Cơ sở kinh tế cho sự cai trị chính trị của thực dân pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Tóm tát: Một sự thống trị chỉnh trị bao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở, nền tảng kinh tế. Không có sức mạrih kinh tể, lực ìượng cầm quyền không có nguồn lực tài chỉnh để thực hiện các mục tiêu chinh trị của mình. Bài viểt tập trung làm rõ cơ sở, nền tâng kinh tể cho sự cai trị chinh trị của thực dân Pháp ờ Việt Nam cuối thể kỷ XIX, đầu thể kỷ XX. Bằng bộ máy chính quyền thực dân, thực dân Pháp đã hoạch định và thực thi các chinh sách tạo ra nền tảng kinh tế cho sự cai trị chinh trị. Đó là chinh sách thuế tàn bạo tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách thuộc địa. Đó còn là chính sách cưởp đoạt ruộng đất và bóc lột địa tô. Và cuối cùng là chỉnh sách khơỉ thác thuộc địa bóc lột nhân công rẻ mạt nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế tối đa hóa lợi ích cho thục dân Pháp

doc 6 trang phuongnguyen 12160
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở kinh tế cho sự cai trị chính trị của thực dân pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở kinh tế cho sự cai trị chính trị của thực dân pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Cơ sở kinh tế cho sự cai trị chính trị của thực dân pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA
hipchikhoahoctfukh.e diLViì
Cơ SỞ KINH TỂ CHO SựCAI TRỊ CHÍNH Tiạ CỦA THƯC DÂN PHÁP Ở
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KY XX
Trần Thị Thu Hoài
Trường Đại học Kinh tể Quốc dân, Hà nội
Tóm tát: Một sự thống trị chỉnh trị bao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở, nền tảng kinh tế. Không có sức mạrih kinh tể, lực ìượng cầm quyền không có nguồn lực tài chỉnh để thực hiện các mục tiêu chinh trị của mình. Bài viểt tập trung làm rõ cơ sở, nền tâng kinh tể cho sự cai trị chinh trị của thực dân Pháp ờ Việt Nam cuối thể kỷ XIX, đầu thể kỷ XX. Bằng bộ máy chính quyền thực dân, thực dân Pháp đã hoạch định và thực thi các chinh sách tạo ra nền tảng kinh tế cho sự cai trị chinh trị. Đó là chinh sách thuế tàn bạo tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách thuộc địa. Đó còn là chính sách cưởp đoạt ruộng đất và bóc lột địa tô. Và cuối cùng là chỉnh sách khơỉ thác thuộc địa bóc lột nhân công rẻ mạt nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế tối đa hóa lợi ích cho thục dân Pháp.
Từ khóa: cơ sở kinh tể, thuế, ruộng đất, địa tô, khai thác thuộc địa, thực dân Pháp.
Mở đầu
Nửa sau thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Bằng súc mạnh quân sự, thực dân Pháp dã dồn triều dinh Huế phải ký những hoà ước cỏ lợi cho chúng. Thực chất của việc ký kết nhũng hoà ước đó là thực dần Pháp thâu tóm quyền lực chính trị mà đỉnh cao là quỵền lực nhà nước về tay mình. Với hiệp ước Patơnốt được ký kết giữa nhà Nguyễn với thực dân Pháp năm 1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.
Tuy nhiên, có được quyền lực chính tậ rồi, muốn pữ được quyền lực đó phải có sức mạnh kỉnh tế. Lúc này bộ máy chính quyền thực dân trở thành công cụ đắc lục để thực dân Pháp xây dựng, thiết lập cơ sở kình tế cho sự thống trị chính trị của chúng. Việc tổ chúc cai tộ suy cho củng là để tiến hành khai thác kỉnh tế. Bằng việc xây dụng, thiết lập các tổ chúc kỉnh tế, tài chính ở Việt Nam của cả khu vực nhà nước cũng như của khu vực tư nhân và thực thỉ các chương trình khai thác thuộc đỉa... thục dân Pháp đã tạo ra cơ sở kinh tế cho sụ cai trì thuộc địa. Chính cơ sở kinh tế này góp phan quan trọng để củng cố và bảo vệ quyền lực chỉnh trị của tư bản thục dân Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đó là biện chứng mối quan hệ giữa quyền lực kình tế và quyền lực chính tri.
