Đa dạng loài giáp xác râu ngành Cladocera ở Vĩnh Long và mô tả lại loài Grimaldina brazzai Richard, 1892

TÓM TẮT

Phân tích mẫu vật thu được của 4 đợt khảo sát từ 2013−2014 tại 8 điểm thu mẫu ở một số thuỷ

vực chính thuộc tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận được 18 loài giáp xác Cladocera, thuộc 14 giống, 7

họ, 2 bộ. Quần xã giáp xác Cladocera ở tỉnh Vĩnh Long ở mức độ đa dạng trung bình, hầu hết là

các giống và loài ghi nhận được đều phổ biến, chỉ có Grimaldina brazzai Richard, 1892 là một

loài hiếm gặp. Trong các mẫu động vật phù du chỉ ghi nhận được 4 cá thể cái G. brazzai và

không ghi nhận cá thể đực. Phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu vật cho thấy hoàn toàn

giống với mô tả đã công bố về loài G. brazzai, một loài duy nhất thuộc giống Grimaldina. Loài

này cũng được ghi nhận ở các nước thuộc vùng nhiệt đới như: Brazil, Cambodia, Indonesia, Lào,

Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Loài G. brazzai phân bố trong trong tự nhiên ở

các thuỷ vực dạng hồ, ruộng lúa nhưng với quần thể rất thấp.

Từ khóa: Branchiopoda, Cladocera, Anomopoda, Ilyocryptidae, Macrothricidae, Grimaldina,

động vật phù du, Vĩnh Long

pdf 9 trang phuongnguyen 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng loài giáp xác râu ngành Cladocera ở Vĩnh Long và mô tả lại loài Grimaldina brazzai Richard, 1892", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng loài giáp xác râu ngành Cladocera ở Vĩnh Long và mô tả lại loài Grimaldina brazzai Richard, 1892

