Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt

Nam. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số

chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ

trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi

nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát

triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện

pdf 4 trang phuongnguyen 320
Bạn đang xem tài liệu "Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
9
nhiều chính sách hỗ trợ, không chỉ đối với DN khởi 
nghiệp mà còn quan tâm hơn đến DN khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2011-2017 là mốc quan 
trọng đánh dấu sự phát triển của khu vực DN so với 
20 năm trước đó. Số lượng DN đăng ký thành lập có 
xu hướng tăng cả về số lượng lẫn vốn đăng ký. Năm 
2014, cả nước có thêm 74.800 DN đăng ký thành lập 
mới, năm 2015 là 94.750 và đến năm 2017, cả nước 
có 126.859 DN đăng ký thành lập mới, tăng 15% về 
số DN so với cùng kỳ năm 2016. 
Quy mô vốn/DN cũng có sự cải thiện từ 5,8 tỷ 
đồng năm 2014 lên 10,2 tỷ đồng vào năm 2017. Tổng 
vốn đăng ký thành lập mới năm 2017 là 1.295.911 tỷ 
đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2016. Thực tế 
này cho thấy, mục tiêu đạt 1 triệu DN vào năm 2020 
là khả thi. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn 2011-
2017, DN tạm ngừng hoạt động có thời hạn có xu 
hướng tăng. Điều này phản ánh xu thế thanh lọc 
mạnh mẽ của thị trường, Việt Nam cũng giống như 
xu hướng chung của các DN khởi nghiệp trên thế 
giới (khó khăn trong những năm đầu hoạt động). 
Hệ thống chính sách tài chính 
thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ DN khởi nghiệp, Chính 
phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài 
chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà 
nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông 
qua mô hình vườm ươm DN. 
Thứ nhất, về các chính sách huy động vốn: Các chính 
sách này đã được ban hành kịp thời nhằm đa dạng 
hóa hình thức huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi 
cho DN tiếp cận nhiều hơn với hình thức huy động 
vốn hiện nay. Cụ thể:
doanh nghiệp khởi nghiệp 
tại việt nam giai đoạn 2011-2017
Xu thế chung của các doanh nghiệp (DN) khởi 
nghiệp trên thế giới luôn gặp khó khăn trong những 
năm đầu khởi sự. Tại Anh, tỷ lệ DN còn tồn tại sau 
3 năm hoạt động là 70%. Tại New Zealand, tỷ lệ này 
là dưới 50%. Ở 26 nước trong khu vực Liên minh 
châu Âu (EU), tốc độ gia tăng số lượng DN thành 
lập mới và DN giải thể ở mức tương đương nhau, 
tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm là 46%. Tại Mỹ, tỷ lệ DN 
tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Vì vậy, để 
tăng tỷ lệ các DN tồn tại, các nước này đã ban hành 
CƠ CHẾ, CHíNH sáCH TàI CHíNH 
Hỗ Trợ DOANH NGHIệP KHởI NGHIệP 
PGs., Ts. PHạM TIẾN ĐạT - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính * 
Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt 
Nam. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số 
chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ 
trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi 
nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát 
triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách tài chính, tín dụng, thuế
In recent years, the wave of business startups 
has been strongly developed among businesses 
and the young people of Vietnam. In order to 
support business startups, the Government 
has released financial policies such as tax 
policy, credit policy and indirect financial 
supports by means of business incubation 
model. However, for these startups to promote 
their potentials and to be important drives of 
the economic development, there should be 
variety of policies to be made and improved.
Keywords: Business startups, financial policy, credit, tax
Ngày nhận bài: 9/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 25/3/2018 
Ngày duyệt đăng: 27/3/2018
*Email: phamtiendat@mof.gov.vn
10
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
- Chính sách huy động vốn qua phát hành trái 
phiếu DN theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm của DN khi huy động vốn trên thị 
trường trái phiếu. Việc hoàn thiện chính sách này đã 
tác động tích cực đến vấn đề huy động vốn của DN 
thuộc mọi thành phần kinh tế; Thị trường trái phiếu 
DN đã có sự tham gia tích cực của các DN và cho 
thấy sự tăng trưởng rõ rệt cả về quy mô thị trường 
và số lượng. 
- Chính sách huy động vốn qua thị trường 
chứng khoán được xây dựng với nhiều nội dung 
đổi mới, phù hợp với thực tiễn phát triển. Hiện 
tại, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường 
chứng khoán đã cơ bản hoàn thiện, góp phần thúc 
đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, 
ổn định, vững chắc, trở thành kênh huy động vốn 
trung, dài hạn cho DN. 
