Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

TÓM TẮT

Đứng trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực nhiều năm gần đây như: sự

lớn mạnh của Trung Quốc, sự cạnh tranh quyền lực giữa nhiều cường quốc tại khu vực,

đặc biệt là vấn đề Biển Đông và hàng loạt các thách thức về an ninh cùng những xung đột

giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á Vào tháng 10/2003, tại Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 diễn ra tại Bali, Indonesia – một văn kiện có tính chất bước

ngoặt trong tiến trình phát triển của khối ASEAN đó là sự ra đời của Tuyên bố Hòa hợp

ASEAN II. Kể từ Tuyên bố này, ASEAN “với tư cách là sự hòa hợp giữa các quốc gia Đông

Nam Á” thì lộ trình về sự ra đời của Cộng đồng ASEAN (AC) đã được hình thành với 3 trụ

cột: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Là thành viên của khối ASEAN kể từ năm

1995, việc định hình và trở thành hiện thực của Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại những cơ

hội, thuận lợi lớn và những thách thức, khó khăn không nhỏ với Việt Nam. Trong bài viết

này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về Cộng đồng ASEAN và những cơ hội, thách thức

của Việt Nam khi tham gia AEC, APSC và ASCC, khi các cộng đồng này trở thành hiện

thực sau năm 2015

pdf 12 trang phuongnguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
87 
CỘNG ĐỒNG ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
Trần Thị Tâm 
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 
Email: tamklsdhkh@gmail.com 
TÓM TẮT 
Đứng trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực nhiều năm gần đây như: sự 
lớn mạnh của Trung Quốc, sự cạnh tranh quyền lực giữa nhiều cường quốc tại khu vực, 
đặc biệt là vấn đề Biển Đông và hàng loạt các thách thức về an ninh cùng những xung đột 
giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á Vào tháng 10/2003, tại Hội nghị 
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 diễn ra tại Bali, Indonesia – một văn kiện có tính chất bước 
ngoặt trong tiến trình phát triển của khối ASEAN đó là sự ra đời của Tuyên bố Hòa hợp 
ASEAN II. Kể từ Tuyên bố này, ASEAN “với tư cách là sự hòa hợp giữa các quốc gia Đông 
Nam Á” thì lộ trình về sự ra đời của Cộng đồng ASEAN (AC) đã được hình thành với 3 trụ 
cột: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và 
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Là thành viên của khối ASEAN kể từ năm 
1995, việc định hình và trở thành hiện thực của Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại những cơ 
hội, thuận lợi lớn và những thách thức, khó khăn không nhỏ với Việt Nam. Trong bài viết 
này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về Cộng đồng ASEAN và những cơ hội, thách thức 
của Việt Nam khi tham gia AEC, APSC và ASCC, khi các cộng đồng này trở thành hiện 
thực sau năm 2015. 
Từ khóa: Cộng đồng ASEAN, cơ hội, thách thức, Việt Nam. 
1. Khái quát về lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967, trong quá trình tồn tại 
và phát triển, đã có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi 
quốc gia cũng như sự lớn mạnh chung của khu vực. Do đó, xu thế phát triển tất yếu của ASEAN 
chính là việc hướng tới xây dựng một cộng đồng dựa trên các nền tảng chung nhất là hoàn toàn 
khách quan. Chính vì thế ý tưởng về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được manh nha từ 
sớm. 
Trước Tuyên bố Bali (10/2003) trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 (12/1997) được 
đưa ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) mục tiêu về xây dựng Đông Nam Á thành một cộng đồng 
hài hòa, đùm bọc lẫn nhau đã được đề cập tới. Tuy nhiên, vào thời điểm này, hầu hết các quốc 
gia trong khu vực đều đang phải tập trung đối mặt và khắc phục những dư chấn từ khủng hoảng 
tài chính - tiền tệ (1997 – 1998) gây ra, vì vậy, ý tưởng về AC khi đó đành phải gác lại. 
Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 
88 
