Cơ hội và thách thức của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam
Quản lý gia sản (Wealth management) là loại hình dịch vụ tài chính
cá nhân xuất hiện từ những năm 1990, được cung cấp bởi các ngân
hàng thương mại (NHTM), công ty bảo hiểm và ngân hàng đầu tư
cho các tầng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội. Các tổ chức tài
chính này cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín cho vòng đời của một con
người, thậm chí của cả một gia tộc bao gồm quản lý thu nhập- chi
phí, tư vấn lập kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm, hưu trí, thừa kế
và quản lý thuế. Ngày nay, sự gia tăng về thu nhập của nhiều tầng
lớp dân cư tại nhiều quốc gia đã hình thành nên một tầng lớp người
giàu, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản
lý gia sản, trong đó có Việt Nam. Tạp chí Forbes (2013) đánh giá
Việt Nam là khu vực có nhiều người giàu tự thân nhờ sự tăng trưởng
của các ngành bán lẻ, công nghệ, bất động sản và tài chính. Điều
này tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành quản lý gia sản tăng trưởng
mạnh trong tương lai. Tuy nhiên dưới sự tác động của các yếu tố thị
trường, nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ, công nghệ, ngành quản
lý gia sản cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn,
thách thức. Bài nghiên cứu này sẽ phân tích các cơ hội cũng như
những thách thức có thể làm thay đổi cục diện ngành quản lý gia sản
Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam
12 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 Cơ hội và thách thức của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Trần Thị Xuân Anh Ngô Thị Hằng Ngày nhận: 16/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 06/08/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Quản lý gia sản (Wealth management) là loại hình dịch vụ tài chính cá nhân xuất hiện từ những năm 1990, được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty bảo hiểm và ngân hàng đầu tư cho các tầng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội. Các tổ chức tài chính này cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín cho vòng đời của một con người, thậm chí của cả một gia tộc bao gồm quản lý thu nhập- chi phí, tư vấn lập kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm, hưu trí, thừa kế và quản lý thuế. Ngày nay, sự gia tăng về thu nhập của nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia đã hình thành nên một tầng lớp người giàu, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản lý gia sản, trong đó có Việt Nam. Tạp chí Forbes (2013) đánh giá Việt Nam là khu vực có nhiều người giàu tự thân nhờ sự tăng trưởng của các ngành bán lẻ, công nghệ, bất động sản và tài chính. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành quản lý gia sản tăng trưởng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên dưới sự tác động của các yếu tố thị trường, nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ, công nghệ, ngành quản lý gia sản cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bài nghiên cứu này sẽ phân tích các cơ hội cũng như những thách thức có thể làm thay đổi cục diện ngành quản lý gia sản Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Từ khoá: Quản lý gia sản, tài chính cá nhân, cá nhân giàu có 1. Giới thiệu ngành quản lý gia sản toàn cầu Trong lĩnh vực tư vấn tài chính nói chung, thường xuất hiện hai thuật ngữ gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư: (1) Quản lý tài sản (Asset Management) và (2) Quản lý gia sản (Wealth Management). Về cơ bản, quản lý tài sản là dịch vụ tài chính trong đó các công ty cung cấp dịch vụ tài chính sẽ chỉ tham gia vào hoạt động quản lý tài sản và danh mục đầu tư cho cá nhân hướng tới mục tiêu tối đa hoá danh mục đầu tư cho họ. Cụ thể, các cá CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 nhân sẽ thuê nhà