Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận lupus được phát hiện sớm bằng xét nghiệm micoralbumin/creatinine niệu
Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân SLE, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu
hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm. Mục tiêu của nghiên
cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus được phát hiện sớm
bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân
được chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận trước đó, tiến hành tại
phòng khám quản lý Lupus bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy có 22/110 bệnh nhân SLE có xét nghiệm
ACR dương tính (ACR ≥ 3 mg/mmol), chiếm tỷ lệ 20%. Xét nghiệm có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%,
giá trị dự báo dương tính 22,7% và giá trị dự báo âm tính là 100%. Không có sự khác biệt về lâm sàng và
cận lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm
tính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận lupus được phát hiện sớm bằng xét nghiệm micoralbumin/creatinine niệu
60 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH THẬN LUPUS ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM BẰNG XÉT NGHIỆM MICORALBUMIN/CREATININE NIỆU Nguyễn Anh Minh, Hoàng Thị Lâm Trường Đại học Y Hà Nội Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân SLE, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus được phát hiện sớm bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận trước đó, tiến hành tại phòng khám quản lý Lupus bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy có 22/110 bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính (ACR ≥ 3 mg/mmol), chiếm tỷ lệ 20%. Xét nghiệm có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính 22,7% và giá trị dự báo âm tính là 100%. Không có sự khác biệt về lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính. Từ khóa: lupus ban đỏ hệ thống, microalbumin/creatinin niệu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus - SLE) là bệnh tự miễn có biểu hiện tổn thương ở nhiều hệ cơ quan nhưng chủ yếu là biểu hiện ở da, niêm mạc, khớp và thận [1]. Bệnh không thể điều trị khỏi triệt để nhưng bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống vẫn phải được khám, theo dõi và quản lý bệnh theo định kỳ nhằm hạn chế các đợt cấp của bệnh, đồng thời giúp phát hiện sớm tổn thương các cơ quan nội tạng để điều trị bệnh một cách kịp thời [2]. Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm [3; 4]. Viêm thận lupus câm được Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Minh, Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: anhminha3@gmail.com Ngày nhận: 10/6/2018 Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 khẳng định qua sinh thiết thận một cách hệ thống, tuy nhiên đây là một thủ thuật xâm lấn, phức tạp và giá thành cao, không phù hợp cho việc khám định kỳ hàng tháng. Trong khi đó xét nghiệm tỷ số ACR (microalbumin/ creatinine niệu) thông qua việc thu thập mẫu nước tiểu ngẫu nhiên lại đơn giản, vô hại, rẻ tiền và có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ protein niệu 24 giờ [5; 6]. Đã có nhiều nghiên cứu về tổn thương thận ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống nhưng thường là những tổn thương thận được phát hiện muộn ở giai đoạn sau, hoặc chỉ được phát hiện sớm qua sinh thiết thận, do đó nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương thận được phát hiện sớm bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng TCNCYH 113 (4) - 2018 61 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Đối tượng nghiên cứu gồm 110 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đang điều trị ngoại trú tại phòng khám và quản lý lupus ban đỏ hệ thống - khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân được chọn là các bệnh nhân đã được chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống mà chưa phát hiện tổn thương cầu thận trước đó (protein niệu âm tính ở các xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trước đó và khai thác tiền sử không có tổn thương thận). Chẩn đoán xác định Lupus ban đỏ hệ thống dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội lâm sàng quốc tế về bệnh Lupus hệ thống SLICC 2012 (Systemic Lupus International Collaborating Clinics) [7] (gồm 11 tiêu chuẩn lâm sàng và 6 tiêu chuẩn miễn dịch): Bệnh nhân thỏa mãn 4/11 tiêu chuẩn trong đó có ít nhất 1 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn xét nghiệm, hoặc khi bệnh nhân được xác định bệnh thận lupus bởi sinh thiết thận và có thêm hoặc kháng thể kháng nhân dương tính hoặc kháng thể kháng dsDNA dương tính. - ACR dương tính khi giá trị ACR ≥ 3 mg/ mmol. