Đa dạng thành phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự đa dạng loài và giá trị kinh tế của

thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá. Kết quả nghiên cứu đã xác định

được 27 loài TVNM thuộc 26 chi, 22 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)

và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, có 10 loài cây ngập mặn chính

thức và 17 loài cây ngập mặn tham gia. Đồng thời, so với danh lục thành

phần loài của các tài liệu trước đây, nghiên cứu lần này đã bổ sung thêm 8

loài mới ở Rú Chá. TVNM ở Rú Chá có rất nhiều giá trị sử dụng như cây

cho gỗ, củi đốt, làm thuốc, thực phẩm. Trong đó, nhóm cây làm thuốc có

18 loài; nhóm cây cho gỗ có 12 loài; nhóm cây làm cảnh có 5 loài; nhóm

cây làm thực phẩm có 6 loài; nhóm cây cho sợi có 5 loài, nhóm cây cho

tanin có 3 loài và nhóm cây cho công dụng khác có 3 loài. Giá trị kinh tế

mà rừng ngập mặn Rú Chá mang lại ước tính khoảng 1,27 tỷ đồng/năm,

trong đó có 84,2% giá trị sử dụng trực tiếp, 6,2% giá trị sử dụng gián tiếp

và 9,6% giá trị phi sử dụng.

pdf 13 trang phuongnguyen 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng thành phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng thành phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, Thừa Thiên Huế

