Đa dạng sinh học ở khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) - Hiện trạng và tiềm năng

TÓM TẮT

Khu Tràng An có 2 hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Hệ

sinh thái trên cạn có 5 quần hệ: 1) Rừng thường xanh ít bị tác động ở đai thấp trên núi đá vôi;

2) Rừng thứ sinh bị tác động mạnh ở đai cao; 3) Trảng cây bụi thứ sinh; 4) Trảng cỏ thứ sinh;

5) Trảng cây trồng. Hệ sinh thái trên cạn có 606 loài thực vật và có 179 loài động vật bao gồm

54 loài Cá, 32 loài Lưỡng cư – Bò sát, 72 loài Chim, 39 loài Thú, trong đó, có 7 loài thực vật và

12 loài động vật quí hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái ở nước có 258 loài thực vật

trôi nổi, 60 loài thực vật lớn, 22 động vật nổi, 95 loài động vật đáy.

pdf 6 trang phuongnguyen 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng sinh học ở khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) - Hiện trạng và tiềm năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng sinh học ở khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) - Hiện trạng và tiềm năng

Đa dạng sinh học ở khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) - Hiện trạng và tiềm năng
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 
 41 
ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI 
 TRÀNG AN (NINH BÌNH) - HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG 
 Nguyễn Nghĩa Thìn* 
TÓM TẮT 
 Khu Tràng An có 2 hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Hệ 
sinh thái trên cạn có 5 quần hệ: 1) Rừng thường xanh ít bị tác động ở đai thấp trên núi đá vôi; 
2) Rừng thứ sinh bị tác động mạnh ở đai cao; 3) Trảng cây bụi thứ sinh; 4) Trảng cỏ thứ sinh; 
5) Trảng cây trồng. Hệ sinh thái trên cạn có 606 loài thực vật và có 179 loài động vật bao gồm 
54 loài Cá, 32 loài Lưỡng cư – Bò sát, 72 loài Chim, 39 loài Thú, trong đó, có 7 loài thực vật và 
12 loài động vật quí hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái ở nước có 258 loài thực vật 
trôi nổi, 60 loài thực vật lớn, 22 động vật nổi, 95 loài động vật đáy. 
1. Đặt vấn đề 
Núi đá vôi không chỉ là những sinh cảnh vô cùng hấp dẫn, về mặt phong cảnh 
mà tạo hóa đã dành cho chúng ta mà những cấu trúc của những dãy núi đá vôi là nơi 
chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn, trong đó có giá trị về sự đa dạng sinh học và cho đến 
nay vẫn còn tồn ẩn nhiều loài sinh vật đặc biệt. Các loài còn sót lại như Thiết đinh, Trai, 
Đinh thối, Sam kim hỷvà trên các đỉnh núi cao thì chứa đựng các loài cây lá Kim như 
Hoàng Đàn, Pơ mu, Kim giao, Thông tre, trong đó Hoàng đàn, Bách vàng là loài cây 
quý hiếm đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Trong các vùng núi đá vôi mà chúng ta 
có, phải thừa nhận những dãy núi đá vôi thuộc tỉnh Ninh Bình có nhiều điều đặc biệt, 
nhiều phong cảnh đẹp xứng đáng được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi muốn giới thiệu những kết quả 
bước đầu về việc đánh giá tính đa dạng sinh học nhằm góp phần xây dựng khối núi đá 
vôi tuyệt đẹp của vùng Tràng An trở thành điểm du lịch nổi tiếng của đất nước. 
2. Giới thiệu về quần thể núi đá vôi Tràng An 
 Quần thể hang động và sinh cảnh vùng Tràng An thuộc địa phận các xã Trường 
Yên, Ninh Xuân, Ninh Hải (huyện Hoa Lư), xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn), xã Ninh 
Nhất, phường Tân Thành (thị xã Ninh Bình), có diện tích hơn 1566 ha được phát hiện 
cách đây vài năm. Đây là một phần trong những hang động kỳ vĩ ở phía nam cố đô Hoa 
Lư, cùng với nhiều dãy núi khác trên mảnh đất Ninh Bình được mệnh danh là vịnh Hạ 
