Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu

Tóm tắt:

Kế toán thuế GTGT là công cụ quan trọng để thực hiện Luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các

phần hành kế toán, từ việc sử dụng các hóa đơn chứng từ đến nội dung phương pháp hạch toán, lập bảng

kê và kê khai thuế hàng tháng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế đối với

nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ chi cục thuế và một số doanh nghiệp có liên quan. Qua quá trình

nghiên cứu và tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT tại một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu

nhóm tác giả nhận thấy còn nhiều bất cập trong ghi nhận, kê khai, xử lý thuế GTGT và trình bày thông tin.

Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh

nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu.

Từ khóa: Thuế giá trị gia tăng, huyện Khoái Châu.

pdf 6 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem tài liệu "Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu

Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017 Journal of Science and Technology 99
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU
Đỗ Thị Thủy, Đỗ Tiến Hưng, Lê Thị Hồng Quyên, Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 15/10/2017
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 10/11/2017
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 25/11/2017
Tóm tắt:
Kế toán thuế GTGT là công cụ quan trọng để thực hiện Luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các 
phần hành kế toán, từ việc sử dụng các hóa đơn chứng từ đến nội dung phương pháp hạch toán, lập bảng 
kê và kê khai thuế hàng tháng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế đối với 
nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ chi cục thuế và một số doanh nghiệp có liên quan. Qua quá trình 
nghiên cứu và tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT tại một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu 
nhóm tác giả nhận thấy còn nhiều bất cập trong ghi nhận, kê khai, xử lý thuế GTGT và trình bày thông tin. 
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh 
nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Từ khóa: Thuế giá trị gia tăng, huyện Khoái Châu.
Từ viết tắt:
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
NSNN Ngân sách nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TM Thương mại
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thuế là công cụ hiệu quả để quản lý vĩ mô 
nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh 
doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã 
hội.Chính sách thuế không chỉ góp phần tăng nguồn 
thu cho NSNN mà còn là công cụ giúp Nhà nước 
điều hành nền kinh tế một cách linh hoạt và hiệu 
quả. Trong số các sắc thuế hiện nay, thuế GTGT 
được các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. 
Thông qua thu thuế GTGT, Nhà nước thực hiện 
chức năng tái phân phối thu nhập để đảm bảo công 
bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị 
trong nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc 
đồng thời thực hiện theo chính sách kế toán và pháp 
luật về thuế GTGT đã xảy ra sự khác biệt ở một số 
chỉ tiêu kế toán. Chính sự khác biệt này đã làm cho 
công tác hạch toán và quản lý thuế GTGT gặp khó 
khăn, cả về phía doanh nghiệp và cơ quan thuế. 
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu tiến 
hành đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế 
GTGT tại một số DN trên địa bàn huyện Khoái 
Châu. Từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm trong 
công tác kế toán thuế GTGT. Trên cơ sở đó đóng 
góp một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán 
thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện 
Khoái Châu.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán 
thuế GTGT tại một số doanh nghiệp trên địa bàn 
huyện Khoái Châu.
Phạm vi nghiên cứu: bài viết tập trung nghiên 
cứu công tác kế toán thuế GTGT tại 4 DN trên địa 