Đa dạng thành phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, Thừa Thiên Huế
Tạp chí KHLN 4/2013 (3018 - 3030) 
©: Viện KHLNVN-VAFS 
ISSN: 1859-0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
3018 
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ 
CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở RÚ CHÁ, THỪA THIÊN HUẾ 
Trần Hiếu Quang1, Nguyễn Khoa Lân2, Trần Thị Tú1 
1 Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế 
Từ khóa: Đa dạng loài, giá 
trị sử dụng, giá trị kinh tế, 
Rú Chá, thực vật ngập mặn. 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự đa dạng loài và giá trị kinh tế của 
thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá. Kết quả nghiên cứu đã xác định 
được 27 loài TVNM thuộc 26 chi, 22 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 
và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, có 10 loài cây ngập mặn chính 
thức và 17 loài cây ngập mặn tham gia. Đồng thời, so với danh lục thành 
phần loài của các tài liệu trước đây, nghiên cứu lần này đã bổ sung thêm 8 
loài mới ở Rú Chá. TVNM ở Rú Chá có rất nhiều giá trị sử dụng như cây 
cho gỗ, củi đốt, làm thuốc, thực phẩm... Trong đó, nhóm cây làm thuốc có 
18 loài; nhóm cây cho gỗ có 12 loài; nhóm cây làm cảnh có 5 loài; nhóm 
cây làm thực phẩm có 6 loài; nhóm cây cho sợi có 5 loài, nhóm cây cho 
tanin có 3 loài và nhóm cây cho công dụng khác có 3 loài. Giá trị kinh tế 
mà rừng ngập mặn Rú Chá mang lại ước tính khoảng 1,27 tỷ đồng/năm, 
trong đó có 84,2% giá trị sử dụng trực tiếp, 6,2% giá trị sử dụng gián tiếp 
và 9,6% giá trị phi sử dụng. 
Keywords: Economic 
value, mangrove flora, 
Ru Cha, species diversity, 
utility. 
Species diversity and economic value of mangrove flora at Ru Cha, 
Thua Thien Hue province 
This paper presents the study results of species diversity and economic 
value of mangrove flora in Ru Cha. The results have identified 27 species 
mangrove flora of 26 genera, 22 families, 2 phylums included 
Polypodiophyta and Magnoliophyta. Magnoliophyta dominate. Among 27 
species in Ru Cha mangrove flora, there are 10 true mangrove species (MS) 
and 17 mangrove associated species (MAS). Besides, this research has 
added eight new species at Ru Cha that compared to the list of species of 
the previous document. Mangrove flora at Ru Cha have a lot of valuable 
uses, such as timber, firewood, medicinal, food, etc. In particular, there are 
18 species of medicinal plants, 12 species of timber, 5 species of bonsai, 6 
species of food, 5 species of fiber, 3 species for tannin and 3 species for 
other utility. The total economic value of Ru Cha mangrove was estimated 
1.27 billion dong/year, including 84.2% of direct value, 6.2% of indirect 
value and 9.6% of non - using value. 
Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) Tạp chí KHLN 2013 
3019 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Diện tích Rú Chá thuộc địa phận quản lý hành 
chính thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị 
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí địa 
lý của khu vực Rú Chá: phía Đông giáp Bàu 
Lát gần thị trấn Thuận An; phía Tây giáp thôn 
Vân Quốc Đông, xã Hương Phong; phía Nam 
giáp xã Phú Thanh, huyện Phú Vang; phía 
Bắc giáp xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. 
Tổng diện tích Rú Chá hiện còn khoảng 
5,8ha. Do diện tích Rú Chá hiện tại còn ít, 
hơn nữa hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng 
thủy sản là hai ngành sản xuất chính ở địa 
phương nên chính quyền cũng chưa quan tâm 
nhiều về diện tích đất sản xuất lâm nghiệp, 
trong đó có diện tích rừng ngập mặn Rú Chá. 
Rú Chá là một trong những hệ sinh thái rừng 
ngập mặn (HST RNM) còn lại ở khu vực đầm 
phá Tam Giang - Cầu Hai bên cạnh thảm thực 
vật ngập mặn ở cửa sông Bù Lu - Cảnh 
Dương, ở thôn Tân Mỹ, xã Phú Tân, huyện 
Phú Vang và ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc. 
Rừng ngập mặn Rú Chá có chức năng như 
một vùng đệm sinh thái giữa đất liền và đầm 
phá. Ngoài ra, đây còn là bãi giống lý tưởng 
cho nhiều loài thủy sinh như các loài cá, loài 
giáp xác... Bên cạnh đó, Rú Chá là nơi phục 
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, thử 
nghiệm các giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn 
nhằm chọn lựa giải pháp tối ưu nhất cho các 
khu vực tương đồng trong khu vực. Đồng 
thời, Rú Chá nằm ven theo đầm phá Tam 
Giang - Cầu Hai được nhiều người biết đến 