Long trên cạn của đất Ninh Bình. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 
 42 
Tràng An cùng với kinh đô Hoa Lư, hậu cứ để bảo vệ kinh thành "Lui có thế 
thủ, tiến có thế công" gồm những dãy núi đá vôi như các tường thành nhân tạo đan xen, 
nối liền nhau, nhấp nhô tạo nên một đô thành hết sức độc đáo. Đây là nơi có núi non 
trùng điệp, hang động kỳ ảo, sông ngòi khuất khúc, thung lũng đan xen hoà quyện vào 
nhau ở phía Nam đã tạo nên một kỳ quan thiên nhiên hoành tráng, mỹ lệ. Hiện nay khu 
này còn là khu du lịch tâm linh bao gồm những ngôi chùa lớn với một bức tượng Phật 
cao và nặng nhất Việt Nam và 3 pho đại tượng Phật, mỗi pho nặng 50 tấn đã được tạo 
dựng. Đặc biệt khu núi chùa Bái Đính còn có tượng các vị La Hán bằng đá nguyên khối 
với số lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 
Bên cạnh giá trị lịch sử khảo cổ học, Tràng An còn được biết đến như là một 
khu sinh thái độc đáo với hơn 30 thung lớn nhỏ và gần 50 động khô và 50 động nước. 
Thung rộng nhất là thung Đền Trần (241.600 m2), thung nhỏ nhất là thung Sáng (15.400 m2). 
Nguyên thủy nó được bao phủ bởi những khu rừng nguyên sinh mà hiện nay còn giữ lại 
ở vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương nhưng do lịch sử các quần thể rừng đó bị thay thế 
bởi những quần thể trảng cây bụi và trảng cỏ giống như ở Khu văn hoá Hoa Lư, Khu 
bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tuy nhiên Tràng An vẫn còn lưu giữ hầu như những vết 
tích hệ sinh thái trên núi đá vôi với các loài động thực vật đặc trưng. Nếu chúng ta biết 
bảo vệ và quan tâm thì chẳng mấy chốc chúng sẽ dần dần được trả lại cho thiên nhiên. 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 
 43 
3. Tính đa dạng sinh học ở quần thể hang động và khối núi Tràng An 
 Xuất phát từ vị trí địa lí nằm ở phần cuối cùng của dãy núi Himalaya vươn ra 
biển Đông, đất đai và địa mạo của Tràng An hết sức đa dạng và mang những nét đặc 
trưng riêng, cùng với Ninh Bình, Tràng An đa dạng về các kiểu thảm thực vật. 
 Do điều kiện địa hình, 2 hệ sinh thái nổi bật của vùng nghiên cứu là hệ sinh thái 
trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Do điều kiện địa mạo mà mỗi hệ sinh thái mang 
những đặc thù riêng: 
 Hệ sinh thái trên cạn tương tự như hình ảnh VQG Cúc Phương (đại diện cho giai 
đoạn còn tương đối nguyên vẹn của nó) và Khu Bảo tàng thiên nhiên Vân Long là giai 
đoạn chuyển tiếp mặc dù hiện nay hệ sinh thái này đang dần dần được khôi phục. Nó bao 
gồm: rừng trên núi đá vôi cũng như rừng trên núi đất và các biến dạng của chúng. Tóm tắt 
các hệ sinh thái của khu bảo tồn đồng thời là du lịch sinh thái Tràng An đó như sau: 
3.1.1. Hệ sinh thái trên cạn 
 Đây là hệ sinh thái quan trong nhất, nó quyết định cảnh quan của khu du lịch, 
tạo ra sự hấp dẫn không chỉ về cảnh đẹp mà còn nơi lưu giữ các loài động thực vật quí 
cũng như là nơi tiềm ẩn nhiều điều mới lạ mà thiên nhiên ban tặng chúng ta. 
- Rừng thường xanh ít bị tác động ở đai thấp trên đất đá vôi 
▪ Rừng thường xanh bị tác động ít, cây lá rộng đai núi thấp núi ở thung lũng và 
chân núi đá vôi với các loài đại diện: Trai (Garcinia fagraeoides), Trường nhãn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 
 44 
(Nephelium chryseum), Thung (Tetrameles nudiflora), Chò chỉ (Shorea chinensis), Gội 
nếp (Aglaia gigantea), Vù hương (Cinanmomum balansae), Táu ruồi (Vatica 
tonkinensis), Chò nâu (Dipterocarpus tonkinensis), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), 