quản lý tài sản tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng, đánh giá, phân tích mức sinh lời kỳ vọng và rủi ro, lựa chọn và thiết lập các chiến lược đầu tư và đa dạng hoá danh mục đầu tư. Các tài sản được quản lý thường gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản. Ngược lại, quản lý gia sản cung cấp dịch vụ tài chính khép kín từ quản lý dòng tiền (thu- chi), tư vấn lập kế hoạch tài chính cho phần tiền tiết kiệm, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư, kế hoạch bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, kế hoạch hưu trí, kế hoạch thừa kế và quản lý thuế cho khách hàng (Hình 1). Chính vì vậy, danh mục tài sản được quản lý bởi các công ty quản lý gia sản không chỉ gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, mà còn mở rộng sang các sản phẩm phái sinh, bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, tiền gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, đầu tư xuyên biên giới Với khái niệm nêu trên, quản lý gia sản cung cấp chuỗi dịch vụ tài chính đa dạng, được tích hợp đối với mọi nhu cầu về tài chính và liên quan tới các khía cạnh khác nhau trong vòng đời của một cá nhân cũng như một gia tộc. Do đó, quản lý gia sản là một khái niệm rộng hơn, bao gồm trong đó cả quản lý tài sản. Nói cách khác, quản lý tài sản chỉ là một bộ phận, một loại hình dịch vụ đầu tư trong quản lý gia sản khách hàng cá nhân. Xét về hình thức cung ứng sản phẩm, quản lý gia sản được chia thành hai dạng cơ bản (Mạc Quang Huy, 2006): - Tư vấn (Advisory): Đây là việc công ty quản lý gia sản cung cấp dịch vụ tư vấn lập kế hoạch dòng tiền, kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm, quản lý thuế cho khách hàng, và vì vậy các khách hàng sẽ tự quyết định từng giao dịch đầu tư, tài chính cụ thể. Vai trò của công ty quản lý gia sản trong trường hợp này đơn giản chỉ dừng lại ở việc đưa ra các tư vấn, khuyến nghị. Thông thường các tư vấn này là miễn phí song công ty sẽ hưởng phí hoa hồng đối với từng giao dịch của khách hàng nếu được thực hiện bởi công ty. Mô hình tư vấn thường áp dụng cho các khách hàng có kiến thức và có kinh nghiệm đầu tư. - Uỷ thác (Discretionary): Là việc khách hàng uỷ quyền quản lý và đầu tư toàn bộ danh mục tài sản cho công ty quản lý gia sản theo các tiêu chí được thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác. Công ty quản lý gia sản có vai trò chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và thực hiện phân bổ cơ cấu tài sản và thực hiện các giao dịch đầu tư, bảo hiểm, hưu trí và thậm chí quản lý thuế thu nhập cá nhân trong một giới hạn nhất định. Điều này tất nhiên không có nghĩa là khách hàng mất quyền kiểm soát đối với danh mục tài sản của họ. Chuyên gia tư vấn vẫn thường xuyên tham khảo ý kiến khách hàng về các quyết định mà họ dự định tiến hành nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Uỷ thác quản lý gia sản rất phù hợp với các cá nhân không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về tài chính, đầu tư cũng như thời gian tham gia vào việc quản lý gia sản hàng ngày. Mô hình quản lý này ngày càng được phát triển và không chỉ giới hạn ở quản lý gia sản truyền thống, các công ty quản lý gia sản còn thực hiện cả một số dịch vụ hiện đại như xây dựng phong cách sống, quản trị đời tư cho các gia đình giàu có. Do vậy, công ty quản lý gia sản thường hưởng phí quản lý trên tổng giá trị gia sản quản lý thay vì hưởng phí hoa hồng cho từng giao dịch cụ thể. Trong những năm qua, tại một Hình 1. Các dịch vụ Quản lý gia sản Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 số quốc gia phát triển, quản lý gia sản cho người giàu đã trở thành một ngành kinh tế hấp dẫn thuộc nghiệp vụ quản lý đầu tư. Thực tế này bắt nguồn bởi những lý do căn bản như sau: Thứ nhất, nhu cầu quản lý gia sản ngày tăng cao từ tầng lớp cá nhân giàu có (High Net Worth Individuals- HNWIs)- là những