: Xác định hệ số béo của cá theo
 Công thức Fulton (1902): Q = W.100/L3
 Công thức Clark (1928): Q = W0 .100/L3
Nghiên cứu sinh sản của cá
 Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá: Quan sát mức độ chín muồi sinh dục (CMSD) theo thang 6 giai đoạn của K.A.Kixelevits (1923). Kiểm tra mức độ CMSD của cá bằng tổ chức học. Dùng phương pháp nhuộm màu kép của Heidenhai để xác định các giai đoạn CMSD theo quan điểm của O.F.Xakun và A.N.Buxkaia (1968). 
 Xác định sức sinh sản của cá: Các giai đoạn CMSD được định hình theo từng đơn vị trọng lượng và lấy mẫu ở ba vùng khác nhau trên chiều dài của tuyến sinh dục. Xác định sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Dầy:
Bảng 1: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Dầy
Tuổi
Giới tính
Chiều dài (mm) và trọng lượng (g) 
N
L giao động
L (tb)
W giao động 
W (tb)
n
%
0+
Juv.
95 -190
104,6
28 – 152
52,7
67
18,21
1+
Đực
154 - 275
192,7
145 – 250
115,5
78
21,20
Cái
148 - 267
178,3
136 – 324
110,4
66
17,93
2+
Đực
235 - 342
301,3
290 – 595
616,7
52
14,13
Cái
236 - 325
287,1
273 – 576
628,3
65
17,66
3+
Đực
313 - 490
341,4
467 – 1520
875,8
23
6,25
Cái
308 - 467
361,2
423 - 1.956
1087,6
17
4,62
Tổng
95 - 467
239,1
28 - 1.956
498,1
368
100,00
Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Dầy biến thiên theo hàm số mũ theo công thức W = 1.137,8.10-8. L2,9916 và được thể hiện trong đồ thị hình 1.
W(g)
 2000
1200
 1020
 900
 780
 660
 540
 420
 300
 180
 60
 30
 100 150 200 250 300 350 400 450 500 L(mm)
W = 1.137,8.10-8. L2,9916 
 Hình 1: Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Dầy
Từ kết quả của bảng 1 cho thấy sự sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá không đồng nhất trong thời gian đầu của đời sống. Ở nhóm tuổi thấp (0+, 1+) cá chủ yếu tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt đến một kích thước nhất định với tuổi cao (2+, 3+) cá tăng trưởng về chiều dài có chậm lại nhưng trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Sự sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá Dầy không đồng nhất. Thời gian đầu cá tăng nhanh về chiều dài, sau đó tăng nhanh về trọng lượng. Mối tương quan này có sự khác nhau giữa con đực, con cái và khác nhau ở từng lứa tuổi (bảng 1, hình 1). 
2. Đặc tính sinh trưởng của cá Dầy:
2.1. Thành phần tuổi:
Cá Dầy có 4 nhóm tuổi. Tuổi thấp nhất là tuổi 0+, cao nhất là tuổi 3+. Nhóm cá trên 1 tuổi (1+) có số lượng cá thể thu được nhiều nhất (39,13%). Nhóm tuổi 2+ có số lượng trung bình (23,93%). Nhóm cá trên ba tuổi (3+) có số lượng thấp nhất (10,87%). 
2.2. Đặc tính sinh trưởng của cá Dầy:
Giải phương trình thực nghiệm của Rosa Lee, chúng tôi xác định được hệ số a của cá Dầy là 16,98 (mm), nghĩa là cá đạt kích thước 16,98 mm mới bắt đầu có vẩy.
Dựa vào phương trình Lt = (L – 16,98).Vt/V + 16,98 chúng tôi xác định được mức tăng kích thước cá Dầy hàng năm (bảng 2).
