Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thang điểm, trong đó lựa chọn các nhóm tiêu chí

và tiêu chí cụ thể, lên thang điểm nhằm tính toán điểm số, xếp hạng điểm du lịch mạo hiểm.

Có sáu nhóm tiêu chí để đánh giá điểm du lịch mạo hiểm: nhóm tiêu chí về độ hấp dẫn của tài

nguyên du lịch mạo hiểm, nhóm tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ của du lịch mạo hiểm, nhóm

tiêu chí về nhân lực phục vụ, nhóm tiêu chí về quản lí điểm du lịch mạo hiểm, nhóm tiêu chí

về cơ sở hạ tầng, nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương. Phương pháp này

có ưu điểm là nhanh, dễ đánh giá nhưng phụ phuộc nhiều vào cảm quan của người đánh giá.

pdf 11 trang phuongnguyen 2100
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam
118 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0035 
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 118-128 
This paper is available online at  
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỂM DU LỊCH MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM 
Cao Hoàng Hà 
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thang điểm, trong đó lựa chọn các nhóm tiêu chí 
và tiêu chí cụ thể, lên thang điểm nhằm tính toán điểm số, xếp hạng điểm du lịch mạo hiểm. 
Có sáu nhóm tiêu chí để đánh giá điểm du lịch mạo hiểm: nhóm tiêu chí về độ hấp dẫn của tài 
nguyên du lịch mạo hiểm, nhóm tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ của du lịch mạo hiểm, nhóm 
tiêu chí về nhân lực phục vụ, nhóm tiêu chí về quản lí điểm du lịch mạo hiểm, nhóm tiêu chí 
về cơ sở hạ tầng, nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương. Phương pháp này 
có ưu điểm là nhanh, dễ đánh giá nhưng phụ phuộc nhiều vào cảm quan của người đánh giá. 
Từ khóa: Du lịch, du lịch mạo hiểm, phương pháp thang điểm. 
1. Mở đầu 
Hình thức sơ khai của du lịch mạo hiểm bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng 20 năm trước 
(cuối những năm 90) dựa trên kinh nghiệm ban đầu của một số cá nhân và công ty lữ hành có hợp 
tác với lữ hành quốc tế. Trong thời gian này, lí thuyết và nghiên cứu về du lịch mạo hiểm là vấn 
đề gần như bỏ ngỏ. Đến năm 1996, cơ sở đầu tiên cho việc đánh giá tài nguyên du lịch mạo hiểm 
bắt đầu được xác lập nhưng du lịch mạo hiểm được ghép với du lịch thể thao – mạo hiểm, bởi một 
số nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều hoạt động thể thao trong du lịch mạo hiểm (Hồ Công Dũng 
đưa ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng các điểm – tuyến du lịch nói chung, trong đó có điểm du 
lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, tác giả coi du lịch mạo hiểm như là du lịch thể thao mạo hiểm. Quan 
điểm này được ủng hộ và sử dụng trong một thời gian dài bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như 
Trương Quang Hải, Phạm Trung Lương, Nguyễn Minh Tuệ.). Trong một thời gian dài, quan điểm 
này được sử dụng rộng rãi nhưng bộc lộ nhược điểm thiếu phù hợp với thực tế khai thác. Cách 
phân loại du lịch mạo hiểm ở Việt Nam ít được quan tâm, đến sau năm 2000 mới có những phân 
loại dựa trên quan điểm của tổ chức du lịch thế giới UNWTO. Cách phân loại kế thừa từ UNWTO 
rất chi tiết và rõ ràng, nhưng một vấn đề nhỏ là một số loại hình du lịch mạo hiểm không phù hợp 
hoặc không có ở Việt Nam [6, 15]. Vấn đề nổi cộm nhất là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khai 
thác – hoạt động du lịch mạo hiểm dành cho địa phương và doanh nghiệp nhưng hệ thống luật du 
lịch của nước ta đã bỏ sót nhiều năm, sau đó được bổ sung bằng các thông tư, hướng dẫn, quyết 
định ở cấp Tổng cục và cấp địa phương. Hệ quả của vấn đề này là sự phát triển tự phát, tràn lan, 
thiếu quản lí giám sát du lịch mạo hiểm tại nhiều địa phương dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như 
phá vỡ cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên, thiếu trùng khớp với quy hoạch tổng thể du lịch, 
nguy cơ mất an toàn – tai nạn tăng cao, khó quản lí cho cơ quan nhà nước. 