Cơ sở kinh tế cho sự thống trị chính trị trước hết phải kể tới nguồn tài chỉnh để nuôi dưỡng cho chính quyền tồn tại và thực thi quyền lực chỉnh trị. Đó chính là thuế - nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Tiếp theo, để tạo ra sức mạnh kinh tế cho mình, thực dân Pháp đã đẩu tư tu bản vào Việt Nam đề khai thác thuộc địa. Dưới sụ thống trị của thực dẫn Pháp, một phương thúc sản xuất có tính chất tu bản chủ nghĩa (TBCN) đã dần du nhập vào Việt Nam. Kết quà là “các quan hệ tư bản hoà trộn đan xen và trùm lên các quan hệ phong kiến, thống trị và chỉ phối các quan hệ phong kiến, trở thành nhân tố quyểt định xu hướng phát triền của xã hội Việt Nam. Đây chính là hình thái kinh tế xã hội đậc thù của các nước thuộc địa tư bản chủ nghĩa”[l, trl56]. Như vậy, trong nền kinh tế này có sự tồn tại song hành của hai phương thúc sản xuất, trong đó phương thúc sản xuất TBCN giữ thế lấn át, chỉ phối phương thức sân xuất phong kiến.
Có nhiều cách để xem xét một nền kỉnh tế. Trong bài viết này, tác giả xem xét nền kinh tế thuộc địa vói ý nghĩa như là bệ đô vệt chất cho quyền lực chính trị cửa thực dân Pháp ở nước ta. Với cách tiếp cận như vậy, việc nghiên cứu kmh tế thuộc dịa trong phạm vi bài viết này tập trung lảm rõ nhũng nội dung liên quan trực tiêp đến sức mạnh kinh tế của chính quyền thực dân cũng như sức mạnh kinh tế của bọn thực dân Pháp và địa chủ phong kiên Việt Nam - chủ thê của quyên lực nhà nước ở Việt Nam lúc bấy giờ. Với sức mạnh của bộ máy chính quyền, thực dân Pháp đã thực thi các chủ trương, đường lối kỉnh tế để tạo ra sức mạnh kinh tế cho chính quyền, cho giai cấp tư sản Pháp ở Việt Nam và cho bộ phận địa chủ phong kiến làm tay sai cho đế quốc thực dân như thế nào?
Với cách tiếp cận như vậy, chúng ta tiếp cận cơ sở kinh tế cho sự cai trị thuộc đỉa của thực dân Pháp từ hai nội dung. Thứ nhất, chính sách kinh tế trực tiếp tạo ra nguồn thu cho ngân sách chính quyền thuộc địa, đảm bảo tài chính cho chính quyền này tồn tại và hoạt động đó là chính sách thuế. Thứ hai, các chính sách kinh tế tạo tiềm lực tài chính, đảm bảo sức mạnh kinh tế cho các lực lượng đại diện cho sức mạnh của chính quyền, đứng sau chính quyền là các nhà tư sản Pháp và bọn dỊa chủ phong kiến Việt Nam bán nước. Trong đó nổi bật là chính sách tước đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô và chính sách đầu tư tư bản để tạo thành một cơ cấu kinh tế có lợi cho thực dân, phong kiến.
Nội dung
Chính sách thuế tàn bạo tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách thuộc địa và là công cụ để thực dân Pháp thực hiện độc quyền thương mại thu siêu lợi nhuận
Trước hết, về vị trí, vai trò của thuế trong nền kinh tế thuộc địa, chính sách tài chính và chính sách thuế được coi như xương sống trong các chính sách kinh tế của thực dân Pháp, chính sách ấy đảm bảo cho toàn bộ công cuộc khai thác Đông Dương của thực dân Pháp một nguồn tài chính tại chỗ. Thuế một mặt tạo nguồn thu ngân sách, là cơ sở kinh tế để bộ máy chính quyền có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu đề ra. Mặt khác, thuế có chúc năng quan trọng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, trong thời Pháp thuộc, thục dân Pháp sủ dụng thuế chủ yếu để tăng ngân sách (bất cứ khi nào thực dân Pháp cần sử dụng ngân sách cho các hoạt động của minh, không đoái hoài gì đến quyền lợi của người Việt Nam) và bần cùng hoá người Việt Nam (tạo khoảng cách ngày càng xa giữa kẻ cai trị và người bị cai trị để duy trì nền cai trị ấy). Mặt khác, thuế được sử dụng như công cụ đắc lực để Pháp thực hiện chính sách độc quyền thương mại, biến Việt Nam thành thị trường riêng của thực dân Pháp. Ở dây, thuế mang tính chất cống nạp nhiều hơn là một công cụ diều tiết kinh tế. Một nền kinh tế mà trong đó người dân phải đóng thuế vô tội vạ, bất cứ cái gì, bất cứ hoạt động gì cũng có thể bị đảnh thuế. Các sắc thuế và cách thu thuế, tất cả do chính phủ bảo hộ quyết định, không hề vì quyền lợi của người dân. Chính sách thuế khoá đã đem lại cho ngân sách Đông Dương những nguồn thu khổng lồ. Mục tiêu của chính sách thuế này càng cho thấy rõ Việt Nam là một thuộc địa khai thác của thực dân Pháp. Thôn tính được Việt Nam, thực dân Pháp sẽ khai thác tối đa tất cả những gì có thể khai thác được từ đất nước này. Ở đây, cũng với mục tiêu như trên, thuế không chỉ đơn thuần là một chính sách kinh tế mà còn mang tính chất của một chính sách xã hội, dùng để bần cùng hoá, kìm kẹp người Việt Nam trong vòng nô lệ, dưới sự “bảo hộ của nước mẹ Pháp”.
