Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2016-2017

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu là xác

định tỷ lệ trầm cảm và mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ

bác sỹ của Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 sinh

viên. Nghiên cứu sử dụng thang đo RADS để đánh giá trầm cảm và bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans

Eysenck để phân loại kiểu nhân cách của sinh viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm của sinh viên là

28,46%. Có mối liên quan giữa sinh viên có kiểu khí chất ưu tư, nóng nảy và trầm cảm, với OR lần lượt là

(OR = 8,23; 95% CI: 2,39-28,29) và (OR = 5,55; 95% CI: 1,49 - 20,61). Từ kết quả trên cho thấy việc phát

hiện và điều trị trầm cảm sớm cho sinh viên nên được thảo luận và mở rộng hướng nghiên cứu trong tương

lai về mối quan hệ giữa nhân cách và trầm cảm.

pdf 8 trang phuongnguyen 7820
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2016-2017

Đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2016-2017
 158 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN 
NĂM THỨ HAI HỆ BÁC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, 
NĂM HỌC 2016 - 2017 
Trần Thơ Nhị, Hà Thị Hạnh, 
Trịnh Thu Trang, Trịnh Thị Hồng Biên, Nguyễn Thị Thúy Hạnh 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu là xác 
định tỷ lệ trầm cảm và mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên năm thứ hai hệ 
bác sỹ của Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 sinh 
viên. Nghiên cứu sử dụng thang đo RADS để đánh giá trầm cảm và bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans 
Eysenck để phân loại kiểu nhân cách của sinh viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm của sinh viên là 
28,46%. Có mối liên quan giữa sinh viên có kiểu khí chất ưu tư, nóng nảy và trầm cảm, với OR lần lượt là 
(OR = 8,23; 95% CI: 2,39-28,29) và (OR = 5,55; 95% CI: 1,49 - 20,61). Từ kết quả trên cho thấy việc phát 
hiện và điều trị trầm cảm sớm cho sinh viên nên được thảo luận và mở rộng hướng nghiên cứu trong tương 
lai về mối quan hệ giữa nhân cách và trầm cảm. 
Từ khóa: Nhân cách, trầm cảm, sinh viên y khoa 
Địa chỉ liên hệ: Trần Thơ Nhị, Viện Đào tạo Y học Dự 
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
Email: tranthonhi@hmu.edu.vn 
Ngày nhận: 11/6/2018 
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm 
thần phổ biến và đang ngày càng tăng lên đặc 
biệt ở các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ 
chức Y tế Thế giới, trầm cảm cướp đi mỗi 
năm trung bình 850.000 mạng người, dự báo 
đến năm 2030 thì trầm cảm sẽ xếp hàng thứ 
nhất về gánh nặng bệnh tật [1]. Theo Tổ chức 
Y tế Thế giới, tỷ lệ trầm cảm chung toàn cầu 
năm 2015 được ước tính là 4,4%, ở Việt Nam 
là 4% dân số cả nước. Trầm cảm xảy ra ở mọi 
lứa tuổi và ở mọi quốc gia, và tỷ lệ trầm cảm ở 
thanh thiếu niên dao động từ 4 - 6% [2]. 
Thanh thiếu niên đóng một vai trò quan trọng 
trong xã hội, là lực lượng lao động tương lai 
của đất nước trong đó có lực lượng sinh viên. 
Theo nghiên cứu của Ahmed K. Ibrahim và 
cộng sự năm 2012 thì tỷ lệ trầm cảm trong 
sinh viên nói chung dao động từ 10 - 85%, 
trong đó tỷ lệ trung bình là 30,6% [3]. Một 
nghiên cứu năm 2013 của Trần Quỳnh Anh 
tiến hành trên 8 Trường Đại học Y Dược ở 
Việt Nam cho thấy 43,2% sinh viên có triệu 
chứng trầm cảm nhẹ [4]. Nếu bệnh trầm cảm 
không được quan tâm phát hiện và điều trị kịp 
thời sẽ để lại nhiều khuyết tật và là gánh nặng 
nặng nề cho xã hội [1]. 