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm về chiều dài của cá Dầy
Tuổi
Giới tính
Sinh trưởng chiều dài trung bình hàng năm (mm)
Mức tăng chiều dài trung bình 
hàng năm 
n
L1
L2
L3
T1
T2 
T3 
mm
%
mm
%
0+
67
1+
Đực
152
152
78
Cái
158
158
66
2+
Đực
154
250
154
96
62,33
52
Cái
147
238
147
91
61,90
65
3+
Đực
157
260
324
157
93
59,23
64
40,76
23
Cái
164
261
312
164
97
59,14
51
31,09
17
S
932
1009
636
932
377
242,60
115
71,85
368
Thông số sinh trưởng theo phương trình Von - Bertalanffy với kết quả: 
L¥ = 640,94; k = 0,4522; t0 = 0,157119; W¥ = 4781,43; t0 = -0,25045; b = 2,9916 
Phương trình sinh trưởng của cá Dầy có dạng:
Về chiều dài: Lt = 640,94 [1 - e0,4522 (t – 0,157119)]
Về trọng lượng: Wt = 4781,43 [1- e-0,237 (t + 0,25045) ]2,9916
3. Đặc tính dinh dưỡng của cá Dầy:
3.1. Thành phần thức ăn của cá Dầy
Phân tích thức ăn có trong ống tiêu hoá của cá, đã xác định được 29 loại thức ăn khác nhau. Phổ thức ăn của cá khá đa dạng gồm 9 ngành thủy sinh vật khác nhau mà chủ yếu là các ngành động vật không xương sống, tảo phù du, một số loài thực vật có hoa thuỷ sinh và mùn bã hữu cơ (một số nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra 8 ngành thuỷ sinh vật). Theo đó, cá Dầy là một loài ăn tạp.
3.2.Cường độ bắt mồi của cá:
Độ no của cá Dầy cũng khác nhau theo các nhóm tuổi (bảng 3). Nhóm tuổi thấp (0+) và nhóm tuổi cao (3+) có cường độ bắt mồi thấp hơn nhóm tuổi 1+ và 2+. Điều này có thể liên quan đến thời kỳ tăng cường sinh trưởng và sinh sản của cá Dầy. Trong nhóm tuổi 1+ và 2+, nhiều cá thể có độ no bậc 2, bậc 3 chứng tỏ sự tích cực hoạt động bắt mồi của cá nhằm phát triển cơ thể và tăng cường tích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá.
Bảng 3: Độ no của cá Dầy theo độ tuổi
Bậc
độ no
Tuổi
0+
1+
2+
3+
n
%
n
%
n
%
N
%
n
%
0
0
0
12
3,261
10
2,717
6
1,63
28
7,609
1
12
3,261
21
5,707
28
7,609
14
3,804
75
20,38
2
25
6,793
54
14,67
36
9,783
11
2,989
126
34,24
3
18
4,891
48
13,04
31
8,424
6
1,63
103
27,99
4
12
3,261
9
2,446
12
3,261
3
0,815
36
9,783
S
67
18,21
144
39,13
117
31,79
40
10,87
368
100
3.3. ĐỘ béo của cá
Hệ số béo của cá Dầy khác nhau giữa con đực, con cái và ở các nhóm tuổi (bảng 4). Ở nhóm tuổi thấp và ở nhóm tuổi cao, hệ số béo cá đực nhỏ hơn cá cái (1.614,1.10-6 so với 1.947.10-6); ở nhóm tuổi trung bình (2+), hệ số béo của cá đực lại cao hơn cá cái (2.066.10-6 so với 1.698,3.10-6).
Bảng 4: Hệ số béo của cá Dầy theo từng nhóm tuổi
Tuổi
Giới tính
Hệ số béo của cá
N
Fulton (1902)
Clark (1928)
n
%
0+
Juv.
2726,2.10-6
2184,4.10-6
67
18,21
1+
Đực
1614,1.10-6
1285,7.10-6
78
21,19
Cái
1947,6.10-6
1587,8. 10-6
66
17,93
2+
Đực
2066,1.10-6
1685,2. 10-6
52
14,13
Cái
1698,3.10-6
1371,2.10-6
65
17,66
3+
Đực
1205,2.10-6
985,3.10-6
23
6,25
Cái
1746,1.10-6
1411,2.10-6
17
4,62
4. Đặc tính sinh sản của cá Dầy:
4.1. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi
Trong đầm phá, cá Dầy có đủ 6 giai đoạn CMSD, nhưng ở những mức độ khác nhau theo từng nhóm tuổi. Cá đẻ trứng chủ yếu ở các nhóm tuổi 2+ và 3+ (bảng 5). 