về nội dung của chính sách thuế: Sau khi thực dân Pháp hoàn thành cuộc bình đính trên đất nước ta và bước vào thời kỳ khai thác thuộc địa, gánh nặng thuế má đối với người dân Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng đã tăng lên đột ngột, ở đây chúng ta quan tâm nhiều hơn tới các sắc thuế mà đối tượng của nó là bộ phận dân cư chiếm tỉ lệ cao nhất trong xã hội (không ai khác ngoài nông dân). Ngoài loại thuế cũ là thuế trực thu được sửa đổi và tăng cường cả về quy mô và mức độ, người Việt Nam phải chịu loại thuế mới (thời phong kiến không hề có) là thuế gián thu. Thuế gián thu là một loại thuế của xã hội hiện đại tuy nhiên được Pháp khai thác, sử dụng với một cách thức lạc hậu để tối đa hoá lợi ích thực dân.
Chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải đóng thuế nhiều như vậy. Thuế trực thu gồm nhiều loại (thuế ruộng, thuế thân, thuế nhân lực, thuế chợ, thuế đò, thuế thuyền bè, thuế kiểm lâm, thuế cầm đồ...) trong đó quan trọng nhất là thuế ruộng, thuế thân, thuế nhân lực (thuế lao dịch).
Dưới thời thuộc Pháp, thuế ruộng đất về thể thức được duy trì như dưới thời nhà Nguyễn, nhưng thực dân Pháp đã điều chỉnh bằng nhiều cách nhằm thu được lượng thuế lớn nhất có thể như: đo đạc lại ruộng đất để tránh tình trạng “ẩn lậu” diện tích, ấn đỉnh một cách độc đoán diện tích ruộng đất phải đóng thuế cho từng xã, sắp xếp lại đẳng hạng ruộng cày cấy và tuỳ tiện thay đổi đẳng hạng khi thấy cần thiết, tăng mức thuế, bỏ thuế hiện vật thay bằng tiền tệ, dùng hết thuế mà không trích lại lập kho lương thực cứu tế. “Khi cần tiền, nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần ki là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt”[4, tr83J. Các chính sách miễn, giảm thuế dưới thời phong kiến bị bãi bỏ, dù mất mùa nông dân vẫn phải đóng thuế. Ngoài ra nông dân phải nộp thêm “thuế bách phân phụ thu” thường bằng 15% thuế chính ngạch. Tóm lại, bằng bất cứ cách nào có thể, thực dân Pháp đều thực hiện để thu được nhiều thuế nhất cho ngân sách của chính quyền. Thuế mất đi chức năng là công cụ điều tiết kinh tế mà trở thành công cụ bóc bột của bọn thực dân, phong kiến với đông đảo nhân dân. Với chính sách thuế như trên, người dân bị bần củng hoá và lâm vào cảnh khốn củng.
