Đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực ven biển thành phố Hải Phòng
Tóm tắt
Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có giá trị kinh tế cao, có vai trò sinh thái quan trọng và có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường tốt. Hiện nay, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và ở TP. Hải Phòng nói riêng đang bị nhiều đe doạ từ phát triển kinh tế - xã hội, từ ý thức của con người và từ những tai biến tự nhiên, trong đó có biến đổi khí hậu, vì vậy đã bị giảm sút mạnh về diện tích và chất lượng.
Bài báo trình bày rõ hơn các đặc điếm về tính đa dạng thực vật ngập mặn của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biến thành phố Hải Phòng.
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực ven biển thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực ven biển thành phố Hải Phòng
ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Lưu Văn Huyền1, Nguyễn Chien Thắng2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Viện Công nghệ Môi trường Tóm tắt Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có giá trị kinh tế cao, có vai trò sinh thái quan trọng và có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường tốt. Hiện nay, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và ở TP. Hải Phòng nói riêng đang bị nhiều đe doạ từ phát triển kinh tế - xã hội, từ ý thức của con người và từ những tai biến tự nhiên, trong đó có biến đổi khí hậu, vì vậy đã bị giảm sút mạnh về diện tích và chất lượng. Bài báo trình bày rõ hơn các đặc điếm về tính đa dạng thực vật ngập mặn của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biến thành phố Hải Phòng. Từ khóa: Rừng ngập mặn; Suy giảm; Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Tính đa dạng thực vật ngập mặn. Abstract Flora diversity of mangrove ecosystems along coastal area of Hai Phong city Mangrove ecosystems have high economic values and play an important ecological role in protecting and improving the environment. Currently, mangrove ecosystems in Vietnam in general and Hai Phong city in particular are threatened by social - economical development, poor community awareness and various natural hazards including climate change. These causes lead to drastic reducing in total area and quality of mangroves. This article outlines the characteristics of the flora diversity of mangrove ecosystems along coastal area of Hai Phong city. Keyword: Mangrove; Mangrove ecosystems; Flora diversity of mangrove. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biến nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Tại Việt Nam thì rừng ngập mặn là một hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng ở vùng ven biến, với sự đa dạng, phong phú về động thực vật; có vai trò to lớn về kinh tế và sinh thái - môi trường nhưng do nhiều nguyên nhân khiến diện tích và đa dạng rừng ngập mặn nước ta ngày càng giảm sút. Hải Phòng cũng là một địa phương có sự đa dạng cao về các loài thực vật ngập mặn [4]. Bài báo này sẽ góp phần làm rõ sự đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ngập mặn TP Hải Phòng và chỉ ra những giá trị về kinh tế - xã hội - môi trường của chúng cũng như đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát trien bền vững các hệ sinh thái RNM TP Hải Phòng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2017 đến tháng 7/2018 Địa điếm nghiên cứu: khu vực ven biến thành phố Hải Phòng, cụ the xã Lập Lệ (huyện Thủy Nguyên), xã Tiên Thắng (huyện Tiên Lãng), xã Phù Long (huyện Cát Hải) và phường Bàng La (quận Đồ Sơn). Hình 1: Hình thái và vị trí các khu vực nghiên cứu nhìn từ ảnh vệ tinh Spot (Nguồn tác giả thực hiện) Đối tượng nghiên cứu Tính đa dạng thực vật (các trạng thái thảm thực vật ngập mặn, quần the cây ngập mặn và khu hệ thực vật ngập mặn) trong các hệ sinh thái RNM tại TP Hải Phòng. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật ngập mặn TP Hải Phòng Nghiên cứu làm rõ vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái RNM vùng nghiên cứu. Đe xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát trien bền vững các hệ sinh thái RNM tại TP Hải Phòng Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng quan tài liệu Dữ liệu ảnh viễn thám và các tài liệu khác như bài báo khoa học, tạp chí được thu thập trong và ngoài nước về đa dạng hệ sinh thái RNM,... Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát tại 4 Ô tiêu chuẩn (OTC), kích thước mỗi OTC là 20 x 20 m2. Bảng 1. Danh sách các OTC được lựa chọn nghiên cứu STT OTC Vị trí Tọa độ Quần xã 1 OTC 01 Xã Phù Long, huyện Cát Hải N: 20°50T2”, E: 106o55'55” Trang thuần loài 2 OTC 02 Phường Bàng La, quận N: 20o42'42”, Đước vòi thuần loài Đồ Sơn E: 106o44'43” 3 OTC 03 Xã Tiên Thắng, huyện N: 20°40’39”, Trang - Bần chua Tiên Lãng E: 106o39'35” 4 OTC 04 Xã Lập Lễ, huyện N: 20o54'2”, Bần chua thuần loài Thủy Nguyên E: 106o44'20” Phương pháp phỏng vấn người dân Dự kiến 60 phiếu (3 mẫu phiếu) được phân bo như sau: Người dân xung quanh khu vực RNM ven biển TP. Hải Phòng (40 phiếu) Cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường các địa phương có RNM ven biển TP Hải Phòng (20 phiếu) Các phương pháp phân tích, đánh giá Định loại các loài thực vật theo phương pháp hình thái Xác định thành phần loài và vị trí các taxon Phương pháp tính sinh khối các loài trong quần the [5] Sinh khối trên mặt đất: Wtop = 0,251 X p X D2’46 Sinh khối dưới mặt đất: Wr = 0.199 X p0.899 X D2,22 Trong đó: D: đường kính thân (DBH); H: chiều cao tán cây; p: mật độ gỗ của thân cây (tấn/m3). Đối với các loài thuộc họ Rhizophoraceae thì D = DR0.3 (đường kính thân ở vị trí cách co rễ 30 cm) [5]. Tong sinh khối cây được xác định bằng công thức: B = + Wr (kg). Trong đó: WtoR là sinh khối trên mặt đất; W là sinh khói dưới mặt đất. - Phương pháp xử lý số liệu Mức độ đa dạng loài (H’) được theo công thức . -A n n H =-^~. log2“ý m?ữm m Trong đó: n là mật độ các the của 1 loài trong khu vực nghiên cứu m là tong mật độ các loài trong khu vực nghiên cứu Tính mật độ cá the thực vật ngập mặn trên một đơn vị diện tích Số cá thể đếm Mật độ trên ha = Dỉên tichkhung X10.000 [3] CHI c. ung định lượng KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sự đa dạng của thực vật ngập mặn TP Hải Phòng Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng RNM trông tại Hải Phòng có tông diện tích khoảng 2.446 ha, bằng 80,2% tong diện tích rừng ven biến thành phố, bao gồm 3 loại rừng trồng như sau: Rừng Trang (Kandelia candel (L,) Druce) thuần loại: có tong diện tích 1.338 ha, bằng 43,9% tổng diện tích rừng ven biến thành phố, phân bố trên bãi biến các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn, Cát Hải. Rừng Bần (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thuần loại: có tong diện tích 621 ha, chiếm khoảng 20,4% tong diện tích Rừng ngập mặn ven biến. Phân bố