Đa dạng kiến (hymenoptera: formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

Kiến là một trong những nhóm côn trùng phong phú nhất ở vùng nhiệt đới, chúng chiếm từ

1/3 tới 2/3 toàn bộ sinh khối côn trùng trong rừng mƣa nhiệt đới. Kiến có vai trò quan trọng

trong chuỗi dinh dƣỡng của các hệ sinh thái, chúng là những động vật bắt mồi, con mồi và là

sinh vật phân giải các xác hữu cơ.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới có tính đa dạng sinh vật cao. Nghiên cứu khu hệ kiến

Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 20 do một số tác giả nƣớc ngoài thực

hiện. Cho tới năm 2003, Bùi Tuấn Việt đã phân tích và đƣa ra kết quả với 281 loài thuộc 59

giống tại miền Bắc Việt Nam [1]. Sau đó, cúng tác giả này đã bổ sung 26 loài và 15 giống vào

danh sách kiến ở miền Bắc Việt Nam [2]. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu thống kê nào tập trung

tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà.

Vƣờn Quốc gia Cát Bà có nhiều sinh cảnh tự nhiên bao gồm núi đá vôi, rừng nhiệt đới, các

rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đầm phá, bãi biển, hang động và rừng đầm

lầy, điều này tạo ra cho Vƣờn Quốc gia sự đa dạng sinh học cao.

pdf 7 trang phuongnguyen 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng kiến (hymenoptera: formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng kiến (hymenoptera: formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