Đa dạng loài giáp xác râu ngành Cladocera ở Vĩnh Long và mô tả lại loài Grimaldina brazzai Richard, 1892
 TAP CHI SINH HOC 2019, 41(1): 35–43 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n1.8609 
 35 
CLADOCERAN DIVERSITY IN VINH LONG PROVINCE 
AND REDESCRIPTION OF THE RARE SPECIES Grimaldina brazzai 
Richard, 1892 (Branchiopoda: Anomopoda: Macrotricidae) 
FOR ZOOPLANKTON FAUNA VIETNAM 
Le Thi Nguyet Nga
*
, Phan Doan Dang 
Institute of Tropical Biology, VAST, Vietnam 
Received 12 August 2017, accepted 11 February 2019 
ABSTRACT 
Based on the specimens collected in four surveys at eight sites in major rivers in Vinh Long 
province during 2013 through 2014, the total of eighteen species of cladoceran, belonging to 14 
genera, 7 families and 2 orders, were recorded. The cladocerans fauna in Vinh Long province is 
moderately diverse, and almost all the species were common. Among eighteen species, 
Grimaldina brazzai Richard, 1892 is a rare species. A total of four females specimens of species 
G. brazzai were collected at the Co Chien river, but male specimens were absent. The specimens 
were morphologically identified as G. brazzai described first by Richard (1892), followed by 
Brook (1959), Idris (1983), Smirnov (1992) and Hollwedel (2003). Grimaldina brazzai is 
currently the only one species in the genus Grimaldina and has been recorded in several tropical 
countries, such as Brazil, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore and 
Thailand. They occur in lakes and rice fields, but population of this species is very limited in 
nature. In Vietnam, this species was previousely recorded in the South of Vietnam, but has not 
been described so far. 
Keywords: Branchiopoda, Cladocera, Anomopoda, Ilyocryptidae, Macrothricidae, Grimaldina, 
zooplankton, Vinh Long province, Mekong delta. 
Citation: Le Thi Nguyet Nga, Phan Doan Dang, 2019. Cladoceran diversity in Vinh Long province and redescription 
of the rare species Grimaldina brazzai Richard, 1892 (Branchiopoda: Anomopoda: Macrotricidae) for zooplankton 
fauna Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 41(1): 35–43. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n1.8609. 
*Corresponding author email: nga05sh@gmail.com 
©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
TAP CHI SINH HOC 2019, 41(1): 35–43 
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n1.8609 
 36 
ĐA DẠNG LOÀI GIÁP XÁC RÂU NGÀNH Cladocera Ở VĨNH LONG 
VÀ MÔ TẢ LẠI LOÀI Grimaldina brazzai Richard, 1892 
(Branchiopoda: Anomopoda: Macrotricidae) 
Lê Thị Nguyệt Nga*, Phan Doãn Đăng 
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
Ngày nhận bài 12-8-2017, ngày chấp nhận 11-2-2019 
TÓM TẮT 
Phân tích mẫu vật thu được của 4 đợt khảo sát từ 2013−2014 tại 8 điểm thu mẫu ở một số thuỷ 
vực chính thuộc tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận được 18 loài giáp xác Cladocera, thuộc 14 giống, 7 
họ, 2 bộ. Quần xã giáp xác Cladocera ở tỉnh Vĩnh Long ở mức độ đa dạng trung bình, hầu hết là 
các giống và loài ghi nhận được đều phổ biến, chỉ có Grimaldina brazzai Richard, 1892 là một 
loài hiếm gặp. Trong các mẫu động vật phù du chỉ ghi nhận được 4 cá thể cái G. brazzai và 