cá nhân có giá trị tài sản từ 1 triệu đô la Mỹ (USD) trở lên. Theo ước tính của Capgemi (2017), quy mô tài sản của tầng lớp giàu có toàn cầu sẽ vượt mức 100 nghìn tỷ USD vào năm 2025 (Hình 2 và 3), tăng gấp 6 lần so với mức 16,6 nghìn tỷ USD của ngành quản lý gia sản toàn cầu vào năm 1996. Thêm vào đó, tầng lớp siêu giàu (Ultra-HNWIs) cũng là Hình 2. Số lượng khách hàng giàu có (HNWIs) của ngành quản lý gia sản Giai đoạn 2010- 2016 (theo khu vực) Nguồn: Capgemini Financial Servicies Analysis (2017) Hình 3. Quy mô tài sản của các khách hàng giàu có toàn cầu Giá trị kế hoạch và thực tế Giai đoạn 2015- 2025P Nguồn: Capgemini Financial Servicies Analysis (2017) CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của ngành quản lý tài sản toàn cầu. Đây là tầng lớp được xem là yếu tố đóng vai trò dẫn dắt xu thế ngành quản lý gia sản khi giá trị tài sản của tầng lớp siêu giàu trong tổng quy mô tài sản của ngành đã tăng bình quân 9,2% trong giai đoạn 2015- 2016 và tỷ lệ khách hàng tầng lớp siêu giàu trong tổng số khách hàng của ngành quản lý gia sản cũng tăng bình quân 8,3% trong cùng giai đoạn (Hình 4). Thứ hai, hiệu quả ngành quản lý tài sản luôn duy trì ở mức tốt với tỷ suất sinh lời của các danh mục đầu tư cá nhân được quản lý bởi các nhà quản lý gia sản chuyên nghiệp ở mức tương đối cao, 22,5%- 43%/ năm tính đến cuối 2016 (Hình 4). Thậm chí, hiệu quả này còn vượt xa hiệu quả của các quỹ chỉ số có mức chi phí hoạt động thấp (Capgemini, 2017). Kết quả này càng làm gia tăng độ tin cậy và kỳ vọng của nhà đầu tư đối với ngành quản lý tài sản. Thứ ba, ngày càng nhiều định chế tài chính lớn, chuyên nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ quản lý gia sản, do đó các sản phẩm dịch vụ quản lý gia sản trở nên đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng đầy đủ và tối ưu các nhu cầu của khách hàng cá nhân giàu có. Kinh doanh dịch vụ quản lý gia sản thường yêu cầu vốn thấp nhưng lại có tỷ suất sinh lời lớn hơn phần lớn các mô hình kinh doanh ngân hàng bán lẻ khác, do đó dịch vụ quản lý gia sản ngày được chú ý và cung ứng bởi nhiều công ty dịch vụ tài chính trong bối cảnh nguồn vốn trở nên đắt đỏ và cơ hội tăng trưởng từ các mảng hoạt động khác trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của ngành ngân hàng gần bằng chi phí sử dụng vốn. Tại một số các NHTM lớn, việc cung ứng các dịch vụ quản lý gia sản cũng được đưa vào chiến lược phát triển dài hạn nhằm thu hút và giữ chân các khách hàng cá nhân tiềm năng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Nghiên cứu của Deloitte (2017) cho thấy các khách hàng giàu có đóng góp ít nhất 80% tổng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và họ thường coi mối quan hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý gia sản như là mối quan hệ tài chính quan trọng nhất của mình. Nghiên cứu của PwC (2017) về ngành quản lý gia sản toàn cầu, đánh giá xu hướng tăng trưởng mạnh về quy mô khách hàng và quy mô tài sản cần tư vấn tài chính và quản lý của các cá nhân giàu có trong ngành quản lý gia sản Ghi chú: - Nhóm nhà đầu tư: (1) Nhóm cá nhân siêu giàu có tổng giá trị tài sản hơn 30 triệu USD; (2) Các tỷ phú có tổng giá trị tài sản từ 5 tới 30 triệu USD; (3) Các tỷ phú có tổng giá trị tài sản từ 1 tới 5 triệu USD - CAGR (Compound Annual Growth Rate): tỷ lệ tăng trưởng gộp - Growth- tốc độ tăng trưởng; PP- % thay đổi Nguồn: Capgemini Financial Servicies Analysis (2017) Hình 4. Số lượng cá nhân thuộc tầng lớp siêu giàu toàn cầu năm 2016 và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015- 2016 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 toàn cầu đến năm 2020 (Bảng 1). Tuy nhiên, điều này đòi hỏi năng lực quản lý của các công ty quản lý gia sản trong ngành cũng phải được tăng cường, phát triển tương ứng, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, ngành quản lý gia sản đang chứng