Bảng 5: Sự phát triển của tuyến sinh dục theo nhóm tuổi của cá Dầy
Tuổi
Số cá thể thu được ở các giai đoạn chín muồi sinh dục
N
I
II
III
IV
V
VI
n
%
n
%
N
%
n
%
n
%
n
%
n
%
0+
67
18,21
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
67
18,21
1+
5
1,36
53
14,40
76
20,65
8
2,17
2
0,54
0
0
144
39,13
2+
3
0,82
31
8,42
36
9,78
28
7,61
17
4,62
2
0,54
117
31,79
3+
0
0
2
0,54
5
1,36
11
2,99
14
3,80
8
2,17
40
10,87
S
75
20,38
86
23,37
117
31,79
47
12,77
33
8,97
10
2,72
368
100
Nhóm cá tuổi 0+ chỉ có tuyến sinh dục ở giai đoạn I CMSD, giai đoạn còn non.
Một số cá nhóm tuổi 1+ đã có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV, V, chứng tỏ cá Dầy sau 1 năm tuổi (1+) đã chín muồi sinh dục để tham gia vào đàn đẻ trứng.
Ở nhóm tuổi (3+) cá Dầy đã hoàn toàn trưởng thành về sinh dục.
4.2. Sinh sản theo thời gian:
Theo dõi quá trình phát dục của cá qua các tháng cho thấy cá Dầy đẻ trứng vào mùa Xuân - Hè, kéo dài từ tháng III đến tháng VIII trong năm, thời gian này trùng với mùa mưa phụ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự xen kẻ của nhiều ngày nắng có các ngày mưa của mùa Hè, chính là một trong những điều kiện sinh thái phù hợp cho quá trình đẻ trứng của họ cá Chép (Cyprinidae) nói chung và cá Dầy nói riêng. Trong các tháng này, tuyến sinh dục của mẫu cá thu được đa số ở giai đoạn IV,V của CMSD.
 Ở các vùng thu mẫu chúng tôi đều bắt gặp cá Dầy có các giai đoạn CMSD cao, đồng đều (bảng 6). Điều này chứng tỏ chủng quần cá Dầy tập trung đẻ rộ vào mùa Hè từ tháng V đến tháng VII và phù hợp với việc quan trắc thấy cá Dầy con xuất hiện nhiều vào mùa mưa, lũ. 
Bảng 6: Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo thời gian
GD
CM SD
Năm 2004
Năm 2003
N
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
I
15
4,08
4
1,09
11
2,99
12
3,26
8
2,17
3
0,82
0
0
2
0,54
7
1,9
9
2,45
4
1,09
75
20,38
II
5
1,36
12
3,26
8
2,17
6
1,63
6
1,63
8
2,17
6
1,63
4
1,09
8
2,17
12
3,26
4
1,09
7
1,9
86
23,37
III
5
1,36
8
2,17
10
2,72
6
1,63
15
4,08
12
3,26
7
1,9
8
2,17
12
3,26
9
2,45
15
4,08
10
2,72
117
31,79
IV
2
0,54
5
1,36
12
3,26
8
2,17
6
1,63
5
1,36
6
1,63
3
0,82
47
12,77
V
0
0
4
1,09
7
1,90
5
1,36
8
2,17
7
1,9
2
0,54
33
8,97
VI
0
0
0
0
2
0,54
4
1,09
3
0,82
1
0,27
10
2,72
S
27
7,34
29
7,88
45
12,23
39
10,60
42
11,41
40
10,9
29
7,88
18
4,89
22
5,98
28
7,61
28
7,61
21
5,71
368
100
4.3. Sức sinh sản của cá Dầy:
Bảng 7: Sức sinh sản của cá Dầy vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
STT
Chiều dài (mm)
Trọng lượng (g)
Sức sinh sản tuyệt đối (trứng)
Sức sinh sản tương đối (trứng/g)
N
(cá thể)
Dao động
Trung bình
Dao động
Trung bình
1
170 - 210
195
135- 200
185
38987
211
15
2
235 - 289
263
233 - 310
298
62065
208
12
3
305 - 348
325
385 - 585
420
89520
213
9
4
355 - 490
417
620 - 748
716
158552
221
11
5
334 - 467
396
947 - 2000
1246
286640
230
8
TB
170 - 490
319
135 - 2000
573
127.152,8
222
55
Sức sinh sản tuyệt đối của cá Dầy thay đổi theo nhóm kích thước. Cao nhất ở nhóm chiều dài trung bình 396mm. Số lượng trứng có trong buồng trứng cá Dầy trung bình đạt tới 127.152,8 tế bào. Sức sinh sản tương đối của cá Dầy thấp, đạt 222 tế bào trứng/1g trọng lượng cơ thể.