không ghi nhận cá thể đực. Phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu vật cho thấy hoàn toàn 
giống với mô tả đã công bố về loài G. brazzai, một loài duy nhất thuộc giống Grimaldina. Loài 
này cũng được ghi nhận ở các nước thuộc vùng nhiệt đới như: Brazil, Cambodia, Indonesia, Lào, 
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Loài G. brazzai phân bố trong trong tự nhiên ở 
các thuỷ vực dạng hồ, ruộng lúa nhưng với quần thể rất thấp. 
Từ khóa: Branchiopoda, Cladocera, Anomopoda, Ilyocryptidae, Macrothricidae, Grimaldina, 
động vật phù du, Vĩnh Long. 
*Địa chỉ liên hệ email: nga05sh@gmail.com 
MỞ ĐẦU 
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực 
đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam; ở giữa 
sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền 
Giang, Đồng Tháp về phía Bắc, Bến Tre về 
phía Đông, Trà Vinh về phía Đông Nam, Hậu 
Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về 
phía Tây và Nam. Tỉnh Vĩnh Long có hệ 
thống sông, rạch chằng chịt với các tuyến 
sông lớn như: Sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ 
Chiên, sông Mang Thít. Nghiên cứu này tập 
trung vào việc điều tra đa dạng loài giáp xác 
Cladocera trên các sông chính thuộc tỉnh Vĩnh 
Long và mô tả lại loài Grimaldina brazzai 
Richard, 1892 từ mẫu vật thuộc khu hệ động 
vật phù du Việt Nam. 
Giáp xác Cladocera là một trong các loài 
giáp xác phổ biến nhất trong thuỷ vực nước 
ngọt, kích thước cơ thể từ 0,2–6,0 mm (Idris, 
1983). Hiện nay có khoảng 620 loài giáp xác 
đã được biết đến, trong số đó chỉ 45–50% số 
loài được mô tả kỹ và được chấp nhận rộng 
rãi. Chúng thuộc 4 bộ Anomopoda, 
Ctenopoda, Onychopoda, Haplopoda. Trong 
số đó, bốn họ Chydoridae, Daphniidae, 
Ilyocryptidae và Sididae đã được nghiên cứu 
khá đầy đủ. Số lượng lớn các loài giáp xác 
được nghiên cứu đầy đủ nhất ở châu Âu, Bắc 
Mỹ, Nam Mỹ, Australia và số ít từ châu Phi 
và Nam Á (Balian et al., 2008). 
Công trình đầu tiên về giáp xác Cladocera 
ở Việt Nam do Richard (1894) đưa ra danh 
sách gồm 7 có loài, sau đó Stingelin (1905) 
đưa ra danh sách 11 loài giáp xác ở miền Nam 
Việt Nam. Đến sau những năm 1960, việc 
nghiên cứu nhóm giáp xác mới được thực 
hiện tương đối nhiều ở toàn lãnh thổ Việt 
 Đa dạng loài giáp xác râu ngành 
 37 
Nam (Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải, 
2001). 
Đã có một số công trình nghiên cứu về thuỷ 
sinh vật nói chung và giáp xác nói riêng ở Việt 
Nam. (Shirota, 1966) đã xác định được 49 loài ở 
miền Nam Việt Nam; Đặng Ngọc Thanh và 
nnk., (1980) xác định được 45 loài ở miền Bắc 
Việt Nam; Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải 
(2001) đã mô tả 50 loài giáp xác Cladocera; 
Sinev và Korovchinsky (2013) đã ghi nhận 53 
loài giáp xác Cladocera tại VQG Cát Tiên, tỉnh 
Đồng Nai, công trình này đã ghi nhận bổ sung 
20 loài cho khu hệ Cladocera Việt Nam. 
Giống Grimaldina Richard, 1892 hiện nay 
được biết đến với một loài duy nhất là 
Grimaldina brazzai Richard, 1892 (Brooks, 
1959; Smirnov, 1992). Shirota (1966), đã ghi 
nhận được loài này ở miền Nam Việt Nam, 
tuy nhiên đã xếp loài G. brazzai Richard, 
1892 vào họ Bosminidae và không có phần 