kiến những thay đổi quan trọng như: Sự xuất hiện của các thế hệ nhà đầu tư mới, là bộ phận nhà đầu tư mà sở thích và kỳ vọng đầu tư được hình thành và chịu sự ảnh hưởng từ các tiến bộ công nghệ mới cũng như từ trải nghiệm khủng hoảng tài chính gần đây, đã đặt ra các tiêu chuẩn mới cho ngành quản lý gia sản, cụ thể ở cách thức các dịch vụ tư vấn tài chính và các sản phẩm đầu tư được cung ứng tới nhà đầu tư. Hơn nữa, môi trường đầu tư cạnh tranh, với mức độ biến động và chi phí rủi ro cao cho nhà đầu tư và cả các công ty quản lý gia sản sẽ gây khó khăn cho các công ty tư vấn quản lý gia sản trong việc tạo ra hiệu quả đầu tư vượt trội cho khách hàng. Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng già hoá sẽ làm nảy sinh các vấn đề về trợ cấp hưu trí, kế hoạch thừa kế, điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi tới các công ty quản lý gia sản lâu đời, nhưng đồng thời tạo cơ hội cho các công ty mới gia nhập thị trường, phát triển và gia tăng thị phần. Cuối cùng, áp lực từ phía môi trường pháp lý, các mô hình kinh doanh mới và các hình thức cạnh tranh mới cũng sẽ gây ra những biến chuyển trong ngành quản lý gia sản toàn cầu. Đây cũng được xem là thách thức đối với ngành gia sản toàn cầu nói chung và các quốc gia nói riêng. 2. Ngành quản lý gia sản tại Việt Nam- cơ hội và thách thức Ngành quản lý gia sản Việt Nam hiện nay được đánh giá đang thực hiện những bước đi ban đầu của quá trình cung ứng chuỗi dịch vụ tài chính khép kín theo vòng đời của nhà đầu tư. Chính xác hơn, ngành quản lý gia sản hiện đang tập trung phát triển mảng dịch vụ quản lý tài sản, cụ thể là tư vấn và quản lý danh mục đầu tư (chủ yếu là chứng khoán) cho khách hàng cá nhân. Và dịch vụ này chủ yếu được thực hiện thông qua các công ty chứng khoán thông qua hình thức tư vấn đầu tư Bảng 1. Quy mô tổng giá trị tài sản quản lý trên toàn cầu Đơn vị: nghìn tỷ USD Khách hàng 2004 2007 2012 2013 2014 2015 2020* 2020 (mới) Quỹ hưu trí (Pension Funds) 21.3 29.4 33.9 35.8 38.7 38.2 56.5 55.8 Công ty bảo hiểm (Insurance Companies) 17.7 21.2 24.1 26.1 26.2 27.1 35.1 38.8 Quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign wealth funds) 0.9 3.3 5.3 6.1 6.3 6.7 8.9 10 Cá nhân giàu có (HNWI) 37.9 50.1 52.4 59.2 69.6 67.8 76.9 83.5 Cá nhân siêu giàu (Mass Affluent) 42.1 55.8 59.5 64.2 67.2 62.5 100.4 96.3 Tổng giá trị tài sản của khách hàng 120.9 159.8 175.2 191.4 208 202.3 277.8 284.4 Tổng giá trị tài sản uỷ thác toàn cầu (Global AuM) 37.3 59.4 63.9 71.9 78 78.7 101.7 112 Tỷ lệ bao phủ (Penetration rate) 30.9% 37.2% 36.5% 37.6% 37.5% 38.9% 36.6% 39.4% * Giá trị ước tính từ báo cáo ngành quản lý tài sản 2020 (Asset Management 2020-A Brave New World) Nguồn: PwC (2017) CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 17Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 chứng khoán và dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân, uỷ thác quản lý tài khoản giao dịch hay thông qua các quỹ đầu tư với các gói sản phẩm đầu tư vào chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF và quỹ thành viên, uỷ thác quản lý danh mục đầu tư. Đối với các NHTM, Techcombank là ngân hàng Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực quản lý gia sản với việc cung cấp một chuỗi dịch vụ tài chính cá nhân gồm quản lý thu chi, tư vấn và thực hiện lập kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm. Thậm chí công ty con là Techcombank Securities đã và đang triển khai thành công công nghệ tự động hoá quá trình lập kế hoạch tài chính dài hạn cho các cá nhân, gia đình thông qua dịch vụ tư vấn tự động (robot adviser). Ngoài ra, ANZ, HSBC là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang triển khai khá thành công các sản phẩm dịch vụ quản lý tài sản cá nhân trên cơ sở tích hợp tư vấn tiêu dùng, vay tiền, tiết kiệm, đầu tư và bảo toàn tài sản,. Mặc dù thị trường dịch vụ quản lý gia sản