Đa dạng kiến (hymenoptera: formicidae) trong lớp thảm mục ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
433 
ĐA DẠNG KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE) TRONG 
LỚP THẢM MỤC Ở VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG 
ĐẶNG VĂN AN 
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
BÙI TUẤN VIỆT 
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, 
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
HOÀNG THỊ HIỀN 
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường 
Kiến là một trong những nhóm côn trùng phong phú nhất ở vùng nhiệt đới, chúng chiếm từ 
1/3 tới 2/3 toàn bộ sinh khối côn trùng trong rừng mƣa nhiệt đới. Kiến có vai trò quan trọng 
trong chuỗi dinh dƣỡng của các hệ sinh thái, chúng là những động vật bắt mồi, con mồi và là 
sinh vật phân giải các xác hữu cơ. 
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới có tính đa dạng sinh vật cao. Nghiên cứu khu hệ kiến 
Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 20 do một số tác giả nƣớc ngoài thực 
hiện. Cho tới năm 2003, Bùi Tuấn Việt đã phân tích và đƣa ra kết quả với 281 loài thuộc 59 
giống tại miền Bắc Việt Nam [1]. Sau đó, cúng tác giả này đã bổ sung 26 loài và 15 giống vào 
danh sách kiến ở miền Bắc Việt Nam [2]. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu thống kê nào tập trung 
tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà. 
Vƣờn Quốc gia Cát Bà có nhiều sinh cảnh tự nhiên bao gồm núi đá vôi, rừng nhiệt đới, các 
rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, đầm phá, bãi biển, hang động và rừng đầm 
lầy,điều này tạo ra cho Vƣờn Quốc gia sự đa dạng sinh học cao. 
I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mẫu vật đƣợc thu ở 3 sinh cảnh: rừng tự nhiên (RTN), rừng phục hồi (RPH) và rừng thuần 
loại (RTL) bằng các phƣơng pháp: thu bắt bằng tay và sử dụng bẫy hố (pitfall trap). Kiến đƣợc 
bảo quản trong cồn 80%, sau đó mẫu kiến đƣợc tách riêng dƣới kính lúp, lên tiêu bản mẫu khô 
và định loại kiến theo tài liệu của Bolton (1997). 
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, Primer 6.1.6. Tất cả số liệu thu đƣợc qua phƣơng pháp 
thu mẫu định lƣợng bẫy hố (pitfal trap) đƣợc xử lý tính toán. Các chỉ số đa dạng đƣợc sử dụng 
bao gồm: Độ ƣu thế của loài (A), chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số đa dạng Shannon-
Weiner (H’), độ đồng đều J’- chỉ số Pielou, chỉ số đa dạng sinh học Simpson (D), độ tƣơng 
đồng về thành phần và số lƣợng loài. 
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
1. Th nh phần lo i v ph n ố kiến ở Vƣờn Quốc gia C t B 
Bằng hai phƣơng pháp thu mẫu là đặt bẫy hỗ kết hợp thu bắt bằng tay để thu thập mẫu vật, 
chúng tôi đã thu thập, định loại kiến và thu đƣợc kết quả và thống kê đƣợc 31 loài kiến thuộc 
21 giống của 5 phân họ: enictinae, Dolichoderinae, Formicinae, Myrmicinae và Ponerinae, 
trong đó, đã xác định đƣợc tên khoa học của 26 loài, 5 dạng loài c n ở dạng sp.. Số loài thu 
đƣợc tập trung chủ yếu trong phân họ Ponerinae (10 loài) chiếm 32% tổng số loài, tiếp đến là 
phân họ Myrmicinae (8 loài) chiếm xấp xỉ 26%, Formicinae (7 loài) chiếm xấp xỉ 23%; phân họ 