mô tả. Sinev & Korovchinsky (2013) cũng ghi 
nhận được sự xuất hiện của loài này tại VQG 
Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Các loài giáp xác Cladocera được phân 
tích trong mẫu động vật phù du được thu 
thập tại 8 địa điểm thuộc tỉnh Vĩnh Long, 
qua 4 đợt khảo sát của từ 2013−2014 (tháng 
3/2013, tháng 9/2013, tháng 3/2014, tháng 
9/2014). Vị trí địa lý, tọa độ các điểm thu 
mẫu và ký hiệu các mẫu được trình bày ở 
bảng 1 và hình 1. 
Sử dụng lưới vớt động vật kiểu Juday có 
kích thước mắt lưới 75 m để kéo trên bề mặt 
trong vòng bán kính khoảng 5 mét và lặp lại 5 
lần, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5 m/s. 
Các mẫu động vật phù du sau khi lọc, lắc nhẹ 
phần chứa nước ở chóp lưới để giảm thể tích 
mẫu, mẫu thu được bảo quản trong lọ nhựa 
250 ml và được cố định ngay bằng 
formaldehyde (38%) đạt nồng độ 5% thể tích 
mẫu. Các chai chứa mẫu được ghi nhãn với 
các thông tin về thời gian thu mẫu, ký hiệu 
mẫu, loại mẫu và chuyển về phòng thí nghiệm 
để phân tích. 
Tại phòng thí nghiệm, mẫu động vật phù 
du được phân tích dưới kính hiển vi quang 
học có độ phóng đại từ 40−400 lần để định 
danh tới loài dựa vào đặc điểm hình thái. Sử 
dụng các tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và 
nnk. (1980, 2001); Nguyễn Xuân Quýnh và 
nnk. (2001); Shirota (1966); Brooks (1959). 
Bảng 1. Tọa độ địa lý và ký hiệu các điểm thu mẫu 
Ký hiệu Địa danh 
Tọa độ thu mẫu 
Kinh độ Vĩ độ 
M1 Sông Cổ Chiên (Phà Đình Khao) 105°58’06,31”E 10°15’30,16”N 
M2 
Sông Cổ Chiên (cách nhà máy nước tp. Vĩnh 
Long khoảng 50 m) 
105°59’42,18”E 10°15’38,12”N 
M3 
Sông Măng Thít (cách thị trấn Cái Nhum 
khoảng 300 m) 
106°06’23,58”E 10°10’18,57”N 
M4 
Ngã ba sông Lộc Hòa với kênh số 4 (kênh 
dẫn nước thải từ nhà máy xử lý nước thải 
khu công nghiệp Hòa Phú) 
105°56’27,19”E 10°10’59,64”N 
M5 Sông Măng Thít (Ngã ba Thầy Hạnh) 106°01’13,62”E 10°04’36,53”N 
M6 
Sông Hậu (cách nhà máy nước Trà Ôn 
khoảng 50 m) 
105°55’07,99”E 09°57’43,63”N 
M7 Sông Hậu (Phà Bình Minh) 105°47’27,05”E 10°03’11,80”N 
M8 
Ngã ba sông Cái Ngang (cách chợ Cái 
Ngang khoảng 100 m) 
105°58’01,26”E 10°06’53,47”N 
Le Thi Nguyet Nga, Phan Doan Dang 
 38 
Hình 1. Địa điểm khảo sát, thu mẫu ở thực địa 
Loài Grimaldina brazzai Richard, 1892 
được tìm thấy trong mẫu thu được ở sông Cổ 
Chiên (Tọa độ: 10°15’25,83”N; 
105°58’8,98”E) vào các đợt khảo sát năm 
2013. Sử dụng máy chụp hình Optikam và 
phần mềm kết nối với máy tính để chụp hình 
cấu tạo cơ thể và các chi tiết giải phẫu. Hình 
ảnh được vẽ bằng phần mềm Adobe Illustrator 
CS5. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Thành phần loài giáp xác Cladocera 
Bảng 2. Thành phần loài giáp xác Cladocera tại tỉnh Vĩnh Long năm 2013−2014 
Ngành Arthropoda 
Lớp Branchiopoda 
Bộ Anomopoda 
Họ Chydoridae 
Moina brachiata (Jurine, 1820) 
Moina dubia de Guerne et Richard, 1892 
Moina macrocopa (Straus, 1820) 
Moinodaphnia macleayii (King, 1853) 
Họ Bosminidae 
Bosminopsis deitersi Richard, 1895 
Bosmina longirostris (O. F. Müller, 1785) 
Họ Daphniidae 
Ceriodaphnia cornuta Sars, 1885 
Ceriodaphnia laticaudata (P. E. Müller, 1867) 
Euryalona orientalis (Daday, 1898) 
Leydigia acanthocercoides (Fischer, 1854) 