Thuế thân'. Chưa lúc nào trong lịch sử Việt Nam, thẻ tuỳ thân lại quan trọng như vậy với vận mệnh của mỗi người nông dân (đó là thẻ chứng nhận người đó đã đóng thuế thân, hoặc được miễn, giảm thuế, là vật chứng minh sự tồn tại hợp pháp của mỗi người nông dân). Dù chỉ là chiếc thẻ nộp thuế nhưng dường như nó lại có khả năng chứng minh nhân cách của con người! “Mỗi người An Nam lúc nào cũng phải mang theo mình thẻ thuế thân, khi hỏi phải xuất trình; ai quên hoặc đánh mất sẽ bị bỏ tù”[4, tr 75]. Dưới thời Pháp thuộc, đối tượng đóng thuế thân được mở rộng tối đa, tất cả nông dân, người khá giả cũng như người bần hàn đều phải đóng thuế thân. Nhiều đối tượng thời phong kiến được miễn thuế thân thì nay đều phải nộp thuế thân với suất thuế tăng vọt. “Ở Nam Kỳ, số nguời phải đóng thuế thân tăng gấp 3 lần trước đó, mức thuế thân tăng gấp 7 lần so với trước đó... Với cách đóng thuế này của thực dân Pháp, nông dân ở Bắc Kỳ, loại tráng hạng phải nộp thuế thân tăng gấp 20 lần, còn lão hạng và dân đinh hạng nộp thuế tàng gấp 40 lần”[2, tr 310,311],
Từ khi thực dân Pháp sang, thuế lao dịch được ấn định cho nội đinh, quy định giá trị bằng tiền tệ từng ngày lao dịch, và bắt người dân phải chuyển sang tiền chuộc để đưa vào ngân sách. Tuy vậy, khi cần huy động nhân công, chính phủ bảo hộ vẫn huy động dù đã dóng tiền chuộc rồi. Thuế lao dịch được quy đỉnh cụ thể với mỗi người dân cho ngân sách từng cấp từ xã đến tỉnh. “Nhà nước không nuôi ăn trong thời gian lao động như trước và trước đây mỗi năm chỉ phải đỉ một lần, nay thì đi vô tội vạ... Phải chăng đó là những ân huệ mà người An Nam chưa nhận ra được” [2, trô 13,314], Khi cần huy động nhân lực làm những con đường chiến lược, chính phủ thuộc dịa không nề hà bắt tất cả đàn ông, đản bà, người già, trẻ con đều phải đỉ lao dịch (dưới thời phong kiến nhũng mệnh lệnh nghiêm ngặt nhất cũng chỉ quy định những đản ông khoẻ mạnh mới phải đi lao dịch). Do không có tiền nộp thuế, dân nhiều khi phải bỏ làng đi lang thang, phiêu bạt. Dưới thời Pháp thuộc, thuế trực thu không còn giữ được tính tương đối cố định mà trở thành một thứ thuế có thể co giãn trên chiếc lung cao su của nhũng người dân Việt Nam.
Chinh sách ihuể thời thuộc Pháp hầu hết do chính quyền thuộc địa đặt ra, chính quyền cấp xã thường được giao nhiệm vụ đi thu thuế. Gánh nặng của vô vàn các loại thuế đè lên đầu người dân khiến họ khó lòng kham nổi. Do đó, các đội thu thuế còn có binh lính đi kèm để cưỡng bức nộp thuế. Do thuế má nặng nề như vậy, quá khả năng chịu đựng của người dân nên phát sinh nhiều tệ nạn, tiêu cực. Bọn quan lại địa phương tha hồ có dịp nhũng nhiễu dân lành. Những sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào từng người dân trở thành món mồi béo bở làm giàu cho bọn thực dân và phong kiến.
Tàn bạo nhất là thuế gián thu, nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách thuộc địa, đạc biệt là thuế muối, rượu, thuốc phiện. Thực dân Pháp thu các loại thuế này qua hình thức độc quyền, đem lại nguồn thu khổng lồ. Thuế muối, từ một loại thuế trực thu trong thời phong kiến, Pháp chuyển thành thuế gián thu đảnh vào người tiêu dùng. Mà muối là một mặt hàng thiết yếu, không ai không phải tiêu dùng đến nó. Pháp bắt những diêm dân sau khi sản xuất xong phải bán ngay và bán hết muối cho chính quyền thuộc địa với giá bèo bọt. Sau đó, chính họ lại phải đi mua lại muối của chính quyền cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân của minh với một mức giá cao gấp nhiều lần. Đúng là một sự ăn cướp trắng trợn. Dẩn tới nghịch lý là dân của một nước nhiệt đới có đường bờ biển dài hàng ngàn ki lô mét như Việt Nam nhiều gia đình phải nhịn ăn muối vì không có tiền mua muối.
Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, rượu từ một nghề phụ cho kinh tế nông nghiệp được nâng lên thành một ngành công nghiệp nhẹ tương đối lớn “vì lợi ích tối cao của ngân khố”[4, tr 36], Chúng đã thành lập những công ty lớn sản xuất rượu với số lượng không hạn chế, bằng mọi nguyên liệu có thể sản xuất được và cấm ngặt sản xuất rượu trong dân. Sở dĩ như vậy là vì: “Trong số người có cổ phần trong công ty độc quyền rượu, có các nhân vật cao quý nhất ở Đông Dương và tất cả các ngành cai trị đều có đại diện tai to mặt lớn trong ấy”[4, tr 36] (4 người ở ngành tư pháp, 7 người ở ngành quân đội, 8 người ở ngành hành chính và ngài Clêmăngten, nghị viên hạt Puyđơđôm). Để đạt được mức lãi khổng lồ như mong muốn, chính sách tiêu thụ rượu của thực dân Pháp đã biến rượu thành sản phẩm bắt buộc phải tiêu dùng với mỗi người dân Việt Nam. Rượu được định mức sử dụng trên mỗi đầu người dân Việt. “Và thuế rượu được quan niệm là một loại thuế gián thu, đã trở thành thuế trực thu, gần gũi với thuế thân”[2, tr320].