Ngày nhận bài: 1/1/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018. 
Tác giả liên hệ: Cao Hoàng Hà. Địa chỉ e-mail: chh.lecvns@gmail.com 
Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam 
119 
Nghiên cứu này muốn tiếp cận từ góc độ định lượng, đưa ra một bộ tiêu chí chuẩn dựa trên 
các dấu hiệu trực quan để xác lập hệ thống thang điểm đánh giá tổng quan một điểm du lịch mạo 
hiểm. Trong đó, các nhóm tiêu chí sẽ bao trùm cả việc đánh giá tài nguyên – tiềm năng cho đến 
việc đánh giá chất lượng dịch vu, hoạt động khai thác và yếu tố bảo vệ môi trường tài nguyên – 
phát triển bền vững. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Quan niệm về du lịch mạo hiểm 
2.1.1. Loại hình du lịch mạo hiểm 
Theo Hiệp hội Thương mại Du lịch Mạo hiểm Toàn cầu (Mỹ): Du lịch mạo hiểm là hoạt 
động du lịch bao gồm ít nhất 2 trong số 3 yếu tố thành phần sau: hoạt động/vận động “cơ bắp, sự 
trải nghiệm/giao tiếp với thiên nhiên và trao đổi/tiếp xúc với văn hoá bản địa. 
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của du lịch mạo hiểm 
a. Đặc điểm về đối tượng khách 
Loại hình du lịch mạo hiểm thường không dành cho tất cả mọi người như các loại hình khác, 
khách tham gia du lịch mạo hiểm đa phần là người trẻ tuổi từ 18-36 tuổi, có sức khoẻ tốt, ưa thích 
khám phá, muốn trải nghiệm bản thân và thử thách thông qua các chuyến đi, bên cạnh đó còn tìm 
hiểu văn hoá, con người, địa lí các vùng miền đi qua và hoà mình vào thiên nhiên qua các tour 
mạo hiểm. 
Khách du lịch tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là những người tham gia dài ngày và có khả 
năng chi trả cao. Do vậy những người tham gia du lịch mạo hiểm là những người có quỹ thời gian 
nhàn rỗi lớn và ngân sách đi du lịch lớn. 
b. Đặc điểm về đóng góp, lợi ích và nguyên tắc 
Theo ATTA (Tổ chức Du lịch Mạo hiểm Thương mại (Adventure Travel Trade Association) 
[17]), chỉ có 5% trong tổng số chi phí du lịch đại trà (Mass tourism) tại các nước đang phát triển 
đóng góp vào nền kinh tế của điểm đến. Trong khi đó con số này của du lịch mạo hiểm trong năm 
2014 theo là 65.5%. 
Những nhà xây dựng chính sách và thực hiện du lịch mạo hiểm tuân thủ theo các nguyên tắc 
bảo vệ môi trường bền vững vì họ hiểu rằng đánh mất môi trường tự nhiên và trải nghiệm văn hóa 
ý nghĩa đồng nghĩa với điểm đến của họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh. 
c. Đặc điểm về kinh doanh 
Để kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có sự đầu tư, 
nghiên cứu, khảo sát kĩ lưỡng lịch trình các chuyến đi và địa điểm để xây dựng các tour du lịch. 
Để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm, doanh nghiệp và địa 
phương cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Và tùy theo mức độ mạo hiểm mà việc trang bị các 
thiết bị là khác nhau. 
Du lịch mạo hiểm còn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và mang tính đặc thù vì nó liên quan 
trực tiếp đến sự an toàn của du khách. Do vậy, cần có các đoàn thám thính địa hình chuyên 
nghiệp, đội hậu cần chu đáo và luôn giữ thông tin liên lạc tốt trong mọi điều kiện. Bên cạnh đó, 
doanh nghiệp còn cần đào tạo một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, 
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, không chỉ được trang bị tốt những kiến thức về tự nhiên, 
văn hoá bản địa mà còn am hiểu về kĩ thuật, thiết bị để hỗ trợ và xử lí các tình huống khẩn cấp kịp 
thời để đảm bảo an toàn cho du khách. 
Muốn khai thác loại hình này cần một nguồn vốn không ít để đầu tư, đào tạo nhân viên. Do 
vậy, du lịch mạo hiểm là một loại hình sử dụng nhiều tài chính và nguồn nhân lực. 
2.1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm 
Cao Hoàng Hà 
120 
- Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm: 
+ Du lịch mạo hiểm trên cạn: leo núi, đi bộ băng rừng. 