Dolichoderinae có 4 loài chiếm 13% cuối cùng là phân họ enictinae có số lƣợng loài thấp nhất 
(2 loài) chiếm hơn 6%. (Bảng 1). 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
434 
 ảng 1 
Th nh phần lo i v ph n ố ủa Kiến trong lớp th m mụ t i VQG C t B 
Stt Taxon 
RTN RPH RTL 
đl đt đl đt đl đt 
I AENICTINAE 
1 Aenictus binghami Forel, 1900 + + + + + + 
2 Aenictus wiwatuitayai Jaitrong &Yamane, 2013 + + + 
II DOLICHODERINAE 
3 Dolichoderus aficus Emery, 1889 + + 
4 Technomyrmex albipes (Smith, 1861) + + + + 
5 Philidris sp.1 + + 
6 Philidris zaevigata (Emery, 1895) + + 
III FORMICINAE 
7 Anoplolepis gracilipes (Smith, 1857) + + + + + + 
8 Camponutus aegyptiacus Emery,1915 + + 
9 Camponotus sp.1 + + 
10 Camponutus sp.2 + + 
11 Euprenolepis echinata Lapolla, 2009 + + 
12 Nylanderia bourbonica (Forel, 1886) + + 
13 Oecophylla smaragdina (Fabricius, 1775) + + + + 
IV MYRMICINAE 
14 Crematogaster laeviceps clarior Forel, 1902 + + + + 
15 Lophomyrmex opaciceps Viehmeyer, 1922 + + + + 
16 Pheidole hongkongensis Wheeler, 1928 + + + 
17 Pheidole laevithorax Eguchi, 2008 + + 
18 Pheidole noda Smith, 1874 + + 
19 Pheidole tjibodana Forel, 1905. + + 
20 Tetramorium bicarinatum (Nylander, 1846) + + 
21 Tetramorium insoleus (Smith, 1861) + + 
V PONERINAE 
22 Anochetus graeffei Mayr, 1870 + 
23 Brachyponera sp.1 + + 
24 Ectomomyrmex javanus Mayr, 1867 + + 
25 Ectomomyrmex punctatus (Karavaiev, 1935) + + 
26 Leptogenys peuqueti (Andre, 1887) + + 
27 Leptogenys reggae Lattke, 2011 + 
28 Mesoponera sp.1 + + + 
29 Odontoponera transversa (Smith, 1857) + + 
30 Pseudoneoponera rufipes (Jerdon, 1851) + + 
31 Harpegnathos venator (Smith, 1858) + 
 Tổng 11 15 15 16 10 11 
 Tổng số lo i theo sinh nh 15 17 12 
Ch thích: RTN: Rừng tự nhiên; RPH: Rừng phục hồi; RTL: Rừng thuần loại 
 đl: mẫu định lƣợng thu đƣợc từ bẫy hỗ (pitfal trap) 
 đt: mẫu định tính thu đƣợc bằng phƣơng pháp thu bắt bằng tay 
Số lƣợng loài trong các giống không tập trung nhiều trong 1 giống nào đó, chỉ có 1 giống có 
số lƣợng loài nhiều nhất với 4 loài là Pheidole chiếm 13% tống số loài; tiếp đến là giống 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
435 
Camponotus với 3 loài chiếm khoảng 10% tổng số loài; 5 giống có 2 loài là các giống: Aenictus, 
Philidris, Tetramorium, Ectomomyrmex và Leptogenys, chiếm hơn 6% tổng số loài; 14 giống 
c n lại, mỗi giống chỉ có 1 loài chiếm 3% tổng số loài. 
Thành phần loài và phân bố của kiến theo sinh cảnh 
 sinh cảnh rừng phục hồi, số lƣợng loài nhiều nhất, với 17 loài thuộc 13 giống 5 phân họ 
chiếm gần 55% tổng số loài thu đƣợc tại VQG Cát Bà, tiếp đến là sinh cảnh rừng tự nhiên với 
15 loài thuộc 13 giống ở 5 phân họ chiếm hơn 48% tổng số loài, thấp nhất là ở sinh cảnh RTL 
với 12 loài thuộc 9 giống chiếm xấp xỉ 39% tổng số loài; trong đó có những loài chỉ thu đƣợc ở 
một sinh cảnh mà không thu đƣợc ở 2 sinh cảnh c n lại. 
Có 7 loài ghi nhận đƣợc ở sinh cảnh rừng tự nhiên chiếm gần 23% tổng số loài; đó là các 
loài: Dolichoderus aficus; Philidris zaevigata; Philidris sp.1; Camponutus sp.2; Euprenolepis 
echinata; Brachyponera sp.1; Harpegnathos venator. Số loài ghi nhận đƣợc ở sinh cảnh rừng 