Nicsmirnovius eximius (Kiser, 1948) 
Họ Moinidae 
Daphnia lumholtzi Sars, 1885 
Simocephalus elizabethae (King, 1853) 
Họ Macrothricidae 
Grimaldina brazzai Richard, 1892 
Macrothrix spinosa King, 1853 
Họ Ilyocryptidae 
Ilyocryptus spinifer Herrick 1882 
Bộ Ctenopoda 
Họ Sididae 
Diaphanosoma excisum Fischer, 1885 
Diaphanosoma sarsi Richard, 1894 
Đa dạng loài giáp xác râu ngành 
 39 
Kết quả 4 đợt khảo sát đại diện cho hai 
mùa (mùa khô và mùa mưa) vào các năm 
2013 và 2014 tại 8 điểm thu mẫu thuộc địa 
bàn tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận 18 loài giáp 
xác Cladocera thuộc 14 giống, 7 họ, 2 bộ và 1 
lớp. Trong đó, bộ Anomopoda có số lượng 
loài nhiều nhất, với 16 loài thuộc 13 giống, 6 
họ, chiếm tỷ lệ 88,9%. Bộ Ctenopoda chỉ ghi 
nhận được 2 loài thuộc giống Diaphanosoma 
và họ Sididae (bảng 2). 
Mô tả lại giống Grimaldina Richard, 1892 
và loài Grimaldina brazzai Richard, 1892 
Giống Grimaldina Richard, 1892 
Richard, 1892. trang 214−218; Smirnov, 
1976, trang 153−154; Dodson & Frey, 2001, 
trang 887. 
Chẩn loại: Cơ thể hình bầu dục rộng. Đầu 
không tách biệt khỏi phần thân. Râu I hình 
que, không phình to ở phần ngọn. Râu II với 
các tơ giống nhau: 0-0-1-3/1-1-3. Đôi bụng rất 
lớn, phần trước hậu môn có rãnh sâu. Một 
nhóm gai lớn đính xa lỗ hậu môn và một gai 
rất lớn phía sau lỗ hậu môn. Cạnh đuôi bụng 
trước hậu môn không có răng. Ruột không 
cuộn lại thành nhiều nếp gấp. Năm cặp chân 
ngực; Chân ngực I với 3 tơ có chiều dài khác 
nhau đính ở phía trong và xa thuỳ. Chân ngực 
IV có 4 tơ trên phần phụ. 
Grimaldina brazzai Richard, 1892 
Richard, 1892: 214−218, hình 1−3; Sars, 
1901: 28−31, Pl. 5; Brooks, 1959: 628−629, 
hình 27.62; Martínez de Ferrato, 1966: 403, 
Pl. 2: hình 5; Fryer, 1974: 236−238, hình 
128–129; Smirnov, 1976: 155−156, hình 
137−140; Brandorff et al., 1982: 103, hình 70; 
Idris, 1983: 39, hình 18; Smirnov, 1992: 
107−109, hình 461−468; Silva-Briano, 1998: 
149−151, hình 1−10; Hollwedel et al., 2003: 
hình 10−40. 
Synonym: Không 
Typ: Công Gô 
Mẫu vật: 4 cá thể con cái thu ở sông Cổ 
Chiên, tỉnh Vĩnh Long trong năm 2013. Mẫu 
vật được lưu giữ tại Phòng Sinh thái, Viện 
Sinh học Nhiệt đới, tp. Hồ Chí Minh. 
Chẩn loại: Cơ thể hình bầu dục rộng, râu 
I hình que, râu II các tơ giống nhau, công thức 
đốt râu 0-0-1-3/1-1-3. Đuôi bụng rất lớn, một 
gai lớn phía sau lỗ hậu môn. 
Mô tả: 
Con cái: Cơ thể nhìn từ mặt bên có hình 
bầu dục rộng, màu nâu đỏ (hình 3), đầu khá 
nhỏ, mắt lớn, sắc điểm nhỏ và nằm sát đỉnh 
của chuỷ đầu (hình 2a, hình 4c). Tấm môi 
cong và kéo dài tạo thành góc nhọn ở phía 
sau. Râu I hình que, dài, phân đốt giả, có 10 
hàng gai nhỏ ngang qua mỗi đốt giả. Trên râu 
I có một số tơ cảm giác đính ở các đốt giả 
phía gần gốc râu, tơ dài nhất ở đốt giả thứ 2, 
đỉnh râu I có túm tơ cảm giác dài (hình 2b, 
hình 4a). Râu II gồm 2 nhánh, các tơ trên hai 
nhánh có chiều dài bằng nhau, công thức đốt 
râu II: 0-0-1-3/1-1-3 (hình 2d). 
Đuôi bụng rất lớn, cạnh trước hậu môn 
gần tròn có hàng răng mịn dọc theo cạnh 
ngoài. Cạnh sau hậu môn có 2 nhóm gai lớn, 
dài và nhọn đầu. Nhóm 8 gai đính ở cạnh 
ngoài của đuôi bụng và 5 gai đính ở mặt bên 
của đuôi bụng, gần đối diện với lỗ hậu môn. 