Trường Đại học Y Hà Nội là trường y đầu 
ngành và lâu đời nhất của khu vực phía Bắc, 
đảm nhiệm việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ 
cán bộ y tế chủ yếu cho xã hội. Có nhiều yếu 
tố liên quan đến trầm cảm như giới tính, di 
truyền, mối quan hệ với cha mẹ, kết quả học 
tập, nhân cách [4 - 8]. Trên thế giới có nhiều 
nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa giữa đặc 
điểm nhân cách với trầm cảm ở sinh viên y 
khoa [9 - 12]. Ở Việt Nam những nghiên cứu 
về kiểu nhân cách và trầm cảm trên sinh viên 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 159 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
y khoa thì chưa có nghiên cứu nào được công 
bố. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu xác định 
tỷ lệ trầm cảm và mô tả mối liên quan giữa 
đặc điểm nhân cách và trầm cảm ở sinh viên 
năm thứ hai hệ bác sỹ của Trường Đại học Y 
Hà Nội. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
Sinh viên năm thứ hai hệ bác sỹ (Bác sỹ 
đa khoa, Bác sỹ y học cổ truyền, Bác sỹ y học 
dự phòng) Trường Đại học Y Hà Nội năm học 
2016 – 2017. Năm học 2016 - 2017 có khoảng 
gần 800 sinh viên năm thứ hai hệ bác sỹ trong 
đó gần 500 sinh viên hệ bác sỹ Đa khoa, 
khoảng 100 sinh viên Bác sỹ Răng hàm mặt, 
còn lại là bác sỹ Y học cổ truyền và Bác sỹ Y 
học dự phòng (khoảng 140 sinh viên) được 
đào tạo 6 năm tại trường. 
Tiêu chuẩn lựa chọn: (1) Sinh viên Y 
đang học năm thứ hai hệ bác sỹ tại trường 
Đại học Y Hà Nội năm học 2016 – 2017 có độ 
tuổi ≤ 20 tuổi; (2) Sinh viên đồng ý tham gia 
vào nghiên cứu. 
2. Phương pháp 
Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 
Trường đại học Y Hà Nội. 
Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 
5/2017. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu 
mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính 
cỡ mẫu theo một tỷ lệ trong quần thể. Công 
thức: 
Trong đó: 
α là ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 và 
giá trị Z tương ứng là 1,96. 
ε là giá trị tương đối, được chọn là một tỷ 
lệ nào đó so với tỷ lệ bệnh p, chọn ε = 0,065. 
P là tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở 
sinh viên y năm thứ hai (p = 0,513) theo 
nghiên cứu trên sinh viên năm thứ hai ở 
Trường Đại học Y Hà Nội. 
Theo công thức trên ta tính được cỡ mẫu 
là 440 người. Lấy thêm 10% sai số ta được 
cỡ mẫu nghiên cứu là 484 đối tượng. Thực tế 
thu được 492 đối tượng. 
Các biến số nghiên cứu bao gồm: 
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: 
Giới, dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại, sống 
cùng ai; tỷ lệ trầm cảm nhẹ/vừa/ nặng ở sinh 
viên; tỷ lệ sinh viên có kiểu nhân cách hướng 
nội/ hướng ngoại/ổn định/không ổn định. 
Công cụ thu thập thông tin 
Nghiên cứu sử bộ câu hỏi có sẵn, được 
xây dựng dựa trên thang điểm đánh giá trầm 
cảm ở thanh thiếu niên RADS và bảng kiểm 
kê nhân cách của Hans Eysenck. Dưới đây là 
mô tả chi tiết về hai thang này. 
Thang Đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên 
(RADS). 
