Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 2017

TÓM TẮT:

Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên

quan thông tiểu, 2. Xác định yếu tố nguy cơ, 3. Xác

định tỷ lệ tác nhân gây bệnh và tính đề kháng kháng

sinh của chúng.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu các

trường hợp người bệnh có đặt thông tiểu tại khối hồi

sức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM năm 2017.

Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên

quan đến thông tiểu là 2,8/1000 ngày-thông tiểu. Các

yếu tố như giới tính và thời gian lưu catheter thông tiểu

có mối liên quan với CAUTI với p < 0.05.="" trong="">

người bệnh nam thì tỷ lệ mắc CAUTI chỉ bằng 0,1 lần

so với người bệnh nữ và có ý nghĩa thống kê với

p<0.002, ktc="" 95%="" (0.04="" –="" 0.3).="" trong="" nhóm="">

bệnh có thời gian lưu thông tiểu ≥ 7 ngày thì có tỷ lệ

mắc CAUTI bằng 3.6 lần so với nhóm người bệnh lưu

catheter < 7="" ngày="" và="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" với=""><>

KTC 95% (0.6 – 20.1). Tác nhân gây nhiễm khuẩn niệu

phân lập được chủ yếu là vi khuẩn gram âm với 89,9%,

trong đó, tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là E. coli với

43,3%. Vi khuẩn E. coli có tỷ lệ kháng cao với nhóm β-

lactam (Cefotaxime, Cefoxitin, Ceftriaxone) và

Levofloxacin kháng 90-100%; Carbapenem có tỷ lệ

kháng khoảng 40%, tỷ lệ kháng thấp nhất ở nhóm

Aminoglycoside ( kháng Amikacin 15,4%) và Colistin

kháng 0%

pdf 5 trang phuongnguyen 9080
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 2017

Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 2017
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
26 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM KHUẨN 
NIỆU LIÊN QUAN ỐNG THÔNG TIỂU TẠI BỆNH 
VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 2017 
Phạm Minh Tiến, Phạm Thị Lan, Võ Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Hồng Vân, 
Hà Thị Nhã Ca, Vũ Thị Châm, Trịnh Thị Thoa, Nguyễn Vũ Hoàng Yến, 
Huỳnh Minh Tuấn* 
TÓM TẮT: 
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên 
quan thông tiểu, 2. Xác định yếu tố nguy cơ, 3. Xác 
định tỷ lệ tác nhân gây bệnh và tính đề kháng kháng 
sinh của chúng. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu các 
trường hợp người bệnh có đặt thông tiểu tại khối hồi 
sức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM năm 2017. 
Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên 
quan đến thông tiểu là 2,8/1000 ngày-thông tiểu. Các 
yếu tố như giới tính và thời gian lưu catheter thông tiểu 
có mối liên quan với CAUTI với p < 0.05. Trong nhóm 
người bệnh nam thì tỷ lệ mắc CAUTI chỉ bằng 0,1 lần 
so với người bệnh nữ và có ý nghĩa thống kê với 
p<0.002, KTC 95% (0.04 – 0.3). Trong nhóm người 
bệnh có thời gian lưu thông tiểu ≥ 7 ngày thì có tỷ lệ 
mắc CAUTI bằng 3.6 lần so với nhóm người bệnh lưu 
catheter < 7 ngày và có ý nghĩa thống kê với p<0.005, 
KTC 95% (0.6 – 20.1). Tác nhân gây nhiễm khuẩn niệu 
phân lập được chủ yếu là vi khuẩn gram âm với 89,9%, 
trong đó, tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là E. coli với 
43,3%. Vi khuẩn E. coli có tỷ lệ kháng cao với nhóm β-
lactam (Cefotaxime, Cefoxitin, Ceftriaxone) và 
Levofloxacin kháng 90-100%; Carbapenem có tỷ lệ 
kháng khoảng 40%, tỷ lệ kháng thấp nhất ở nhóm 
Aminoglycoside ( kháng Amikacin 15,4%) và Colistin 
kháng 0%. 
Từ khóa: CAUTI, nhiễm khuẩn niệu, kháng kháng 
sinh. 
ABSTRACT: 
CHARACTERISTICS OF CATHETER-ASSOCIATED 
URINARY TRACT INFECTIONS AT THE HCMC 
UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN 2017 
Objectives: 1. Identify the rate of catheter 
associated urinary tract infections (CAUTI), 2. Identify 
risk factors, 3. Identify the rate of pathogens and 
antibiotic resistance of them. 
Study method: Describe, prospective patients with 
urinary retention at HCMC University Medical Center 
in 2017. 
Results and Conclusions: The incidence of 
catheter associated urinary tract infections was 2.8 / 
1000 day-catheter. Factors such as sex and catheter 
*Tác giả liên lạc: TS.BS Huỳnh Minh Tuấn; Trưởng khoa 
KSNK, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh; 
ĐT: 0909 349918; Email: huynh.tuan@umc.edu.vn 
retention time were associated with CAUTI with p 
<0.05. In the male group, the incidence of CAUTI was 
only 0.1 times compare to the female patient and was 
statistically significant at p <0.002, 95% CI (0.04-0.3). 
In the group of patients with catheter retention time ≥ 7 
days, the incidence of CAUTI was 3.6 times compare 
to patients with catheter retention <7 days and was 
statistically significant at p <0.005, 95% CI (0.6 - 20.1). 
Urinary tract infections were mainly gram-negative 
bacteria with 89.9%, in which the highest rate was E. 
coli with 43.3%. E. coli has high rates of resistance to 
β-lactam (cefotaxime, cefoxitin, ceftriaxone) and 