bàn huyện, bao gồm: công ty CP Minh Anh, công 
ty CP công nghiệp phát triển 368, công ty TNHH 
TM Tân Dịu Hưng, công ty TNHH xây dựng VN 
Nhật Minh, số liệu được lấy năm 2016 và 6 tháng 
đầu năm 2017.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: bài viết sử 
dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các 
báo cáo tổng kết của chi cục thuế và một số doanh 
nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng 
vấn trực tiếp với những người làm công tác kế toán 
nhằm thu thập thông tin liên quan trực tiếp đến kế 
toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp khảo sát.
Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: 
thông qua những dữ liệu thu thập được tiến hành 
tổng hợp, phân tích số liệu để rút ra được thực tế 
áp dụng các quy định hiện hành về thuế GTGT, kế 
toán thuế GTGT tại một số doanh nghiệp trên địa 
bàn huyện Khoái Châu.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology100 Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017
2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
2.1. Tổng quan về tình hình thu và nộp thuế 
GTGT trên địa bàn huyện Khoái Châu
Hiện nay huyện Khoái Châu có tổng số 
hơn 500 DN (tính đến 30/6/2017). Số lượng doanh 
nghiệp trên địa bàn huyện được thành lập mới hàng 
năm tăng khoảng 10% mỗi năm. Hầu hết các doanh 
nghiệp đều hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách 
pháp nhân, có bộ máy kế toán và đủ điều kiện đăng 
ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bảng 2.1. Thống kế số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu, giai đoạn 2014 - 2016
Năm 
Loại hình DN
2014 2015 2016
2015/2014 2016/2015
Tuyệt đối 
(+/-)
Tương đối 
(%)
Tuyệt đối 
(+/-)
Tương đối 
(%)
DN tư nhân 24 32 38 8 33% 6 19%
Công ty TNHH 422 475 521 53 13% 46 10%
Công ty CP 12 15 19 3 25% 4 27%
Tổng cộng 458 522 578 64 14% 56 11%
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Khoái Châu)
Số lượng DN trên địa bàn huyện tăng nhanh 
trong những năm gần đây, phần lớn các DN hạch 
toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bảng 2.2. Doanh thu và thuế GTGT đã quyết năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại các DN khảo sát
ĐVT: Đồng
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Khoái Châu)
Theo số liệu của chi cục thuế huyện Khoái 
Châu về tình hình thu, nộp thuế GTGT của 4 DN 
thực hiện khảo sát thì thấy rằng đa số các DN đã 
thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ nộp thuế của đơn 
vị mình.
Bảng 2.3. Tình hình thu – hoàn thuế tại chi cục thuế Khoái Châu, giai đoạn 2014 - 2016
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng tiền thuế GTGT đã thu 4,833,785,600 19,540,922,375 23,733,164,978
2 Số tiền thuế GTGT đã hoàn 667,869,435 3,400,764,588 3,539,291,362
3 Số nợ thuế GTGT (31/12) 752,248,673 1,650,981,245 2,541,327,831
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Khoái Châu)
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017 Journal of Science and Technology 101
Trong công tác kiểm tra hoàn thuế, Chi cục 
Thuế đã thực hiện đúng đối tượng, đúng thủ tục hồ 
sơ hoàn thuế, trình Cục Thuế giải quyết đảm bảo 
thời gian quy định. Các DN nộp hồ sơ hoàn thuế, 
chủ yếu là số doanh nghiệp kiểm tra trước, phát hiện 
không có sai phạm thì tiến hành hoàn thuế. Số nợ 
thuế của các DN trên địa bàn huyện còn tương đối 
nhiều.
2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 
tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Khoái 
Châu
2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ trong 
kế toán thuế GTGT
Theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-
BTC ngày 31/12/2013 có hiệu lực ngày 1/1/2014 
và trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, 
Tổng cục thuế đã cho phép doanh nghiệp đặt in, 
sử dụng hóa đơn GTGT trong khấu trừ, hoàn thuế 
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Tại các 
DN tiến hành khảo sát đều sử dụng hóa đơn GTGT 
đặt in từ doanh nghiệp in đủ điều kiện in hóa đơn 
theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với thuế GTGT đầu vào DN sử dụng các 
chứng từ, bảng kê và tờ khai, cụ thể:
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01-GTKT-3LL);
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ mua vào (Mẫu 
số 01-1/GTGT);
- Bảng phân bổ thuế GTGT đầu vào (Mẫu 
01-4A/GTGT, 01-4B/GTGT);
- Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT);
Đối với thuế GTGT đầu ra DN sử dụng các 
chứng từ, bảng kê và tờ khai, cụ thể:
- Hóa đơn GTGT(Mẫu số 01-GTKT-3LL);
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch 
vụ bán ra(Mẫu số 01-1/GTGT);
- Tờ khai thuế GTGT(Mẫu số 01/GTGT).;
- Giấy nộp tiền vào NSNN;
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế 
toán trong kế toán thuế GTGT
- Đối với hạch toán thuế GTGT đầu vào 
được khấu trừ:
 Nhìn chung các doanh nghiệp đã hạch toán 
thuế GTGT đầu vào đúng với chế độ kế toán và kết 
cấu tài khoản. 
Để hạch toán thuế GTGT đầu vào được 
khấu trừ, các doanh nghiệp sử dụng TK133 – Thuế 
GTGT đầu vào được khấu trừ. 
Tại các doanh nghiệp thực hiện khảo sát kế 
toán không sử dụng TK chi tiết của TK 133.
- Đối với hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Các doanh nghiệp theo dõi trên TK3331, 
phản ánh toàn bộ số thuế GTGT đầu ra (bao gồm 
mức thuế suất 5% và 10%), hầu hết các DN thực 
hiện rõ ràng và đúng với quy định của chế độ kế 
toán và luật thuế GTGT.
2.2.3. Tình hình ghi nhận và hạch toán thuế GTGT
2.2.3.1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào
Tại các DN tiến hàng ghi nhận và hạch toán 
thuế GTGT đầu vào theo quy trình sau đây:
Sổ chi tiết vật tư, 
hàng hóa, TSCĐ, 
Sổ Cái, Sổ chi tiết 
thuế GTGT đầu vào 
Hóa đơn GTGT 
Bảng kê hóa đơn, chứng từ 
hàng hóa dịch vụ mua vào 
Bảng phân bổ thuế GTGT đầu 
vào 
Tờ khai thuế GTGT 
Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ kê khai thuế GTGT đầu vào
Trường hợp nghiên cứu 1: hóa đơn GTGT 
không ghi đầy đủ mã số thuế của đơn vị mua hàng. 
Cụ thể ngày 02/3/2017 Công ty CP Minh Anh ký 
hợp đồng số 15/2017/HĐKT mua hàng hóa của 
Công ty CP Minh Phát. Công ty CP Minh Phát xuất 
trả hóa đơn số 0000113 cho Công ty CP Minh Anh, 
kế toán ghi tăng hàng nhập kho 78.699.649 đồng, 
ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ 7.869.965 đồng. 
Trên hóa đơn không ghi đầy đủ mã số thuế của 
công ty CP Minh Phát – bên bán hàng, hóa đơn này 
không đủ điều kiện để kê khai khấu trừ thuế.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology102 Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017
Trường hợp nghiên cứu 2: tại công ty TNHH 
xây dựng VN Nhật Minh, thể ngày 4/1/2016, công 
ty TNHH xây dựng VN Nhật Minh ký hợp đồng 
số 06/2016/HĐKT mua gạch của Công ty TNHH 
Hoàng Thanh theo hóa đơn GTGT số 001182, 
ngày 10/1/2016 với giá trị tiền hàng là 213.903.800 
đồng, thuế GTGT 10% là 21.390.380 đồng. Thời 
hạn thanh toán theo hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày 
10/1/2016 đến ngày 25/2/2016. Vào thời điểm khai 
thuế GTGT ngày 31/3/2016 tại kỳ tính thuế quý 
1/2016 công ty vẫn chưa có chứng từ thanh toán 
không dùng tiền mặt của hóa đơn trên, kế toán 
không ghi giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu 
trừ này.
2.2.3.2 Ghi nhận và hạch toán thuế GTGT đầu ra
Tại các DN tiến hành ghi nhận và hạch toán 
thuế GTGT đầu ra theo quy trình sau đây:
 Sổ chi tiết Doanh thu bán 
hàng và cung cấp DV 
Sổ Cái, Sổ chi tiết thuế 
GTGT đầu ra 
Hóa đơn GTGT Bảng kê hóa đơn, chứng từ 
hàng hóa dịch vụ bán ra 
Tờ khai thuế GTGT 
Sơ đồ 2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ kê khai thuế GTGT đầu ra
Trường hợp nghiên cứu 3: Công ty CP công 
nghiệp phát triển 368 không ghi nhận doanh thu tính 
thuế đúng thời điểm của công trình đã hoàn thành 
nghiệm thu quyết toán. Cụ thể ngày 21/1/2017 công 
ty đã nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng 
hạ tầng kỹ thuật khu Tân An tổng giá trị công trình 
là 2.503.991.000 đồng. Tuy nhiên kế toán công 
ty không xuất hóa đơn GTGT đúng thời điểm để 