Góc trước lỗ hậu môn có một gai rất lớn, dài 
và cong, kích thước gai lớn xấp xỉ vuốt bụng. 
Vuốt bụng trung bình và kéo dài, cạnh trong 
có răng nhỏ ra tới 2/3 chiều dài vuốt bụng, 
cạnh ngoài ở khoảng 2/3 vuốt bụng có một 
nhóm răng nhỏ. Gốc vuốt bụng có 1 tơ nhỏ 
(hình 2c, hình 4b). 
Con đực: Trong các mẫu thu thập được 
không có cá thể con đực. Theo mô tả của 
Sars (1901) và Brooks (1959), con đực có 
cấu tạo tương tự con cái nhưng kích thước cơ 
thể nhỏ hơn. 
Kích thước: 
Chiều dài con cái 0,86 mm 
Chiều dài con đực 0,5 mm (Brooks, 1959) 
Phân bố: 
Loài Grimaldina brazzai được ghi nhận 
phân bố ở vùng nhiệt đới (Smirnov, 1992; 
Hollwedel et al., 2003; Kotov et al., 2013a), 
quần thể của loài phân bố trong tự nhiên rất 
thấp, chúng sống trong các thuỷ vực dạng hồ 
hoặc ruộng lúa (Idris, 1983). Loài G. brazzai 
cũng đã được ghi nhận ở Brazil (Elmoor-
Le Thi Nguyet Nga, Phan Doan Dang 
 40 
Loureiro, 2005) và các quốc gia Đông Nam Á 
như: Campuchia, Indonesia, Malaysia, 
Philippines, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt 
Nam, (Shirota, 1966; Korovchinsky, 2013; 
Kotov et al., 2013b; Sinev & Korovchinsky, 
2013).
Hình 2. Grimaldina brazzai Richard, 1892. a. cơ thể nhìn mặt bên con cái; b. Râu I con cái; 
c. Đuôi bụng con cái; d. Râu II con cái (hình vẽ từ mẫu thu thập ở sông Cổ Chiên, năm 2013) 
Hình 3. Cá thể cái Grimaldina brazzai Richard, 1892, nhìn mặt bên 
(hình chụp từ mẫu thu ở sông Cổ Chiên, năm 2013) 
Đa dạng loài giáp xác râu ngành 
 41 
a b 
c 
Hình 4. Grimaldina brazzai Richard, 1892. a. Cấu tạo râu I con cái; b. Đuôi bụng con cái; 
c. Phần trước cơ thể con cái (hình chụp từ mẫu vật thu tại sông Cổ Chiên, năm 2013) 
THẢO LUẬN 
Thành phần loài giáp xác Cladocera ở các 
thủy vực thuộc tỉnh Vĩnh Long tương đối đa 
dạng. So sánh với một số công trình nghiên 
cứu trước đâyvề thủy sinh vật nói chung và 
về Cladocera nói riêng ở Việt Nam cho thấy 
số loài giáp xác ghi nhận được ở Vĩnh Long 
chiếm 36,7% tổng số loài ở miền Nam Việt 
Nam (Shirota, 1966), chiếm 40,0% tổng số 
loài ở miền Bắc Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh 
và nnk., 1980), chiếm 36% tổng số loài của 
khu hệ của Việt Nam và 46,2% tổng số loài 
có ở Nam Bộ, Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh 
& Hồ Thanh Hải, 2001). So với một số thủy 
vực lân cận như: Khu bảo tồn đất ngập nước 
Láng Sen, tỉnh Long An năm 2008 đã ghi 
nhận được 20 loài giáp xác Cladocera (Phan 
Doãn Đăng, 2009), hay vùng hạ Long An ghi 
nhận 16 loài giáp xác Cladocera (Lê Thị 
Nguyệt Nga & Phan Doãn Đăng, 2013). 
Kết quả phân tích hình thái các mẫu vật về 
loài Grimadina brazzai Richard, 1892 thu 
thập được ở sông Cổ Chiên, tỉnh Vĩnh Long 
trong năm 2013 cho thấy không có sự khác 
biệt so với các mô tả trước đây của một số tác 
giả khác (Richard, 1892; Brooks, 1959; Idris, 
1983 và Hollwedel et al., 2003). Loài này 
được ghi nhận đầu tiên ở miền Nam Việt Nam 
bởi Shirota (1966), tuy nhiên loài Grimadina 
brazzai được xếp vào họ Bosminidae và 
không có phần mô tả. Trong họ 
Macrothricidae chỉ ghi nhận 2 loài: 
Macrothrix rosea và M. laticornis. 
Đặng Ngọc Thanh và nnk. (1980, 2001, 
2002) chỉ ghi nhận được 3 loài thuộc họ 