RADS là thang tự đánh giá nhằm xác định 
các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm 
cảm do William M. Reynolds xây dựng năm 
1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các 
bác sỹ tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia 
và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995. 
RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 
n = Z2(1- α/2) 
(p.(1 - p) 
(p.ε)2 
 160 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các 
triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên 
theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: 
loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, 
tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể. 
RADS được sử dụng ở cả trong trường học 
và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho thanh 
thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20. Hoàn 
thành trắc nghiệm RADS thường mất từ 5 đến 
10 phút. Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức 
độ của các triệu chứng trầm cảm ở thanh 
thiếu niên trên lâm sàng (bình thường, nhẹ, 
vừa và nặng). Tính điểm RADS bằng cách 
cộng điểm mức độ của các câu. Riêng các 
câu 1, 5, 10, 12, 23, 25, 29 tính điểm ngược 
lại.Mức (0) chuyển mức (3) và ngược lại; mức 
(1) chuyển mức (2) và ngược lại. Cộng tổng 
điểm của tất cả các câu sau khi điều chỉnh 
[31]. 
≤ 30 điểm: Không bị trầm cảm 
31 - 40 điểm: Trầm cảm nhẹ 
41 - 50 điểm: Trầm cảm vừa 
≥ 51 điểm: Trầm cảm nặng 
Thang đo nhân cách của Hans Eysenck 
(EPI). 
Trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck 
bao gồm 57 câu hỏi và trả lời. 
“Có” hoặc “Không” cho mỗi câu hỏi. Trả lời 
theo ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu, trả 
lời trung thực. Cách thức tiến hành như sau: 
Đánh dấu (+) nếu trả lời “Có”, đánh dấu (-) 
nếu trả lời “Không” vào vị trí tương ứng của 
câu trả lời trong phiếu trắc nghiệm. Cách tính 
điểm như sau: 
Mục A. Cho mỗi câu 1 điểm: Nếu những 
câu hỏi sau đây trả lời là “Có”: 1, 3, 8, 10, 13, 
17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56. 
Mục B. Cho mỗi câu 1 điểm: Nếu các câu 
hỏi sau đây trả lời là “Có”: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 
16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 
45, 47, 50, 52, 55, 57. 
Mục C. Cho mỗi câu 1 điểm: Nếu những 
câu trả lời sau đây là “Có”: 6, 24, 36. 
Kết luận: Mục A: < 12: Hướng nội = 12: 
Trung tính > 12: Hướng ngoại. 
Mục B: 12: 
Không ổn định. 
Mục C: Kiểm tra độ tin cậy: không vượt 
quá 4 [35]. 
Tích hợp các kiểu nhân cách theo Hans 
Eysenck ta có 4 khí chất như sau: 
Hướng nội + Ổn định → Khí chất Bình thản 
Hướng nội + Không ổn định → Khí chất 
Ưu tư 
Hướng ngoại + Ổn định → Khí chất Hoạt 
bát. 
Hướng ngoại + Không ổn định → Khí chất 
Nóng nảy. 
3. Xử lý số liệu 
Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu. 
Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA và 
phân tích số liệu bằng phần mềm STATA12. 
4. Đạo đức trong nghiên cứu 
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của 
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Đại 
học của Trường. Sinh viên tham gia nghiên 
cứu là hoàn toàn tự nguyện sau khi đã được 
nghe giải thích rõ về mục đích, mục tiêu của 
nghiên cứu. Nghiên cứu tuân thủ nguyên tắc 
bảo mật thông tin của đối tượng tham gia 
nghiên cứu. Thông tin thu thập trung thực 
khách quan và chỉ sử dụng cho mục đích 
nghiên cứu. 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 161 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm của đối tượng nghiêm cứu 
Nghiên cứu tiếp cận được 492 sinh viên 
của Trường. Trong đó nữ chiếm đa số 
(56,50%), sinh viên học ngành Bác sỹ Đa 
khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (69,51%). Tỷ lệ sinh 
viên sinh ra ở nông thôn chiếm đa số (75,2%), 
ở thành thị ít hơn 23,78%. Hơn một nửa số 
sinh viên trong nghiên cứu có học lực khá 
(58,13%), học lực giỏi là 16,87%. Sinh viên có 
học lực trung bình chiếm tỷ lệ rất ít (3,05%). 