ghi nhận doanh thu và kê khai thuế GTGT, mà đến 
ngày 14/3/2017 công ty mới xuất hoá đơn GTGT số 
00032 để ghi nhận doanh thu và kê khai thuế GTGT 
cho công trình đã hoàn thành từ trước đó. Tại công 
ty số lượng nhân viên phòng kế toán có 2 người nên 
khối lượng công việc đôi khi bị chậm chễ do một kế 
toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành.
Trường hợp nghiên cứu 4: tại công ty TNHH 
Thương mại Tân Dịu Hưng vẫn chưa thực hiện 
đúng quy định đối với trường hợp này, chi tiết ngày 
14/10/2016, công ty bán hàng cho tổng số 04 khách 
lẻ, với tổng số tiền thu được là 768.000đ, kế toán chỉ 
tiến hành lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ mà 
không lập hóa đơn GTGT.
Tại công ty TNHH Thương mại Tân Dịu 
Hưng theo khảo sát, phần hành kế toán thuế GTGT 
do nhân viên kế toán tổng hợp đảm nhiệm.
2.2.4. Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT 
tại các DN huyện Khoái Châu
2.2.4.1. Ưu điểm
Qua quá trình khảo sát thực tế công tác kế 
toán thuế GTGT tại một số DN trên địa bàn huyện 
Khoái Châu, có thể nhận thấy công tác kế toán thuế 
GTGT tại các DN này có những ưu điểm nổi bật 
sau:
a, Về tổ chức quản lý, bộ máy kế toán
Nhìn chung công tác kế toán của các doanh 
nghiệp thuộc đối tượng khảo sát được tổ chức khá 
khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, 
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
b, Về hạch toán thuế GTGT
Về trình tự hạch toán, việc hạch toán thuế 
GTGT tại các doanh nghiệp nhìn chung tuân thủ 
các quy định chuẩn mực, chế độ kế toán và các 
chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, đồng 
thờiphù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh 
nghiệp.
c, Về sổ kế toán
Hệ thống sổ sách kế toán về thuế GTGT 
được các doanh nghiệp sử dụng khoa học hợp lý 
theo đúng quy định của pháp luật, chuẩn mực và 
chế độ. Các công ty được khảo sát đều sử dụng biểu 
mẫu kê khai thuế GTGT theo Thông tư 26/2015/TT-
BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.
Các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ 
thông tin hỗ trợ công tác kế toán giúp cho việc cập 
nhật và xử lý thông tin được thực hiện chuẩn xác, 
đơn giản, gọn nhẹ hơn, đáp ứng nhu cầu cung cấp 
thông tin nhanh chóng, thuận tiện cho việc lưu trữ 
bảo quản dữ liệu.
d, Về kê khai, khấu trừ thuế GTGT
Nhìn chung đa số các DN tuân thủ đúng việc 
hạch toán kế toán các nghiệp vụ về thuế GTGT theo 
chế độ kế toán và thực hiện các nghĩa vụ về thuế 
đúng theo Luật thuế GTGT và Luật quản lý thuế.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017 Journal of Science and Technology 103
Về việc kê khai thuế GTGT hàng tháng và 
quyết toán thuế GTGT được đa số các doanh nghiệp 
chấp hành đầy đủ theo Luật thuế GTGT và Luật 
Quản lý thuế. Nhờ việc sử dụng phần mềm Hỗ trợ 
kê khai thuế của Tổng cục Thuế mà việc quản lý của 
cơ quan thuế hiệu quả hơn.
2.2.4.2. Hạn chế
Mặc dù các doanh nghiệp thực hiện khá tốt 
về chế độ kế toán và pháp luật thuế GTGT, tuy nhiên 
tại một số DN thực hiện khảo sát vẫn không tránh 
khỏi những sai sót do nguyên nhân khách quan và 
chủ quan như sau:
a, Về tổ chức bộ máy kế toán
Tại DN khảo sát, số lượng nhân viên kế 
toán còn ít, công việc kế toán chưa được chuyên 
môn hóa, còn mang tính kiêm nhiệm. Đặc biệt, với 
công tác kế toán thuế đều do kế toán tổng hợp đảm 
nhiệm, điều này khiến cho khối lượng công việc của 
kế toán tổng hợp quá nhiều vào một số thời điểm và 
đôi khi gây ra chậm trễ trong việc ghi sổ. Điển hình 
như công ty TNHH Thương mại Tân Dịu Hưng, 
công ty CP công nghiệp phát triển 368.
b, Công tác tập hợp, xử lý chứng từ đầu vào
Kế toán thuế GTGT tại một số DN khảo sát 
chưa làm tốt khâu tập hợp, xử lý chứng từ dẫn tới 
vẫn có những hóa đơn đầu vào không đủ điều kiện 
được khấu trừ thuế GTGT, cụ thể:
Công ty TNHH Minh Anh vẫn ghi nhận thuế 
GTGT đầu vào trên TK 133 của hóa đơn mua hàng 
không ghi mã số thuế bên bán là sai quy định. Theo 
đó, bút toán cuối kỳ của công ty khấu trừ tiền thuế 
GTGT là không phù hợp.