+ Du lịch mạo hiểm dưới nước: chèo thuyền vượt thác, lướt ván, lặn biển, đua cano. 
+ Du lịch mạo hiểm trên không: dù lượn, dù bay, zipline, bungee. 
- Dựa vào mức độ mạo hiểm: 
+ Du lịch mạo hiểm thấp: đạp xe đạp, chèo thuyền, đi bộ băng rừng. 
+ Du lịch mạo hiểm trung bình: leo vách núi, chèo thuyền vượt thác, lặn. 
+ Du lịch mạo hiểm cao: zipline, bungee. 
- Dựa vào mức độ khó hay dễ của hoạt động: 
+ Nhóm dễ (soft adventure): thám hiểm khảo cổ, backpacking, cắm trại, chèo thuyền ca nô, 
câu cá, đi bộ, leo núi, cưỡi ngựa, săn bắn, chèo thuyền kayak, đi bộ đường dài – Hiking, lặn, 
zipline, bungee. 
+ Nhóm khó (hard adventure): thám hiểm hang động, leo vách núi, trekking, dù lượn, dù bay, 
chèo thuyền vượt thác, đua cano, chèo thuyền vượt thác, đi bộ băng rừng, lướt ván, backpacking. 
- Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể phân du lịch mạo hiểm thành 
ba loại: 
+ Du lịch mạo hiểm trên cạn: Leo núi, đi bộ băng rừng 
+ Du lịch mạo hiểm dưới nước: Chèo thuyền vượt thác, lướt ván, lặn biển, đua cano 
+ Du lịch mạo hiểm trên không: Dù lượn, dù bay, zipline, bungee 
- Dựa vào mức độ mạo hiểm có thể chia làm ba loại: 
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp: Đạp xe đạp, chèo thuyền, đi bộ băng rừng,  
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: Leo vách núi, chèo thuyền vượt thác, lặn 
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm cao: Đây là hoạt động mang tính chất rủi ro cao, hay địa 
điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay khu vực nguy hiểm (núi cao, các 
khu rừng nguyên sinh, hoang mạc) hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm; zipline, 
bungee. 
- Dựa vào mức độ khó hay dễ của hoạt động trong hành trình du lịch, có thể chia thành 
nhóm dễ (soft adventure) và nhóm khó (hard adventure): 
+ Nhóm dễ: thám hiểm khảo cổ, backpacking, cắm trại, chèo thuyền ca nô, câu cá, đi bộ, leo 
núi, cưỡi ngựa, săn bắn, chèo thuyền kayak, đi bộ đường dài – Hiking, lặn, zipline, bungee. 
+ Nhóm khó: thám hiểm hang động, leo vách núi, trekking, dù lượn, dù bay, chèo thuyền 
vượt thác, đua cano, chèo thuyền vượt thác, đi bộ băng rừng, lướt ván, backpacking (Tổng hợp từ 
tài liệu của UNWTO [15]) 
2.2. Phương pháp đánh giá thang điểm trong du lịch 
Đánh giá bằng thang điểm là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đánh giá 
tài nguyên du lịch, được các tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương sử dụng từ 
cuối những năm 90 khi thực hiện các đề tài xây dựng quy hoạch du lịch tổng thể cho các vùng và 
địa phương. Bản chất của phương pháp này là xác định đối tượng đánh giá, thiết lập các nhóm tiêu 
chí đánh giá cho các đối tượng, phân loại chi tiết các nhóm tiêu chí bằng tiêu chí cụ thể, lên hệ số 
và điểm số cụ thể cho các nhóm tiêu chí, sau đó tính toán điểm số cuối cùng dựa vào các kết quả 
khảo sát (kết quả này có thể bằng số liệu, tư liệu hoặc quan sát trực quan của nhà nghiên cứu). 
Mấu chốt nhất của việc đánh giá thang điểm là mỗi đối tượng có tầm quan trọng khác nhau, 
do vậy, hệ số của chúng cũng khách nhau và các đối tượng khác nhau tùy theo thực tế cũng có số 
lượng tiêu chí khác nhau. Xét về các tiêu chí, không có sự đồng nhất về các đánh giá, nhưng theo 
quan điểm của tác giả, có thể chia thành 03 cấp độ điểm đánh giá cho từng tiêu chí: Cấp độ cao 
(đáp ứng được đầy đủ các dấu hiệu của tiêu chí), cấp độ trung bình (chưa đáp ứng được ít nhất 1 
Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam 
121 
đến dưới một nửa dấu hiệu của tiêu chí) và cấp độ thấp (chưa đáp ứng được hơn một nửa số lượng 
dấu hiệu của tiêu chí). 