Mức thu nhập trung bình 1 tháng của sinh viên 
từ 2 - 3 triệu đồng (41,46%). Hơn một nửa số 
đối tượng trong nghiên cứu ở nhà trọ ngoài 
(52,24%), ở ký túc xá là 26,83%; ở nhà cùng 
bố mẹ/anh chị em và ở nhà người quen, họ 
hàng rất ít (lần lượt là 14,23% và 6,71%). Tỷ 
lệ sinh viên sống cùng bạn bè chiếm cao nhất 
(58,54%). 
2. Đặc điểm nhân cách của đối tượng 
nghiên cứu 
Dựa theo đặc điểm nhân cách theo quan 
điểm hướng nội - hướng ngoại, thần kinh ổn 
định - không ổn định của Hans Eysenck chúng 
tôi đã thu được kết quả sau: tỷ lệ sinh viên có 
kiểu nhân cách hướng nội cao nhất (61,99%), 
kiểu nhân cách thần kinh không ổn định là 
68,90%. 
Đặc điểm nhân cách phân loại theo khí 
chất của đối tượng nghiên cứu được tích hợp 
từ 4 yếu tố: hướng nội - hướng ngoại, thần 
kinh ổn định - không ổn định thu được 4 kiểu 
khí chất: Hoạt bát, Bình thản, Nóng nảy và Ưu 
tư như kết quả thể hiện ở biểu đồ 1. 
Biểu đồ 1. Đặc điểm nhân cách phân loại theo khí chất của sinh viên 
Từ biểu đồ 1 cho thấy trong 492 đối tượng nghiên cứu thì sinh viên có kiểu khí chất Ưu tư 
chiếm tỷ lệ cao nhất (56,30%), tiếp theo là tỷ lệ sinh viên có kiểu khí chất Nóng nảy thấp hơn 
(21,54%). Trong khi đó số sinh viên có kiểu khí chất Bình thản chiếm tỷ lệ khá thấp (14,43%) và 
đặc biệt sinh viên có kiểu khí chất Hoạt bát lại có tỷ lệ thấp nhất (7,72%). 
 162 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên năm hai hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội 
Biểu đồ 2. Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên năm hai hệ bác sỹ Trường Đại học Y 
Hà Nội là 28,46%; trong đó bao gồm tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm nhẹ là 20,12%, trầm cảm vừa và 
nặng lần lượt là 4,88% và 3,46%. Tỷ lệ sinh viên không bị trầm cảm là 71,54%. 
4. Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố khác 
 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố 
Bảng 1. Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố 
* Mô hình hồi quy đa biến hiệu chỉnh với các yếu tố giới, đã từng lo âu/trầm cảm, hài lòng với 
kết quả học tập, khó khăn về tài chính, học lực, ngoại hình, nợ nần, bất đồng quan điểm với bố 
mẹ. 