chưa chính thức hình thành và được cung ứng bởi nhiều bên khác nhau, nhưng với sự phát triển của thị trường chứng khoán cùng với nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư ngày một tăng cao và vấn đề hưu trí cũng như xây dựng kế hoạch hưu trí cá nhân đang trở thành các vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay, ngành quản lý gia sản tại Việt Nam được đánh giá có triển vọng phát triển, tăng trưởng tốt trong tương lai, là thị trường và cơ hội tiềm năng cho không chỉ các công ty chứng khoán, mà còn cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam có thể là điểm đến tiềm năng của nhiều công ty q ... động của các tổ chức tài chính khác nhau. Các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty bảo hiểm có xu hướng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ tài chính để phục vụ khách hàng giàu có tốt hơn. Công ty môi giới chứng khoán tăng cường khả năng cho vay thông qua hoạt động ký quỹ (margin) trong khi các ngân hàng và quỹ đầu tư cố gắng cạnh tranh với hàng loạt các sản phẩm uỷ thác, quản trị danh mục đầu tư, tư vấn đầu tưThậm chí một số NHTM lớn hiện nay đang thực hiện việc bán chéo dịch vụ ngân hàng tư nhân, bảo hiểm, hưu trí cho các khách hàng của mình thông qua việc thành lập các công ty con hạch toán độc lập với ngân hàng mẹ là công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư Những xu hướng này sẽ thúc đẩy sự gia tăng hơn nữa về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực quản lý gia sản tại Việt Nam, tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận của các công ty quản lý gia sản. Thứ ba, thách thức đến từ kỹ thuật phân tích và dữ liệu lớn (Analytics and Big data). Khi quy mô dữ liệu khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý tài sản và quản lý gia sản đang gia tăng theo cấp số nhân- năm 2012, 2,8 zettabyte dữ liệu được tạo lập và con số này được dự đoán sẽ tăng lên mức 40 zettabyte vào năm 2020 (Deloitte, 2014)- đặt ra nhu cầu xây dựng và phát triển các công nghệ mới nhằm hỗ trợ quy trình xử lý bộ dữ liệu quy mô lớn này, trong đó có Big Data. Xu hướng dễ nhận thấy trong tương lai đó là các công ty quản lý gia sản sẽ phát triển các kỹ thuật phân tích chi tiết với mức độ dự báo tốt hơn, sử dụng cả nguồn dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài, cả dữ liệu có cấu trúc (structured data) và phi cấu trúc (unstructured data) để thiết kế được hồ sơ khách hàng đầy đủ và chi tiết, tạo điều kiện cho các công ty quản lý gia sản đánh giá được xu hướng giao dịch các sản phẩm dịch vụ khác nhau của nhà đầu tư, phong cách đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của cả khách hàng sẵn có và các khách hàng mới tiềm năng. Theo thời gian, ngành quản lý gia sản cũng sẽ phát triển kỹ thuật phân tích theo thuật toán riêng của mình nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định đầu tư theo thời gian thực, giúp khách hàng tận dụng cơ hội thị trường cũng như các biến động có lợi từ môi trường vĩ mô trong quá trình quản lý gia sản. Thêm vào đó, với việc định hướng phát triển công nghệ và kỹ thuật phân tích mới, gần như tất cả các quy trình quản lý chính của công ty quản lý gia sản, từ đánh giá triển vọng ngành, kế hoạch lợi nhuận tới việc tư vấn và cấu trúc danh mục, từ quản lý rủi ro tới việc giám sát, có thể bị tác động đáng kể và trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện tại, phần lớn các công ty quản lý gia sản trên thế giới cũng như các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, đầu tư tài chính, quản lý CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 tài sản tại Việt Nam (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ) đang sử dụng các kỹ thuật phân tích tương đối đơn giản, dựa trên hệ thống thông tin quản lý (MIS- Management Information System) và hệ thống báo cáo, để chuyển các thông tin chi tiết tới các phân khúc khách