Levofloxacin 90-100%; Carbapenem has a resistance 
rate about 40%, the lowest resistance in the 
Aminoglycoside group (Amikacin resistance 15.4%) 
and Colistin resistance to 0%. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm khuẩn niệu (NKN) trên người bệnh 
(NB) nằm viện là một trong những nhiễm khuẩn 
thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế. Theo 
các nghiên cứu có tới 25% - 40% NB nhập viện 
phải đặt ống thông tiểu ít nhất một lần, thời gian 
lưu ống thông từ vài giờ đến nhiều ngày. Tỷ lệ 
NKN khác nhau ở các nước. Tại Mỹ, NKN 
chiếm 2,4% trên tổng số NB nằm viện và 40% 
trong tổng số ca NKBV. Tại Việt Nam, tỷ lệ 
NKN chiếm khoảng 25% số NB mắc nhiễm 
khuẩn bệnh viện (NKBV), trong đó 80% các 
trường hợp NKN liên quan đến đặt ống thông 
tiểu dẫn lưu bàng quang (CAUTI). Nhiễm 
khuẩn niệu có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm 
khuẩn khác nhưng là nguy cơ cao dẫn đến 
nhiễm khuẩn huyết và tăng thời gian, chi phí 
điều trị. Hầu hết nhiễm khuẩn niệu liên quan 
đến ống thông tiểu không có triệu chứng và khó 
kiểm soát, nhất là ở khối Hồi sức. 
Khối Hồi sức trong bệnh viện luôn là khu 
vực nguy cơ cao của nhiễm khuẩn bệnh viện, vì 
tình trạng người bệnh nặng, phải thực hiện 
nhiều thủ thuật xâm lấn, tần suất các vi khuẩn 
đa kháng cũng cao hơn các khoa phòng khác. 
Hầu hết người bệnh ở khoa Hồi sức bệnh viện 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 27 
Đại học Y Dược đều được đặt thông tiểu, nên 
luôn thường trực nguy cơ mắc CAUTI. Từ tình 
hình thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu này nhằm: 
- Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan 
thông tiểu. 
- Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan. 
- Xác định tỷ lệ các tác nhân gây bệnh và tính 
đề kháng kháng sinh của chúng. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu tại Khoa Hồi 
sức tích cực và Hồi sức phẫu thuật tim mạch. 
Thời gian từ 01/2017 – 09/2017. 
 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân có 
đặt thông tiểu lưu trong thời gian điều tra. 
Tiêu chí chọn vào: 
+ Có chỉ định đặt thông tiểu và đặt liên tục 
trên 48 giờ 
+ Không mắc nhiễm khuẩn bệnh viện 
(VPBV, NKH, NKN, NKVM) lúc nhập viện 
Tiêu chí loại ra: Có nhiễm khuẩn bệnh viện 
lúc nhập viện 
Thu thập số liệu: Công cụ thu thập là phiếu 
khảo sát. Tiêu chuẩn chẩn đoán: CDC 
Kỹ thuật phân tích số liệu: Nhập số liệu bằng 
phần mềm Epidata. Xử lý số liệu bằng pPhần 
mềm Stata 13.0. 
Thống kê mô tả: Tần số, phần trăm và biểu 
đồ. 
Thống kê phân tích: Kiểm định chi bình 
phương (hoặc chính xác dùng kiểm định Fisher) 
được sử dung so sánh tỷ lệ. Đánh giá mối quan 
hệ dùng số đo tỷ lệ hiện mắc PR, số đo có ý 
nghĩa khi p< 0,05 với khoảng tin cậy 95%. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1 cho thấy tổng số bệnh nhân được đưa 
vào nghiên cứu là 28 người bệnh ở Khoa Hồi 
sức tích cực chiếm (64,3%), Hồi sức phẫu thuật 
tim mạch chiếm (32,2%) và Đơn vị Hồi sức 
ngoại thần kinh chiếm (3,5%). Bệnh nhân nam 
chiếm 25,0%, tuổi trung bình (SD) là 57 tuổi. 
Kết quả điều trị giảm/khỏi 21,5%. 
Bảng 2 cho thấy tình trạng người bệnh lúc 
nhập ICU, bệnh hô hấp với 35,7%, bệnh tim 
mạch với 21,4%, bệnh đường tiêu hóa với 
14,3%, bệnh thần kinh với 10,7%, và bệnh 
mạch máu là 3,6%. 