Công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán 
tiếp tục được đẩy mạnh, các công ty chứng khoán 
được khuyến khích thực hiện hợp nhất, sáp nhập 
nhằm nâng cao năng lực hoạt động, lành mạnh hóa 
thị trường (đến hết năm 2017, số lượng công ty 
chứng khoán còn 79 công ty, giảm 25% so với cuối 
năm 2016). Kết thúc năm 2017, chỉ số VN-Index 
đạt 984,24 điểm, tăng 48% so cuối năm 2016; quy 
mô vốn hóa thị trường chứng khoán tăng khoảng 
80,5% so với cuối năm 2016 và mức vốn hóa đạt 
tỷ lệ khoảng 70% GDP, là mức cao nhất từ khi thị 
trường mở cửa, đạt mục tiêu đặt ra đến năm 2020. 
Hoạt động thị trường chứng khoán ổn định; công 
tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, các vi 
phạm cũng đã được xử lý kịp thời.
- Chính sách tín dụng của Nhà nước đã có nhiều 
thay đổi quan trọng, được điều chỉnh, sửa đổi cho 
phù hợp với biến động của nền kinh tế vĩ mô. Cụ 
thể, ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 
số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà 
nước, thay thế các văn bản trước đây về chính sách 
tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Theo đó, 
khách hàng có dự án đầu tư nhóm A, B, C thuộc 
ngành nghề, lĩnh vực kết cấu hạ tầng; nông nghiệp, 
nông thôn, công nghiệp được vay vốn tín dụng đầu 
tư của Nhà nước không phân biệt theo địa bàn đầu 
tư. Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước 
tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn 
đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). 
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu 
hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách 
hàng, phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh 
của dự án (tuy nhiên, không quá 12 năm). Riêng với 
các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay 
vốn tối đa là 15 năm. 
Cùng với các chính sách trên, chính sách tín 
dụng nhà nước cũng được sửa đổi nhằm phát huy 
tác dụng đối với những ngành nghề, lĩnh vực quan 
trọng của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả 
đầu tư, chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản 
xuất kinh doanh.
Thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội 
Việt Nam, nhiều chương trình, dự án tín dụng chính 
sách được thực hiện như: Chương trình cho vay phát 
triển kinh tế hộ gia đình; Hộ sản xuất kinh doanh 
vùng khó khăn; Chương trình cho vay thương nhân 
hoạt động tại vùng kinh tế khó khăn miền núi Từ 
đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính 
sách được tiếp cận vay vốn để duy trì, phát triển, mở 
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Đối với chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi, DN 
khởi nghiệp phải có dự án, phương án sản xuất 
kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến 
khích của Nhà nước thông qua Quỹ Phát triển 
DNNVV. Hướng dẫn cơ chế tài chính cho Quỹ 
phát triển DNNVV để hoạt động cũng được ban 
hành tại Thông tư số 19/2015/TT-BTC. Như vậy, 
các DNNVV thuộc lĩnh vực ưu tiên nếu đáp ứng 
đủ điều kiện thì được vay vốn tại Quỹ với mức vay 
tối đa là 30 tỷ đồng, lãi suất vay 7%/năm, thời hạn 
vay tối đa 7 năm.
Thứ hai, về chính sách thuế: Các tư tưởng, quan 
điểm, chính sách của Đảng về khuyến khích, tạo 
điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển đã được 
thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhất 
là các văn bản về thuế được sửa đổi, bổ sung trong 
thời gian qua. Cụ thể, từ năm 2004 đến nay, với 
Bảng 1: tỷ Lệ giải thỂ doanh nghiệp/doanh nghiệp thành Lập mới qUa CáC năm
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
DN thành lập mới 77.548 69.874 76.955 74.842 94.754 110.100 126.859
DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động 54.198 54.261 60.737 67.823 80.858 40.750 38.869
Tỷ lệ 69,9% 77,7% 78,9% 90,6% 85,3% 37% 30,6%
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
11
việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy 
phạm pháp luật về thuế, các chính sách ưu đãi thuế 
đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN đầu 
tư trong nước cơ bản được thống nhất và kiện toàn, 
góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về 
thuế. Đây là giai đoạn cải cách thuế được triển khai 
khá toàn diện, triệt để thể hiện trong việc sửa đổi, 
bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo 
cơ chế kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập với 
các nền kinh tế khu vực và thế giới. 
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các 
DN thành lập mới hoặc thực hiện các dự án đầu 
tư mới, trong đó tập trung vào đầu tư, phát triển 
khoa học và công nghệ, sản phẩm công nghệ cao, 
sản xuất năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường như: 
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng 
dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao 