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân được chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống nhưng có tổn thương thận trước đó, hoặc không rõ tiền sử tổn thương cầu thận hay không? Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, suy thậnt hoặc mắc các bệnh lý gây tổn thương thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim. Bệnh nhân là phụ nữ có thai, trong chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh nhân có đầy đủ tiêu chuẩn nhưng không hợp tác. 2. Phương pháp • Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu lâm sàng thuận tiện, gồm 110 bệnh nhân. • Các bước tiến hành nghiên cứu Lựa chọn những bệnh nhân được chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận trước đó. Thu thập thông tin cơ bản và bệnh tật của bệnh nhân theo bệnh án mẫu. Khai thác thông tin tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản kết hợp thêm xét nghiệm microalbumin niệu và creatinine niệu. Tính tỷ số ACR và đánh giá kết quả. 3. Xử lý số liệu Số liệu thu được qua nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kiểm định χ2 để so sánh các tỉ lệ. Các test thống kê được kiểm định với mức khác biệt có ý nghĩa, p < 0,05. 4. Đạo đức nghiên cứu Tất cả các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này đều tuân thủ qui định và nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế. Các hoạt động nghiên cứu không gây nguy hiểm và các nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi được tư vấn đầy đủ. Các số liệu y học mang tính cá nhân trong nghiên cứu được đảm bảo nguyên tắc bí mật. III. KẾT QUẢ Trong số 110 bệnh nhân nghiên cứu có 22 bệnh nhân có xét nghiệm ACR dương tính 62 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC (với ACR ≥ 3 mg/mmol) (chiếm tỷ lệ 20%), 88 bệnh nhân có ACR âm tính (chiếm tỷ lệ 80%). 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 110 bệnh nhân trong nghiên cứu gồm 99 nữ (chiếm 90%) và 11 nam (chiếm 10%), tỷ lệ nữ/nam = 9/1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Tuy nhiên khi so sánh sự phân bố giới tính giữa 2 nhóm ACR dương tính và âm tính thì không có sự khác biệt, p > 0,05. Độ tuổi trung bình là 36,35 ± 13,25 (tuổi), trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 14, cao nhất là 74 tuổi. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 20 - 39 tuổi, chiếm tỷ lệ 51,9%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,02 ± 3,86 năm, trong đó ngắn nhất là vừa phát hiện bệnh, lâu nhất là 18 năm. Khoảng thời gian mắc bệnh từ 1 - 5 năm gặp nhiều nhất, chiếm 48,6%. Khi so sánh thời gian mắc bệnh trung bình giữa 2 nhóm cho thấy thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân có ACR dương tính là 6,55 ± 3,89 năm, cao hơn so với nhóm bệnh nhân có ACR âm tính là 4,66 ± 3,79 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Biểu đồ 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 Tổn thương khớp, rụng tóc và tổn thương da là thường gặp nhất với tỷ lệ tương ứng là 63,7%, 57,9% và 43,2%. Viêm thanh mạc ít gặp hơn (18,2%), rối loạn tâm thần kinh hiếm gặp nhất (1,1%). Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân có ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính. Công thức máu, các chỉ số sinh hóa máu Không có sự khác biệt về công thức máu và các chỉ số sinh hóa máu giữa nhóm bệnh nhân có ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính (về chức năng gan, thận, mỡ máu) (bảng 1). TCNCYH 113 (4) - 2018 63 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Xét nghiệm máu (công thức máu, sinh hóa máu) Chỉ số ACR dương tính ACR âm tính p n % n % Rối loạn huyết học Có 7 33,3 24 27,6 0,601 Không 14 66,7 63 72,4 Rối loạn chức năng gan Có 4 18,2 14 16,1 0,814 Không 18 81,8 73 83,9 Rối loạn chức năng thận Có 2 9,1 15 17,4 0,337 Không 20 90,1 71 82,6 Cholesterol máu Bình thường 10 83,3 37 88,1 0,665 Tăng 2 16,7 5 11,9 Triglyceride máu Bình thường 14 73,7 65 82,3 0,395 Tăng 5 26,3 14 17,7 LDL-C máu Bình thường 6 66,7 28 73,7 0,672 Tăng 3 33,3 10 26,3 Xét nghiệm nước tiểu Bảng 2. Xét nghiệm nước tiểu Chỉ số ACR dương tính ACR âm tính p n % n % Protein niệu Âm tính 17 77,3 88 100 < 0,001 Dương tính 5 22,7 0 0 Hồng cầu niệu Âm tính 14 63,6 59 67 0,473 Dương tính 8 36,4 29 33 Bạch cầu niệu Âm tính 10 45,5 48 54,5 0,299 Dương tính 12 54,5 40 45,5 Có 5 bệnh nhân xét nghiệm protein niệu dương tính và đều thuộc nhóm ACR dương tính. 17 bệnh nhân với ACR dương tính còn lại và tất cả bệnh nhân với ACR âm tính đều có xét nghiệm protein niệu âm tính. Sự khác biệt về protein niệu giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Mối tương