+ Những tiêu chí rất quan trọng (hệ số 3) sẽ có thang điểm là: 9, 6, 0. 
+ Những tiêu chí quan trọng (hệ số 2) sẽ có thang điểm là: 6, 4, 0. 
+ Những tiêu chí có ý nghĩa (hệ số 1) sẽ có thang điểm là: 3, 1, 0. 
Bảng 1. Ma trận điểm đánh giá điểm du lịch mạo hiểm 
Stt Nhóm tiêu chí Hệ số 
 (*) 
Tiêu chí Biểu hiện 
của tiêu chí 
Điểm 
(A) 
Tổng điểm 
1. Nhóm tiêu chí 
1 
N Tiêu chí 1 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí 2 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí n Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
2. Nhóm tiêu chí 
2 
N Tiêu chí 1 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí 2 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí N Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
3. Nhóm tiêu chí 
N 
 Tiêu chí 1 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí 2 Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Tiêu chí n Lí tưởng 3 N x 3 
Tốt 1 N x 1 
Tồi 0 0 
Cao Hoàng Hà 
122 
 H 
Điểm tổng 
(*: Hệ số N của các nhóm tiêu chí là không đồng nhất, tùy thuộc vào tầm quan trọng 
của từng nhóm tiêu chí đó) 
Công thức cơ sở cho việc đánh giá điểm du lịch: 
H1 = N x A, H2 = N x A, HN = N x A 
H = H1 + H2 + HN 
A: Thang điểm quy định cụ thể cho 3 cấp độ (cao – 3 điểm, trung bình – 1 điểm, thấp – 0 
điểm). 
H1: Điểm đánh giá của nhóm tiêu chí thứ nhất 
H2: Điểm đánh giá của nhóm tiêu chí thứ hai 
HN: Điểm đánh giá của nhóm tiêu chí thứ N 
2.3. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch mạo hiểm 
Điểm du lịch mạo hiểm có nét đặc thù và riêng biệt hơn so với điểm du lịch thông thường, 
bởi ngoài yếu tố hấp dẫn của tài nguyên, sự đa dạng của dịch vụ, chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật 
thì mức độ an toàn, chất lượng của đội ngũ huấn luyện viên – nhân viên kĩ thuật và sự nghiêm 
ngặt trong quản lí để đảm bảo an toàn cho du khách là yếu tố đặc biệt quan trọng. Từ những vấn 
đề nảy sinh trong thực tiễn khai thác và quản lí tại một số điểm du lịch mạo hiểm như Đà Lạt 
(Lâm Đồng), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mù Cang Chải 
(Yên Bái), Lào Cai tác giả cho rằng có 6 nhóm tiêu chí đánh giá điểm du lịch mạo hiểm. 
A - Nhóm tiêu chí hấp về độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch mạo hiểm (hệ số 3): 
+ Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch mạo hiểm; 
+ Độ khó của tài nguyên du lịch mạo hiểm; 
+ Sức chứa của điểm du lịch mạo hiểm; 
+ Khả năng bảo vệ, tôn tạo; 
+ Thời gian khai thác trong năm; 
+ Tính liên kết với tuyến – điểm lân cận. 
B - Nhóm tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ của điểm du lịch mạo hiểm (hệ số 3): 
+ Công tác tập huấn, đạo tào cho du khách; 
+ Cung cấp thông tin cho du khách: quầy thông tin, bộ phân – phương tiện cung cấp thông 
tin, 
+ Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ điểm du lịch mạo hiểm: Bảng, biển, ghi chú, 
+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm: vật chất kĩ thuật khai thác, vật 
chất kĩ thuật ứng cứu, mức độ - tần suất kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị, 
+ Các dịch vụ khác: số lượng – chất lượng lưu trú, số lượng – chất lượng ăn uống, các hoạt 
động giải trí, các sự kiện bổ sung, 
C - Nhóm tiêu chí về nhân lực phục vụ (hệ số 3): 
+ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên cho du khách: chất lượng, sự chuyên nghiệp; 
+ Đội ngũ nhân viên kĩ thuật, ứng cứu và bảo vệ: chất lượng, sự chuyên nghiệp. 
D - Nhóm tiêu chí về quản lí điểm du lịch mạo hiểm (hệ số 2): 
+ Quản lí chung; 
+ Môi trường tự nhiên; 
+ Hệ thống vệ sinh và nhà vệ sinh; 
Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam 
123 
+ Xử lí rác thải; 
+ Môi trường xã hội; 
+ Các phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. 
E - Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng (hệ số 2): 
+ Hệ thống giao thông tiếp cận điểm du lịch mạo hiểm; 
+ Hệ thống biển báo chỉ dẫn tiếp cận điểm du lịch mạo hiểm; 
+ Hệ thống giao thông nội bộ; 
+ Hệ thống cung cấp điện – nước; 
+ Hệ thống thông tin liên lạc. 
F - Nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương (hệ số 1): 
+ Tỉ lệ lao động là người địa phương; 
+ Chất lượng nhân lực là người địa phương. 
Bảng 2. Đối tượng đánh giá và tiêu chí đánh giá điểm du lịch mạo hiểm 
Stt Nhóm 
tiêu chí 
Hệ 
số 
Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Điểm 
số 
1. Độ hấp 
dẫn của tài 
nguyên du 
lịch mạo 
hiểm 
3 Sự đa dạng 
và độc đáo 
của tài 
nguyên du 
lịch mạo 
hiểm 
Tài nguyên độc đáo, hấp dẫn; có thể khai 
thác >3 loại hình du lịch mạo hiểm 
3 
Tài nguyên độc đáo, hấp dẫn; có thể khai 
thác 1-3 loại hình du lịch mạo hiểm 
1 
Có thể khai thác ít nhất 1 loại hình du lịch 
mạo hiểm nhưng không độc đáo, hấp dẫn 
0 
Độ khó của 
tài nguyên 
du lịch mạo 
hiểm 
Tài nguyên tạo ra nhiều mức độ khó khác 
nhau 
3 
Quá khó hoặc quá dễ cho du khách 1 
Quá khó dẫn đến nguy hiểm cho du khách 0 
Sức chứa 
của điểm du 
lịch mạo 
hiểm 
>= 1000 lượt khách/ngày 3 
500 đến 1000 lượt khách/ngày 1 
Dưới 500 lượt khách/ngày 0 
Khả năng 
bảo vệ, tôn 
tạo 
Dễ dàng bảo tồn, khôi phục 3 
Có khả năng bảo vệ và tôn tạo nhưng tốn 
nhiều kinh phí 
1 
Tài nguyên không thể phục hồi sau khi 
khai thác 
0 
Thời gian 
khai thác 
trong năm 
>=180 ngày/năm, >=90 ngày liên tục 3 
90 đến 180 ngày/năm, >=45 ngày liên tục 1 
Dưới 90 ngày trong năm, dưới 30 ngày 
liên tục 
0 
Tính liên kết 
với tuyến – 
điểm lân cận 
Điểm du lịch mạo hiểm nằm trong hệ 
thống liên kết tuyến điểm quan trọng cấp 
quốc gia 
3 
Cao Hoàng Hà 
124 
Có thể tiếp cận và liên kết với các điểm du 
lịch quốc gia – vùng – địa phương 
1 
Không có điểm du lịch lân cận hoặc tiếp 
cận khó 
0 
2. Sản phẩm 
và dịch vụ 
của điểm 
du lịch 
mạo hiểm 
3 Công tác tập 
huấn, đạo 
tào cho du 
khách 
Đảm bảo 100% công đoạn tập huấn – đào 
tạo trước khi tiến hành chương trình 
3 
Đảm bảo 100% công đoạn tập huấn – đào 
tạo nhưng rút ngắn thời gian 
1 
Không đảm bảo 100% công đoạn tập 
huấn – đào tạo 
0 
Cung cấp 
thông tin 
cho du 
khách 
Cung cấp đầy đủ, chính xác, khoa học, 
thiết thực thông tin về chuyến du lịch mạo 
hiểm cho du khách 
3 
Cung cấp đầy đủ thông tin nhưng hoặc 
chưa thiết thực hoặc thiếu chính xác 
1 
Không cung cấp thông tin cho du khách 
trước chuyến du lịch mạo hiểm 
0 
Chỉ dẫn 
thông tin 
trong toàn 
bộ điểm du 
lịch mạo 
hiểm 
Đầy đủ bảng – biển chỉ dẫn thông tin, 
thông tin hữu ích, có giá trị 
3 
Đầy đủ bảng – biển thông tin nhưng chưa 
phục vụ tốt cho du khách 
1 
Thiếu bảng biển chỉ dẫn 0 
Hệ thống cơ 
sở vật chất 
kĩ thuật 
phục vụ du 
lịch mạo 
hiểm 
Đầy đủ trang thiết bị, thiết bị hiện đại, hợp 
lí và an toàn 
3 
Đầy đủ trang thiết bị nhưng lạc hậu hoặc 
cũ 
1 