Thuốc phiện, một mặt hàng bị cấm ngặt dưới thời Nguyễn thì sang thời Pháp thuộc được nhà nước khuyến khích tiêu dùng với một số lượng khổng lồ “mỗi năm bán cho người An Nam trên mười lăm vạn kilôgam thuốc phiện”[4, tr 95]. Đây là mặt hàng độc quyền của thực dân Pháp ở Đông Dương. Thuế từ mặt hàng độc hại này đâ đem lại món tiền khổng lồ cho ngân sách chính quyền thuộc địa. Và lẽ dĩ nhiên, bọn phong kiến bán nước, ăn theo chính quyền này cũng được hưởng lợi.
Dưới thời thuộc Pháp, mọi thứ đều có thể bị đánh thuế. Với thuế đò, nhiều người dân đã không dám qua sông. Với một địa hình như nước ta, sông suối nhiều vô kể, thì đây cũng là một nguồn thu đảng kể. Qua ghi chép của một giám mục công giáo người Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ, nhiều người Việt Nam cưỡi trâu bơi qua sông để cày ruộng của mình ở bờ bên kia cũng bị bắt ép phải trả thuế đò. Nhiều người nghèo khổ chỉ đem đi chợ bán dăm xu trầu không hay mía cũng phải trả tiền đò cho họ (những chủ thầu đò) cả đi lẫn về. Thật khó mà tưởng tượng nổi! Người An Nam “thà vứt của đi còn hơn là phải đóng thuế hết khoản này đến khoản khác mãi mãi không thôi. Ở một số vùng, nhân dân buộc lòng phải nhổ thuốc, chặt cau để tránh những phiền nhiễu vi thuế mới”[4, tr76].
Thuế còn được thực dân Pháp dùng làm công cụ để duy trì vị trí độc quyền thương mại ở Đông Dương cho chúng. Hảng hoá nước ngoài vào Việt Nam bị đảnh với mức thuế cao hơn nhiều lần so với hàng hoá Pháp dẫn tới không nước nào có thể cạnh tranh được với thực dân Pháp trên thị trường Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam sản xuất ra bắt buộc phải bán cho thực dân Pháp với mức giá bèo bọt trong khi người Việt Nam phải mua hàng hoá Pháp với giá cao. Với các sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, Việt Nam trở thành thị trường riêng của tư bản Pháp.
Như vậy, dưới thời Pháp thuộc, thuế vốn là một công cụ kinh tế đã được sử dụng như một công cụ bóc lột phi kinh tế để tạo nguồn thu ngân sách cho chính quyền thuộc địa. Thuế được đảnh vô tội vạ, không theo một nguyên tắc nào cả, thuế được đảnh vào bất cú cái gì, hoạt động gì có thể đánh thuế được. Thuế được áp theo mong muốn chủ quan của bọn thực dân cai tiị mà không trên nền tảng của sự phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế tài chính của Pháp (điển hình là chính sách thuế) đã làm bần cùng hoá nhân dân Việt Nam. Các chính sách này đó tạo ra một “chính quyền ăn bám” trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người dân thuộc địa. Một chính quyền tồn tại dựa vào một nguồn tài chính như vậy, khó có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Điều đó đã được lịch sử chúng minh.
Tóm lại, chính sách thuế là một trong những chính sách kinh tế quan trọng ở Việt Nam thời Pháp thuộc nhằm tạo sức mạnh kinh tế cho chính quyền thuộc địa. Chính sách này một mặt làm đầy ngân sách chính quyền thuộc địa, mặt khác cũng làm đầy hầu bao của bọn thực dân, phong kiến tạo điều kiện cho bọn thực dân, phong kiến thực hiện sự cai trị chính trị, hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của chúng.
Chinh sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột địa tô tạo điều kiện cho sự liên minh để quốc - phong kiến và làm đầy hầu bao tầng lớp thống trị
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp (chính là một bộ phận của giai cấp tư sản Pháp) là lực lượng cai trị Việt Nam. “Điều kiện căn bản của sự tồn tại và của sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản”[3, tr612]. ở một nước nông nghiệp như Việt Nam thì sự tích tụ đó thể hiện trước hết và tập trung ở ruộng đất.