quan giữa ACR và protein niệu theo phương trình: y = 0,013x + 0,042, với r = 0,602, p < 0,001. ACR nước tiểu có mối tương quan tuyến tính thuận khá chặt với protein niệu. Không có sự khác biệt về hồng cầu niệu và bạch cầu niệu giữa 2 nhóm bệnh nhân. 64 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm ACR trong phát hiện sớm tổn thương thận ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống Xét nghiệm ACR có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính và âm tính lần lượt là 22,7% và 100%. Sử dụng đường cong ROC để tính độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm ACR trong phát hiện sớm tổn thương thận, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2. Đường cong ROC của ACR niệu Sử dụng đường cong ROC xác định giá trị YOUDEX J để xác định điểm cắt có giá trị 0,075 tương ứng với diện tích dưới đường cong là 0,774. Khi ACR có giá trị 9,89 mg/mmol thì giá trị protein niệu là 0,3 g/l, với độ nhạy và độ đặc hiệu là cao nhất tương ứng là 100% và 99,52%. IV. BÀN LUẬN Trong số 110 bệnh nhân nghiên cứu có 22 bệnh nhân có xét nghiệm ACR dương tính (ACR ≥ 3 mg/mmol) chiếm tỷ lệ 20%. Như vậy qua xét nghiệm ACR nước tiểu ngẫu nhiên đã phát hiện sớm tổn thương thận ở 20% bệnh nhân chưa có tiền sử bệnh thận trước đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ:nam = 9:1. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước: Nguyễn Văn Đĩnh là 10:1; John Reynolds là 9: 1 [8]. Điều này một lần nữa khẳng định lupus ban đỏ hệ thống thường gặp ở nữ và có liên quan mật thiết với hormon sinh dục nữ. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 36,35 ± 13,25 tuổi, độ tuổi này khá thường gặp ở các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, liên quan đến hoạt động sinh dục. Kết quả này phù hợp với HE Matar là 36,5 ± 12,8 tuổi [9]. Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,02 ± 3,86 năm, ngắn nhất là vừa phát hiện bệnh, lâu nhất là 18 năm. Khi so sánh thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm bệnh nhân có ACR dương tính (6,55 ± 3,89 năm) là cao hơn so với nhóm có ACR âm tính (4,66 ± 3,79 năm), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh càng TCNCYH 113 (4) - 2018 65 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC lâu thì nguy cơ tổn thương thận càng cao, sự xuất hiện ACR càng rõ ràng. Dựa trên tiêu chuẩn SLICC 2012 trong chẩn đoán SLE chúng tôi khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu cho thấy tổn thương khớp (63,7%), rụng tóc (57,9%) và tổn thương da (43,2%) là thường gặp nhất, viêm thanh mạc ít gặp hơn (18,2%), rối loạn tâm thần kinh hiếm gặp nhất (1,1%). Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân có ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính. Điều này chứng tỏ không thể đánh giá tổn thương thận sớm qua các đặc điểm lâm sàng được. Có 5 bệnh nhân trong nghiên cứu có pro- tein niệu dương tính, và tất cả đều thuộc nhóm bệnh nhân có ACR dương tính. 17 bệnh nhân có ACR dương tính còn lại xét nghiệm đều có protein niệu âm tính. Điều này có nghĩa nếu chỉ xét nghiệm protein niệu theo mẫu xét nghiệm thường quy thì chỉ phát hiện được 5 bệnh nhân là có tổn thương thận, trong khi bằng xét nghiệm ACR có thể phát hiện được 22 trường hợp. Chứng tỏ nếu chỉ xét nghiệm protein niệu thường quy thì đã bỏ sót 17 trường hợp tổn thương thận, những trường hợp bị bỏ sót này sẽ không được điều trị kịp thời mà diễn biến âm thầm, dẫn đến những tai biến nặng nề cho bệnh nhân. Như vậy protein niệu dương tính sau khi ACR dương tính, hay nói cách khác ACR có giá trị phát hiện sớm tổn thương thận hơn so với xét nghiệm protein niệu, một khi có protein niệu thì đã có tổn thương thận từ trước đó. Không có sự khác biệt về công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu về hồng cầu niệu và bạch cầu niệu giữa nhóm bệnh nhân có ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính. Như vậy không thể dựa vào các chỉ số xét nghiệm trên để phát hiện sớm tổn thương thận được. Nghiên cứu trên 110 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cho thấy có 22 bệnh nhân với xét nghiệm ACR dương tính, 88 bệnh nhân với xét nghiệm ACR âm tính. Có 5/110 bệnh nhân với xét nghiệm protein niệu dương tính, 105/110 bệnh nhân với xét nghiệm protein niệu âm tính. Tất cả bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính đều thuộc nhóm có ACR dương tính. Như vậy, xét nghiệm ACR có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính và âm tính lần lượt là 22,7% và 100%. Điều này chứng tỏ xét nghiệm ACR rất có giá trị trong sàng lọc tổn thương thận sớm ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Việc phát hiện sớm tổn