Bước qua khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1992 - 1998, sang những năm đầu 
thế kỷ XXI, khi những hậu quả của đại khủng hoảng này đã được giải tỏa; đây là thời điểm 
thích hợp để các nhà lãnh đạo ASEAN hiện thực hóa ý tưởng về Cộng đồng ASEAN. 
Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực xuất hiện chưa lâu thì các thành viên trong khối 
ASEAN lại phải đương đầu với những thách thức mới. Sự trỗi dậy của “con rồng Trung Hoa” 
sau hàng thế kỷ ngủ vùi đã khiến cục diện khu vực và thế giới trở nên biến động hơn bao giờ 
hết. Đấy là cuộc chạy đua quyền lực giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hòng thâu tóm huyết 
mạch kinh tế của thế kỷ XXI: châu Á – Thái Bình Dương. Đấy là những lớp sóng ngầm từ vấn 
đề tranh chấp trên Biển Đông, qua chiến lược “bó đũa và cây tre” từ “người khổng lồ phương 
Bắc”. Đấy còn là những vấn đề về an ninh, chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ trong bản thân các 
nước ASEAN và với bên ngoài ASEAN đứng trước quá nhiều thách thức về kinh tế, an ninh, 
chính trị, xã hội; thậm chí (thay vì đoàn kết để lớn mạnh), giữa các thành viên nội khối không 
tránh khỏi sự xích mích, bất đồng, mâu thuẫn. Điều này, rất có thể khiến kinh tế các nước 
ASEAN phải đối mặt với những đợt khủng hoảng mới, an ninh, chính trị trở nên nhạy cảm. Và 
nếu tình hình này kéo dài, nguy cơ về sự tụt hậu kinh tế, đánh mất vai trò chính trị ở khu vực, 
rất có thể chỉ còn là vấn đề sớm muộn. 
Tất cả những “trăn trở” này đã được các nhà lãnh đạo nhận thức để tạo nên tiếng nói 
chung nhất với hi vọng về một ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển hơn. Những nhận 
thức ấy đã được xúc tiến trong Hội nghị Thượng định ASEAN lần thứ 9 nhất trí đề ra mục tiêu 
hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 thông qua Tuyên bố Hòa hợp, theo đó Cộng đồng 
ASEAN sẽ được xây dựng trên 3 trụ cột là: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng 
Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Tại hội 
nghị lần này, các nhà lãnh đạo khu vực đã tập trung thảo luận về những vấn đề thuộc mối quan 
ngại chung của tất cả các nước thành viên, kể cả những phát triển chính trị và kinh tế, đặc biệt là 
tình hình mới nhất ở bán đảo Triều Tiên, những nguy cơ mới về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề 
Iraq, vấn đề Trung Đông... Những cuộc thảo luận đã dẫn tới một nhận thức chung rằng Đông 
Nam Á "đang phải đối mặt với những thách thức do sự thay đổi cơ bản trên sân khấu chính trị 
toàn cầu. Để ứng phó với những thay đổi đó cũng như những thách thức hiện nay và trong 
tương lai, các nhà lãnh đạo ASEAN đã "nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự gắn kết ở mức độ 
cao hơn bằng những nỗ lực để hoàn thành được những mục tiêu của Tầm nhìn ASEAN 2020” 
[3]. Như vậy, cho đến năm 2003, những ý tưởng được đề cập tại Kuala Lumpur năm 1997 chính 
thức được hiện thực hóa trên văn kiện. 
Mục tiêu xây dựng AC ban đầu được đề ra là sẽ hiện thực hoá vào năm 2020. Song, 
nhận thức được tầm quan trọng của tự do hóa với phát triển, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 
lần thứ 12 năm 2007, các quan chức của ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, quyết định rút 
ngắn thời gian hiện thực hóa AC với thời hạn chót là năm 2015. Đây là bước tiếp theo để tạo 
dựng cơ sở pháp lý cũng như khuôn khổ, thể chế cho gia tăng liên kết khu vực. Tiếp đó, năm 
2009, ASEAN đã thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3 kế hoạch tổng thể để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
89 
xây dựng 3 trụ cột của AC thông qua các kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa mục tiêu xây 
dựng AC vào năm 2015. 
Về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Mục đích thành lập được xác định là: thứ nhất, 
tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN, cải thiện môi trường đầu tư ở ASEAN; thứ hai, 
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và đạt được sự hội nhập kinh 