Macrothricidae, trong đó, có 2 loài thuộc 
thuộc giống Macrothrix (M. triserialis, M. 
spinosa) và 1 loài thuộc giống Ilyocryptus. 
Trong công trình này, chúng tôi không thảo 
luận chi tiết về các loài trong giống 
Le Thi Nguyet Nga, Phan Doan Dang 
 42 
Ilyocryptus, chỉ đề cập về vị trí của chúng 
trong hệ thống phân loại hiện nay. 
Sinev & Korovchinsky (2013) và 
Korovchinsky (2013) đều ghi nhận loài này ở 
miền Nam Việt Nam. 
Từ năm 1916 đến năm 1991, giống 
Ilyocryptus được xếp vào họ Macrothricidae 
Norman & Brady, 1867. Sau đó, Smirnov 
(1992) đã tách các loài thuộc giống 
Ilyocryptus ra khỏi họ Macrothricidae thành 
họ Ilyocryptidae Smirnov, 1992. Như vậy, các 
giống được mô tả trong họ Macrothricidae đã 
biết trước đây và hiện nay ở Việt Nam được 
chúng tôi xếp lại như sau: 
Khoá định loại tới giống trong họ 
Macrothricidae và Ilyocryptidae đã biết ở 
Việt Nam. 
1 Râu I một đốtHọ Macrothricidae (2) 
 Râu I hai đốt...Họ Ilyocryptidae - Giống Ilyocyptus 
 (Gồm 2 loài thuộc giống Ilyocryptus đã được ghi nhận tại Việt Nam gồm: Ilyocryptus 
spinifer và I. thailandensis) 
2 Vỏ giáp vuốt nhọn về phía sau, vuốt ngọn đuôi bụng không có tơ ở gốc 
..Giống Macrothrix 
 (Gồm 5 loài thuộc giống Macrothrix đã được ghi nhận ở Việt Nam gồm: Macrothrix 
rosea; M. laticornis; M. triserialis; M. spinosa và M. vietnamensis) 
 Vỏ giáp phía sau thẳng, vuốt ngọn đuôi bụng có 1 hoặc 2 tơ nhỏ ở gốc 
..............................................................................Giống Grimaldina 
 (Duy nhất 1 loài Grimaldina brazzai) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Balian E. V., Lévêque C., Segers H., Martens 
K. (Eds.), 2008. Freshwater Animal 
Diversity Assessment. Developments in 
Hydrobiology. Springer, 622 p. 
Brooks J. L., 1959. Cladocera. in: Edmondson 
W. T., (ed) Freshwater Biology. John 
Wiley and Sons, New York. Pp. 587−656. 
Dodson I. S., Frey G. D., 2001. Cladocera and 
other Branchiopoda. in: Thorp, H. J. & 
Covich, P. A., (ed) Ecology and 
Classification of North American 
Freshwater Invertebrates. Academic Press. 
849−913. 
Phan Doãn Đăng, 2009. Dẫn liệu bước đầu 
về khu hệ động vật nổi ở Khu bảo tồn 
đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An. 
Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh 
thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 3. 
Nxb. KHTN&CN, H., 481−486. 
Elmoor-Loureiro L., 2005. A cladistic 
analysis of the genera of Macrothricidae 
Norman & Brady (Crustacea, Cladocera, 
Radopoda). Revista Brasileira de 
Zoologia., 22(3): 735–741. 
Fryer G., 1974. Evolution and adaptive 
radiation in the Macrothricidae 
(Crustacea: Cladocera): a study in 
comparative functional morphology and 
ecology. Philosophical Transactions of 
the Royal Society of London. B, Biological 
Sciences, 269(898): 137–274. 
Hollwedel W., Kotov A. A., Brandorff G. O., 
2003. Cladocera (Crustacea: 
Branchiopoda) from the Pantanal (Brazil). 
Arthropoda Selecta., 12(2): 67–93. 
Idris B. A. G., 1983. Freshwater 
zooplankton of Malaysia (Crustacea: 
cladocera). Universiti Pertanian 
Malaysia Press. 153 p. 
Korovchinsky N. M., 2013. Cladocera 
(Crustacea: Branchiopoda) of South East 
Asia: history of exploration, taxon 