thương thận giúp các thầy thuốc có thể đưa ra những phương thức điều trị kịp thời và chính xác, làm giảm biến chứng suy thận cũng như nguy cơ phải lọc máu, ghép thận, giảm tỷ lệ tử vong, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Cũng trong nghiên cứu đã xác định được ngưỡng của ACR niệu đối với protein niệu: khi ACR có giá trị 9,89 mg/mmol thì giá trị protein niệu là 0,3g/l, với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 99,52%. Nghiên cứu của Huang và cộng sự cho thấy khi ACR có giá trị 22,8 mg/mmol và 155,6 mg/mmol thì giá trị protein niệu 24 giờ tương ứng là 0,3g/24h và 2g/24h với diện tích dưới đường cong lần lượt là 0,918 và 0,956 [10]. V. KẾT LUẬN Tần suất xuất hiện ACR dương tính ở các bệnh nhân trước đó chưa có tổn thương thận là 22/110 (chiếm tỷ lệ 20%). 66 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thời gian mắc bệnh càng dài, nguy cơ có tổn thương thận càng cao. Không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm thường quy để phát hiện tổn thương thận sớm ở bệnh nhân lupus. Xét nghiệm ACR có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính và âm tính lần lượt là 22,7% và 100% nên có giá trị cao trong phát hiện sớm tổn thương cầu thận ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Ngưỡng của ACR niệu đối với protein niệu: khi ACR có giá trị 9,89 mg/mmol thì giá trị pro- tein niệu là 0,3g/l với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 99,52%. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên tại phòng khám và quản lý Lupus ban đỏ hệ thống bệnh viện Bạch Mai và các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bertsias, G., R. Cervera., D.T. Boum- pas (2012). SLE: Pathogenesis and Clinical Features. Eular_Fpp.indd 20, 476. 2. Li, Y., X. Fang, and Q.-Z. Li (2013). Bio- marker Profiling for Lupus Nephritis. Genom- ics. Proteomics & Bioinformatics, 11(3), 158- 165. 3. Vargas-Arenas, R.E et al (2004). Silent lupus nephritis. Immunologia, 23(3), 278 - 283. 4. Reyes-Thomas, J., I. Blanco., C. Put- terman (2011). Urinary biomarkers in lupus nephritis. Clin Rev Allergy Immunol. 40(3), 138 - 50. 5. Guedes Marques, M (2013). Random spot urine protein/creatinine ratio: a reliable method for monitoring lupus nephritis? Clinical Kidney Journal, 6(6), 590 - 594. 6. Heberta, L.A (2009). Random Spot Urine Protein/Creatinine Ratio Is Unreliable for Estimating 24-Hour Proteinuria in Individual Systemic Lupus Erythematosus Nephritis Pa- tients. Nephron Clinical Practice. 113(3), 6. 7. Michelle Petri, M.P.H (2012). Derivation and Validation of Systemic Lupus International Collaborating Clinics Classification Criteria for Systemic Lupus Erythematosus. Arthritis Rheuma, 64(8), 2677 - 2886. 8. Reynolds, J.A. and I.N. Bruce (2013). Overview of the management of systemic lu- pus erythematosus. Arthritis research UK, 7, 2. 9. Matar, H.E (2012). Correlation of 24- hour urinary protein quantification with spot urine protein:creatinine ratio in lupus nephritis. Lupus, 21(8), 4. 10. Huang Q (2012). Urinary spot albu- min:creatinine ratio for documenting proteinu- ria in women with preeclampsia. Rev Obstet Gynecol, 5(1), 9 - 15. Summary CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF LUPUS NEPHRITIS WERE DETECTED EARLY BY URINE MICROALBUMIN TO CREATININE RATIO TEST Lupus nephritis increases the morbidity and mortality of patients with SLE but renal clinical involvement is only expressed in about two-third of the patients. Because of a much higher rate of renal diseases without clinical manifestations, this condition has been referred as a silent lupus TCNCYH 113 (4) - 2018 67 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nephritis. This study is to evaluate the clinical and paraclinical characteristics of patients with lupus nephritis who were detected early by urine microalbumin to creatinine ratio test (ACR). A cross-sectional study was carried out on 110 patients diagnosed with SLE according to the criteria of SLICC 2012 with no previous renal disorder. The study was conducted at Department of Out- patients in BachmMai Hospital. In the study, 22 per 110 patients (20%) had a positive test for ACR (ACR ≥ 3 mg/mmol). The sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of ACR test were 100%, 83.8%, 22.7% and 100%, respectively. There were no statistically significant difference in clinical and paraclinical characteristics between the positive ACR and the negative ACR groups. Keywords: Systemic lupus erythematosus, urine microalbumin to creatinine ratio test (ACR)
File đính kèm:
- dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh_than_lupus_duoc_p.pdf