tế sâu hơn trong khu vực. Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được đặc trưng bằng một thị trường 
duy nhất, một cơ sở sản xuất chung với sự tự do di chuyển của hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn đầu 
tư, cũng như sự di chuyển tự do của các doanh nhân và lực lượng lao động, nhất là lao động có 
kỹ năng. 
Để hiện thực hoá AEC, ASEAN dự định đẩy nhanh việc thực hiện các biện pháp tự do 
hoá và tăng cường liên kết khu vực; thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập trong các lĩnh vực 
khác, bao gồm phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực thể chế, công nhận chất lượng 
giáo dục của nhau; tham khảo chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính; các biện 
pháp hỗ trợ tài chính trong thương mại; tăng cường liên kết hạ tầng cơ sở và thông tin liên lạc; 
phát triển giao dịch điện tử thông qua ASEAN điện tử (e-ASEAN); liên kết các nền kinh tế 
xuyên biên giới, tạo điều kiện để phân bổ hợp lý các nguồn lực khu vực và tăng cường sự tham 
gia của khu vực tư nhân... Do sự phát triển không đồng đều của các nền kinh tế ASEAN, để xây 
dựng AEC, ASEAN khẳng định có thể áp dụng cách tiếp cận 2+X, bên cạnh công thức 
ASEAN-X. Cách tiếp cận 2+X có nghĩa là khi hai nước có điều kiện đẩy nhanh hợp tác trong 
một số lĩnh vực cụ thể, trong khi các nước khác chưa sẵn sàng, thì họ có thể thực hiện trước mà 
không cần có sự tham gia của tất cả hoặc đa số các nước thành viên ASEAN. Xây dựng AEC 
trong bối cảnh có sự chênh lệch về trình độ phát triển và chủ nghĩa dân tộc về kinh tế vẫn tiếp 
tục là nhân tố chi phối quá trình hoạch định chính sách hội nhập khu vực của nhiều nước thành 
viên, nên việc hiện thực hoá AEC với tốc độ nhanh là không thể. Do vậy, ASEAN chủ trương 
áp dụng cách tiếp cận tiệm tiến. 
Về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC): Mục đích của việc xây dựng APSC 
là đưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên một bình diện cao hơn và đảm bảo rằng các 
thành viên ASEAN được sống trong hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường 
chính nghĩa, dân chủ và hài hoà. APSC không phải là một khối phòng thủ, một liên minh quân 
sự hoặc một chính sách đối ngoại chung. Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng APSC là nguyên tắc an 
ninh toàn diện. Để xây dựng APSC, ASEAN sẽ tận dụng các thể chế và cơ chế hiện có bên 
trong ASEAN, trong đó Hội đồng Tối cao ASEAN sẽ là công cụ chính; thiết lập một diễn đàn 
ASEAN về biển; hợp tác các lĩnh vực liên quan đến biển trong ASEAN sẽ được xem là đóng 
góp vào sự tiến triển của APSC; tìm ra những phương hướng mới để tăng cường an ninh và thiết 
lập các thể thức cho Cộng đồng An ninh ASEAN; triển khai xây dựng một chương trình hành 
động vì Cộng đồng ASEAN. 
Về Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC): Mục tiêu của ASCC là xây dựng 
ASEAN thành "Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau" như đã được đề ra trong Tầm nhìn 
Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 
90 
ASEAN 2020. Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng đẩy nhanh sự hợp tác của khu vực về các 
vấn đề xã hội và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất 
cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ, thanh niên và các nhóm cộng đồng. Ngoài ra, ASCC 
còn được hy vọng sẽ góp phần tăng cường khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề 
liên quan tới mức tăng trưởng dân số, phát triển giáo dục, giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn 
ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDs và SARS, tình trạng suy thoái môi trường 
và ô nhiễm xuyên biên giới... [2; tr.3-4]. 
2. Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 
2.1. Cơ hội 
Có thể nói, đối với một đất nước đang trong giai đoạn cải cách kinh tế theo hướng thị 
trường và hội nhập kinh tế như Việt Nam, quá trình hội nhập ASEAN có tầm quan trọng sống 
còn, mở ra nhiều cơ hội phát triển xét trên nhiều khía cạnh. 