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm n (28) Tỷ lệ % 
Giới Nữ 21 75,0 
Nam 7 25,0 
Nhóm 
tuổi 
< 20 tuổi 9 32,2 
21- 60 tuổi 5 17,8 
>60 tuổi 14 50,0 
Nơi ở 
trước khi 
nhập 
viện 
Nhà/Cộng đồng 19 67,8 
Bệnh viện khác 0 0 
Không rõ 9 32,2 
Khoa 
Đơn vị Hồi sức ngoại 
thần kinh 1 3,5 
Hồi sức phẫu thuật 
tim mạch 9 32,2 
Hồi sức tích cực 18 64,3 
Kết quả 
điều trị 
Vẫn còn trong đơn vị 14 50,0 
Chuyển khoa 8 28,5 
Xuất viện 6 21,5 
Bảng 2. Tình trạng người bệnh nhập viện 
Tình trạng bệnh n (28) Tỷ lệ % 
Bệnh hô hấp 10 35.7 
Bệnh tim 6 21.4 
Bệnh đường tiêu hóa 4 14.3 
Bệnh thận mạn 4 14.3 
Bệnh thần kinh 3 10.7 
Mạch máu 1 3.6 
Bảng 3: Các thủ thuật xâm lấn 
Thủ thuật xâm lấn n (28) Tỷ lệ % 
Thở máy 25 89.3 
Đặt nội khí quản 25 89.3 
Mở khí quản 20 71.4 
Đặt CVC 23 82.1 
Đặt sonde tiểu 28 100.0 
Đặt sonde dạ dày 25 89.3 
Bảng 3 cho thấy Tỷ lệ bệnh nhân thở máy, 
đặt nội khí quản 89,3%, mở khí quản 71,4%, đặt 
CVC 84,0%, đặt thông tiểu 100%, đặt sonde dạ 
dày 89,3%. 
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thông 
tiểu 
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
28 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng thông tiểu 
Khoa Số 
ngày-
thông 
tiểu 
Số 
ngày-
nằm 
viện 
Tỷ lệ sử 
dụng 
thông tiểu 
(DUR) 
Hồi sức tích 
cực 7120 10466 0,7 
Hồi sức phẫu 
thuật tim mạch 1132 7979 0,1 
Đơn vị Hồi sức 
ngoại thần kinh 168 200 0,8 
Tổng 8420 18645 0,5 
Bảng 4 cho thấy: 
80% số ngày-bệnh nhân tại Đơn vị Hồi sức 
ngoại thần kinh cũng là số ngày-thông tiểu 
70% số ngày-bệnh nhân tại Khoa Hồi sức 
tích cực cũng là số ngày-thông tiểu. 
10% số ngày-bệnh nhân tại Khoa Hồi sức 
phẫu thuật tim mạch cũng là số ngày-thông tiểu. 
Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thông 
tiểu CAUTI 
Khoa Số CAUTI 
Số 
ngày-
thông 
tiểu 
Tỷ lệ 
CAUTI/1000 
ngày-thông 
tiểu 
Hồi sức tích cực 18 7120 2,5 
Hồi sức phẫu 
thuật tim 6 1132 5,3 
Đơn vị Hồi sức 
ngoại thần kinh 0 168 0,0 
Tổng 24 8420 2,8 
Bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên 
quan đến thông tiểu là 2,8 /1000 ngày-catheter. 
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến CAUTI 
Bảng 6 cho thấy: Các yếu tố như nhóm tuổi, 
Khoa, mở khí quản và đặt sonde dạ dày không 
có mối liên quan với CAUTI với p > 0.05. 
Các yếu tố như giới tính và thời gian lưu 
catheter thông tiểu có mối liên quan với CAUTI 
với p < 0.05. 
Bảng 7 cho thấy trong nhóm người bệnh nam 
thì tỷ lệ mắc CAUTI chỉ bằng 0,1 lần so với 
bệnh nữ và có ý nghĩa thống kê với p<0.002, 
KTC 95% (0.04 – 0.3). 
Bảng 8 cho thấy trong nhóm người bệnh có 
thời gian lưu thông tiểu ≥ 7 ngày thì có tỷ lệ mắc 
CAUTI bằng 3.6 lần so với nhóm người bệnh 
lưu catheter < 7 ngày và có ý nghĩa thống kê với 
p<0.005, KTC 95% (0.6 – 20.1). 
Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ liên quan đến CAUTI 
Đặc điểm Có Không p 
Giới Nam 3 4 0,002 Nữ 21 0 
Nhóm 
tuổi 
< 20 tuổi 7 1 
0,2 20 - 60 tuổi 3 2 
≥ 60 tuổi 13 1 
Khoa 
HSTC 18 0 
// HSPTTM 6 3 
HSNTK 0 1 
Thời 
gian lưu 
thông 
tiểu 
< 7 ngày 2 3 
0,001 
≥ 7 ngày 22 1 
Mở khí 
quản 
Có 18 2 0,3 
Không 6 2 
Đặt 
sonde 
dạ dày 
Có 21 4 
0,4 
Không 3 0 
Bảng 7: Mối liên quan giữa giới tính và CAUTI 
Giới 
tính 
CAUTI p-value 
PR 
KTC 95% 
 Có Không 
Nam 3 4 
0,002 
0,1 
(0,04 – 0,3) Nữ 21 0 
Bảng 8: Mối liên quan giữa thời gian lưu thông tiểu 