phục hồi là 9 loài chiếm 29% tống số loài: Leptogenys reggae; Camponutus aegyptiacus; 
Ectomomyrmex punctatus; Leptogenys peuqueti; Tetramorium insoleus; Tetramorium 
bicarinatum; Nylanderia bourbonica; Camponotus sp.1; Ectomomyrmex javanus. sinh cảnh 
rừng thuần loại là 6 loài chiếm 19%: Pseudoneoponera rufipes; Odontoponera transversa; 
Pheidole laevithorax; Pheidole noda; Pheidole tjibodana; Anochetus graeffei. 
Có 4 loài là những loài phổ biến, đều thu đƣợc ở cả 3 sinh cảnh, đó là các loài: Oecophylla 
smaragdina; Anoplolepis gracilipes; Technomyrmex albipes; Aenictus binghami; 5 loài xuất 
hiện ở 2 3 sinh cảnh: Crematogaster laeviceps clarior; Aenictus wiwatuitayai; Pheidole 
hongkongensis; Brachyponera sp.1; Lophomyrmex opaciceps. 
Khi xét đến tỷ lệ tƣơng đồng thành phần loài kiến ở các sinh cảnh của VQG Cát Bà thì tỷ lệ 
này giữa các sinh cảnh là cao, đều đạt trên 50%. Sự tƣơng đồng cao nhất là giữa hai sinh cảnh 
rừng tự nhiên và RTL đạt giá trị tƣơng đồng 57%, thấp hơn là ở sinh cảnh RTN với sinh cảnh 
rừng phục hồi đạt 55,1%, c n tỷ lệ này thấp nhất giữa hai sinh cảnh rừng phục hồi và rừng thuần 
loại đạt 52,1%. (Bảng 2) 
Bảng 2 
Tỷ lệ tƣơng đồng về thành phần và số lƣợng lo i kiến giữa các sinh nh 
Sinh nh RTN RPH RTL 
RTN 
RPH 55,1 
RTL 57 52,1 
Thành phần loài và phân bố của kiến theo mùa 
Trong tổng số 31 loài ghi nhận ở VQG Cát Bà có 29 loài thu đƣợc vào mùa mƣa chiếm 
93,5% tổng số loài và vào mùa khô thu đƣợc 24 loài chiếm xấp xỉ 77,4% tổng số loài. Có 7 loài 
hiện chỉ ghi nhận đƣợc vào mùa mƣa tại VQG Cát Bà, đó là: Anochetus graeffei, Anoplolepis 
gracilipes, Camponutus aegyptiacus, Camponutus sp.2, Leptogenys reggae, Pheidole tjibodana, 
Tetramorium bicarinatum; trong khi đó có 2 loài lại ghi nhận đƣợc vào mùa khô mà không thấy 
xuất hiện ở mùa mƣa, đó là: Ectomomyrmex punctatus, Philidris zaevigata; có 22 loài c n lại 
xuất hiện ở cả 2 mùa. 
 mùa mƣa, số lƣợng loài kiến tại sinh cảnh RTL là thấp nhất với 12 loài chiếm 41,4% tổng 
số loài thu đƣợc trong mùa này, tiếp đến là sinh cảnh RTN với 14 loài chiếm 48,3% và cao nhất 
là sinh cảnh RPH với 15 loài chiếm 51,7%. C n mùa khô, c ng không có sự khác biệt nhiều 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
436 
giữa các sinh cảnh số lƣợng loài chỉ chênh nhau 1 đến 2 loài. Số lƣợng loài ở RPH vẫn là lớn 
nhất với 12 loài chiếm 50% tổng số loài thu đƣợc vào mùa này, ít hơn 2 loài là sinh cảnh RTL 
với 10 loài chiếm 41,7% và sinh cảnh RTN với 11 loài chiếm 45,8%. 
Khi xem xét ở cùng một sinh cảnh th vào mùa mƣa thu đƣợc số lƣợng loài lớn hơn mùa khô 
tuy nhiên độ chênh lệch về số lƣợng loài chỉ từ 2 đến 3 loài. Cụ thể: ở sinh cảnh RTN tổng số 
loài thu đƣợc vào mùa mƣa (14 loài) cao hơn 3 loài so mùa khô (11 loài); ở sinh cảnh RPH thu 
đƣợc 15 loài vào mùa mƣa và 12 loài vào mùa khô (chênh lệch 3 loài) c n ở sinh cảnh RTL độ 
chênh lệch là 2 loài với 12 loài thu ở mùa mƣa và 10 loài thu đƣợc ở mùa khô. 
 RTN có 4 loài chỉ thu đƣợc ở mùa mƣa: Aenictus wiwatuitayai, Oecophyla smaragdina, 
Harpegnathos venator, Philidris sp.1, và có 1 loài chỉ thu đc ở mùa khô: Philidris zaevigata. 
RPH có 5 loài thu đƣợc ở mùa mƣa: Camponutus aegyptiacus, Crematogaster laeviceps clarior, 