Công ty TNHH xây dựng VN Nhật Minh 
vẫn ghi nhận thuế GTGT đầu vào trên TK 133 với 
số tiền của hóa đơn mua hàng trên 20.000.000đ, tại 
thời điểm chưa có chứng từ thanh toán không dùng 
tiền mặt là sai quy định. Theo đó, bút toán cuối kỳ 
của công ty khấu trừ 21.390.380đ tiền thuế GTGT 
là không phù hợp.
c, Chưa thực hiện đúng quy định hiện hành 
về việc ghi nhận thuế GTGT đầu ra
Kế toán tại công ty TNHH TM Tân Dịu 
Hưng không lập hóa đơn GTGT mà chỉ căn cứ vào 
Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ để hạch toán doanh 
thu, không ghi nhận thuế GTGT đầu ra tương ứng là 
không đúng quy định hiện hành.
Kế toán tại công ty CP phát triển 368 do 
không ghi nhận doanh thu đúng thời điểm của công 
trình đã hoàn thành nghiệm thu quyết toán nên đã 
không hạch toán doanh thu và kê khai thuế GTGT 
tương ứng của công trình đã hoàn thành nghiệm thu 
vào bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ 
bán ra vào kỳ tính thuế.
2.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại 
các DN huyện Khoái Châu
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để đảm bảo công việc tại phòng kế toán 
được chuyên môn hóa một số DN cần thay đổi cách 
thức bố trí nhân sự trong phòng kế toán cho phù hợp, 
phân bổ đều khối lượng công việc cho các nhân viên 
đảm bảo hiệu quả công tác kế toán chung của đơn 
vị. Theo tác giả, trong cơ cấu bộ máy kế toán của 
các doanh nghiệp nên có 1 nhân viên kế toán thuế 
riêng chịu trách nhiệm phần hành kế toán thuế của 
doanh nghiệp. Việc có nhân viên kế toán thuế riêng 
sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn về 
tình trạng thuế, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời 
cho nhà quản lý, cơ quan thuế, ngân hàng và các đối 
tượng khác ngoài doanh nghiệp quan tâm.
Tạo môi trường làm việc khoa học, hợp lý 
để mọi nhân viên có thể phát huy hết khả năng của 
mình. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế 
toán, một mặt công ty cần xây dựng kế hoạch phát 
triển nhân sự rõ ràng, cụ thể nhằm thu hút nhân lực 
chất lượng cao, mặt khác phải có chính sách nhân 
lực hợp lý, khuyến khích nhân viên hiện tại phát 
huy hết khả năng. Đồng thời công ty nên có chính 
sách bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, tạo điều kiện 
cho cán bộ phòng kế toán được tham gia các khóa 
đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật 
các quy định mới nhất của Nhà nước, Bộ Tài chính 
giúp cho việc hạch toán trong công ty được nhanh 
chóng, chính xác và đúng luật.
2.3.2. Hoàn thiện công tác tập hợp, xử lý chứng 
từ đầu vào
Đối với trường hợp hóa đơn GTGT ghi thiếu 
mã số thuế: căn cứ Khoản 15 Điều 14 Thông tư 
219/2013/TT-BTC, “Hóa đơn không ghi hoặc ghi 
không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, 
mã số thuế của người mua nên không xác định được 
người mua”. Vì vậy kế toán cần tiến hành kiểm tra 
và xử lý các chứng từ ngay khi phát hiện thiếu sót để 
đảm bảo các khâu sau của việc kê khai thuế GTGT. 
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán 
ngân hàng đối với những hóa đơn từ 20.000.000 
đồng trở lên: căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư 
26/2015/TT-BTC, “Trường hợp khi đến thời điểm 
thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ 
thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh 
phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã 
được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch 
vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng”.
Như vậy kế toán không được kê khai khấu trừ số 
thuế GTGT của hóa đơn GTGT có giá trị thanh toán 
trên 20 triệu đồng đến thời điểm thanh toán nhưng 
không thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng trên bảng 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology104 Khoa học & Công nghệ - Số 16/Tháng 12 - 2017
kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Khi nào thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thì kế 
toán mới được kê khai bổ sung tăng số thuế GTGT 