như là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn 
trong tương lai. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện 
trạng, cập nhật thông tin về sự đa dạng loài 
thực vật ngập mặn, ước tính được các giá trị 
sử dụng và vai trò của rừng ngập mặn Rú Chá 
làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và phát 
triển nguồn tài nguyên thực vật nơi đây. Nội 
dung nghiên cứu bao gồm điều tra thành phần 
thực vật ngập mặn, khả năng tích lũy carbon, 
xác định các giá trị sử dụng và vai trò của 
rừng ngập mặn Rú Chá hiện nay. 
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Tổng hợp tài liệu 
Tiến hành thu thập các số liệu, thông tin liên 
quan đến thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú 
Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh 
Thừa Thiên Huế. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham 
gia của ngƣời dân địa phƣơng (PRA) 
Phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, gửi 
phiếu điều tra thông tin, điều tra theo tuyến để 
thu thập các thông tin về hiện trạng TVNM ở 
Rú Chá, về các hoạt động KT - XH và tác 
động của nó đến TVNM. Hoạt động điều tra 
tiến hành phỏng vấn người dân theo tiêu chí là 
người lớn tuổi, đã sinh sống ở Rú Chá ít nhất 
từ năm 1985 và cán bộ chính quyền xã Hương 
Phong với số lượng là 38 phiếu điều tra trong 
tổng số 117 hộ có đời sống liên quan đến Rú 
Chá, chiếm tỷ lệ 32,5%. 
2.3. Khảo sát thực địa 
Tiến hành điều tra thành phần loài thực vật 
theo tuyến nghiên cứu, lập 5 ô tiêu chuẩn 
(ÔTC) kích thước 100m2 (10m * 10m), dùng 
để điều tra cây tầng cao có D1,3 ≥ 5cm. Trong 
mỗi ÔTC, lập ra 5 ô dạng bản diện tích 4m2 
với kích thước (2m * 2m) để điều tra cây bụi, 
thảm mục và vật rơi rụng; trong đó 4 ô ở 4 
góc, 1 ô ở trung tâm ÔTC. Tổng cộng có 25 ô 
dạng bản (2m * 2m). Điều tra theo 3 tuyến 
như sau: tuyến thứ 1 đi xuyên qua và vòng 
xung quanh Rú chính và lên trên Cồn Miếu 
với 3 ÔTC (A, B và C); tuyến thứ 2 đi xuyên 
qua và vòng quanh Rú dưới với 1 ÔTC D; 
tuyến thứ 3 đi xuyên qua và vòng quanh Rú 
trên với 1 ÔTC E. 
Tạp chí KHLN 2013 Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) 
3020 
Hình 1. Hiện trạng thực vật ngập mặn và vị trí lập ô tiêu chuẩn ở Rú Chá 
Tuyến thứ 1 phân chia thành 2 phần sinh cảnh 
rõ rệt: ở Rú chính tập trung quần xã Giá - 
Quao nước - Đước vòi - Ráng đại - Ô rô 
trắng; Giá - Quao nước đan xen nhau ở tầng 
cao trên nền đất cao ít ngập nước; tầng thấp ở 
vùng ven bờ ít ngập có Tra hoa vàng, Bánh 
dầy; vùng ngập nước thường xuyên ở tầng 
thấp có Ôrô trắng, Ráng đại; Đước vòi phân 
bố chủ yếu ở gần ÔTC A. Ở Cồn Miếu, vùng 
đất cao ít ngập nước chủ yếu là Giá ở tầng cao 
và trung bình, Tra hoa vàng và Bánh dầy đan 
xen; vùng ngập nước thường xuyên ở tầng 
thấp có Ôrô trắng và ven bờ thì có nhiều Ngọc 
nữ biển. Cồn Miếu bị chia cắt với Rú chính 
bởi hệ thống đê ao nuôi trồng thủy sản, nơi 
đây chủ yếu có Giá - Tra hoa vàng - Ôrô trắng 
và các cây bụi tầng thấp. Tuyến thứ 2 là ở Rú 
dưới có quần xã Giá - Quao nước - Bánh dầy - 
Ôrô trắng - Ráng đại, trong đó Giá chiếm chủ 
yếu ở tầng cao, Bánh dầy ở tầng trung bình và 
Ôrô trắng ở tầng thấp. Tuyến thứ 3 là ở Rú 
trên với quần xã Giá - Tra hoa vàng - Ô rô 
trắng, trong đó Giá và Tra hoa vàng chiếm số 
lượng nhiều nhất. Sử dụng máy định vị vệ 
tinh GPSmap 78S (hãng GARMIN, Đài Loan) 
để xác định tọa độ các khu vực có TVNM. 
2.4. Đánh giá giá trị kinh tế 
Đánh giá giá trị kinh tế bằng cách điều tra, 
phỏng vấn người dân và thống kê số liệu từ 
chính quyền địa phương; từ đó ước tính ra các 
giá trị mà rừng ngập mặn mang lại. Giá trị 
kinh tế của rừng ngập mặn bao gồm (1) giá trị 
sử dụng trực tiếp (gỗ, củi đốt, khai thác và 
nuôi trồng thủy sản, khai thác chim nước, 
dược liệu, làm cảnh, thức ăn...) được xác định 
thông qua giá cả thị trường; (2) giá trị sử dụng 
gián tiếp (điều hòa vi khí hậu, điều tiết nước 
ngầm, cung cấp nơi ở, chất dinh dưỡng, xử lý 
ô nhiễm, khả năng tích lũy carbon và hấp thụ 
CO2...) được xác định bằng chi phí thay thế; 
(3) giá trị sử dụng gián tiếp (phòng chống 
thiên tai, cản sức gió, chống xói mòn, bảo vệ 
đất...) được đánh giá thông qua chi phí thiệt 
hại tránh được; (4) giá trị chọn lựa, tồn tại 
trong việc sẵn lòng chi trả của người dân cho 
việc xây dựng quỹ bảo vệ, bảo tồn rừng ngập 
mặn Rú Chá thông qua đánh giá ngẫu nhiên. 
Để xác định giá trị sử dụng gián tiếp về khả 
năng tích lũy carbon và hấp thụ CO2 của rừng 
ngập mặn Rú Chá, tức là ước tính lượng 