Leptogenys reggae, Technomyrmex albipes, Tetramorium bicarinatum và 3 loài chỉ ghi nhận 
đƣợc ở mùa khô: Lophomyrmex opaciceps, Mesoponera sp.1, Odontoponera transversai. C n ở 
sinh cảnh RTL có 2 loài chỉ thu đƣợc vào mùa mƣa: Anochetus graeffei, Technomyrmex albipes. 
Khi tính toán tỷ lệ tƣơng đồng về thành phần và số lƣợng kiến ở từng sinh cảnh theo mùa ta 
đƣợc kết quả ở h nh dƣới đây: 
Hình 1: Tỷ lệ tƣơng đồng thành phần và số lƣợng loài ở các sinh c nh theo mùa 
 sinh cảnh RTN, tỷ lệ này giữa mùa mƣa và mùa khô là thấp nhất (47,2%). sinh cảnh 
RPH giữa 2 mùa tỷ lệ tƣơng đồng ở mức cao đạt tỷ lệ 55,5%, tỷ lệ này cao nhất ở sinh cảnh 
RTL với 66,1%. 
 mùa mƣa, độ tƣơng đồng giữa sinh cảnh RTN và sinh cảnh RPH ở mức thấp đạt tỷ lệ 
tƣơng đồng là 29,3%, tỷ lệ giữa sinh cảnh và sinh cảnh RTL ở mức khá cao 39,6%, cao nhất là 
giữa 2 sinh cảnh RTL và RPH đạt 46,3%. mùa khô th có độ tƣơng đồng giữa RTN với 2 sinh 
đạt tỷ lệ khá cao: 48,2% so với RPH và 58,6% so với RTL. Tỷ lệ tƣơng đồng cao nhất mùa này 
là giữa RPH và RTL đạt tỷ lệ 63,4%. 
2. Tỷ lệ cá thể và các loài kiến ƣu thế của kiến ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà 
Với phƣơng pháp thu mẫu định lƣợng đặt bẫy hố, chúng tôi đã đặt 15 bẫy cho mỗi sinh cảnh, 
mỗi sinh cảnh đƣợc thu nhắc lại 6 lần. Kết quả, đã thu đƣợc 472 cá thể kiến của 30 loài thuộc 20 
giống cuả 5 phân họ với thành phần loài và số lƣợng của chúng ở mỗi sinh cảnh tƣơng đối khác 
nhau; trong đó sinh cảnh RTN thu đƣợc 11 loài với 161 cá thể chiếm 34% tổng số cá thể, ở RPH 
thu đƣợc cao nhất với 15 loài và 202 chiếm 43% tổng số cá thể và thấp nhất ở sinh cảnh RTL 
với 10 loài và 109 cá thể chiếm 23% tổng số cá thể. 
R
T
N
-M
R
T
L
-K
R
T
L
-M
R
P
H
-K
R
T
N
-K
R
P
H
-M
Sinh cảnh theo mùa
100
80
60
40
20
T
ỷ
 l
ệ
 t
ư
ơ
n
g
 đ
ồ
n
g
 %
Resemblance: S17 Bray Curtis similarity
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
437 
Nh n chung, cấu trúc tỷ lệ cá thể thành phần loài của các sinh cảnh có nét tƣơng đồng khi có 
sự chiếm ƣu thế lớn của 2 loài Anoplolepis gracilipes, Aenictus binghami, số lƣợng cá thể của 2 
loài này đều chiếm 59% số lƣợng cá thể của RTN, ở RPH là 67,3% c n ở RTL là 71,9%. Hiển 
nhiên với số lƣợng cá thể nhƣ vậy, 2 loài này chiếm ƣu thế tuyệt đối trong cấu trúc thành phần 
loài của cả khu vực nghiên cứu, chiếm 65,4% tổng số lƣợng cá thể thu đƣợc ở VQG Cát Bà, 28 
loài c n lại chỉ chiếm 34,6% trong đó có 12 loài có tỷ lệ cá thể dƣới 1%, 16 loài có tỷ lệ chỉ dao 
động từ 1% đến 4,2%. 
Hình 2: Th nh phần lo i v tỷ lệ thể ủa Kiến t i ở VQG C t B 
Mặc dù có số loài và số lƣợng cá thể kiến lớn nhất trong cả 3 sinh cảnh nhƣng số lƣợng loài 
ƣu thế của sinh cảnh RPH lại thấp nhất với 3 loài, số loài ƣu thế cao nhất ở sinh cảnh RTN với 6 
loài, tiếp đến là ở sinh cảnh RTL với 4 loài, tính cho cả khu vực nghiên cứu số lƣợng loài ƣu thế 
chung gồm 2 loài: Aenictus binghami (A= 34,5%), Anoplolepis gracilipes ( = 30,9%). Có 4 
loài ƣu thế riêng ở sinh cảnh RTN: Crematogaster laeviceps clarior, Dolichoderus aficus, 
Philidris sp.1, Technomyrmex alloipes; trong khi đó ở RPH là 1 loài: Camponotus sp.1; c n ở 
RTL là 2 loài: Pheidole laevithorax, P. tjibodana. 