được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của 
Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm 
tạo DN công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát 
triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao 
được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật 
về công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, 
nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường 
bộ, đường sắt; phát triển công nghệ sinh học; dự 
án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường 
Các chính sách thuế được thiết kế hỗ trợ theo nhiều 
kênh: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ theo 
địa bàn, hỗ trợ theo đối tượng
Thứ ba, về chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán đối 
với DN: Để hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của 
khu vực kinh tế tư nhân, các công cụ kế toán, kiểm 
toán cũng được Bộ Tài chính kịp thời hoàn thiện và 
triển khai áp dụng cho các DN theo hướng tiệm cận 
với Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán. Đối 
với DN khởi nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các 
quy định về chế độ kế toán riêng cũng được nghiên 
cứu để ban hành đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - 
tài chính và phù hợp với khả năng trình độ của cán 
bộ trong DN. Theo đó, báo cáo tài chính của các DN 
siêu nhỏ được hướng dẫn đơn giản, gọn nhẹ giúp 
DN dễ thực hiện, góp phần tiết kiệm chi phí kế toán 
và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, DN khởi nghiệp cũng được hỗ trợ 
thông qua mô hình phát triển vườn ươm DN trong 
một số lĩnh vực ưu tiên, chủ yếu tập trung vào DN 
thành lập mới trong lĩnh vực khoa học và công 
nghệ. Kinh phí thành lập và hoạt động các vườm 
ươm công lập được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 
như Vườn ươm Phú Thọ (Đại học Bách khoa TP. 
Hồ Chí Minh); Vườn ươm CRC (Đại học Bách Khoa 
Hà Nội); Vườn ươm khu Công nghệ cao Hòa Lạc; 
Vườm ươm DN (công viên phần mềm Quang Trung 
TP Hồ Chí Minh) Bên cạnh đó, các ưu đãi về thuế 
(thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia 
tăng, thuế thu nhập cá nhân) đối với các vườn 
ươm. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông 
tư số 214/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính 
sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và 
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy 
định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính 
sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công 
nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ nhằm 
tạo điều kiện giúp các DN khởi nghiệp hình thành 
và phát triển.
những vấn đề đặt ra
Thực tiễn cho thấy, chính sách hỗ trợ gián tiếp 
thông qua vườm ươm DN đã góp phần giúp giảm 
thiểu rủi ro khởi nghiệp, gia tăng khả năng tồn 
tại và phát triển cho DN khởi nghiệp. Tuy nhiên, 
do tốc độ phát triển nhanh của hệ sinh thái khởi 
nghiệp với nhiều cấu phần mới, nên cơ chế chính 
sách và hệ thống phát luật chưa theo kịp để điều 
chỉnh cho phù hợp với sự hình thành và phát triển 
của DN khởi nghiệp theo phương thức mới (như 
quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam, sự công nhận 
giá trị bằng tiền của tài sản vô hình trong góp vốn 
thành lập công ty hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 
đối với DN khởi nghiệp...).
Kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu 
DN hiện nay cũng chưa thực sự đạt hiệu quả như 
mong đợi. Nguyên nhân là do còn thiếu hệ thống 
các nhà đầu tư, sức cầu thấp, chưa hình thành được 
thị trường định mức tín nhiệm DN cũng như trái 
phiếu DN. Quan điểm coi trái phiếu DN như một 
công cụ tín dụng đã dẫn đến những quy định mang 
tính hạn chế hoạt động đầu tư vào trái phiếu DN 
đối với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, hệ thống 
pháp lý chưa đủ rộng và sâu đã phần nào hạn chế 
thị trường trái phiếu DN phát triển. 
DN khởi nghiệp thường là DN có quy mô vừa và 
nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, năng lực tài chính yếu. Việc 
Xu thế chung của các dn khởi nghiệp trên thế 
giới là gặp khó khăn trong những năm đầu 
khởi sự. tại anh, tỷ lệ dn còn tồn tại sau 3 năm 
hoạt động là 70%. tại new Zealand, tỷ lệ dn 
tồn tại sau 3 năm hoạt động là dưới 50%. ở 26 
nước trong khu vực EU, tốc độ gia tăng số lượng 
dn thành lập mới và dn giải thể ở mức tương 
đương nhau; tỷ lệ dn tồn tại sau 5 năm là 46%. 
12
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
đáp ứng các điều kiện để có thể niêm yết trên thị 
trường chứng khoán và thị trường trái phiếu DN là 
khó khăn, do đó, việc huy động vốn qua kênh này 
chưa thực sự tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp. 
Chính sách tài chính đối với DN khởi nghiệp chỉ 
là một cấu phần trong các chương trình hoặc chính 
sách chung cho mọi thành phần kinh tế. Khâu tổ 