carbon (C) tích lũy trong rừng ngập mặn được 
Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) Tạp chí KHLN 2013 
3021 
xác định tổng hợp từ các thành phần, gồm C 
tích lũy trong thực vật (cây tầng cao, cây bụi, 
thảm mục + vật rơi rụng) và C trong đất. Do 
vậy, nghiên cứu tập trung áp dụng tổng hợp 
các phương pháp “đánh giá nhanh” để định 
lượng tương đối lượng C hiện tại tích lũy 
trong các lâm phần. 
Để xác định giá trị chọn lựa (Value 1) và giá 
trị để lại (Value 2) của rừng ngập mặn Rú Chá 
tương ứng với công thức (1) và (2), đề tài đã 
giả định hình thành một quỹ bảo tồn và bảo vệ 
Rú Chá với mục đích phục vụ cho sử dụng 
hiện tại. Trong đó, mức sẵn lòng chi trả WTP 
(Willing to Pay) được xác định từ các mức giá 
sẵn lòng chi trả của người dân ước lượng bằng 
phương pháp OLS (ước lượng bình phương 
nhỏ nhất), 1WTP và 2WTP là mức sẵn lòng 
chi trả cho quỹ 1 và quỹ 2; N là tổng số hộ 
liên quan ở Rú Chá (117 hộ). 
 1*1 WTPNValue (1) 
và 2*2 WTPNValue (2) 
Giá trị tồn tại (A) được xác định dựa trên 
tổng các nguồn vốn đầu tư trung bình ở trong 
và ngoài nước vào khu vực Rú Chá trong 
năm, theo công thức (4). Số liệu này được 
lấy từ UBND xã Hương Phong. Dòng tiền 
được quy về thời điểm tính toán và tính theo 
công thức: nrPVFV )1(* (3). Trong đó, 
FV: giá trị tiền tương lai; PV: giá trị tiền hiện 
tại; n: số năm quy đổi; r: lãi suất năm (Mức 
lãi suất tính đến tháng 10/2013: r = 7%/năm). 
Giá trị tồn tại chính là tổng số vốn đầu tư 
trung bình trong 1 năm. 
]1)1[(
*
nr
r
FVA (4) 
2.5. Xử lý số liệu 
Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu 
điều tra về kinh tế - xã hội; sử dụng phần 
mềm MapInfo, GIS để phân tích, xử lý số liệu 
thuộc tính và không gian nhằm xây dựng các 
bản đồ chuyên đề. 
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến 
tháng 10/2013. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Đa dạng thành phần loài TVNM ở 
Rú Chá 
Nhóm khảo sát tiến hành điều tra theo tuyến 
để điều tra thành phần loài, tra cứu xác định 
tên khoa học các loài thực vật, sắp xếp các 
loài theo các đơn vị phân loại; đồng thời, đối 
chiếu với các tài liệu nghiên cứu trước đây 
như Phan Nguyên Hồng (1999), Phạm Minh 
Thư (2003), Nguyễn Khoa Lân (2004), Hoàng 
Công Tín (2008, 2012) và Dự án IMOLA II 
(2010). Kết quả đã xác định được các loài cây 
ngập mặn (CNM) hiện có trong Rú Chá thể 
hiện ở bảng 1. 
Bảng 1. Thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá, xã Hương Phong 
TT Tên phổ thông Tên khoa học 
Năm 
định danh 
DS NTV 
Công 
dụng 
Nơi phân bố 
thường gặp 
(1) Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 
1. Họ Ráng Pteridaceae 
1 Ráng đại (rau Mốp) Acrostichum aureum L. 1753 C MS T, C Đất rắn ven bờ 
(2) Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 
(2.1) Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida 
2. Họ Ô rô Acanthaceae 
2 Ô rô trắng Acanthus ebracteatus (L.) 
Vahl. 
1791 Bu MS T Đất mùn sét 
Tạp chí KHLN 2013 Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) 
3022 
TT Tên phổ thông Tên khoa học 
Năm 
định danh 
DS NTV 
Công 
dụng 
Nơi phân bố 
thường gặp 
3. Họ Trúc đào Apocynaceae 
3 Mướp sát (Mướp xác 
hường) * 
Cerbera manghas L. 1753 G MAS T Đất bùn sét 
cứng 
4. Họ Cúc Asteraceae 
4 Cúc tần (Lức ấn) Pluchea indica (L.) Less. 1831 C MAS T Đất mùn sét 
5. Họ Mắm Avicenniaceae 
5 Mắm biển 
(Mấn ổi) 
Avicennia marina (Forssk.) 
Vierh. 
1907 G/ 
GB 
MS T, G Đất rắn ven bờ 
6. Họ Quao Bignoniaceae 
6 Quao nước Dolichandrone spathacea 
(L.f.) Schum. 
1863 G MS T Đất mặn phèn 
7. Họ Phi lao Casuarinaceae 
7 Phi lao 
(Dương liễu) 
Casuarina equisetifolia Forst. 1776 G MAS G, T Đất cao 
8. Họ Rau muối Chenopodraceae 
8 Muối biển 
(Rau muối) 
Suaeda maritima (L.) 
Dumort. 
1827 Cmn MAS T, Tp Đất bùn rắn 
ven bờ 
9. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae 
9 Giá (Chá) Excoecaria agallocha L. 1759 G/ 
GB 
MS G, T Đất cao ít ngập 
10. Họ Bìm bìm Convolvulaceae 
10 Rau muống biển Ipomoea pes - caprae (L.) 
Sweet. 
1818 DL MAS T, Tp Đất rắn ven bờ 
11. Họ Đậu Fabaceae 
11 Cóc kèn Derris trifoliata (L.) Lour. 1928 DL MAS T Đất bùn chặt, 
mặn phèn 
thoái hóa 
12 Đậu biển Canavalia maritima Thouars. 1963 DL MAS Tp Đất rắn ven bờ 
13 Lim sét (Lim xẹt, 
Phượng vàng) * 
Peltophorum pterocarpum 
(DC.) K. Heyne 
1963 G MAS G, C Đất cao 
14 Bánh dầy * Pongamia pinnata (L.) Merr. 1917 G MAS G, C, P, 
S, D 
Đất bùn rắn 
ven bờ 
12. Họ Long não Lauraceae 
15 Bời lời nhớt * Litsea glutinosa (Lour.) C.B. 