Trước khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là kinh tế nông nghiệp với hai ngành chính là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Người lao động trong nền kinh tế đó chủ yếu là nông dân và thợ thủ công (phần nhiều nông dân đồng thời cũng là thợ thủ công trong lúc nông nhàn). Với một nền kinh tế như vậy, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ phong kiến và một phần thuộc sở hữu cá thể của nông dân. Trong phương thức sản xuất phong kiến, bóc lột địa tô là hình thức bóc lột chủ yếu của địa chủ phong kiến với nông dân. Do đó, sau khi thực dân Pháp thôn tính Việt Nam, khảo sát sự thay đổi về sở hữu ruộng đất sẽ giúp chúng ta thấy được sự thay đổi cơ bản trong lĩnh vực sàn xuất của xã hội, qua đó lực lượng nào nắm quyền lực kinh tế lực lượng đó sẽ nắm và chi phối quyền lực chính trị.
Trong suốt thời kỳ thuộc Pháp, đã có một sự thay đổi lớn trong vấn đề sở hữu ruộng đất ở Việt Nam. Nhưng điều không thay đổi là nông dân vẫn là người có ít ruộng đất nhất, thậm chí không còn chút ruộng đất nào trong tay. Và thực sự, họ không còn là nông dân nguyên nghĩa nữa. Ruộng công, ruộng của nông dân mắc nợ không trả được thì bị bọn địa chủ và chức dịch xã chiếm đoạt, biến thành ruộng tư. Một phần ruộng khá lớn khác thì lọt vào tay bọn đỉền chủ Pháp. Sự tích tụ và tập trung tư bản xảy ra cả ở trong lĩnh vực nông nghiệp.
Với đủ mọi mánh khoé tàn ác, chúng đã cướp đoạt tới 470.000 ha năm 1913 so với 10.000 ha năm 1890, dữ dội nhất là ở Nam Kỳ. Đã xuất hiện những tên đỉền chủ lớn, có trong tay từ 2.000 đến 20.000 mẫu tây... Vì thế, vào năm 1914, Nam Kỳ đã có thể xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đem lại cho tư bản Pháp mối lợi khổng lồ[5,tr 228],
Từ 1897 khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được triển khai thì tốc độ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân đã được thực dân Pháp đẩy mạnh trong cả nước. Đặc biệt, với Nghị định ngày 01-5-1900 (phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong pháp luật phong kiến, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà vua chuyển sang cho nhà nước bảo hộ, quy định các quan Pháp đứng đầu các xứ có quyền cấp đất cho mỗi người mỗi lần từ 300 ha trở lên) việc thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Sau khi vùng đất đỏ Tây Nguyên được phái hiện thì mỗi tấc đất nơi đây đều đứng trước nguy cơ rơi vào tay đế quốc, phong kiến. Thực dân Pháp đã biến lượng đất đai khổng lồ mà chúng chiếm được thành đồn điền trồng lúa, trồng cây công nghiệp và thu những nguồn lợi lớn, tạo ra nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho một sự thống trị chính trị của chúng ở Việt Nam.
Để củng cố lực lượng địa chủ phong kiến làm tay sai đắc lực cho thực dân xâm lược, thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ phong kiến tự do cướp đoạt ruộng đất cùa nông dân Việt Nam, khuyến khích chúng dẩy mạnh các thủ đoạn bóc lột nông dân. Kết quả là giai cấp địa chủ Việt Nam ngày càng được tăng cường về cả số lượng và quy mô ruộng đất chiếm hữu, thủ đoạn bóc lột nông dân. Với các biện pháp trên, quyền lợi của địa chủ phong kiến ngày càng gắn chặt với quyền lợi của đế quốc thực dân.
Sở hữu phần lớn ruộng đất ở Việt Nam, địa chủ phong kiến Việt Nam và tư sản Pháp đã bóc lột nông dân Việt Nam ngày càng tàn bạo hơn bằng địa tô (một hình thức bóc lột đỉển hình trong xã hội phong kiến với các hình thúc như lĩnh canh thu tô, cho mướn ruộng, mướn ruộng có tạm ứng vốn của chủ đất, mướn ruộng trả địa tô bằng sức lao động). Một phần ruộng đất nhỏ hơn được chúng dùng để kinh doanh theo lối TBCN. Hình thức bóc lột địa tô cùng quy mô ruộng đất được tích tụ, tập trung ngày càng lớn làm nông dân bị bần cùng hoá ngày càng nhiều và buộc phải đi vay nợ lãi của địa chủ hoặc tư sản Pháp. Như vậy, địa chủ phong kiến, thực dân ngày càng giàu lên trên sự bần cùng của người dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân. Sức mạnh kinh tế của chúng ngày càng được tăng cường.