3. Đ nh gi độ đa d ng sinh học kiến ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà 
Các chỉ số đa dạng đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ đa dạng kiến ở VQG Cát Bà đã dùng 
trong nghiên cứu với các giá trị đƣợc thể hiện ở bảng 3 và hình 2. 
 ảng 3 
C hỉ số đa d ng sinh họ ủa kiến ở sinh nh t i VQG C t B 
 N d J' H' D 
RTN 161 2.0 0.8 1.9 0.8 
RPH 202 2.6 0.7 1.9 0.8 
RTL 109 1.9 0.7 1.7 0.7 
CKV 472 4.7 0.6 2.2 0.8 
Ch thích: RTN, RPH, RTL, Giống chú thích bảng 1; CKV: chung cả khu vực 
 N: Tổng số cá thể d: chỉ số Margalef J’: chỉ số Pielou 
H’: chỉ số Shannon-Weiner D: chỉ số Simpson 
Có thể thấy rõ sự chênh lệch về độ giá trị d của các sinh cảnh với giá trị d đƣợc tính chung 
cho cả khu vực (d=4,7). Giá trị d càng lớn th độ phong phú của loài càng cao. Nhƣ vậy giữa các 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
438 
sinh cảnh th sinh cảnh RPH có độ phong phú loài cao nhất (d=2,6), tiếp đến là sinh cảnh RTN 
(d=2.0) và thấp nhất là sinh cảnh RTL (d=1,9) c n khi tính cho cả khu vực nghiên cứu th độ 
phong phú loài đạt giá trị khá cao (d=4,7). Điều này cho thấy độ phong phú loài kiến ở VQG 
Cát Bà là khá lớn. 
Hình 3: Gi trị ủa hỉ số định lƣợng ủa kiến t i 3 sinh nh ở VQG C t B 
Chú thích: nhƣ chú thích ở bảng 3 
Giữa các sinh cảnh, H’ ở RTN và RPH đạt giá trị ngang nhau (H’=1,9) và cao hơn giá trị H’ 
ở RTL (H’=1,7). Giá trị H’ chung cho cả 3 sinh cảnh (H’=2,2) đạt giá trị cao hơn các sinh cảnh. 
Giá trị này cho thấy mức độ đang dạng loài ở các sinh cảnh (mức trung b nh khá) thấp hơn độ 
đa dạng loài tính chung. 
Giá trị J’ ở RTN là cao nhất (J’=0,8) tiếp đến là 2 sinh cảnh RPH và RTL; 2 sinh cảnh này có 
giá trị J’ là nhƣ nhau (J’=0,7). Giá trị J’ thấp khi tính chung cho cả khu vực nghiên cứu (J’=0,6). 
Nhƣ vậy có thể nói giữa 3 sinh cảnh độ đồng đều loài ở sinh cảnh RTN là cao nhất và ở 2 sinh 
cảnh c n lại độ đồng đều loài là tƣơng tự nhau. 
Giá trị của D ở cả 2 sinh cảnh RTN và RPH có giá trị tƣơng đƣơng nhau (D=0,8), giá trị này 
thấp hơn ở sinh cảnh RTL (D=0,7). Giá trị của D tính chung cho cả khu vực c ng đạt giá trị 
(D=0,8) tƣơng đƣơng với 2 sinh cảnh RTN và RPH. 
Trong phạm vi của nghiên cứu này, qua các chỉ số đa dạng sinh học có thể thấy mức độ đa 
dạng sinh học của VQG Cát Bà, độ đa dạng sinh học của các sinh cảnh rừng tại khu vực nghiên 
cứu. VQG Cát Bà có thành phần loài kiến khá phong phú, độ đa dạng loài và độ đồng đều ở 
mức khá. cả 3 sinh cảnh đều thu đƣợc kiến thuộc 5 phân họ nhƣ đã nêu trên, số lƣợng loài ở 
các sinh cảnh chênh lệch thấp không nhiều nhƣng thành phần loài khá khác biệt với nhiều loài 
thu đƣợc chỉ riêng ở một sinh cảnh. Trong nghiên cứu này, qua các chỉ số đa dạng sinh học 
đƣợc dùng để đánh giá độ đa dạng ở các sinh cảnh, cho thấy sinh cảnh RPH là sinh cảnh có độ 
đa dạng sinh học cao nhất, tiếp đến là sinh cảnh RTN và thấp nhất ở sinh cảnh RTL. 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
439 
III. KẾT LUẬN 
Đã xác định đƣợc tên của 26 loài kiến trong tổng số 31 dạng loài thuộc 21 giống 5 phân họ tại 
Vƣờn Quốc gia Cát Bà, Hải Ph ng. Có 29 loài thu đƣợc vào mùa mƣa và mùa khô thu đƣợc 24 loài. 