chức thực hiện hiện nay, còn thiếu tính kịp thời; 
Công tác tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách 
được ban hành chậm nên chưa có sự điều chỉnh kịp 
thời để giải quyết những vướng mắc, khó khăn đặt 
ra và hỗ trợ DN hiệu quả.
giải pháp tài chính hỗ trợ 
doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển
Để hiện thực chủ trương của Đảng tại Nghị 
quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển 
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng 
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu sửa 
đổi, bổ sung để tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp 
phát triển. Trong đó, giải pháp trọng tâm là cần 
phát triển thị trường tài chính nhằm đa dạng hóa 
kênh huy động vốn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh 
cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, 
tạo thuận lợi cho DN khởi nghiệp cũng như hỗ trợ 
cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Cụ thể: 
Thứ nhất, nghiên cứu phát triển thêm các kênh 
huy động vốn cho DN khởi nghiệp, chú trọng huy 
động vốn thông qua thị trường chứng khoán với mô 
hình thị trường chứng khoán cho DN nhỏ và vừa, 
trong đó bao gồm cả DN khởi nghiệp. 
Theo kinh nghiệm của một số nước và vùng 
lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan, việc phát 
triển sàn giao dịch chứng khoán dành cho khởi 
nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ 
xã hội, tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển sản 
xuất kinh doanh. Mô hình sàn giao dịch chứng 
khoán chuyên biệt cho DN khởi nghiệp (KONEX) 
của Hàn Quốc được hiểu đơn giản là một chế độ 
ưu đãi của Chính phủ đối với các công ty mới 
khởi nghiệp, là một thị trường dành riêng cho DN 
vừa và nhỏ với các điều kiện niêm yết tương đối 
thông thoáng như chi phí niêm yết thấp, nghĩa vụ 
công bố thông tin, tài chính... không quá khắt khe 
và cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn cho nhà đầu tư, 
đã phần nào giảm bớt áp lực huy động tài chính, 
thường là gánh nặng đối với các DN mới thành 
lập. KONEX được hình thành từ năm 2013 với 21 
DN khởi nghiệp niêm yết và tổng vốn thị trường 
468 tỷ won. Ngày 23/5/2016, đã có 119 DN khởi 
nghiệp niêm yết (gấp 6 lần) với tổng vốn 4.835 
tỷ won (gấp 10 lần), tương đương khoảng 4,1 tỷ 
USD. Đây là một trong những mô hình huy động 
vốn thành công cho DN khởi nghiệp cần học hỏi.
Thứ hai, cần thúc đẩy sự phát triển thị trường 
trái phiếu DN thông qua: (i) Triển khai đề án tổ 
chức giao dịch trái phiếu DN. Theo đó, cần hoàn 
thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu DN 
sớm đưa thị trường giao dịch trái phiếu DN vào 
hoạt động; (ii) Rà soát lại điều kiện phát hành trái 
phiếu DN riêng lẻ theo nguyên tắc gắn với công bố 
thông tin công khai và thực hiện đăng ký, lưu ký 
tập trung; (iii) Khuyến khích các công ty đưa trái 
phiếu lên niêm yết; (iv) Xây dựng cổng thông tin 
trái phiếu DN.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, 
hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm 
là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, góp 
phần cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến 
khích khởi nghiệp; Nâng cao sức cạnh tranh của 
nền kinh tế thông qua việc tổ chức thực hiện các 
Nghị quyết của Chính phủ về cải cách hành chính, 
cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển DN 
theo hướng: mở rộng ứng dụng công nghệ thông 
tin, hiện đại hóa phương thức quản lý, mở rộng 
phạm vi hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử và hệ 
thống hải quan điện tử 
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ KH&CN, Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 
đến năm 2025 
2. Đặng Bảo Hà, Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia, “Xây dựng và phát triển hệ 
sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách chính phủ”
3. Trần Lương Sơn, Chu Thái Hòa, Nhà nước và khởi nghiệp: Bài học kinh 
nghiệm đối với Việt Nam
4. Lê Minh Hương, Viện CL&CSTC, “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp 
khởi nghiệp”. 
5. Lê Minh Hương, Viện CL&CSTC, “Sàn giao dịch chứng khoán cho doanh 
nghiệp khởi nghiệp: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam” 
6. Topica FI, Báo cáo thị trường khởi nghiệp Việt Nam 2015. 
7. GEM (2016), 2015/16 Global Report
8. https://tuoitre.vn/se-co-san-chung-khoan-cho-doanh-nghiep-khoi-
nghiep-1114624.htm
9. 
dich-chung-khoan-20160608092849695.htm.
quy mô vốn/dn của việt nam đã có sự cải thiện 
từ 5,8 tỷ đồng năm 2014 lên 10,2 tỷ đồng vào 
năm 2017. tổng vốn đăng ký thành lập mới năm 
2017 là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 45,4% so với 
cùng kỳ năm 2016. thực tế này cho thấy, mục 
tiêu đạt 1 triệu dn vào năm 2020 là khả thi. 

File đính kèm:

  • pdfco_che_chinh_sach_tai_chinh_ho_tro_doanh_nghiep_khoi_nghiep.pdf