hàng, sổ tay tư vấn đầu tư, giúp các sản phẩm tư vấn thâm nhập vào các thị trường khác nhau. Như vậy, với quy mô khách hàng tiềm năng (cá nhân thuộc tầng lớp giàu có và siêu giàu) của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam đang chứng kiến mức độ tăng trưởng vượt bậc so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, mô hình hoạt động hiện tại khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu quản lý gia sản của khách hàng một cách hiệu quả cũng như sẽ gây ra hạn chế cho các định chế cung cấp dịch vụ quản lý gia sản trong việc phát triển kênh phân phối sản phẩm và tiếp cận khách hàng một cách tối ưu. Do đó, trong quá trình hình thành và phát triển ngành quản lý gia sản tại Việt Nam, các công ty quản lý gia sản nên cân nhắc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật phân tích mới cũng như các chương trình xử lý dữ liệu lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính đơn vị mình. Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và hậu quả của nó đã thay đổi môi trường đầu tư cho cả nhà quản lý gia sản và nhà đầu tư giàu có theo nhiều cách khác nhau. Các nhà quản lý gia sản hiện đang phải đối mặt với một một trường đầu tư “ba thấp và hai cao”: (1) Lãi suất thấp ở hầu hết các thị trường tiền tệ trên thế giới so với trước khủng hoảng, điều này có nghĩa là mức sinh lời từ các khoản tiền gửi và đầu tư ngắn hạn rất thấp. (2) Tỷ lệ lạm phát thấp buộc các nhà đầu tư suy nghĩ lại các giả định về định giá tài sản tài chính và tài sản thực. (3) Tỷ lệ tăng trưởng thấp/ chậm của hầu hết các nền kinh tế trên toàn thế giới khiến cho việc tìm kiếm lợi nhuận hợp lý trở nên khó khăn hơn mà không phải chịu rủi ro cao hơn; (4) Sự biến động mạnh của các thị trường tài chính làm gia tăng rủi ro và khó khăn cho việc thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng như các chiến lược lựa chọn tài sản đầu tư (stock selection) và thời điểm đầu tư (market timing). (5) Mức đòn bẩy tài chính cao của các nhà đầu tư cá nhân và áp lực tài chính buộc nhiều người phải giảm mức chấp nhận rủi ro xuống. Những đặc điểm trên làm cho nhà quản lý gia sản gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo thị trường và các cơ hội đầu tư, xác định chiến lược đầu tư chủ động nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời vượt trội so với thị trường. Trong bối cảnh này, các công ty cung ứng dịch vụ quản lý gia sản cần phải đưa ra các kịch bản thị trường đa dạng; phát triển khả năng nghiên cứu và lập mô hình ngày càng tinh vi để hỗ trợ phân tích kịch bản; chủ động trong việc tiếp cận với khách hàng; phát triển các sản phẩm mới để quản lý tiền mặt của khách hàng và các tài sản ngắn hạn khác; thiết kế các chiến lược đầu tư linh hoạt mang lại tỷ suất sinh lời cho nhà đầu tư như kỳ vọng trong bối cảnh các cơ hội đầu tư trở nên rủi ro hơn. Thứ năm, tăng chi phí rủi ro và gánh nặng pháp lý. Nghiệp vụ quản lý gia sản được coi là mảng kinh doanh có mức độ rủi ro thấp trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ, NHTM do không sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, mảng nghiệp vụ này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động, cụ thể là rủi ro rửa tiền và rủi ro gian lận, chính vì vậy các cơ quản quản lý giám sát thị trường luôn đặt mảng hoạt động này trong sự giám sát chặt chẽ. Cụ thể, quy định của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng hiện tập trung đặc biệt vào các giao dịch liên quan đến “quản lý tài sản cho người giàu có” vì họ muốn đảm bảo rằng các công ty quản lý gia sản phải xây dựng văn hóa tuân thủ và cơ cấu giám sát tại chỗ để thực thi khung pháp lý về quản lý gia sản. Ngoài ra, các sản phẩm đầu tư ngày càng chịu quy định pháp lý chặt chẽ, bao gồm các sản phẩm cấu trúc tài chính, sản phẩm phái sinh Các nhà giám sát thị trường cũng đang tập trung vào việc giảm thiểu các xung đột giữa nhà