Đặc điểm 
Trầm cảm 
 n (%) 
Không trầm 
 cảm n (%) 
Phân tích 
đơn biến 
Phân tích đa 
biến* 
 OR (95% CI) OR (95% CI) 
Kiểu khí chất 
 Hoạt bát 
 Ưu tư 
 Bình thản 
 Nóng nảy 
3 (5,17) 
103 (40,71) 
12 (12,63) 
 22 (25,58) 
55 (94,83) 
150 (59,29) 
83 (87,37) 
 64 (74,42) 
1 
12,59 (3,83 - 41,33) 
2,65 (0,72 - 9,83) 
6,30 (1,79 - 22,19) 
1 
8,21 (2,39 - 28,29) 
2,91 (0,75 - 11,29) 
5,55 (1,49 - 20,61) 
Kiểu nhân cách 
 Hướng ngoại 
 Hướng nội (TT)* 
25 (17,36) 
115 (33,05) 
119 (82,64) 
233 (66,95) 
1 
2,35 (1,45 - 3,82) 
- 
Kiểu nhân cách 
thần kinh 
 Ổn định (TT)* 
 Không ổn định 
15 (9,80) 
125 (36,87) 
138 (90,20) 
214 (61,13) 
1 
5,37 (3,02 - 9,57) 
- 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 163 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Kết quả từ bảng 1 cho thấy các kiểu khí chất có mối liên quan với trầm cảm, sau khi hiệu 
chỉnh với các yếu tố khác (ngoại hình, khả năng thích nghi môi trường, tự đánh giá chất lượng 
giấc ngủ, xung đột với cha mẹ, học lực, hoản nợ, tự đánh giá tài chính, hài lòng với kết quả thi, 
từng bị rối loạn lo âu/trầm cảm và giới) thì yếu tố khí chất vẫn có mối liên quan với trầm cảm và 
mối liên quan này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể sinh viên có khí chất Ưu tư có nguy cơ bị trầm cảm 
cao gấp hơn 8 lần so với sinh viên có kiểu khí chất Hoạt bát (OR = 8,23; 95% CI: 2,39 - 28,29). 
Sinh viên có khí chất Nóng nảy có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 6 lần so với sinh viên có 
kiểu khí chất Hoạt bát (OR = 5,55; 95% CI: 1,49 - 20,61). 
IV. BÀN LUẬN 
Tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên y năm 
hai hệ bác sỹ là 28,46%; trong đó bao gồm tỷ 
lệ sinh viên bị trầm cảm nhẹ là 20,12% tỷ lệ 
sinh viên trầm cảm vừa và nặng lần lượt là 
4,88% và 3,46%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so 
với tỷ lệ trầm cảm của sinh viên ở 8 trường 
đại học Y dược Việt Nam trong nghiên cứu 
của Trần Quỳnh Anh là 43,2%, ở nghiên cứu 
của Nguyễn Thị Bích Liên trên sinh viên năm 
thứ hai Y Hà Nội là 47,6%. Một nghiên cứu 
trên sinh viên Đại học Thương Mại thì tỷ lệ 
sinh viên có nguy cơ trầm cảm là 49,5%. Sự 
khác biệt này có thể là do cỡ mẫu của các 
nghiên cứu chúng tôi chưa đủ đại diện hoặc 
đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu này 
không đồng nhất [13 - 15]. 
So sánh với một số nghiên cứu trên trên 
thế giới thì tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu 
của chúng tôi thấp hơn ở sinh viên Parkistan 
là 39,6%, nhưng cao hơn tỷ lệ trầm cảm của 
sinh viên Y khoa Hoa Kỳ và Canada là 15%, ở 
Australia là 13,8%. Sự khác biệt này có thể là 
do áp lực giáo dục y khoa hay do điều kiện 
kinh tế đất nước ở các nước khác nhau, 
chương trình đào tạo y khoa ở các nước khác 
nhau (Canada, Hoa Kỳ, Australia) có tỷ lệ trầm 
cảm trên sinh viên Y khoa nói chung thấp hơn 
nhiều so với các nước đang phát triển 
(Parkistan, Việt Nam). 