Rob. 
1911 G MAS G Đất cao 
13. Họ Bông Malvaceae 
16 Tra hoa vàng Hibicus tiliaceus L. 1976 G MAS T, S Đất ven bờ 
14. Họ Đơn nem Myrsinaceae 
17 Sú, Trá Aegiceras corniculatum (L.) 
Blanco. 
1837 GB MS G, C, 
NO, Ta 
Đất ngập 
15. Họ Đước Rhizophoraceae 
18 Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza (L.) 
Lam. 
1798 G/ Gn MS G, T, Ta Đất bùn hơi 
rắn 
19 Đước vòi Rhizophora stylosa Griff. 1854 G MS G, Ta Đất bùn mềm 
Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) Tạp chí KHLN 2013 
3023 
TT Tên phổ thông Tên khoa học 
Năm 
định danh 
DS NTV 
Công 
dụng 
Nơi phân bố 
thường gặp 
16. Họ Bần Sonneratiaceae 
20 Bần Chua Sonneratia caseolaris (L.) 
Engl. 
1897 G MS G, Tp Đất bùn cát 
nước lợ 
17. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae 
21 Ngọc nữ biển Clerodendrum inerme (L.) 
Gaertn. 
1788 Bu MAS T Đất rắn ven bờ 
18. Họ Bồ quân Flacourtiaceae 
22 Bướm bà (Bôm bà, 
ngâm xanh) * 
Scolopia macrophylla (Wight 
& Arn.) Clos 
1890 G MAS T Đất cao ít ngập 
(2.2) Lớp Loa kèn - Liliopsida 
19. Họ Dứa dại Pandanaceae 
23 Dứa sợi Pandanus odoratissimus L.f 1782 G MAS T, S, G Đất rắn ven bờ 
20. Họ Cau Arecaceae 
24 Dừa nước * Nypa fruticans Wurmb. 1779 G MS G, C, 
Tp, D 
Đất bùn ướt 
21. Họ Cói Cyperaceae 
25 Cỏ cú biển Cyperus stoloniferus Retz. 1786 C MAS T, S Đất ngập nước 
ven bờ 
26 Cỏ lác * Cyperus malaccensis Lam. 1791 C MAS T, S Đất ngập nước 
ven bờ 
22. Họ Cỏ Poaceae 
27 Cỏ ống * Panicum repens L. 1762 C MAS Tp Đất cao ít ngập 
Chú thích: 
* Loài mới bổ sung cho danh mục thành phần loài TVNM ở Rú Chá. 
DS: Dạng sống; Bu: Cây bụi; G: Cây gỗ; Gn: Cây gỗ nhỏ; GB: Cây gỗ dạng bụi; DL: Dây leo; C: Cây thân 
thảo;cmn: Cỏ mọng nước. 
NTV: Nhóm thực vật, gồm MS (True Mangrove Species): Thực vật ngập mặn chính thức; MAS (Mangrove 
Asssociated Species): Thực vật gia nhập rừng ngập mặn. 
T: thuốc; Tp: thực phẩm; P: phân xanh; C: làm cảnh; G: cho gỗ; S: cho sợi; D: cho dầu; NO: nuôi ong lấy mật; Ta: 
cho tanin. 
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 27 loài 
TVNM ở Rú Chá, ngành Dương Xỉ 
(Polypodiophyta) chỉ có 1 họ và 1 loài (chiếm 
4,5% tổng số họ và 3,7% tổng số loài); ngành 
Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 
21 họ, 25 chi và 26 loài (chiếm 95,5% tổng số 
họ và 96,3% tổng số loài ... hiều vào mùa mưa; nhóm chịu độ mặn tương 
đối thấp (7 - 20‰) có Ôrô, Quao nước, Giá, 
Cóc kèn... Loại có biên độ muối hẹp bao gồm 
nhóm cây thảo mọng nước, chịu mặn cao (25 
- 35‰ hoặc cao hơn) có Muối biển; nhóm cây 
nước lợ điển hình (5 - 15‰ hoặc thấp hơn) có 
Dừa nước, Bần chua, Ráng đại... chúng là 
những cây chỉ thị cho môi trường nước lợ; 
nhóm cây chịu đất lợ sống trên đất cạn, độ 
mặn thấp (1 - 10‰) từ nội địa phát tán ra 
vùng đất ẩm ven sông. Hiện nay, việc xây 
dựng kè biển và đắp đê ao nuôi trồng thủy 
sản, đóng cửa lưu thông nước vào ao nuôi 
trồng theo thời vụ đã làm hạn chế sự lưu 
thông dòng chảy và gây biến đổi độ mặn trong 
vùng nước mặt của khu vực Rú Chá. Do đó, 
nhóm loài TVNM chịu độ mặn cao trung bình 
và nhóm TVNM nước lợ điển hình sinh 
trưởng kém và có nguy cơ bị suy thoái khi 
điều kiện sinh thái không thuận lợi để phát 
triển như Đước vòi, Bần chua, Dừa nước... Cụ 
thể là Đước vòi thích nghi tốt trong vùng đất 
ngập nước độ sâu 2 - 2,5m; Bần chua thích 
nghi trong vùng đất ngập nước độ sâu 1 - 
1,5m. Trong khi đó, nhóm chịu độ mặn tương 
đối thấp thuộc loại có biên độ muối rộng như 
Giá, Quao nước, Ôrô, Tra hoa vàng, Ngọc nữ 
biển... lại có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng 
và phát triển rất tốt; số lượng những loài này 
lớn và chiếm ưu thế trong HST RNM ở Rú 
Chá. Cây trong Rú Chá phân bố chủ yếu ở 
vùng đất cao ít ngập triều. Trên vùng đất cao 
bắt gặp chủ yếu là cây Giá. Vùng đất thường 
ngập ven bờ có Quao nước và Ôrô phát triển 
mạnh ở vùng đất ngập nước thường xuyên. 
Bảng 3. Diện tích phân bố thực vật ngập mặn 
ở Rú Chá 
Khu vực Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 
Rú trên 0,68 11,7 
Rú chính 3,56 61,3 
Rú dưới 1,10 18,9 
Cồn Miếu 0,47 8,1 
Tổng cộng 5,81 100,0 
Qua phân tích dữ liệu bản đồ và điều tra khảo 
sát, TVNM ở Rú Chá phân bố chủ yếu ở 4 khu 
vực (Bảng 3). Diện tích thảm TVNM hiện nay 
còn tập trung ở Rú chính, Rú dưới và Rú trên 
(chiếm 91,9%); một phần nhỏ ở Cồn Miếu 
(chiếm 8,1%). Tuy nhiên, tuyến đê ngăn mặn 
và vùng ao nuôi trồng thủy sản đã làm chia cắt 
sự kết nối liên tục giữa các Rú với nhau. Các 
khu vực còn lại, thảm TVNM có diện tích quá 