Thiếu trang thiết bị cho du khách 0 
Các dịch vụ 
khác 
Đầy đủ các dịch vụ khách kể cả lưu trú, ăn 
uống, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện 
3 
Có các dịch vụ đi kèm nhưng rời rạc thiếu 
liên kết và đồng bộ 
1 
Không có các dịch vụ đi kèm hoặc chất 
lượng dịch vụ không tưng ứng 
0 
3. Nhân lực 
phục vụ 
3 Huấn luyện 
viên, hướng 
dẫn viên cho 
du khách 
Được đào tạo bài bản, có chứng chỉ nghề 
nghiệp, chuyên nghiệp, tận tình 
3 
Được đào tạo bài bản, có chứng chỉ nghề 
nghiệp nhưng thiếu chuyên nghiệp, thiếu 
tận tình phục vụ 
1 
Không được đào tạo nghiệp vụ 0 
Đội ngũ Được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và 3 
Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam 
125 
nhân viên kĩ 
thuật, ứng 
cứu và bảo 
vệ 
sẵn sàng phục vụ 24/24 
Được đào tạo bài bản nhưng thiếu chuyên 
nghiệp hoặc không sẵn sàng phục vụ 
1 
Không có đội ngũ kĩ thuật, ứng cứu 0 
4. Quản lí 
điểm du 
lịch mạo 
hiểm 
2 Quản lí 
chung 
Có ban quản lí chung và điều hành theo 
đúng chức năng 
3 
Có ban quản lí nhưng không thường xuyên 
hoạt động 
1 
Không có ban quản lí 0 
Môi trường 
tự nhiên 
Môi trường trong sạch, nguyên sơ, hấp dẫn 3 
Môi trường trong sạch nhưng không tự 
nhiên, hấp dẫn 
1 
Môi trường cảnh quan ô nhiễm 0 
Hệ thống vệ 
sinh và nhà 
vệ sinh 
Bố trí đầy đủ khu vực vệ sinh và nhà vệ 
sinh, vệ sinh sạch sẽ 
3 
Bố trí đầy đủ khu vực vệ sinh và nhà vệ 
sinh nhưng thiếu sạch sẽ 
1 
Thiếu khu vực xả rác cho du khách hoặc 
thiếu nhà vệ sinh 
0 
Xử lí rác 
thải 
Thu gom rác thải thường xuyên, có khu 
vực xử lí ra thải trước khi thải ra môi 
trường 
3 
Thu gom rác thải nhưng không có khu vực 
xử lí 
1 
Rác thải bừa bãi, không xử lí 0 
Môi trường 
xã hội 
Dân cưu bản địa (nếu có) thân thiện, giữ 
được truyền thống và tập quán 
3 
Dân cư bị lai tạp văn hóa và tập quán 1 
Dân cư không hợp tác với hoạt động du 
lịch mạo hiểm 
0 
Các phương 
án đảm bảo 
an ninh, an 
toàn cho du 
khách 
Có phương án và luôn sẵn sàng đảm bảo 
an ninh, an toàn cho du khách 
3 
Có phương án nhưng không sẵn sàng đảm 
bảo an ninh, an toàn cho du khách 
1 
Không có phương án và bị động đảm bảo 
an ninh, an toàn cho du khách 
0 
5. Cơ sở hạ 
tầng 
2 Hệ thống 
giao thông 
tiếp cận 
điểm du lịch 
mạo hiểm 
Tiếp dẫn dễ dàng bằng ít nhất bằng 1 loại 
hình giao thông; thời gian <2 tiếng từ 
trung tâm gửi khách gần nhất 
3 
Tiếp dẫn dễ dàng bằng ít nhất bằng 1 loại 
hình giao thông; thời gian 2 - 4 tiếng từ 
1 
Cao Hoàng Hà 
126 
trung tâm gửi khách gần nhất 
Tiếp cận khó khăn, thời gian >4 tiếng từ 
trung tâm gửi khách gần nhất 
0 
Hệ thống 
biển báo chỉ 
dẫn tiếp cận 
điểm du lịch 
mạo hiểm 
Đầy đủ, trực quan, dễ nhìn, hữu ích 3 
Đầy đủ nhưng thiếu trực quan hoặc không 
hữu ích 
1 
Không có biển báo chỉ dẫn tiếp cận 0 
Hệ thống 
giao thông 
nội bộ 
Đầy đủ, nhanh, cơ động 3 
Đầy đủ nhưng không cơ động, bất tiện 1 
Thiếu hệ thống giao thông nội bộ 0 
Hệ thống 