Chinh sách khai thác thuộc địa, bóc lột nhân công rẻ mạt nhằm tạo ra một cơ cẩu kinh tế tối đa hoá lợi ích cho để quốc, thực dân
Hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam đã thiết lập nên nền kinh tế thuộc địa. Đó là một nền kinh tế tồn tại ttên cơ sở phúc họp của hai phương thức sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Chính quyền thuộc đỊa đã duy tri phương thức sản xuất phong kiến nhưng không lặp lại trọn vẹn và phát triển chế độ phong kiến. Mặt khác, chúng cho thiết lập phương thức sản xuất TBCN nhưng lại kìm hãm sự phát triển của CNTB ở nước ta. Tình trạng này đã làm cho người Việt Nam “đã khổ vi sự phát triển của sản xuất TBCN, lại còn khổ vì sự phát triển ấy chưa được đầy đủ”[6, tr 294]. Mục tiêu của các cuộc khai thác thuộc địa nhằm: cướp bóc vơ vét, khai thác của cải ở thuộc địa đưa về chính quốc; biến Đông Dương thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, lao động rẻ mạt cho chính quốc và thành thị trường tiêu thụ cho công nghiệp và thương mại Pháp. Nếu có phát triển công nghiệp thì nền công nghiệp đó khôn^ được làm hại công nghiệp chính quốc mà phải bồ sung cho công nghiệp chính quốc - một nền công nghiệp mà “không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa”[3, tr 601]. Tư bản được đầu tư vào đây không phải để kỹ nghệ hoá Việt Nam mà là để khai thác, sản xuất những sản phẩm có thể xuất cảng ngay không cần chế biến. Bằng nhiều chính sách kinh tế khác nhau, thực dân Pháp đã “tạo ra được một sự bổ trợ mang tính chất bất bình đẳng và đơn phương của thuộc địa nông nghiệp Việt Nam đối với chính quốc công nghiệp Pháp”[6, tr 295], Mục tiêu của các cuộc khai thác thuộc địa chi phối mọi hoạt động kinh tế của Pháp ở Việt Nam và được thể hiện rõ trong cơ cấu vốn đầu tư đặc biệt trong cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế thuộc địa.
Cơ cấu nền kinh tế thuộc địa nhìn chung gồm hai khu vực. Khu vực truyền thống gồm những ngành kinh tế truyền thống từ xã hội phong kiến chuyển sang (nông nghiệp, thủ công nghiệp) và khu vực hiện đại gồm các ngành mới được thiết lập từ khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam (công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp (nội thương và ngoại thương), ngân hàng tài chính). Cả hai khu vực kinh tế này dưới thời thuộc Pháp đều được thục dân Pháp khai thác theo hướng tối đa hoá lợi nhuận cho tư bản thực dân. Thực dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận không bằng cách đầu tư kĩ thuật mà bằng cách bóc lột nhân công rẻ mạt, dùng bạo lực và các công cụ bóc lột phi kinh tế khác để bần cùng hoá những người lao động. Trong công nghiệp thì ngành thu hút sự quan tâm lớn của các nhà tư bản là ngành khai thác mỏ. Với một nguồn tài nguyên mỏ dồi dào về cả chủng loại và trữ lượng như Việt Nam, lại phần lớn là mỏ lộ thiên, ngành khai thác mỏ đem lại cho thực dân Pháp nguồn lợi nhuận khổng lồ với chi phí tối thiểu. Phần lớn các xí nghiệp công nghiệp nằm trong tay các tập đoàn tư bản lớn. Tiếp theo là công nghiệp chế biến để phục vụ nhu cầu tại chỗ và sơ chế các nguyên liệu cho xuất khẩu. Ngành vận tải với việc xây dựng các tuyến đường thuỷ, bộ, sắt, hàng không và phát triển các phương tiện vận tải nhằm tạo tiện lợi cho giao thông. Có như vậy, việc khai thác thuộc địa, buôn bán mới dễ dàng và khi có sự vụ gi thi phái quân đội đi đánh dẹp cũng thuận lợi. Phát triển ngành giao thông ở Việt Nam là công cụ để thực dân có thể phát triển các ngành kinh tế khác. Trong nông nghiệp, ngành kinh tế đồn điền ra đời và hoạt động khá hiệu quả, đem lại cho các chủ đồn điền những nguồn lợi lớn. Ngành thương mại rất phát triển trong thời Pháp thuộc với sự ra đời của một hệ thống chợ (chợ huyện, chợ tỉnh, chợ lớn, thời phong kiến chỉ có chợ quê) - là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh buôn bán sôi động. Hoạt động ngoại thương được bảo vệ bằng hàng rào quan thuế thực sự đã biến Việt Nam thành thị trường riêng của thực dân Pháp. Cán cân xuất nhập khẩu thời Pháp thuộc thường thặng dư nhưng đó không phải là thành quả của một cơ cấu thuận lợi mà là một triệu chứng chậm tiến của nền kinh tế khi các nguồn lợi nhuận phần lớn đều được các chủ tư bản chuyển về chính quốc. “Ngoại thương càng phát triển và thặng dư trong cán cân thương mại càng lớn, nền kinh tế thuộc địa càng rơi vào tình trạng phát triển một cách bất hợp lý, thuộc địa càng bị bóc lột nhiều hơn, càng nghèo hơn và càng chậm tiến hơn”[7, tr 170], Các hoạt động tài chính chịu sự điều khiển bởi hai đại ngân hàng: Ngân hàng Pháp - Hoa và ngân hàng Đông Dương. Các nhóm tài chính khai thác kinh tế Việt Nam đại diện cho quyền lợi cùa giới kỹ nghệ Pháp, chủ yếu nhằm mục đích sao cho tư bản này sinh lợi nhiều và mau chóng. Sự đầu tư này không phù hợp với các nhu cầu kinh tế thực thụ của Việt Nam và hoàn toàn không một chút nào vi quyền lợi người bản xứ.