nhỏ và phân bố rời rạc do bị chia cắt nên không 
xác định được diện tích hoặc bị chuyển sang 
mục đích sử dụng khác (xây dựng mồ mả). 
3.2. Vai trò và giá trị sử dụng của TVNM 
Rú Chá 
(1) Giá trị sử dụng trực tiếp của TVNM Rú 
Chá 
Nhiều loài cây ở Rú Chá có giá trị sử dụng 
làm dược liệu; có những loài có 2 hay 3 giá trị 
sử dụng khác nhau như cho gỗ, củi đốt, làm 
thuốc, thực phẩm... Giá trị sử dụng dựa theo 
các tài liệu của Võ Văn Chi (1997) và Phạm 
Hoàng Hộ (2001). Với 27 loài có giá trị sử 
dụng chiếm 100% tổng số loài thực vật ngập 
mặn ở đây. Công dụng của các loài thực vật 
ngập mặn được trình bày ở Bảng 4. 
Bảng 4. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá 
TT Công dụng 
Số lượng* 
(loài) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Nhóm cây làm thuốc (T) 18 67 
2 Nhóm cây cho gỗ và củi đốt (G) 12 44 
3 Nhóm cây làm cảnh (C) 5 19 
4 Nhóm cây làm thực phẩm (Tp) 6 22 
5 Nhóm cây cho sợi (S) 5 19 
6 Nhóm cây cho tannin (Ta) 3 11 
7 Nhóm cây cho công dụng khác (dầu, phân bón, nuôi ong...) 3 11 
(* Một số loài có thể cho nhiều giá trị sử dụng khác nhau). 
Tạp chí KHLN 2013 Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) 
3026 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm cây làm 
thuốc có số loài cao nhất với 18 loài (chiếm 
67% tổng số loài), trong đó có các loài làm 
thuốc quý như Giá (Excoecaria agallocha L.), 
Ráng đại (Acrostichum aureum L.), Cúc tần 
(Pluchea indica (L.) Less.), Cóc kèn (Derris 
trifoliata (L.) Lour.) có chứa nhiều chất tannin 
với tính kháng khuẩn cao; nhóm cây cho gỗ 
và củi đốt với 12 loài (44%) chủ yếu là Giá 
(Excoecaria agallocha L.) và Quao nước 
(Dolichandrone spathacea (L.f.) Schum.); 
tiếp đến là nhóm cây làm cảnh với 5 loài 
(19%); nhóm cây làm thực phẩm với 6 loài 
(22%); nhóm cây cho sợi với 5 loài (19%); 
nhóm cây cho tanin với 3 loài (11%) và nhóm 
cây cho công dụng khác với 3 loài (11%). Giá 
trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn Rú 
Chá ước tính khoảng 1.070.850.406 đồng/năm 
(Bảng 5). 
Bảng 5. Tỷ lệ khai thác và giá trị sử dụng trực tiếp từ rừng ngập mặn Rú Chá 
TT Mục đích 
Số hộ 
điều tra 
(hộ) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số hộ khai 
thác thực 
tế (hộ) 
Tỷ lệ (%) 
Chi phí/thu 
nhập TB 
(đồng/năm) 
Thành tiền 
(đồng/năm) 
1 Làm thuốc (T) 3 7,9 9 7,9 300.000 2.771.053 
2 Lấy gỗ, củi đốt (G) 4 10,5 12 10,5 2.960.000 36.454.737 
3 Làm cây cảnh (C) 2 5,3 6 5,3 10.750.000 66.197.368 
4 Làm thực phẩm (Tp) 5 13,2 15 13,2 72.000 1.108.421 
5 Khai thác chim nước (Ch) 3 7,9 6 5,1 2.530.000 15.180.000 
6 Tổng giá trị thủy sản (TS) 949.138.827 
6.1 
Khai thác thủy sản (KTTS) 
(2 kg/ngày * 3 ngày/tuần * 4 * 10 
tháng * 70.000 đồng/kg) 
7 18,4 7 6,0 16.800.000 117.600.000 
6.2 Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 22 57,9 22 18,8 36.175.000 795.850.000 
6.3 
Cho thuê diện tích mặt nước 
NTTS (CTTS) của UBND xã 
Hương Phong 
Diện tích đất ngập nước cho thuê 
S = 19,3ha 
1.849.162 35.688.827 
Tổng số hộ 38 100 117 100 
Giá trị sử dụng trực tiếp 1.070.850.406 
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp 
Trong giá trị sử dụng gián tiếp của RNM Rú 
Chá bao gồm khả năng điều hòa vi khí hậu, 
chắn sóng bão, chống xói lở bờ, hấp thụ bụi, 
tích lũy carbon và hấp thụ CO2,... Tuy nhiên, 
vì điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn, cũng 
như yêu cầu kỹ thuật và đánh giá rất phức tạp, 
nên đề tài chưa thể đánh giá được hết toàn bộ 
các giá trị sử dụng gián tiếp. 
Tính đa dạng về thành phần loài, nhất là đa 
dạng về di truyền tạo cho sinh vật của Rú Chá 
sống ổn định trong môi trường thường xuyên 
biến động của bãi triều lầy, đồng thời giúp 
cho chúng tham gia vào các bậc dinh dưỡng 
khác nhau của hệ thống các mắt xích thức ăn, 
nhằm khai thác tối đa nguồn năng lượng và 
vật chất dưới dạng sản phẩm sơ cấp được 
phức hợp từ các CNM tạo ra trong quá trình 
quang hợp. Rú Chá không chỉ hình thành nên 
năng suất cao dưới dạng cây rừng mà hằng 
năm còn cung cấp một sản lượng vật rơi rụng 
khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa 
biển Thuận An. Ngoài các chất thải bã, xác 
chết của các loài động vật, kết quả nghiên cứu 
cho thấy lượng vật rơi rụng hàng năm ở RNM 
Rú Chá ước tính khoảng 0,017 tấn/ha/năm, 
tương ứng với khả năng hấp thụ 0,063 tấn 
Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) Tạp chí KHLN 2013 
3027 
CO2/ha/năm. Những sản phẩm này một phần 
có thể sử dụng trực tiếp bởi số ít loài động 