Trong nghiên cứu này tỷ lệ trầm cảm trong 
nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng nội 
(33,05%) cao hơn so với nhóm sinh có kiểu 
nhân cách hướng ngoại (17,36%), sinh viên 
có nhân cách hướng nội có nguy cơ trầm cảm 
cao gấp hơn 2 lần so với kiểu nhân cách 
hướng ngoại, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê. Cũng theo một nghiên cứu khác trên sinh 
viên ở Iran cho thấy những học sinh có kiểu 
nhân cách hướng nội thì có mối tương quan 
thuận với trầm cảm [16]. Trong nghiên cứu 
này tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên có 
kiểu nhân cách không ổn định cao hơn so với 
nhóm sinh có kiểu nhân cách ổn định, sinh 
viên có nhân cách không ổn định có nguy cơ 
trầm cảm cao gấp hơn 5 lần so với kiểu nhân 
cách ổn định, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Duggan Conor rằng kiểu nhân cách thần 
kinh không ổn định tăng lên thì sẽ tăng nguy 
cở trầm cảm [17]. Khi kết hợp hai cặp yếu tố 
thần kinh và hướng ngoại - hướng nội ta 
được 4 kiểu khí chất theo quan điểm của 
Hans Eysenck. Sinh viên có khí chất Ưu tư 
có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 8 lần so 
với sinh viên có kiểu khí chất Hoạt bát và mối 
liên quan này có ý nghĩa thống kê. Kết quả 
này tương đồng với các nghiên cứu của 
Jorm, Gershuny và Sher thì sinh viên có khí 
chất Ưu tư hoặc nóng nảy thì nguy cơ trầm 
cảm sẽ tăng [15; 16]. 
 164 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Hạn chế nghiên cứu: Đây là chủ đề nhạy 
cảm. 
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Tỷ lệ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai 
tương đối cao là 28,46%, trong đó trầm cảm 
nhẹ là 20,12%, vừa là 4,88% và nặng là 
3,46%. 
Đa số sinh viên năm thứ hai Y khoa có 
kiểu nhân cách hướng nội và kiểu khí chất Ưu 
tư chiếm cao nhất lần lượt là 61,99% và 
56,30%. 
Những sinh viên có kiểu khí chất Ưu tư, 
Nóng nảy thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp từ 
6 đến hơn 8 lần so với sinh viên có kiểu khí 
chất Hoạt bát và Bình thản. Để nâng cao chất 
lượng đào tạo sinh viên y cả về tri thức lẫn 
tinh thần, nhà trường cần có các biện pháp hỗ 
trợ tâm lý cho sinh viên thông qua phòng tham 
vấn tâm lý, kịp thời phát hiện và điều trị sớm 
cho những sinh viên có vấn đề về rối loạn tâm 
thần. 
Lời cám ơn 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban 
Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Đại học, 
Bộ môn Y đức và Tâm lý, Viện đào tạo Y học 
dự phòng và Y tế công cộng và các Phòng, 
Ban liên quan của Trường Đại học Y Hà Nội 
tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành thu 
thập số liệu. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm 
ơn sâu sắc tới toàn thể sinh viên năm thứ hai 
của Trường năm học 2016 - 2017 đã cung 
cấp thông tin để chúng tôi hoàn thành nghiên 
cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổ chức Y tế Thế giới (1992). Phân 
loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (PLBQT - 10F) 
về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện sức 
khỏe tâm thần - Bệnh viện tâm thần Trung 
ương, 91 - 97. 
2. World Health Organization (2017). De-
pression and other common mental disorders: 
global health estimates. 
3. Ahmed K Ibrahim, Shona J Kelly, 
Clive E Adams et al (2013). A systematic 
review of studies of depression prevalence in 
university students. Journal of psychiatric re-
search, 47(3), 391 - 400. 
4. Anh Tran Quynh, Michael P Dunne 
and Hoat Luu Ngoc (2013). Well-being, de-
pression and suicidal ideation among medical 
students throughout Vietnam. Vietnam Journal 
of medicine & Pharmacy, 6(3), 23 - 30. 
5. Nguyễn Thị Bích Liên (2012). Nguy cơ 
trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa 
trường đại học Y Hà Nội năm học 2011 - 2012 
và một số yếu tố liên quan. 