Thứ nhất, AEC sẽ đưa lại cơ hội mở rộng thị trường buôn bán cho hàng hóa của Việt 
Nam. AEC sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, đẩy mạnh 
xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn 
hơn. Hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh nhiều tại các thị trường Campuchia, Lào và 
Myanmar về giá cả và chất lượng, đặc biệt là cơ hội tiềm năng khi đầu tư vào các lĩnh vực là thế 
mạnh của Việt Nam như hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông - lâm sản, bên 
cạnh đó là cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, bất 
động sản, sản xuất chế biến. Tuy nhiên, để đẩy mạnh khai thác hiệu quả các thị trường 
Campuchia, Lào và Myanmar, Việt Nam cần nỗ lực vượt qua các rào cản do cơ chế, chính sách 
quản lý của các nước này còn nhiều bất cập. Đồng thời Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt 
với nhiều quốc gia khác như: Singapore, Indonesia, Thái Lan. 
AEC với việc tự do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ 
khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu vực. Đầu tư trực tiếp nước 
ngoài gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu 
bảo hiểm ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, 
dịch vụ nhiều hơn ở các nước khác trong khu vực ASEAN Đây là cơ hội tốt để các doanh 
nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường. Mặt khác, AEC tạo lập một khu vực thị 
trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nước trở nên phồn vinh hơn, dẫn đến 
tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới người tiêu dùng trung lưu với thu nhập cao - 
cũng là đối tượng khách hàng rất tiềm năng của các doanh nghiệp [4; tr.3]. 
Thứ hai, AEC sẽ tạo ra cơ hội mở rộng xuất khẩu cho Việt Nam. ASEAN hiện là đối tác 
thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì 
tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc 
hay Hoa Kỳ. Với lợi thế là khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại 
giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao. So với năm 2002, thương mại hai chiều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
91 
Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã tăng hơn 5 lần, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập 
khẩu của cả nước. Giai đoạn 2002 - 2013, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt 
Nam sang ASEAN đạt 28,4%/năm và nhập khẩu đạt 27%/năm. Từ năm 2010, kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore đều đạt trên 1 
tỷ USD. 
Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai 
thác được tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng hoá 
giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Điều này khiến doanh nghiệp Việt 
Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chỉ bó hẹp tầm nhìn trong tỉnh, thành phố hay 
trong phạm vi quốc gia mà cần phải mở rộng hơn tới toàn cầu. Thời gian qua, ASEAN liên tục 
thuộc nhóm các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Cục 
Xuất Nhập khẩu cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam với khối ASEAN đã có sự thay đổi 
rõ rệt. 
Nếu như năm 2011, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang khối các nước 
ASEAN tương ứng là 13,5 tỷ USD và 20,9 tỷ USD thì con số này của năm 2013 là 18,4 tỷ USD 
và 21,3 tỷ USD. Điều này thể hiện khoảng cách giữa xuất và nhập của Việt Nam đã được rút 
ngắn và con số xuất khẩu cũng tăng vọt. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại 
hai chiều ước đạt 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chỉ đứng sau 2 thị 
trường lớn là Mỹ và EU. 
Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước 
ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu 
chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn 
và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ 
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN. Dự 
báo trước thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ 
được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 (Thái Lan, 
Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei) là 0%. Đây là thời điểm để các doanh 
nghiệp hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC 
để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế không chỉ khối thị trường này mà còn với các thị 
trường khác; trong đó có các thị trường ASEAN đã ký các Hiệp định thương mại tự do như 
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Đ ... ; tr5-6]. 
Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 
94 
3. Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Chính trị - An ninh 
ASEAN (APSC) 
3.1. Cơ hội 
Thứ nhất, trong bản thân ASEAN đã có các cơ chế mang tính ràng buộc làm nền tảng 
cho các bên liên quan trong việc thực hiện các cam kết của APSC. APSC sẽ chứa đựng tất cả 
các vấn đề gai góc nhất và nhạy cảm nhất liên quan đến các vấn đề an ninh khu vực (trong đó 
có tranh chấp chủ quyền quốc gia) và dân chủ, nhân quyền. Là một trong những vấn nhạy cảm 
hàng đầu hiện nay, việc hợp tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được các nhà lãnh đạo 
ASEAN phê chuẩn thông qua việc thành lập Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền 
(AICHR), Viện Hòa bình hòa giải ASEAN (AIPR). Kết quả đưa lại từ các văn kiện này được 
thể hiện rất rõ trong nỗ lực giải quyết vấn đề của dân chủ, nhân quyền và hòa hợp dân tộc ở 
Myanmar. Việc Việt Nam tham gia vào APSC sẽ thúc đẩy hợp tác và tham vấn cũng như tăng 
cường hiểu biết giữa các nước các cơ quan chuyên ngành ở cấp độ khu vực và quốc gia trong 
các lĩnh vực giáo dục, luật pháp, thông tin, văn hóa. 
Thứ hai, tham gia APSC sẽ giúp Việt Nam tìm được những tiếng nói chung trong một số 
vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trước những động thái 
của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nhiều nước ASEAN mặc dù không có tuyên bố chủ 
quyền ở vùng biển này vẫn lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc luôn tìm cách ngăn 
chặn, chia rẽ sức mạnh đoàn kết nhưng đầu tháng 4/2012 ASEAN đã họp và thảo luận về Bộ 
quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và đã đưa ra được những yếu tố chính của Bộ quy tắc này. 
Thứ ba, một khi APSC trở thành hiện thực Việt Nam sẽ phối hợp tốt hơn nữa trong ứng 
phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó có chống khủng bố, tội phạm xuyên 
quốc gia, an ninh mạng, buôn bán người Đáng chú ý, Công ước ASEAN về Chống khủng bố 
có hiệu lực năm 2011 đã đề ra nhiều chương trình hành động, kế hoạch công tác cũng như các 
biện pháp hợp tác đối phó với các thách thức phi truyền thống đang nổi lên hiện nay. 
Thứ tư, APSC đã và sẽ tạo ra các khuôn khổ thể chế và pháp lý của ASEAN hướng tới 
phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan trong ASEAN như 3 Hội đồng Cộng đồng, Hội đồng 
Điều phối ASEAN (ACC), Ủy ban đại diện thường trực ASEAN (CPR). Ngoài ra, ASEAN cũng 
xây dựng các quy tắc chuẩn mực điều chỉnh hành xử ở khu vực thông qua các văn kiện pháp lý 
như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á 
không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 
(DOC), Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi ở khu vực Tất cả các văn kiện 
này sẽ là nền tảng phối hợp hành động chặt chẽ giữa Việt Nam và các nước trong khu vựa 
ASEAN [6]. 
3.2. Thách thức 
Thứ nhất, hiện nay trong nội bộ ASEAN việc ngăn ngừa xung đột và gây dựng lòng tin 
còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề nổi cộm đối với an ninh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
95 
khu vực cũng như Việt Nam. Do vậy, một khi Cộng đồng Chính trị - An ninh trở thành hiện 
thực vào cuối năm 2015, cách thức ứng xử giữa Việt Nam với các quốc gia có tranh chấp trên 
Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc trong sự phối hợp với các nước Đông Nam Á đòi hỏi chúng 
ta phải có sự linh hoạt, ứng biến khéo léo và tinh tế trong từng chuyển động. Đây là thách thức 
không nhỏ với Việt Nam, làm sao để vừa tận dụng được lợi thế trong an ninh chung của khu 