tại các vùng cửa sông thuộc huyện Thủy Nguyên. Rừng hỗn giao Trang (K. candel) - Bần (S. caseolaris) có diện tích khoảng 487 ha, chủ yếu ở các huyện Tiên Lãng, Hải An, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy [4]. - Những đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật: thảm thực vật ngập mặn trong khu vực khá cao, nhiều điếm lên đến 100% [4]. - Các trạng thái thảm thực vật ngập mặn trong vùng Thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng và những đặc điểm của khu hệ Tên loài Tên khoa học Đặc điểm Phân bố Mắm biển Avicennia marina (Forsk) Vierh Cây thân gỗ nhỏ, dạng cây bụi, cây thường không cao quá 3 m Ven biển xã Phù Long (huyện Cát Hải) Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engl Cây thân gỗ, cao tới 15 m hoặc hơn nữa, đường kính có thể tới 60 cm Vùng cửa sông huyện Thuỷ Nguyên Bảng 2. Thành phần và phân bố của các loài cây ngập mặn trong vùng Đặc điếm cấu trúc phân tầng RNM mang nét đặc trưng cho từng khu vực: khu vực Phù Long (Cát Hải) và Bang La - Đại Hợp tầng cây 200 - 400 cm chiếm ưu thế, khu vực Tràng Cát - Đình Vũ và Tiên Lãng tầng cây 400 - 600 cm chiếm ưu thế. Tầng cây 400 - 600 cm đang có xu hướng tăng lên, do quần xã Bần chua trồng đang phát tri en và được bảo vệ tốt. Do được bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ của Đước vòi Rhizophora stylosa Guff Cây thân gỗ có kích thước không lớn, chỉ cao khoảng 6 m Xã Phù Long (huyện Cát Hai) Trang Kandelia candel (L.) Druce Cây thân gỗ, có kích thước không lớn, có thể có chiều cao 6 - 7 m Các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng và Cát Hải Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny in Lamk Cây thân gỗ có kích thước tương đối lớn, có thể cao tới 30 - 35 m Các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy hay quận Hải An Các chỉ số đặc trưng của các loài cây ngập mặn chủ yếu trong vùng: Quần xã Trang thuần loài (OTC 01) có mật độ là 6.275 cây/ha và sinh khối là 15,23 tấn/ha. Quần xã Đước vòi thuần loài (OTC 02) có mật độ là 2.650 cây/ha và sinh khối là 6,34 tấn/ha. Quần xã Trang - Bần chua (OTC 03) có mật độ là 4.650 cây/ha, sinh khối là 127,575 tấn/ha. Quần xã Bần chua thuần loài (OTC 04) có mật độ là 1.050 cây/ha và sinh khối là 118,100 tấn/ha. Xác định tên loài và xây dựng danh lục thực vật Theo kết quả, khu vực RNM thành phố Hải Phòng có tong số 106 loài thực vật bậc cao thuộc 40 họ của 2 ngành Dương xỉ và Hạt kín. Ngành Hạt kín lại được phân thành 2 lớp, trong đó lớp Ngọc lan gồm 29 họ, 60 chi, 68 loài; lớp Hành gồm 6 họ, 21 chi, 31 loài thực vật bậc cao có mạch (Theo Danh lục các loài thực vạt Việt Nam, 2003, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Sự đa dạng các bậc taxon và những đặc điếm khu hệ thực vật ngập mặn trong vùng (dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, giá trị bảo tồn) Sự phân bố bậc ngành thực vật ở RNM ven biển TP Hải Phòng chỉ có 2 ngành và rất chênh lệch về số lượng loài. Ngành Hạt kín có số lượng loài lên tới 99, chiếm 93,40% tong số loài khu vực (Nguôn Ngô Đình Quê và một sô tác giả) nghiên cứu; số lượng chi là 81, chiếm 92,05% tong số chi; số lượng họ là 35, chiếm 87,25% tong số họ. Tại khu vực RNM ven biển TP Hải Phòng đã xác định được dạng sống thực vật của 105 loài (99,06% tong số loài). Trong đó, nhóm cây chồi trên chiếm ưu thế với 56 loài (53,33%); tiếp theo là nhóm cây chồi sát đất 17 loài (16,19%); nhóm cây một năm 15 