Nhìn chung, chính sách cai trị về kinh tế của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế của Việt Nam mang một diện mạo mới, da dạng hơn trong cơ cấu ngành nghề, các lĩnh vực, hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ hơn. Cơ cấu kinh tế ấy đâ làm phá sản nền kinh tế Việt Nam truyền thống, bần cùng hoá người lao động và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các chủ tư bản. Cơ cấu đó cho thấy rõ Việt Nam là một thuộc địa khai thác của Pháp chứ không phải một thuộc địa di dân. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt, thị trường rộng lớn của Việt Nam một cách hiệu quả nhất, làm giàu cho tư bản chính quốc, làm kiệt quệ người lao động Việt Nam, làm đất nước Việt Nam tiêu điều, xơ xác là những hệ quả tất yếu mà nền kinh tế đó tạo ra.
Kết luận
Như vậy, thực dân Pháp đã tạo cơ sở kinh tế cho sự thống trị chính trị của chúng ở Việt Nam bằng những chính sách nổi bật như: Chính sách thuế, chính sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột địa tô, chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột nhân công rẻ mạt nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế tối đa hoá lợi ích thực dân, phong kiến. Các chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã tạo ra những nguồn thu lớn cho ngân sách thuộc địa, đảm bảo nguồn tài chính cho việc duy trì và hoạt động của bộ máy quyền lực của thực dân Pháp.Chính sách này cũng tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho thực dân Pháp, chủ thể quyền lực nhà nước ở Việt Nam và lực lượng ăn theo là một bộ phận địa chủ phong kiến Việt Nam. Chính sách này còn củng cố liên minh đế quốc - phong kiến, yếu tố nòng cốt của chính quyền thuộc địa. Với cơ sở kinh tế được tạo ra như vậy, sự cai trị chính trị của thực dân Pháp ở nước ta đã ngày càng được củng cố và đến lượt nó lại góp phần làm cho cơ sở kinh tế của chế độ thuộc địa ngày càng mạnh hơn. Muốn xóa bỏ chế độ thuộc địa, cần phải xóa bỏ, đập tan cơ sở kinh tế của chế độ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXB Đại học Quốc gia Hả Nội, 1999
Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003
C.Mác và Ph.ăngghen, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, 2000
Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007
Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945, NXB Khoa học Xã hội, Hà NỘI, 2005
Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1919-1930, tập VIII, NXB Khoa học Xã hội, 2007
ECONOMIC FOUNDATION FOR THE POLITICAL POLICY OF THE
FRENCH LEGENDS IN VIETNAM IN THE LAST OF THE XIX CENTURY
AND THE FIRST OF THE XX CENTURY
Tran Thi Thu Hoai
National Economics University, Hanoi
Summary: A political domination must always be based on an economic basis. Without economic power, the ruling force has no financial resources to fulfill its political goals. The paper focuses on clarifying the economic foundation for French political rule in Vietnam in the late nineteenth and early twentieth centuries. Through the apparatus of colonial government, the French colonialists planned and implemented policies to create an economic foundation for political rule. It was a brutal tax policy that generated a major revenue for the colonial budget. It is also a policy of land grabbing and land rent exploitation. And finally, the colonial exploitation policy exploited cheap labor to create an economic structure that maximized the benefits of the French colonialists.
Keywords: economic base, tax, land, colonial exploitation, French colonialists

File đính kèm:

  • docco_so_kinh_te_cho_su_cai_tri_chinh_tri_cua_thuc_dan_phap_o_v.doc
  • pdfUnlock-48145_article_text_151931_1_10_20200603_3961_569380.pdf