và CAUTI 
Thời gian 
lưu thông 
tiểu 
CAUTI p-value PR KTC 95% 
Có Không 
≥ 7 ngày 22 1 
0,001 
3,6 
(0,6 – 
20,1) < 7 ngày 2 3 
Bảng 9: Đặc điểm tác nhân gây bệnh 
Tác nhân Tần số Tỷ lệ % 
Vi khuẩn Gram dương (6,8%) 
Staphylcoccus epidermidis 2 6,8 
Vi khuẩn Gram âm (89,9%) 
E. coli 13 43,3 
Pseudomonas aeruginosa 5 16,7 
Klebsiella pneumoniae 4 13,3 
Proteus mirabilis 3 10,0 
Enterobacter aerogenes 1 3,3 
Klebsiella oxytoca 1 3,3 
Đặc điểm tác nhân gây bệnh ở người bệnh 
đặt thông tiểu 
Bảng 9 cho thấy: Trong tất cả các tác nhân 
gây nhiễm khuẩn niệu phân lập được chủ yếu là 
vi khuẩn gram âm với 89,9%. Trong đó, tác 
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là E. coli với 43,3%. 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 29 
Bảng 10: Mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn 
Kháng sinh E. coli 
(n=13) 
P. 
aeruginos
a (n=5) 
K. 
pneumoni
ae (n=4) 
 % R % R % R 
Amikacin 15,4 80 25 
Cefoperazone
/Sulbactam 38,5 50 100 
Cefotaxime 100 100 
Cefoxitin 69,2 80 100 
Ceftazidime 92,3 80 100 
Ceftriaxone 100 100 
Colistin 0,0 0 0 
Doripenem 38,5 80 100 
Imipenem 0,0 100 100 
Levofloxacin 92,3 80 100 
Meropenem 45,5 75 100 
Netilmicin 40,0 75 100 
Piperacillin/Ta
zobactam 46,5 80 66,7 
Fosfomycin 25,0 100 50 
Tính đề kháng kháng sinh 
Vi khuẩn E. coli cũng có tỷ lệ kháng cao với 
nhóm β-lactam (Cefotaxime, Cefoxitin, 
Ceftriaxone); nhóm Carbapenem kháng khoảng 
50%. Vi khuẩn còn nhạy tốt với Amikacin 
(kháng 15,4%) và colistin (kháng 0%). P. 
aeruginosa và K. pneumoniae có tỷ lệ kháng 
rất cao, kháng hầu hết kháng sinh (đều trên 
70%), trừ colistin. Tuy nhiên vì cỡ mẫu nhỏ nên 
cần nghiên cứu thêm. 
BÀN LUẬN 
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan thông 
tiểu 
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thông 
tiểu là 2,8/1000 ngày-thông tiểu. 
Các yếu tố nguy cơ: Giới tính nữ có liên quan 
tới tăng tỉ lệ CAUTI. Các nghiên cứu trước đây 
cũng cho kết quả tương tự như Wagenlehner 
FM5 năm 2006 và Cao Xuân Thành2 tại BV 
Trung ương Huế. Tuy nhiên sự khác biệt về giới 
trong y văn là ở nhiễm khuẩn niệu (bao gồm cả 
NKN và CAUTI), và được giải thích rằng niệu 
đạo nữ ngắn hơn nam nên vi khuẩn dễ xâm nhập 
hơn. Lý giải như vậy chỉ đúng khi không có sự 
hiện diện của thông tiểu. Cần thêm nhiều nghiên 
cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác định mối liên 
quan này. 
Nhóm tuổi > 60 chiếm 50% số ca bệnh. Một 
số tác giả lý giải do phụ nữ lớn tuổi giai đoạn 
mãn kinh, sự thiếu hụt hormone sẽ làm cho 
niêm mạc đường niệu bị thiểu sản, giảm tưới 
máu và sức đề kháng tại chỗ. Tuy nhiên sự khác 
biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì sự hiện 
diện của ống thông tiểu luôn tạo điều kiện cho 
vi khuẩn xâm nhập đường niệu ở mọi lứa tuổi. 
Và thời gian hiện diện càng lâu thì nguy cơ càng 
tăng. Trong nghiên cứu này, thời gian lưu thông 
tiểu trên 7 ngày thì nguy cơ nhiễm khuẩn niệu 
tăng 3,6 lần. Wagenlehner FM cho rằng 1 ngày 
lưu catheter nguy cơ mắc CAUTI tăng lên 5%. 
Tác nhân gây nhiễm khuẩn niệu liên quan 
thông tiểu: 
Vi khuẩn Gram âm là chủ yếu (89,9%), trong 
đó E. coli chiếm 43,3%, và K. pneumonia 
13,3%. Kết quả này tương đương với nghiên 
cứu tại Bệnh viện 108 năm 20173 (vi khuẩn 
Gram âm chiếm 91,25%, E. coli 46,88%) và 