quản lý gia sản và khách hàng thông qua các quy định khắt khe hơn về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018 3. Kết luận Quản lý gia sản là một lĩnh vực hoạt động dựa trên “niềm tin” của các cá nhân, nhà đầu tư, người uỷ thác tài sản. Do đó, để tiếp tục có những bước phát triển bền vững, nắm bắt tốt nhất các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, bên cạnh việc nhận thức được những thách thức của ngành, đặc biệt là yếu tố công nghệ và kỹ thuật xử lý, phân tích dữ liệu lớn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, việc gây dựng niềm tin của nhà đầu tư và các cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ quản lý gia sản là vô cùng quan trọng. Niềm tin này có được từ chính việc giữ “chữ tín” của các tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý gia sản và các thành viên tham gia. Điều đó đòi hỏi các công ty phải thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình trong cung cấp và quản lý dịch vụ và đảm bảo tính bảo mật của dịch vụ được cung cấp; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, sử dụng vốn góp của nhà đầu tư một cách có hiệu quả, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ cam kết với cổ đông; cung cấp đầy đủ thông tin về hiệu quả quản lý cho khách hàng qua kênh email và khách hàng có thể theo dõi tình trạng tài sản của mình qua hệ thống phần mềm cài đặt ở điện thoại hoặc xem trực tuyến; áp dụng các thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư, đồng thời áp dụng một hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, niềm tin của khách hàng cũng đòi hỏi sự quản lý, giám sát hiệu quả của cơ quan quản lý TTCK, đó là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, có cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp và triển khai hoạt động quản lý, giám sát tốt để vận hành thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, để hoạt động quản lý gia sản phát triển hơn nữa, cần tăng cường nhận thức của công chúng về mảng dịch vụ này. Các tổ chức cung ứng dịch vụ cần tăng cường tuyên truyền để khuyến khích sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ quản lý gia sản của mọi đối tượng khách hàng thông qua tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng Các công ty quản lý gia sản cũng cần đặt ra chính sách chăm sóc khách hàng thân thiết, đặt ra các chuẩn mực của nhân viên dịch vụ khách hàng trong giao tiếp, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần xây dựng hệ thống thu nhận, phản hồi và xử lý khiếu nại của khách hàng tốt hơn để có thể quản lý được các vấn đề phát sinh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý cho những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân hoạt động một cách thống nhất và hợp pháp; cân nhắc việc mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân để tạo ra sự cạnh tranh thúc đẩy hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng được tốt hơn; nghiên cứu để có chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý gia sản quỹ hưu trí và các sản phẩm hưu trí; thực hiện tự do hóa thị trường, tự do hóa chuyển đổi tiền tệ ở mức cao hơn để tạo điều kiện đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư, cũng như tạo thuận lợi thực hiện các khoản đầu tư tài chính xuyên biên giới. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính nhằm đa dạng hóa các kênh đầu tư, đồng thời cho phép phát triển đầy đủ các sản phẩm nhánh của dịch vụ tư vấn tài chính như: quỹ tương hỗ, sản phẩm liên kết bảo hiểm, tiết kiệm, đầu tư ■ Tài liệu tham khảo 1. Asian age (2017), Sống lâu và thịnh vượng? Hưu trí và rủi ro trường thọ, 2. Capgemini (2017). World Wealth Report 2017, https://www.capgemini.com/wp-content/uploads/2017/09/ worldwealthreport_2017_final.pdf 3. Deloitte (2015), Weath Management and Private Banking: Connecting with clients and reinventing the value