vật, một số phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu 
cơ hòa tan (DOM) cung cấp cho một số loài 
dinh dưỡng bằng con đường thẩm thấu. Phần 
chủ yếu còn lại chuyển thành nguồn thức ăn 
phế liệu nuôi sống hàng loạt loài động vật ăn 
mùn bã thực vật vốn rất đa dạng và phát triển 
rất phong phú trong RNM. 
Ngoài ra, thảm TVNM ở Rú Chá còn góp 
phần điều hòa vi khí hậu trong vùng. Theo 
Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và vi khí 
hậu rừng đã có nhận xét: các quần xã RNM là 
một tác nhân làm cho vi khí hậu dịu mát hơn, 
giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt (Phan 
Nguyên Hồng (1999)). Rú Chá như là một đai 
thực vật xanh góp phần hạn chế tốc độ gió, 
che chắn và bảo vệ ruộng đồng và khu dân cư 
phía bên trong của đầm phá; điều tiết nguồn 
nước trong vùng. Bên cạnh đó, Rú Chá còn 
góp phần mở rộng diện tích đất bồi và hạn chế 
xói lở đường bờ đầm phá. Sự phát triển RNM 
và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá trình 
luôn luôn đi kèm nhau. Nhìn chung, những 
bãi bồi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù 
hợp, có nguồn giống và được bảo vệ đều có 
TVNM. Rễ cây ngập mặn đặc biệt là những 
quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc 
(Giá, Quao nước, Đước vòi,...) có tác dụng 
làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng 
vừa che chắn có hiệu quả hoạt động công phá 
bờ biển của sóng; đồng thời là vật cản làm 
cho trầm tích lắng đọng, hạn chế xói lở và các 
quá trình xâm thực bờ biển. Theo Phan 
Nguyên Hồng (1999), một đai rừng ngập mặn 
rộng 50m có thể giảm sức mạnh của các cơn 
sóng cao 1m xuống còn chưa đầy 0,3m. Để 
giảm hoàn toàn sức mạnh của các con sóng 
cao 1m (xuống còn 0m), thì cần có một đai 
rừng ngập mặn trưởng thành dày 150m. 
Bảng 6. Giá trị tích lũy carbon của rừng ngập mặn Rú Chá năm 2013 
ÔTC 
Tổng lượng 
carbon, TTC 
(tấn/ha) 
Tổng lượng 
CO2 hấp thụ 
(tấn/ha) 
Đơn giá 
(USD/tấn 
CO2) năm 
2013 
Thành tiền CO2 (USD/ha/năm) 
Trên mặt đất Dưới mặt đất 
Đất Cây tầng cao 
(Thân, cành, lá) 
Thảm mục 
+ VRR 
Cây tầng cao 
(Rễ) 
A 49,0 179,5 10,0 295,5 1,40 73,9 1.424,1 
B 50,4 184,7 10,0 219,3 1,24 54,9 1.571,2 
C 32,3 118,3 10,0 246,6 0,33 61,7 874,8 
D 45,1 165,4 10,0 124,1 0,07 31,0 1.498,9 
E 74,1 271,8 10,0 128,3 0,13 32,1 2.558,0 
Trung bình 50,2 184,0 10,0 202,8 0,63 50,7 1.585,4 
Giá trị tích lũy carbon của RNM Rú Chá 1.839,5 USD/ha/năm = 38.960.610 đồng/ha/năm 
Giá trị tích lũy carbon của TVNM 
Tỷ giá: 1 USD = 21.180 đồng 
(cập nhật ngày 27/08/2013) 
5.382.473 đồng/ha/năm 
Bảng 7. Giá trị du lịch sinh thái rừng ngập mặn Rú Chá 
Số người tham quan TB 
(người/tuần) 
Thời gian du lịch từ 
tháng 4 đến tháng 7 
Chi phí chi trả du lịch 
(đồng/ tuần) 
Giá trị du lịch sinh thái 
(đồng/năm) 
25 4 100.000 40.000.000 
Tạp chí KHLN 2013 Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) 
3028 
Giá trị tích lũy carbon được xác định thông 
qua lấy mẫu, phân tích lượng carbon tích lũy 
trong các lâm phần (thân, cành, lá của cây 
tầng cao, thảm mục + vật rơi rụng, rễ cây tầng 
cao và đất). Giá trị tích lũy carbon do TVNM 
mang lại ước tính khoảng 5.382.473 
đồng/ha/năm và của toàn bộ rừng ngập mặn 
Rú Chá với diện tích 5,81ha là khoảng 
38.960.610 đồng/ha/năm (bảng 6). Ước tính 
giá trị du lịch sinh thái rừng ngập mặn Rú Chá 
thu được là 40.000.000 đồng/năm (bảng 7). 
(3) Giá trị phi sử dụng 
Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị chọn lựa 
(Value 1), giá trị để lại (Value 2) và giá trị tồn 
tại (A). Ước tính giá trị phi sử dụng của rừng 
ngập mặn Rú Chá là 121.794.133 đồng/năm 
(bảng 8 và bảng 9). 
Bảng 8. Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 và quỹ 2 
TT WTP 1 (đồng) 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ (%) WTP 2 (đồng) 
Số lượng 
(người) 
Tỷ lệ (%) 
1 0 4 10,5 0 7 18,4 
2 15.000 1 2,6 15.000 1 2,6 
3 20.000 5 13,2 20.000 5 13,2 
4 30.000 10 26,3 30.000 9 23,7 
5 40.000 4 10,5 40.000 4 10,5 
6 50.000 7 18,4 50.000 6 15,8 
7 60.000 1 2,6 60.000 1 2,6 
8 70.000 1 2,6 70.000 1 2,6 
9 80.000 1 2,6 80.000 1 2,6 
10 90.000 1 2,6 90.000 1 2,6 
11 100.000 2 5,3 100.000 2 5,3 
12 200.000 1 2,6 
 Tổng cộng 38 100 Tổng cộng 38 100 
 1WTP = 42.763 117 2WTP = 35.395 117 
Giá trị chọn lựa 
(Value 1) 
5.003.289 
đồng 
Giá trị để lại 
(Value 2) 
4.141.184 
đồng 
Bảng 9. Nguồn tài trợ từ các chương trình dự án trong và ngoài nước 
Năm 
đầu tư 
Tên tổ chức, dự án 
Giá trị đầu tư, 
PV 
(đồng/năm) 