thấp hơn nghiên cứu SMART: tại 4 bệnh viện 
Việt Nam, 2011 (BV Bạch Mai, Bình Dân, Chợ 
Rẫy, Việt Đức ) trong đó E. coli chiếm tới 68%. 
Có một điểm khác biệt trong nghiên cứu của 
chúng tôi là tỷ lệ P. aeruginosa tăng (16,7%) so 
với nghiên cứu SMART (P. aeruginosa chỉ 
6%). 
Đặc điểm đề kháng kháng sinh 
Vi khuẩn E. coli có tỷ lệ kháng rất cao với 
nhóm Cephalosporin thế hệ 3 (Ceftazidime, 
Ceftriaxon, Cefotaxime) và Levofoloxacin, tỷ 
lệ kháng trên 90%. Nhóm Carbapenem cũng đã 
bị kháng khoảng 50%. Vi khuẩn chỉ còn nhạy 
tốt với Colistin, Amikacin. So với nghiên cứu 
SMART, tỷ lệ kháng Levofloxacin của chúng 
tôi cao hơn (92 so với 44%), tỷ lệ kháng nhóm 
carbapenem thấp hơn (4 0% so với 98%). Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, P. aeruginosa và K. 
pneumoniae có tỷ lệ kháng rất cao, kháng hầu 
hết kháng sinh (đều trên 70%), trừ colistin. Tuy 
nhiên vì cỡ mẫu nhỏ nên cần nghiên cứu thêm. 
Rõ ràng, tình trạng kháng kháng sinh của các 
tác nhân gây CAUTI đang rất báo động. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thông 
tiểu là 2,8/1000 ngày-thông tiểu.Các yếu tố như 
nhóm tuổi, Khoa, mở khí quản và đặt sonde dạ 
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
30 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
dày không có mối liên quan với CAUTI với p > 
0.05. Các yếu tố như giới tính và thời gian lưu 
catheter thông tiểu có mối liên quan với CAUTI 
với p < 0.05. Trong nhóm người bệnh nam thì 
tỷ lệ mắc CAUTI chỉ bằng 0,1 lần so với người 
bệnh nữ và có ý nghĩa thống kê với p<0.002, 
KTC 95% (0.04 – 0.3). 
Trong nhóm người bệnh có thời gian lưu 
thông tiểu ≥ 7 ngày thì có tỷ lệ mắc CAUTI 
bằng 3.6 lần so với nhóm người bệnh lưu 
catheter < 7 ngày và có ý nghĩa thống kê với 
p<0.005, KTC 95% (0.6 – 20.1). 
Trong tất cả các tác nhân gây nhiễm khuẩn 
niệu phân lập được chủ yếu là vi khuẩn gram 
âm với 89,9%. Trong đó, tác nhân chiếm tỷ lệ 
cao nhất E. coli với 43,3%. 
Vi khuẩn E. coli cũng có tỷ lệ kháng cao với 
nhóm β-lactam (Cefotaxime, Cefoxitin, 
Ceftriaxone); Carbapenem có tỷ lệ kháng 
khoảng 40%, tỷ lệ kháng thấp nhất ở nhóm 
Aminoglycoside (kháng Amikacin 15,4%) và 
Colistin kháng 0%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Bộ Y tế, 2017, “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên 
quan ống thông tiểu”. 
2) Cao Xuân Thành, Nguyễn Thành Huy và cộng sự, 2017, “Giám 
sát nhiễm khuẩn niệu trên người bệnh phẫu thuật tại khoa Ngoại 
Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Huế”. 
3) Đinh Vạn Trung, 2017, “Tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn 
bệnh viện những tháng đầu năm 2017 tại Bệnh viện Trung ương 
Quân đội 108”, tạp chí Y dược lâm sàng 108: 98-103 
4) Biedenbach DJ, Bouchillon SK, Hoban DJ, Hackel M, Phuong DM, 
Nga TT, Phuong NT, Phuong TT, Badal RE: "Antimicrobial 
susceptibility and extended-spectrum beta-lactamase rates in 
aerobic gram-negative bacteria causing intra-abdominal infections 
in Vietnam: report from the Study for Monitoring Antimicrobial 
Resistance Trends (SMART 2009-2011)" 
5) Wagenlehner FM, 2006, Current challenges in the treatment of 
complicated urinary tract infections and prostatitis. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cac_truong_hop_nhiem_khuan_nieu_lien_quan_ong_thong.pdf