được khấu trừ.
2.3.3. Hoàn thiện công tác hạch toán thuế GTGT 
đầu ra
Đối với trường hợp bán lẻ hàng cho khách 
hàng: Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-
BTC quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, 
cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, 
người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp 
tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập 
hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” 
hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã 
số thuế.”
Trong trường hợp này, vào cuối ngày, công 
ty TNHH TM Tân Dịu Hưng cần xác định giá chưa 
thuế và thuế GTGT của hàng bán lẻ đã được tổng 
hợp trên Bảng kê bán lẻ làm căn cứ để lập Hóa đơn 
GTGT, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các 
liên khác luân chuyển theo quy định. 
Trường hợp không ghi nhận doanh thu đúng 
thời điểm tại công ty CP phát triển 368 khi công 
trình hoàn thành bàn giao. Vấn đề này cần được thực 
hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Chương II 
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của 
Bộ tài chính quy định “Thời điểm ghi nhận doanh 
thu tính thuế GTGT: Đối với xây dựng, lắp đặt, bao 
gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao 
công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây 
dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu 
được tiền hay chưa thu được tiền.”
Như vậy, kế toán căn cứ vào các hóa đơn, 
chứng từ liên quan tới thuế GTGT đầu vào, đầu ra 
đã được kiểm tra kế toán tiến hành kê khai vào Bảng 
kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua 
vào, bán ra; tờ khai thuế GTGT một cách chuẩn xác 
để không phải điều chỉnh những sai sót sau khi đã 
nộp lên cơ quan thuế.
3. Kết luận
Kế toán thuế GTGT luôn giữ vai trò quan 
trọng trong toàn bộ công tác kế toán tại DN. Việc 
nghiên cứu đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện 
công tác kế toán thuế GTGT tại các DN, giúp các 
DN xác định được đúng số thuế GTGT phải nộp, từ 
đó chủ động có kế hoạch nộp thuế tránh tình trạng 
chậm nộp thuế gây ảnh hưởng tới uy tín cũng như 
tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, việc hoàn 
thiện công tác kế toán thuế GTGT cũng là biện pháp 
hữu hiệu giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể 
dễ dàng kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 
của các DN.
Qua việc phân tích thực trạng kết quả nghiên 
cứu về kế toán thuế GTGT tại các DN trên địa bàn 
huyện Khoái Châu, cho thấy công tác kế toán thuế 
GTGT tại các doanh nghiệp khảo sát đã khá hoàn 
thiện về chứng từ, vận dụng tài khoản và sổ kế 
toán. Bên cạnh đó nhóm tác giả đã đánh giá khách 
quan những ưu điểm cũng như những tồn tại cần 
được khắc phục để hoàn thiện công tác kế toán thuế 
GTGT tại những DN thực hiện khảo sát.Các giải 
pháp sẽ giúp đem lại hiệu quả trong công tác kế toán 
thuế GTGT tại các DN trên địa bàn huyện Khoái 
Châu nói riêng và các DN khác nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính (2016), Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 26/2015/TT-BTC.
3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 39/2014/TT-BTC.
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013.
7. Chi cục thuế Khoái Châu, Báo cáo tình hình thu nộp thuế năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
8. Công ty CP Minh Anh, công ty CP công nghiệp phát triển 368, công ty TNHH TM Tân Dịu Hưng, 
công ty TNHH xây dựng VN Nhật Minh (2016, 2017), Tài liệu kế toán.
ACCOUNTING FOR VALUE ADDED TAX AT ENTERPRISES 
IN KHOAI CHAU DISTRICT
Abstract:
This paper presents the research content; research methods and some of the results of research: 
Method of accounting value added tax, accounting and management of value added tax, Value added tax of 
enterprises in Khoai Chau district, Improving the efficiency of tax collection management.
Keywords: Accounting method, taxation value.

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang_tai_cac_doanh_nghiep.pdf