Thung (Tetrameles nudiflora)... 
▪ Rừng thường xanh bị tác động ít hỗn giao cây họ Thông và cây lá rộng ở sườn 
núi đá vôi: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát (Chukratia tabularis) , Nghiến 
(Exentrodendron tonkinense), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Kim giao (Nageia 
wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông lá kim (Pinus spp.), , .. 
▪ Rừng thường xanh ít bị tác động lùn trên đỉnh núi đá vôi thường gặp các loài: Tuế 
(Cycas sp.), Sồi (Quercus spp.), Đỗ quyên (Rhododendron spp.), Giổi (Michelia spp.) 
 - Rừng thường xanh thứ sinh (bị tác động mạnh) 
➢ Rừng thường xanh thứ sinh cây lá rộng trên đất thấp đá vôi bị tác động mạnh 
gồm các đại diện: Đa (Ficus spp.), Sung (Ficus glomelata), Dướng (Broussonetia 
papyrifera), Sui (Antiaris toxicaria), Chò đãi (Annamocarya sinensis), Vàng anh 
(Saraca dives), Dướng (Broussonetia papyrifera) 
➢ Rừng thường xanh thứ sinh cây lá rộng trên sườn núi đá vôi bị tác động mạnh 
gồm các đại diện: Duối ô rô (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus); các 
loài cây họ Thị (Diospyros spp.) 
➢ Rừng thường xanh thứ sinh cây lá rộng trên đỉnh núi đá vôi với các đại diện đặc 
trưng: Các loài đỗ quyên (Rhododendron spp.), các loài thuộc chi Mù u (Calophyllum 
spp.), Sồi (Quercus spp.),  
 - Trảng cây bụi thứ sinh: Các loài thuộc họ Dương xỉ, họ Cói, họ Lúa, họ 
Palmae.. 
 - Trảng cỏ thứ sinh: Phần lớn thuộc các loài thuộc họ Poaceae (Setaria spp.), 
Cyperaceae (Carex spp.), Dương xỉ 
 - Thảm nhân tác: thường gặp các loài như Ngô (Zea mays), Lúa (Oryza sativa), 
Sắn (Manihot esculenta), và các cây ăn quả như Na (Annona squamosa), Bầu bí 
(Cucurbita spp.) 
3.1.2. Hệ sinh thái dưới nước 
 Đây là hệ sinh thái rất phổ biến ở Ninh Bình nói chung và Tràng An nói riêng, là 
nơi đất trũng có sự thay đổi khô và ngập thường xuyên. Vì lẽ đó nên ở đây chắc chắn sẽ 
là nơi chứa rất nhiều loài sinh vật lạ, mà cho đến nay chưa được quan tâm đúng mức và 
một số loài chắc chắn đã bị tuyệt diệt. 
• Trảng cỏ ngập nước thường xuyên gồm các loài thuộc các họ Súng 
(Nymphaeaceae), Rong đuôi chó (Haloragaceae), Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae).. 
• Trảng cây trồng: Lúa, Sen Súng  
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 
 45 
3.2. Đa dạng về thành phần loài 
3.2.1. Hệ sinh thái trên cạn 
 Hệ sinh vật Tràng An cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, 
tuy nhiên trên cơ sở những nghiên cứu bước đầu cho thấy được mức độ đa dạng của 
Khu du lich sinh thái Tràng An được tóm lược như sau: 
 - Về thực vật, Vân Long có khoảng 606 loài thực vật bậc cao có mạch. Đặc biệt, 
có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam là Sưa (Dalbergia tonkinensis), Lát hoa 
(Chukrasia tabularis), Tuế (Cycas spp.), Cốt toái bổ (Drynaria spp.), Rau sắng 
(Melientha suavis), Mã tiền (Strychnos spp.), Bò cạp núi (Tournefortia spp.). 
 - Về động vật, Vân Long có khoảng 54 loài Cá, 32 loài Lưỡng cư-Bò sát, 72 loài 
Chim, 39 loài Thú (trong đó có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi, Gấu 
ngựa, Sơn dương, Khỉ mặt đỏ, Báo hoa mai, Báo gấm) và 9 loài bò sát được ghi trong 
sách đỏ Việt Nam (Rắn hổ chúa, Kỳ đà hoa, Trăn đất, Rắn ráo trâu, Rắn sọc đầu đỏ). 
Nơi đây có khả năng hình thành được một vườn chim vì ngay vùng Vân Long 
bên cạnh có khoảng gần 300 con Cò bợ, Cò ruồi, Cò trắng thường xuyên kiếm ăn ở bãi 
sình lầy và ruộng lúa. Tuy vùng đất ngập nước ở Tràng An chưa được nghiên cứu đầy 
đủ, nhưng đây cũng rất có thể là nơi quan trọng đối với các loài chim nước Cò bợ, Cò 