cung cấp 
điện – nước 
Đầy đủ, sạch và an toàn 3 
Sạch, an toàn nhưng thiếu 1 
Chưa có điện – nước 0 
Hệ thống 
thông tin 
liên lạc 
Đảm bảo phủ sóng 24/24 đối với 100% 
diện tích 
3 
Đảm bảo phủ sóng trên 80% diện tích 1 
Chỉ đảm bảo phủ sóng dưới 50% diện tích 0 
6. Sự tham 
gia của 
cộng đồng 
địa 
phương 
1 Tỉ lệ lao 
động là 
người địa 
phương 
Tên 70% là lao động người địa phương 3 
30 – 70% là lao động người địa phương 1 
Dưới 30% là lao động người địa phương 0 
Chất lượng 
nhân lực là 
người địa 
phương 
Đảm bảo 100% lao động được đào tạo bài 
bản 
3 
Đảm bảo 50 đến dưới 100% lao động được 
đào tạo bài bản 
1 
Dưới 50% lao động được đào tạo bài bản 0 
Điểm đánh giá tổng hợp của các nhóm tiêu chí là điểm tổng của tiêu chí, còn điểm của các 
tiêu chí phụ thuộc vào việc điểm du lịch mạo hiểm đáp ứng được tiêu chí cụ thể nào (cao, trung 
bình hay thấp). Theo đó, nhóm tiêu chí Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch mạo hiểm có 6 tiêu chí 
sẽ có các mức điểm như sau: 
+ Tối đa 54 điểm nếu 6 tiêu chí đều đạt cấp độ cao (6 x (3x3)=54). 
+ Mức 18 đểm nếu 6 tiêu chí đều đạt cấp độ trung bình (6 x (1x3)=18). 
+ Mức 0 điểm nếu 6 tiêu chí đều chỉ đạt cấp độ thấp (6 x (0x3)=0). 
Bảng 4. Cấp độ điểm đánh giá của điểm du lịch mạo hiểm 
STT Cấp độ ứng xử Điểm đánh giá Tỉ lệ phần trăm so với số điểm tối đa 
1. Cao 189 100% 
2. Trung bình 63 33,3 
3. Thấp 0 – dưới 34 0 
Cơ sở khoa học cho việc đánh giá điểm du lịch mạo hiểm ở Việt Nam 
127 
Năm nhóm tiêu chí còn lại đều có cách tính tương tự như trên, cuối cùng, ta được bảng điểm 
các nhóm tiêu chí và điểm tổng hợp ở Bảng 4. 
Về thực tế, không thể có điểm du lịch nào đáp ứng được được 100% số điểm đánh giá bởi xét 
cùng một nhóm tiêu chí, các tiêu chí không phải là bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian. Do 
vậy, tác giả kiến nghị sắp xếp lại cách xếp loại như sau: 
Stt Cấp Xếp loại Tỉ lệ so với thang điểm chuẩn 
1. I Rất tốt 91 – 100% 
2. II Khá tốt 75 – 91% 
3. III Tương đối tốt 33,3 – 74% 
4. IV Không tốt Dưới 33,3% 
Ưu điểm của phương pháp thang điểm đánh giá này là nhanh, tận dụng được nhiều số liệu từ 
các nguồn khác, dễ áp dụng cho nhiều địa phương tuy nhiên nhược điểm là một số tiêu chí cụ thể 
chỉ có thể đánh giá thông qua quan sát cảm quan của người đánh giá vì vậy không thể tránh khỏi 
sai lệch và phiến diện. Bên cạnh đó, khung đánh giá này là dành cho đánh giá du lịch mạo hiểm 
nói chung, nếu đi sâu đánh giá cho từng loại hình du lịch mạo hiểm như cách phân loại ở mục 1.3 
là chưa khả thi bởi mỗi loại hình du lịch có yêu cầu đặc thù riêng về tài nguyên (địa hình, nước, 
sinh vật, các biểu hiện của thời tiết,), về trang thiết bị kĩ thuật khai thác, về thời gian khai thác 
và về đội ngũ nhân lực. Nếu biên tập chi tiết hơn các tiêu chí đánh giá cụ thể thì phương pháp 
thang điểm này sẽ là công cụ đáng giá và hữu ích cho các nhà nghiên cứu, quy hoạch và quản lí. 