proposition, https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/sg/Documents/financial-services/sea-fsi-wealth-management-private-banking- noexp.pdf 4. Deloitte (2017), 10 Disruptive Trends in Wealth Management, https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/us/ Documents/strategy/us-cons-disruptors-in-wealth-mgmt-final.pdf 5. Fintechnews Singapore (2017), Vietnam Welcomes the First Robo-Advisor Platform, CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018 vietnam-first-robo-advisor-platform-finhay/ 6. GSO (2017), Dân số và lao động Việt Nam, 7. Hồng Phúc (2017), Khởi động dịch vụ quản lý gia sản, tai-san.html 8. IMF (2017), Cảnh báo dân số già nhanh ở Châu Á làm chậm tăng trưởng kinh tế, https://www.rfa.org/vietnamese/news/ internationalnews/ageing-populations-will-drag-on-growth-in-asia-imf-chief-09072017095026.html 9. Knigh Frank (2017), The Wealth Report: The Global Perspective on Prime Porperty and Investment, https://content. knightfrank.com/research/83/documents/en/the-wealth-report-2017-4482.pdf 10. Lê Nga (2016), Starup FinTech Việt không nên quá tập trung vào thanh toán di động, viet-khong-nen-qua-tap-trung-vao-thanh-toan-di-dong/ 11. Mạc Quang Huy (2006), Cẩm nang Ngân hàng đầu tư, NXB Lao Động 12. Mark Miller (2014), Total AUM Increases for 11 Leading Robo-Advisors, planning/total-aum-increases-11-leading-robo-advisors 13. Safemoneycla (2017), Asset Management v.s Wealth Management, https://safemoneycla.com/asset-management-vs-wealth- management/ 14. Websites: (HelpAge); (World Bank); https://theinclusiveinternet.eiu. com/ (The Economist); https://www.statista.com (Statista); (Tổng cục Thống kê); https://bizlive.vn/bizlife/ kiem-loi-bac-nhat-tu-nganh-quan-ly-tai-san-3186689.html Thông tin tác giả Trần Thị Xuân Anh, Tiến sĩ Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Email: anhttx@hvnh.edu.vn Ngô Thị Hằng, Thạc sĩ Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Email: ngohang@hvnh.edu.vn Summary Opportunities and challenges in Vietnam’s wealth management Wealth management is a high-level personal financial service, emerging since 1990s, mostly offered by commercial banks, insurance companies and investment banks to high net worth and ultra-high net worth individuals. These financial institutions provide clients (inviduals or even family units) with life-cycle service packages including expense-income management, financial and investment advice, accounting and insurance services, retirement planning, real-estate planning, as well as inheritance and tax consulting. The surging net worth of different income classes in various countries all over the world has formed certain segments of high net worth individuals, lying a firm foundation for the development of the wealth management sector in single countries including Vietnam. Forbes (2013) reported that Vietnam is the country witnessing a relatively large number of self-made rich persons thanks to the growth of retail sectors, techonogy, real estate and financial sectors. This fact will significiantly creat huge opportunities for Vietnam’s wealth management industry to reach promising development growth in the future. However, under current constraints in terms of market conditions, clients- and financial institutions-related issues, technology platform, , Vietnam’s wealth management sector may face some different challenges. In this regard, the paper will address opportunities in line with challenges that can induce considerable changes in this promising sector, and then produce proper recommendations for the sector’ further development. Keywords: Wealth management, personal finance, high net worth individuals. Anh Thi Xuan Tran, PhD Hang Thi Ngo, MEc Organization of all: Finance faculty, Banking Academy
File đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_cua_nganh_quan_ly_gia_san_tai_viet_nam.pdf