loài (14,28%); thấp nhất là nhóm cây chồi an 9 loài (8,57%) và nhóm cây chồi nửa an 8 loài (7,62%). Hệ thực vật bậc cao có mạch của RNM ven bien TP Hải Phòng đặc trưng bởi yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất 26,21%; tiếp đến là yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới chiếm 16,50%; yếu tố co nhiệt đới chiếm 13,59%; đặc hữu Việt Nam chiếm 1,94% cùng các yếu tố Đông Á, và yếu tố Maylaysia - Indonesia là những yếu tố có tỷ lệ thấp nhất. Trong đó 2 loài mang yếu tố đặc hữu Việt Nam là Cỏ Ngạn (Scirpus kimsonnensis N.K. Khoi), Quả no (Ruellia tuberosa L.). Đã xác định được 11 nhóm cây tài nguyên với 75 loài thực vật có giá trị sử dụng, số lượt loài cây làm thuốc với 62 lượt (53,91%), chiếm nhiều nhất; tiếp theo là cây ăn được có 15 lượt (13,04%) và cây cho gỗ có 14 lượt (12,17%); cây làm cảnh có 11 lượt (9,57%); cây có các công dụng khác như làm nhiên liệu đốt, cải tạo đất,... có 5 lượt (4,35%); cuối cùng cây cho tinh dầu và cây làm thức ăn gia súc cùng có 4 lượt (3,48%). Trong RNM ven biển TP. Hải Phòng chỉ có duy nhất một loài quí hiếm có giá trị bảo tồn là loài Cỏ ngạn (Scirpus kimsonnensis N.K.Khoi) với phân hạng bảo tồn nguy cấp (EN) B1+2a,b,c,d. Vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng nghiên cứu Giá trị kỉnh tế của các loài cây ngập mặn và các quần thế thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng Dựa theo kết quả nghiên cứu của Adger (1996) đã xác định sơ đồ luợng giá tong giá trị kinh tế của hệ sinh thái RNM, đã xác định đuợc sơ đồ tong giá trị kinh tế (TEV) của khu vực RNM ven biến Hải Phòng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp, giá trị không sử dụng đuợc the hiện chi tiết nhu sau: Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm giá trị về cây thuốc và thực phàm ăn đuợc, giá trị lấy gỗ và làm củi, giá trị làm cảnh, các giá trị khác nhu cho tinh dầu, nguyên liệu làm giấy,... Giá trị củi đốt và các công dụng khác mà VQG Cát Bà mang lại cho nguời dân khi vào khai thác hàng năm lên đến 26.640.000 đồng/năm. Doanh thu thu đuợc từ cung cấp duợc liệu của khu vực RNM ven biến Hải Phòng tạm tính trung bình hàng năm là: 40.500.000 đồng/năm. Tong giá trị về cây cảnh của rừng ngập mặn Hải Phòng đuợc khai thác trong 20 hộ thuộc khu vực xã Phù Long là: 61.250.000 đồng. Giá trị sử dụng gián tiếp: bao gồm giá trị về nguồn nuớc, giá trị tích lũy cacbon hay giá trị về du lịch sinh thái. Giá trị tích lũy cacbon của RNM tự nhiên tại Hải Phòng tạm tính với loài Đuớc vòi (Rhizophora stylosa) là 396.300.118 đồng. • ước tính giá trị về du lịch sinh thái RNM ven biến Hải Phòng thu đuợc là: 960.000.000 đồng/năm. Ý nghĩa sinh thái, bảo vệ môi trường của các quần thế cây ngập mặn ven biến TP. Hải Phòng Theo các nghiên cứu của Phạm Văn Ngọt và các cs (2013), đã xác định các vai trò nhu: điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự bốc hơi nuớc vùng đất RNM, giữ on định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền; có khả năng chắn sóng chắn bão vững chắc bảo vệ cu dân vùng ven biến, hạn chế tác hại của gió bão; có tác dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển. 3.3. Các giải pháp sử dụng họp lý, bảo tồn và phát triến bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP. Hải Phòng Tạo điều kiện thuận lợi đe nguời dân và cộng đồng địa phuơng tham gia bảo vệ và phát tri en RNM, đuợc huởng lợi trực tiếp từ rừng, dần thay thế cơ chế