KẾT LUẬN
1. Về sinh trưởng: Thành phần tuổi của cá Dầy gồm 4 nhóm tuổi. Nhóm cá trên 1 tuổi có số lượng cao nhất (39,13%), nhóm cá trên 3 tuổi có số lượng thấp nhất (10,87%).
Phương trình sinh trưởng của cá Dầy theo Von - Bertalanffy được thể hiện như sau:
Về chiều dài: Lt = 640,94 [ 1 – e-0,4522 (t –0,157119) ]
Về trọng lượng: Wt = 4.871,43 [ 1 – e-0,0237 (t + 2,20545) ]2,9916
2. Về dinh dưỡng: Cá Dầy là loài ăn tạp gồm 29 loại thức ăn, chủ yếu là động vật thủy sinh (19 loại), thực vật thủy sinh (9 loại) và mùn bã hữu cơ. Ở nhóm tuổi thấp và ở nhóm tuổi cao, hệ số béo cá đực nhỏ hơn cá cái (1.614,1.10-6 so với 1.947.10-6); ở nhóm tuổi trung bình (2+), hệ số béo của cá đực lại cao hơn cá cái (2.066.10-6 so với 1.698,3.10-6).
3. Về sinh sản, Cá trên 1 năm tuổi có thể tham gia vào đàn đẻ trứng. Sức sinh sản tuyệt đối có thể đạt trung bình 127.152,8 tế bào trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối có thể đạt 222 tế bào trứng/g trọng lượng cơ thể. Cá Dầy đẻ trứng kéo dài, phân đợt trong năm và đẻ nhiều lần trong suốt đời sống. Thời gian đẻ trứng chủ yếu từ tháng III đến tháng VIII, đẻ rộ vào tháng V, tháng VII. 
Công trình này được sự tài trợ của chương trình những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống, năm 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pravdin I.F. Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1973) 260.
Võ Văn Phú. Thành phần loài của khu hệ cá đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, tập 19, Số 2 (1997) 14 - 22.
Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng. Đặc điểm sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông tin khoa học, Trường Đại học Khoa học Huế, Số12 (2001) 80 - 85.
Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực. Hình thái phân loại cá Dầy (Cyprinus sp) ở miền Trung Việt Nam, Tạp chí Sinh học, Số2, Hà Nội (1995)
FAO. Catalog of Fishes, Volume 1, Introductory material spicies of fishes, California A Cademy of sciences (1998) 
THE BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF CYPRINUS CENTRALUS 
IN LAGOON, THUA THIEN HUE PROVINCE
Vo Van Phu, Ho Thi Hong
College of Sciences, Hue University 
Nguyen Huu Quyet
Resources and Environment Service of Thua Thien Hue
SUMMARY
Over the researching period of from June 2003 to June 2004, we collected 368 individuals of Cyprinus centralus in the lagoon in order to analyse their biological characteristics. Mackerels are distributed in four groups of age. The youngest age is 0+. The oldest one is 3. The structure of such age group is simple.
According to Von – Bertalanffy, the equations of the growth of Cyprinus centralus are:
 	Length: Lt = 640,94 [1 – e-0, 4522 (t –0,157119)]
Weight: Wt = 4.871,43 [1 – e-0, 0237 (t + 2,20545)] 2,9916
Cyprinus Centralus belongs to miscellaneously - eating species. In the youngest and oldest groups of age, the coefficient of fat of male fish is lower than that of female fish. In the mid group of age, the coefficient of fat of male fish is higher than that of female fish. 
The sexual cycle of this kind of fish goes through six phases. The fish of 1+ age can participate in fish flock to deliver. Cyprinus centralus delivery lasts and is divided into many phases in a year. Cyprinus Centralus deliver many times during their life. The delivery time is often from March to August, which is more productive in May and July.
Moreover, Cyprinus centralus deliver many times in their life. The time of their delivery often happens from March to August, especially deliver more productively in May and July.

File đính kèm:

  • docdac_diem_sinh_hoc_ca_day_vung_dam_pha_tinh_thua_thien_hue.doc