6. F. Brenneisen Mayer, I. Souza Santos, 
P. S. Silveira et al (2016). Factors associated 
to depression and anxiety in medical students: 
a multicenter study. BMC Med Educ, 16(1), 
282. 
7. H. Hadzikapetanovic, T. Babic and E. 
Bjelosevic (2017). Depression and intimate 
relationships of adolescents from divorced 
families. Med Glas (Zenica), 14(1), 132 - 138. 
8. Quynh Anh Tran (2015). Factors asso-
ciated with mental health of medical students 
in Vietnam: A national study, Queensland Uni-
versity of Technology. 
9. Vicki Bitsika, Christopher F Sharpley 
and Therese C Melhem (2010). Gender dif-
ferences in factor scores of anxiety and de-
pression among Australian university students: 
Implications for counselling interventions. Ca-
nadian Journal of Counselling and Psycho-
therapy (Online), 44(1), 51. 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 165 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
10. Josephine A Beatson and Sathya 
Rao (2013). Depression and borderline per-
sonality disorder. Med J Aust, 199(6l), S24-
S27. 
11. R Michael Bagby, Lena C Quilty and 
Andrew C Ryder (2008). Personality and de-
pression. The Canadian Journal of Psychiatry, 
53(1), 14 - 25. 
12. Daniel N Klein, Roman Kotov and 
Sara J Bufferd (2011). Personality and de-
pression: explanatory models and review of 
the evidence. Annual review of clinical psy-
chology, 7, 269 - 295. 
13. Nguyễn Thị Hường (2014). Thực 
trang hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm 
của sinh viên năm hai Đại học Thương Mại. 
Tạp chí Y học thực hành, 914(số 4), 101 - 105. 
14. Nguyễn Thị Thăm, Phan Lê Thu 
Hằng, Nguyễn Hoàng Việt Đức và cộng sự 
(2015). Nguy cơ trầm cảm và một số yếu tố 
liên quan ở một số khối sinh viên đa khoa 
trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Tạp chí Y 
học Dự phòng, Tập XXV(11 (171)), 65 - 57. 
15. F. Rab, R. Mamdou and S. Nasir 
(2008). Rates of depression and anxiety 
among female medical students in Pakistan. 
East Mediterr Health J, 14(1), 126 - 133. 
16. Haleh Saboori (2016). Relationship 
between personality and depression among 
High School Students in Tehran-Iran interna-
tional. Journal of Humannities and Cultural 
Studies ISSN 2356-5926 (1 (1)), 556 - 565. 
17. Conor Duggan, Pak Sham, Alan Lee 
et al (1995). Neuroticism: a vulnerability 
marker for depression evidence from a family 
study. Journal of Affective Disorders, 35(3), 
139 - 143. 
Summary 
PERSONALITY AND DEPRESSION AMONG SECOND - YEAR 
MEDICAL STUDENTS AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY 
IN THE ACADEMIC YEAR 2016 - 2017 
Depression is one of the most common mental disorders all over the world. The objective of 
the study was to determine the prevalence of depression and to describe the relationship between 
personality traits and depression in second-year medical students of Hanoi Medical University. 
The study used a cross sectional study design on 492 medical students. The instruments for data 
collection comprised of the Eysenck Personality Questionnaire (EPQ) and the Reynolds Adoles-
cent Depression Scale (RADS). The results of study showed that the prevalance of depression 
was 28.46% and there is a significant relationship between extroversion and introversion with de-
pression, with OR = 8.23; 95% CI: 2.39 - 28.29 and OR = 5.55; 95% CI: 1.49 - 20.61, respectively. 
Implications for prevention and prediction of treatment response are discussed, as well as specific 
considerations to guide future research on the relationship between personality and depression. 
Keywords: Personality, Depression, Medical students 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_nhan_cach_va_tram_cam_o_sinh_vien_nam_thu_hai_he_ba.pdf