Số 
năm 
quy 
đổi, n 
Lãi suất 
năm, 
r=7% 
Giá trị tiền 
tương lai, FV 
(đồng/năm) 
Giá trị tồn tại, 
A (đồng/năm) 
2001 SIDA (Hà Lan) 71.000.000 12 0,07 159.905.603 8.939.041 
2002 
Đề tài của Đại học Sư phạm 
Huế, Sở KHCN T.T. Huế 
30.000.000 11 0,07 63.145.559 4.000.707 
2006 CORENAM 100.000.000 7 0,07 160.578.148 18.555.322 
2011 IMOLA 50.000.000 2 0,07 57.245.000 27.654.589 
2012 
Hội Khoa học kỹ thuật Lâm 
nghiệp T.T. Huế 
50.000.000 1 0,07 53.500.000 53.500.000 
 Tổng cộng 494.374.309 112.649.660 
Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) Tạp chí KHLN 2013 
3029 
Như vậy, tổng giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn Rú Chá mang lại bao gồm giá trị sử dụng trực 
tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng ước tính khoảng 1.271.605.149 đồng/năm 
(Bảng 10). 
Bảng 10. Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Rú Chá 
TT Loại giá trị Giá trị (đồng/năm) Tỷ lệ (%) 
I Giá trị sử dụng trực tiếp 1.070.850.406 84,2 
1 Làm thuốc (T) 2.771.053 0,2 
2 Lấy gỗ, củi đốt (G) 36.454.737 2,9 
3 Làm cây cảnh (C) 66.197.368 5,2 
4 Làm thực phẩm (Tp) 1.108.421 0,1 
5 Khai thác chim nước (Ch) 15.180.000 1,2 
6 Tổng giá trị thủy sản (TS) 949.138.827 74,6 
6.1 Khai thác thủy sản (KTTS) 117.600.000 9,2 
6.2 Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 795.850.000 62,6 
6.3 
Cho thuê diện tích mặt nước NTTS (CTTS) của 
UBND xã Hương Phong 
35.688.827 2,8 
II Giá trị sử dụng gián tiếp 78.960.610 6,2 
1 Tích lũy carbon 38.960.610 3,1 
2 Du lịch sinh thái 40.000.000 3,1 
III Giá trị phi sử dụng 121.794.133 9,6 
1 Giá trị chọn lựa (Value 1) 5.003.289 0,4 
2 Giá trị để lại (Value 2) 4.141.184 0,3 
3 Giá trị tồn tại (A) 112.649.660 8,9 
 Tổng cộng 1.271.605.149 100 
IV. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu hiện trạng thành phần loài 
TVNM ở Rú Chá đã xác định được 27 loài 
thuộc 26 chi, 22 họ của 2 ngành Dương xỉ 
(Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). 
Trong đó, đã bổ sung 8 loài TVNM cho khu 
vực Rú Chá. Danh lục thành phần loài TVNM 
ở Rú Chá được bổ sung và cập nhật. Nguồn 
tài nguyên cây có ích bao gồm các loài cây 
làm thuốc (18 loài), nhóm cây cho gỗ (12 
loài); nhóm cây làm cảnh (5 loài); nhóm cây 
làm thực phẩm (6 loài); nhóm cây cho sợi (5 
loài); nhóm cây cho tanin (3 loài) và nhóm 
cây cho công dụng khác (3 loài). Ngoài vai trò 
cung cấp lâm sản, TVNM Rú Chá còn có vai 
trò trong việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng 
đới biển ven bờ, duy trì nguồn dinh dưỡng 
giàu có đảm bảo cho sự phát triển của loài 
sinh vật trong rừng ngập mặn, điều hòa khí 
hậu, mở rộng diện tích đất bồi và hạn chế xói 
lở. Giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn Rú Chá 
mang lại ước tính khoảng 1,27 tỷ đồng/năm. 
Tạp chí KHLN 2013 Trần Hiếu Quang et al., 2013(4) 
3030 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. FAO and Wetlands International, 2007. Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Printed by Dharmasarn Co. Ltd. 
3. Phạm Hoàng Hộ, 2001. Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III. Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 
4. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Phạm Nhật và cộng sự, 2003. Sổ tay Hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Nxb Giao thông vận tải, 
315 - 331. 
6. Nguyễn Khoa Lân, Phạm Minh Thư, 2004. Nghiên cứu hiện trạng vùng đất ngập nước Rú Chá ở Thừa 
Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ nhất kỷ niệm 45 năm Đại học Huế, Huế. 
7. Phạm Minh Thư, 2003. Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cây ngập mặn Rú Chá, xã 
Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào cộng đồng. Luận văn Thạc sĩ Sinh thái 
học, trường Đại học Khoa học, Huế. 
8. Hoàng Công Tín, 2008. Nghiên cứu mật độ, đặc điểm phân bố cây ngập mặn và cỏ biển ở vùng đất ngập 
nước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học, 
Trường Đại học Khoa Học, Huế. 
9. Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô, 2012. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa 
Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1, 2085 - 2094. 
10. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Báo cáo tổng kết Nghiên cứu rừng ngập mặn Rú Chá, Hương Phong, Thừa 
Thiên Huế. Dự án Quản lý tổng hợp hoạt động đầm phá - Dự án IMOLA II, Huế. 
Ngƣời thẩm định: GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_thanh_phan_loai_va_gia_tri_kinh_te_cua_thuc_vat_ngap.pdf