ruồi, Cò trắng và có khả năng sẽ là nơi thu hút 2 loài đặc biệt: Sâm cầm (Fulicra atra) 
và Đại bàng Bonelli (Hieraaetus fasciatus). 
3.2.2. Hệ sinh thái dưới nước 
Cho đến nay, Vân Long đã thu thập và xác định được 258 phytoplankton, 60 
macrophyta, 22 zooplankton, 95 zoobenthic. Điều đáng chú ý là tại các khu vực ngập 
nước Tràng An có các loài Cà cuống (Belostomatidae), một nhóm côn trùng quý hiếm 
đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài giá trị dược lý gắn liền với văn hoá ẩm 
thực, Cà cuống sống được là biểu hiện sự trong sạch của môi trường nước, giúp con 
người tiêu diệt một số loài thân mềm mang bệnh ký sinh trùng, loài ốc bươu vàng. 
Tràng An, là một khu vực vừa có hệ sinh thái trên cạn vừa có hệ sinh thái dưới 
nước, là một nơi có số hang động rất lớn chắc chắn sẽ có nhiều sinh cảnh đặc biệt và sẽ 
phát hiện nhiều loài sinh vật hang động mà ít nơi có được. Vì vậy, chúng ta phải định 
hướng và có kế hoạch đánh giá tính đa dạng sinh học của Khu du lịch sinh thái này một 
cách có hệ thống. 
4. Kết luận 
 Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 
 1. Các sinh vật ở Tràng An có 2 hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái 
dưới nước. 
 2. Đa dạng về thảm thực vật: Hệ sinh thái trên cạn có 5 quần hệ: 1/ Rừng thường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 
 46 
xanh ít bị tác động ở đai thấp trên núi đá vôi; 2/ Rừng thứ sinh bị tác động mạnh ở đai 
cao; 3/ Trảng cây bụi thứ sinh; 4/ Trảng cỏ thứ sinh và 5/ Trảng cây trồng. 
 3. Đa dạng về thành phần loài 
 - Hệ sinh thái trên cạn có 606 loài thực vật có mạch trong đó có 7 loài có trong 
Sách Đỏ Việt Nam và có 179 loài động vật bao gồm 54 loài Cá, 32 loài Lưỡng cư – Bò 
sát, 72 loài Chim, 39 loài Thú trong đó có 12 loài quí hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam. 
 - Hệ sinh thái ở dưới nước đã xác định có 258 loài thực vật trôi nổi, 60 loài thực 
vật lớn, 22 động vật nổi, 95 loài động vật đáy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vừ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Tp. HCM. 
[2] Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3. Nxb Trẻ, Tp. HCM. 
[3] Keddy, P. A. (2000), Wetland Ecology: Principles and Conservation. Cambridge 
University Press. 
[4] Vũ Trung Tạng (2004), Đất ngập nước Vân Long, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb. ĐH Quốc gia HN. 
[6] Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp - Viện Điều tra quy hoạch rừng- 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (3/2001), Báo cáo đa dạng sinh học khu 
đất ngập nước Vân Long (Gia Viễn- Ninh Bình), Dự án Bảo tồn và phát triển trên 
cơ sở cộng đồng vùng đất ngập nước Vân Long- huyện Gia Viễn- tỉnh Ninh Bình. 
BIODIVERSITY OF FLORA 
IN TRANG AN, NINH BINH PROVINCE, VIETNAM 
Nguyen Nghia Thin 
Vietnam National University, Hanoi 
ABSTRACT 
Trang An area has 2 ecosystems: the on-land ecosystem and the in-water ecosystem. 
In the on-land ecosystem, there are 5 formations with 606 species of vascular plants and 179 
species of animals including 54 of fish, 32 of amphibia and reptiles, 79 of birds and 39 of 
mammals, among which there are 7 species of plants and 12 species of animals listed in the 
Red Book of Vietnam. In the in-water ecosystem, there are 258 phytoplankton species, 60 
macrophyta species, 22 zooplankton species and 95 zoo-benthos species. 
* GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_sinh_hoc_o_khu_du_lich_sinh_thai_trang_an_ninh_binh.pdf