vực, vừa phải có đường hướng rõ ràng trong các tranh chấp với Trung Quốc. 
Thứ hai, hợp tác về an ninh đòi hỏi phải phối hợp trên nhiều bình diện, đôi khi có liên 
đới đến cả ngoại giao, công an, quốc phòng, tư pháp nên Việt Nam cần có những chiến lược 
thận trọng để đảm bảo an ninh quốc gia. Để có được quá trình hợp tác có hiệu quả giữa Việt 
Nam và các nước trong ASEAN đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược cụ thể trong từng vấn đề, 
để làm sao vừa đạt được lợi ích của quốc gia dân tộc, vừa đứng trên tinh thần của cộng đồng. 
Thứ ba, trong bản thân các nước ASEAN, giữa các nước thành viên vẫn còn thiếu sự tin 
tưởng, thậm chí là hoài nghi lẫn nhau nên Việt Nam cần có những cân nhắc, bước đi thích hợp 
để giảm tải sự suy giảm lòng tin – một vấn đề đáng quan ngại trong nội bộ ASEAN hiện nay. 
Điều này xuất phát từ chế độ chính trị khác nhau của mỗi nước, cũng như các vấn đề quốc tế và 
khu vực đang diễn ra trong thời gian gần đây. Do vậy, Việt Nam cần có thái độ rõ ràng, kiên 
quyết nhưng cũng tỏ rõ thiện chí hợp tác, hội nhập của mình. 
4. Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Văn hóa – Xã hội 
ASEAN (ASCC) 
4.1. Cơ hội 
Thứ nhất, tham gia ASCC sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xích lại gần hơn tới các quốc 
gia trong khu vực với tư cách là “cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Qua đó, có thể tăng 
cường sự hiểu biết đối các nền văn hóa bên ngoài, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt 
Nam. Đây chính là kích tố cần thiết cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như kinh 
tế, an ninh. Một trong những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của 
ASEAN đó chính là cội nguồn bản sắc văn hóa khu vực. Việt Nam cần nắm rõ những cơ hội 
hợp tác văn hóa để làm giàu hơn khả năng thích ứng và hòa nhập của mình. 
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực về các 
vấn đề xã hội, nhằm mục tiêu nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là cư dân nông thôn, 
nhắm thúc đẩy hơn nữa sự tham gia tích cực của các giai tầng trong xã hội như phụ nữ và 
người nghèo. Những mục tiêu này rất phù hợp với tình hình và các chính sách về văn hóa – xã 
hội hiện nay của Việt Nam. Do đó, sẽ là môi trường lý tưởng để các bên có thể giao lưu, học tập 
các kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. 
Thứ ba, ASCC sẽ là cơ hội để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trên khía cạnh 
xã hội, văn hóa, giáo dục so với các nước trong ASEAN 6 và nhóm nước CLMV (Campuchia, 
Lào, Myanmar, Việt Nam). Tham gia ASCC sẽ mở rộng hơn cơ hội hợp tác, giao lưu, đào tạo 
giữa các nền giáo dục trong khu vực. Việt Nam vẫn là nước có nền giáo dục hạn chế, đặc biệt là 
Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 
96 
giáo dục bậc Đại học nên đây sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp thu và vận dụng có hiệu quả trong 
các cải cách ở lĩnh vực này. ASCC còn là cơ hội để Việt Nam có thêm kinh nghiệm quản lý văn 
hóa hay giải quyết các vấn đề nổi cộm của xã hội như quyền và bình đẳng xã hội, vấn đề bảo vệ 
môi trường, phát triển con người, phúc lợi xã hội 
Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước nghèo trong Đông Nam Á, chính vì thế sau khi ASCC 
trở thành hiện thực vào cuối năm 2015 để triển khai các mục tiêu của mình nhiều dự án, chính 
sách theo đó sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội tốt không chỉ cho các nhà quản lý 
văn hóa mà còn góp phần nâng cao dân trí, đời sống của người dân. Và qua đây, sẽ hình thành 
những nhận thực cụ thể hơn về Cộng đồng ASEAN đối với mỗi cá thể vì một Đông Nam Á hòa 
bình và thịnh vượng. 
4.2. Thách thức 
Thứ nhất, việc ASCC trở thành hiện thực vào năm 2015 sẽ đưa lại hàng loạt các vấn đề 
cần giải quyết như: quá trình di chuyển lao động sẽ tạo ra những chi phí xã hội và chi phí kinh 
tế rất cao cho các quốc gia, nhất là những nước dựa vào xuất khẩu lao động như Việt Nam; sự 