3. Kết luận 
Đánh giá một điểm du lịch mạo hiểm là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi tầm nhìn nhiều chiều 
và nhiều phương pháp, bởi hoạt động du lịch ở đây có tính tổng hợp, liên hệ với nhiều lĩnh vực 
khác. Sử dụng định lượng, tức là phận định rạch ròi các tiêu chí đánh giá và cố gắng lượng hoá 
chúng bằng điểm số không phải là phương pháp toàn diện. Bởi dù có đa dạng đến đâu, các tiêu chí 
ấy vẫn xuất phát từ con mắt chủ quan của người nghiên cứu hoặc tâm lí. 
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh coi du lịch mạo hiểm như là một công cụ nhằm đa dạng hóa 
sản phẩm du lịch hoặc tạo sản phẩm du lịch đặc thù thì phương pháp thang điểm này hoàn toàn có 
thể trở thành một trong những công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, đánh giá và xếp loại theo quý, 
năm hoặc nhiệm kỳ giúp nhà nước và địa phương quản lí tốt hơn tài nguyên và khai thác du lịch, 
nhà kinh doanh có cơ sở khảo sát phát triển các khu – điểm du lịch phụ vụ du khách. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Thuý Anh, 2012. Ứng xử văn hoá trong du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
[2] Hồ Công Dũng, 1996. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc 
Trung Bộ. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Địa lí - Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[3] Nguyễn Văn Đính, 2009. Giáo trình tâm lí và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh 
du lịch. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
[4] Phạm Trung Lương, 2001. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà 
Nội. 
[5] Nguyễn Ngọc, Sái Thị Ngân, 2013. Thác ghềnh và tiềm năng du lịch thác ghềnh ở Việt Nam. 
Tạp chí Các khoa học về trái đất, tr.152 – 162, số 6. 
[6] Đinh Thị Hồng Nhung, 2015. Du lịch mạo hiểm – Xu hướng phát triển mạnh trên thế giới. 
ITDR Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. 
Cao Hoàng Hà 
128 
[7] Vũ Thế Phiệt, 2004. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử góp phần nâng cao chất lượng đào 
tạo nguồn nhân lực du lịch. Tạp chí Du lịch, Hà Nội, số 11 (32). 
[8] Trần Ngọc Thêm, 2011. Ứng xử của cộng đồng với khách du lịch nước ngoài: cần một cái 
nhìn thoáng. Nguyệt san Báo Du lịch, số 1 – Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 
[9] Trần Thị Kim Thu, 2011. Giáo trình điều tra xã hội học. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà 
Nội. 
[10] Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 2010. Địa lí du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[11] Bộ VHTTDL. Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 02/03/2017 về Bộ quy tắc ứng xử 
văn minh du lịch. 
[12] Bộ VHTTDL. Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2016 về việc Ban hành Bộ 
tiêu chí đánh giá điểm du lịch. 
[13] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 về 
Quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. 
[14] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Du lịch Việt Nam 2017. Ban hành ngày 
19/06/2017. 
[15] UNWTO. Global Report on Adventure Tourism 2014. Published in Madrid, Spain. 
[16] UBND tỉnh Lâm Đồng. Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 15/08/2016 về Ban hành Quy 
định tạm thời về quản lí hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa 
bàn tỉnh Lâm Đồng. 
[17] Adventure Travel Trade Association (Tổ chức Du lịch Mạo hiểm Thương mại) , 2014. Báo 
cáo điều tra về du lịch mạo hiểm toàn cầu. 
ABSTRACT 
Scientific basis for assessing adventure destinations in Vietnam 
Cao Hoang Ha 
Faculty of Vietnamese study, Hanoi National University of Education 
This research uses scoring method that selects criterion groups and speccific criteria and sets up 
score coefficient in oder to calculate total score, thence grades adventure destination in general. 
There are six groups of assessing a adventure destination: criteria for attractiveness of adventure 
tourism resources, criteria for products and services of adventure tourism, criteria of human 
resources, criteria for the management in adventure destinations, criteria on infrastructure, criteria 
for participation of local communities. This method’s advantages is quick, easy to apply but it 
depends on the feeling of assessor. 
Keywords: Toursim, adventure tourism, scoring method. 

File đính kèm:

  • pdfco_so_khoa_hoc_cho_viec_danh_gia_diem_du_lich_mao_hiem_o_vie.pdf