richness and notes on zoogeography. 
Journal of Limnology, 72(s2): 109−124. 
Đa dạng loài giáp xác râu ngành 
 43 
Kotov A. A., Forró L., Korovchinsky N. M., 
Petrusek, A., 2013a. World checklist of 
freshwater Cladocera species. World 
Wide Web electronic publication, 38 p. 
Kotov A. A., Van Damme K., Bekker E. I., 
Siboualipha, S., Silva-Briano M., Ortiz, A. 
A., de La Rosa, R. G., Sanoamuang, L. O., 
2013b. Cladocera (Crustacea: 
Branchiopoda) of Vientiane province and 
municipality, Laos. Journal of Limnology, 
72(s2), 81−108. 
De Ferrato A. M., 1966. Nuevos cladoceros 
para las aguas Argentinas. Physis., 26, 
397–403. 
Lê Thị Nguyệt Nga, Phan Doãn Đăng, 2013. 
Đa dạng khu hệ động vật nổi khu vực 
vùng hạ Long An. Hội nghị khoa học toàn 
quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 
5. Tr. 173−178. 
Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steven 
Tilling, 2001. Định loại các nhóm động 
vật không xương sống nước ngọt thường 
gặp ở Việt Nam. Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội, 66 tr. 
Richard, J., 1892. Grimaldina brazzai, 
Guernella raphaelis, Moinodaphnia 
mocquerysi, cladocères nouveaux du 
Congo. Mémoires de la Société 
zoologique de France V. 213−226. 
Richard, J., 1894. Sur quelques animaux 
interieurs des eaux douces du Tonkin 
(Protozoaires, Rotiferes, Entomostraces). 
Mémoires de la Société zoologique de 
France 7. 237−243. 
Sars G. O., 1901. Contributions to the 
knowledge of the freshwater 
Entomostraca of South America, as shown 
by artificial hatching from dried material. 
Part 1. Cladocera, 23. Archiv for 
Mathematik og Naturvidenskab 
Christiania, pp. 1−102. 
Shirota A., 1966. The Plankton of South Viet 
Nam (Fresh water and Marine plankton). 
Overseas Techimical Copperation Agency 
Japan, 462 p. 
Silva-Briano M., 1998. A revision of the 
Macrothricid-like anomopods. Ph.D. 
Thesis Universiteit Ghent. 
Sinev A. Y., Korovchinsky N. M., 2013. 
Cladocera (Crustacea: Branchiopoda) of 
Cat Tien National Park, South Vietnam. 
Journal of Limnology, 72(s2): 125−141. 
Smirnov, N. N., 1976. Crustacea: 
Macrothricidae and Moinidae of the 
Word, Vol. 1. Academia Publishing 
House, Leningrad, 236 p. 
Smirnov N. N., 1992. The Macrothricidae of 
the World. in: Dumont, H. J., (ed) Guides 
to the Identification of the 
Microinvertebrates of the Continental 
Waters of the World. SPB Academic 
Publishing bv, Hague, The Netherlands. 
143 p. 
Stingelin T., 1905. Untesuchungen uber die 
Cladocerenfauna von Hinterindien, 
Sumatra und Java, nebst eineb Beitrage 
zur Cladoceren kenntnis von Hawaii 
Inseln. oo o a , 22: 327–
370. 
Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. 
Động vật chí Việt Nam. Tập 5: Giáp xác 
nước ngọt. Nxb. KHKT, H., 239 tr. 
Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương 
Đức Tiến, Mai Đình Yên, 2002. Thuỷ sinh 
học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt 
Nam. Nxb. KHKT, H. 399 tr. 
Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn 
Miên, 1980. Định loại động vật không 
xương sống Bắc Việt Nam. Nxb. KHKT, 
H. 573 tr. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_loai_giap_xac_rau_nganh_cladocera_o_vinh_long_va_mo.pdf