xuống cấp của môi trường do phát triển kinh tế quá độ; sự phát triển của công nghệ thông tin và 
truyền thông có thể tác động đến cơ cấu phân bổ lao động, việc làm tại Việt Nam. 
Thứ hai, với tốc độ phát triển nhanh của các tiến bộ khoa học như hiện nay sẽ tác động 
đến nội dung của nền giáo dục Việt Nam. Theo đó, giáo dục Việt Nam cần phải nỗ lực không 
ngừng trong công cuộc cải cách để đuổi kịp các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực như 
Singapore, Thái Lan, Ví dụ, trong tương lai, khi có sự luân chuyển lao động giữa các nước 
thành viên ASEAN thì chất lượng nguồn lao động được đào tạo từ hệ thống các trường đại học 
của Việt Nam phải đảm bảo tốt trong môi trường lao động ở các nước khác. Để làm được điều 
này, đòi hỏi các trường đại học Việt Nam phải không ngừng cải cách, nâng cao chất lượng trong 
thời gian tới, để có thể nắm bắt kịp thời xu hướng hội nhập của khu vực. 
Thứ ba, trong tương quan so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam vẫn 
được coi là một nước nghèo. Và tham gia hội nhập đồng nghĩa với việc những nước nghèo trong 
sẽ ít có cơ hội hơn tham gia một cách tích cực, bình đẳng vào dòng chảy kinh tế chính thống. 
Đồng thời, lối sống và các tập quán văn hóa sẽ thay đổi do sự phát triển kinh tế và sự xâm nhập 
ồ ạt của các sản phẩm văn hóa mới. Sự phát sinh các loại bệnh dịch nguy hiểm mới hay những 
tác động tiêu cực từ bên ngoài do sự phát triển của các loại hình du lịch và công nghiệp giải trí 
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây chính là mặt 
trái của quá trình hội nhập, đòi hỏi Việt Nam cần có thái độ tiếp biến một cách linh hoạt và sáng tạo. 
Thứ tư, mặt trái của hội nhập văn hóa là theo đó nhiều giá trị có thể sẽ “closed” và 
thêm nhiều giá trị sẽ được “open”. Nó sẽ tạo nên nguy cơ về “sự đồng nhất hoá các hệ thống 
giá trị, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng 
đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại” (UNESCO). Điều này sẽ làm thay đổi nhiều quan niệm 
từ gia đình đến xã hội như: sự thay đổi trong vai trò của gia đình do các tác động khác nhau; vai 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) 
97 
trò của phụ nữ thay đổi, quan niệm và thái độ ứng xử của xã hội đối với việc chăm sóc trẻ em và 
người già cũng khác, ảnh hưởng các lối sống từ bên ngoài khu vực Việt Nam sẽ đứng trước 
những dội lưu từ các nền văn hóa bên ngoài, gạn đục khơi trong sẽ là hành trình không đơn giản. 
Thứ năm, trong ASEAN vẫn tiềm ẩn các nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, 
lãnh hải và nạn khủng bố. Và một khi ASCC trở thành hiện thực, với tư cách là một thành viên 
của Cộng đồng, Việt Nam ắt hẳn sẽ có những liên đới, bày tỏ và tháo gỡ các vấn đề chung này. 
Ngoài ra, còn những khó khăn phải khắc phục như: quá trình hội nhập kinh tế mạnh làm cơ sở 
tốt để thúc đẩy công tác bảo tồn giá trị di sản văn hoá, bên cạnh đó, do quá trình giao lưu, văn 
hoá phương Tây xâm nhập làm phai mờ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc; những tác động 
về ngoại cảnh của thiên nhiên cũng là những khó khăn làm cản trở đến công tác bảo tồn và phát 
huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; nhưng khó khăn lớn nhất trong quá trình hợp tác, giao 
lưu, trao đổi văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN là vấn đền nguồn lực. Chúng ta đang thiếu 
những chuyên gia về văn hoá, thiếu những cán bộ am tường cả về văn hoá, kinh tế để thực hiện 
các dự án lớn (vì mỗi dự án là mỗi công trình văn hoá nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa các 
quốc gia với nhau). 
Nhận thức rõ các thách thức và khó khăn trong việc xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - 
Xã hội ASEAN, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã đưa ra các nhóm sáng kiến ưu tiên, 
đó là: nhóm sáng kiến liên quan trực tiếp đến mục đích vượt qua các thách thức, làm cho mỗi 
nước thành viên đều có thể hưởng lợi từ hội nhập kinh tế và giảm thiểu các tác động tiêu cực 