khoán bằng tiền nhu hiện nay. Đảm bảo vừa phát trien đuợc vốn RNM vừa phát trien kinh tế thủy sản, giữ cân bang giữ cân bang nhu cầu phòng hộ và phát trien kinh tế, tạo vùng an toàn bảo vệ và phát trien RNM một cách lâu dài. Chính sách phải rõ ràng, hợp lý, bình đang giữa các thành phần kinh tế. Tăng cuờng sự phối hợp liên ngành trong việc quản lý nhà nuớc đối với RNM, việc to chức quản lý hệ sinh thái RNM cần huớng tới phuơng thức đồng quản lý rừng với sự tham gia của nguời dân và cộng đồng địa phuơng. Góp phần chuyến dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phù hợp với đặc thù vùng RNM, đảm bảo cân đối giữa việc bảo vệ môi truờng và on định cuộc sống của nguời dân trong vùng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Đã xác định đuợc tại khu vực RNM ven biển TP Hải Phòng 106 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 88 chi, 40 họ, thuộc 2 ngành Duơng xỉ và Hạt kín. Ngành Hạt kín chiếm ưu thế hoàn toàn với 93,40% số loài toàn khu vực nghiên cứu. Hệ thực vật bậc cao có mạch của RNM ven bien TP Hải Phòng đặc trưng bởi yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất 26,21%. Đã xác định được 11 nhóm cây tài nguyên với 75 loài thực vật có giá trị sử dụng, số lượt loài cây làm thuốc với 62 lượt (53,91%), chiếm nhiều nhất. Tại RNM ven biến Hải Phòng chỉ có duy nhất một loài quí hiếm có giá trị bảo tồn là loài Cỏ ngạn (Scirpus kimsonnensis N.K.Khoi). Đây vừa là loài đặc hữu Việt Nam, vừa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và được xếp hạng nguy cấp (EN). Đã xác định được 4 quần xã thực vật ngập mặn đặc trưng ở khu vực RNM ven biến Hải Phòng và mô tả cấu trúc, xác định sinh khối của 4 quần xã này. Đã xác định được một số giá trị sử dụng trực tiếp về kinh tế của quần the thực vật ngập mặn trong các hệ sinh thái RNM ven biển TP Hải Phòng cũng như vai trò cũng như ý nghĩa sinh thái và bảo vệ môi trường của quần the thực vật ngập mặn ven biến Hải Phòng. Kiến nghị Một số quần xã thực vật ngập mặn thực thụ tại RNM ven biến Hải Phòng, đặc biệt là quần xã thuần Trang tại khu vực VQG xã Phù Long, huyện Cát Hải đang có dấu hiệu bị suy giảm mật độ do đó cần có các biện pháp phục hồi, bảo vệ kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO . Bộ KH&CN (2007). Sách Đỏ Việt Nam phần II. Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. . Lê Trần Chấn (1990). Một sổ đặc điểm cơ bản của hệ thục vật Việt Nam. NXB Khoa học cà Kỹ thuật. Hà Nội. . Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính (2017). Định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Công nghệ. . Trần Đức Thạnh (chủ biên) (2015). Thiên nhiên và môi trường vùng bờ Hải Phòng. NXB Tự nhiên và Khoa học công nghệ. . Komiyama, Sasitorn Poungparn and Shogo Kato (2005). Common allometric equations for estimating the tree weight of mangroves. Journal of Tropical Ecology, 21:471-477. . M. Spalding, M. Kainuma, and L. Collins (2011). World Atlas of Mangroves. Hum Ecol, 39:107-109. . J. B. Long and C. Giri (2011). Mapping the Philippines mangrove forests using Landsat imagery. Sensors, vol. 11, no. 3, 2972-2981. . S. Sandilyan, K. Kathiresan (2012). Mangrove conservation: a global perspective. Biodiversity and Conservation, Volume 21, Issue 14, 3523-3542. BBT nhận bài: 14/8/2018; Phản biện xong: 04/9/2018
File đính kèm:
- da_dang_thuc_vat_trong_cac_he_sinh_thai_rung_ngap_man_khu_vu.doc
- 40412_128210_1_pb_0885_529360.pdf