Thành phần loài và số lƣợng kiến giữa các sinh cảnh có tỷ lệ tƣơng đồng ở mức cao: Giữa 
hai sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng thuần loại ở mức 57%, tiếp đến là là giữa sinh cảnh rừng tự 
nhiên với sinh cảnh rừng phục hồi (55,1%), thấp nhất giữa 2 sinh cảnh rừng phục hồi và rừng 
thuần loại (52,1%). Tuy số lƣợng cá thể vào mùa mƣa thu đƣợc thấp hơn mùa khô nhƣng nh n 
chung thành phần và số lƣợng loài kiến ở mùa mƣa thu đƣợc cao hơn mùa khô. Điều này c ng 
đúng với từng sinh cảnh. Giữa 2 mùa thành phần và số lƣợng loài kiến có độ tƣơng đồng dao 
động từ 47,2 % đến 66,1%. Tại sinh cảnh rừng tự nhiên có 6 loài ƣu thế; sinh cảnh rừng phục 
hồi có 3 loài; sinh cảnh rừng thuần loại có 4 loài ƣu thế. 
Độ đa dạng sinh học Kiến ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà là khá cao với độ phong phú loài ở mức 
cao (d=4,7) với độ đồng đều và da dạng loài khá lớn (J’=0,6; H’=2.2; D=0.8) Độ đa dạng của 
kiến ở các sinh cảnh cao nhất là ở sinh cảnh rừng phục hồi, tiếp đến là rừng tự nhiên và thấp 
nhất ở rừng thuần loại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Tuấn Việt, 2004. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống - Báo cáo 
Hội nghị toàn quốc 2004, tr. 278-282. 
2. Bùi Tuấn Việt, 2003. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ hai về nghiên cứu cơ 
bản trong sinh học, nông nghiệp, y học, Huế 25-26/2003, Nxb KH&KT, trang 279-281. 
3. Eguchi, K., T. V. Bui, S. Yamane, 2014. Zootaxa 3860 (1): 001-046. 
4. Bui Tuan Viet, K. Eguchi, S. Yamane (2013). Zootaxa 3666 (4): 544-558 
5. Eguchi, K., T. V. Bui, S. Yamane, 2011. Zootaxa 2878, p. 001 - 061. 
6. Bolton, B. 2003. Synopsis and classification of Formicidae. Memoirs of the American 
Entomological Institute, 71, 370 pp. 
7. Bui, T. V., K. Eguchi, 2003. Ant survey in Hoang Lien Son Nature Reserve, Lao Cai, N. Vietnam. 
ANeT Newsletter, No. 5: 4-11. International Network for the Study of Asian Ants, DIWPA. 
THE FIRST STUDY ON DIVERSITY OF ANTS (HYMENOPTERA: FORMICIDAE) 
IN THE LEAF-LITTER IN CAT BA NATIONAL PARK, HAI PHONG 
DANG VAN AN, BUI TUAN VIET, HOANG THI HIEN 
SUMMARY 
Diversity of leaf-litter dwelling ants was surveyed in Cat Ba National Park, located in the Cat Ba 
Island of Ha Long Bay in Northern Vietnam. Hand collecting and pitfall trapping were conducted 
four times from October 2012 to October 2014 in three habitats: natural forest (limestone 
forest), secondary forest and Acacia plantation. A total of 31 ant species belonging to 21 genera, 
and 5 subfamilies were found in Cat Ba National Park; 29 species were recorded in the rainy 
season and 24 species in dry season. Similarities of species composition were: 57% between natural 
and econdary forests, 55% between natural and Acacia forests, and 52% between secondary and 
Acacia forests. Between two season similar rates species composition and quantify of ant ranged 
from 47 to 66 percen. High diversity of ants in Cat Ba National Park was highlighted with 
several indices Marlagef’s d = 4.7, Shannon’s H' = 2.2, Simpson’s D = 0.8, Pielou’s J'= 0.6. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_kien_hymenoptera_formicidae_trong_lop_tham_muc_o_vuo.pdf