trong quá trình hội nhập kinh tế; nhóm sáng kiến nhằm xây dựng các cộng đồng biết quan tâm, 
chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau thông qua các mục tiêu như xoá đói, giảm nghèo; chăm sóc y tế, 
giáo dục, quan tâm chăm sóc các nhóm xã hội thiệt thòi như người già, trẻ em, những người ở 
vùng sâu, vùng xa và những người dễ bị tổn thương trong xã hội; cộng đồng Văn hoá - Xã hội 
ASEAN sẽ thực hiện các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường các cơ sở của Cộng đồng 
ASEAN thông qua các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ASEAN, củng cố tinh thần đoàn 
kết và xây dựng bản sắc [1; tr11-12]. 
KẾT LUẬN 
Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột AEC, APSC và ASCC sau 2015 không chỉ là dấu mốc 
mà còn là sự trông đợi của cái trình thai nghén về một ASEAN hòa bình, thịnh vượng và nhiều 
giá trị. Việt Nam cần có những chiến lược phù hợp để nắm bắt, khai thác tốt các cơ hội và chủ 
động đối phó với các thách thức bên trong lẫn bên ngoài. Để làm được điều đó, Đảng, Nhà nước 
cần đề ra những chính sách cụ thể trong việc chuyển hóa, đổi mới, cải cách toàn diện từ kinh tế, 
chính trị, văn hóa, giáo dục Làm được như vậy, việc đón đợi Cộng đồng ASEAN trở thành 
hiện thực mới đem lại những thành công và thắng lợi trong tương lai. Là một bộ phận cấu thành 
của Hiệp hội ASEAN nên việc nhận thức rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam sẽ góp 
phần không nhỏ vào sự thành công chung của Cộng đồng, để đưa Đông Nam Á trở thành khu 
vực năng động, phồn thịnh và phát triển hơn nữa. 
Cộng đồng ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 
98 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Vũ Tuyết Loan (VNH3.TB17.774). Hợp tác văn hóa Việt Nam – ASEAN hướng tới Cộng đồng Văn 
hóa – Xã hội ASEAN trên Website: http:// www.hids.hochiminh.gov.vn. 
[2]. Nguyễn Thu Mỹ (VNH3.TB17.593). Cộng đồng ASEAN trong nhận thức và quan điểm của Việt 
Nam trên Website:  
[3]. Press Statement by the Chairman of the 9th ASEAN Summit and the 7th three ASEAN+3 Summit. 
Bali, Indonesia, 7 October, 2003. Tài liệu khai thác qua mục ASEAN+3 trên Website: 
[4]. Nguyễn Thị Tâm (2014). Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN Website:  
[5]. Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2014). Tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN: kinh 
nghiệm hội nhập và thách thức đối với Việt Nam, số 8, tr.1-22. 
[6].  
ASEAN COMMUNITY: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TO VIETNAM 
Tran Thi Tam 
Department of History, Hue University College of Sciences 
Email: tamklsdhkh@gmail.com 
ABSTRACT 
Facing the remarkable changes of situation in the world and the region in recent years, for 
instance, the emergence of China, the power competition between power nations in the 
region, especially the East-Sea issues and a number of security challenges as well as 
bilateral or multilateral conflicts among nations inside and outside the region of Southeast 
Asia. In October 2003, the Declaration of ASEAN Concord II, which is considered as an 
turning-point document for the development of ASEAN region, was declared at the 9th 
ASEAN Summit in Bali, Indonesia. Since that, ASEAN “as harmony among nations in 
Southeast Asia” was formed as an ASEAN Community (AC) with three pillars including 
ASEAN Economic Community (AEC), ASEAN Political - Security Community (APSC) and 
ASEAN Socio - Cultural Community (ASCC). As a member of ASEAN community since 
1995, Vietnam has been facing both noticeable opportunities and challenges in the process 
of contributing to a real ASEAN community. In this report, we present an overview of 
ASEAN community, possible opportunities and challenges to Vietnam when it joins in AEC, 
APSC and ASCC. 
Keywords: ASEAN Community, opportunities, challenges, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfcong_dong_asean_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_viet_nam.pdf