Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng thương mại

I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG.

1. Khái niệm hợp đồng.

Hình thức của quan hệ phát sinh trong quá

trình kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là hợp

đồng. Vậy. Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về

việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự. (Điều 388 BLDS)

pdf 97 trang phuongnguyen 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng thương mại

Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng thương mại
Chuyên đề
PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Văn bản pháp luật: 
1. Bộ luật dân sự 2005; 2. Luật thương mại 2005
I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG.
1. Khái niệm hợp đồng.
Hình thức của quan hệ phát sinh trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là hợp
đồng. Vậy. Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự. (Điều 388 BLDS)
Như vậy, định nghĩa trên, muốn có một hợp
đồng người ta phải xem xét ba yếu tố sau:
- Có tồn tại một sự thỏa thuận hay không.
- Giữa các bên là những ai.
- Nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt
những quyền và nghĩa vụ cụ thể nào.
- Thỏa thuận: được hiểu là sự thống nhất
của các bên về việc thực hiện hay không thực hiện
một việc cụ thể.
Muốn thống nhất, các bên phải có cơ hội bày
tỏ ý chí. Các ý chí phải trùng khớp, thống nhất về
một nội dung nhất định, được hiểu rõ đó là nội
dung của hợp đồng.
- Các bên : được hiểu là hai hay nhiều bên.
Một bên có thể là cá nhân hoặc một tổ chức có tư
cách pháp nhân. Nếu là cá nhân phải có năng lực
hành vi.
- Nghĩa vụ: được hiểu là một hoặc nhiều bên
phải thực hiện hoặc không được thực hiện một
hoặc một số hành vi vì lợi ích của một hoặc nhiều
bên có quyền.
2. Chức năng của hợp đồng.
Nói đến chức năng của hợp đồng là nói đến
vai trò xã hội của hợp đồng.
Sự ra đời của nền KTTT đòi hỏi chức năng
điều tiết, điều chỉnh của hợp đồng giữ vai trò chủ
đạo.
Vì hợp đồng chính là hình thức pháp lý thích
hợp nhất của trao đổi hàng hóa – tiền tệ, là biện
pháp tự điều chỉnh quan trọng nhất đối với quan hệ
hàng hòa – tiền tệ giữa các bên tham gia.
Chức năng quan trọng nhất của hợp đồng là
điều tiết, điều chỉnh quan hệ xã hội. Bên cạnh đó
hợp đồng còn có những chức năng khác như:
- Chức năng như một công cụ pháp lý thể
hiện sự sáng tạo và quyền tự định đoạt của các
bên chủ thể.
- Chức năng thông tin, thể hiện ý chí thống
nhất của các bên về những điều kiện của quan hệ
hợp đồng.
- Chức năng bảo đảm, vì hợp đồng đặt ra
các biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách
nhiệm của các bên, đồng thời khắc phục hậu quả
do không thực hiện đúng hợp đồng.
- Chức năng bảo vệ, vì hợp đồng có thể tự
qui định về các hình thức trách nhiệm cụ thể
trong trường hợp các bên không tuân thủ cam kết:
VD: như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
3. Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp
đồng trong kinh doanh.
Khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng chính là nguồn của pháp luật hợp đồng.
Nghĩa là tìm thấy các qui định của pháp luật
hợp đồng ở đâu, nơi ấy được gọi là nguồn.
Nguồn pháp luật hợp đồng ở VN bao gồm:
- Văn bản pháp luật về hợp đồng.
Gồm: Bộ luật dân sự 2005; Luật thương mại
2005 là hai văn bản cơ bản liên quan đến hợp đồng
kinh doanh.
Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác
liên quan đến hợp đồng chuyên ngành như: Luật
xây dựng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Pháp luật về
ngân hàng, Hàng hải
Về mối quan hệ giữa luật chung và luật
chuyên ngành.
Khi áp dụng thì luật chuyên ngành luôn luôn
được ưu tiên áp dụng trước luật chung. Nếu các
qui định trong luật chuyên ngành không qui định
thì lúc đó mới tìm hiểu các qui định của luật chung
để giải quyết. Trong trường hợp luật chung và luật
chuyên ngành cùng qui định về một vấn đề thì ưu
tiên áp dụng các qui định của luật chuyên ngành.
Trong các văn bản luật về hợp đồng thì Luật
thương mại là luật chuyên ngành, còn BLDS là
luật chung.
- Thói quen, tập quán thương mại cũng
được coi là nguồn của hợp đồng trong trường hợp
pháp luật không qui định cụ thể.
- Nếu hợp đồng được ký kết với thương nhân
nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận chọn luật
áp dụng cho hợp đồng là luật nước ngoài hoặc các
nguyên tắc của pháp luật về hợp đồng.
Khi áp dụng các văn bản này đòi hỏi được
đặt ra là không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
4. Phân loại hợp đồng.
● Căn cứ vào đặc điểm, nội dung của quan
hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ chủ thể, có thể
chia thành:
- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi
bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách
khác, mỗi bên vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ.
Trong hợp đồng song vụ, quyền của bên này
đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại.
Theo điều 406 BLDS 2005 thì: “Hợp đồng
song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ
đối với nhau.”
- Hợp đồng đơn vụ: Theo điều 406 BLDS
2005 thì: “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ
một bên có nghĩa vụ.” Ví dụ: hợp đồng tặng cho
tài sản
● Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi
ích của các chủ thể, có thể chia thành:
- Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng mà
trong đó mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên
kia một lợi ích sẽ nhận lại được một lợi ích tương
ứng. Thông thường là những hợp đồng song vụ. Ví
dụ: hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán hàng
hóa (có đi có lại)
- Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng
mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi
ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực khi
các bên đã trao cho nhau đối tượng được tặng cho
hoặc đã hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.
● Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về
hiệu lực giữa các hợp đồng, có thể chia thành:
- Hợp đồng chính: Theo điều 406 BLDS
2005 thì: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu
lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.”
- Hợp đồng phụ: Theo điều 406 BLDS 2005
thì: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ
thuộc vào hợp đồng chính.”
VD: A mua của B 100 máy vi tính và thuê B
bảo trì số máy đó trong thời gian sử dụng.
Cần phân biệt với Phụ lục hợp đồng: là văn
bản hướng dẫn một số nội dung của hợp đồng.
- Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng có điều
kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào
việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện
nhất định.
Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng
mà khi giao kết, bên cạnh biệc thỏa thuận về nội
dung, các bên còn thỏa thuận để xác định một sự
kiện mà khi sự kiện này xảy ra thì hợp đồng này
mới có hiệu lực hoặc mới chấn dứt.
Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Sự kiện đó phải mang tính khách quan;
+ Nếu là điều kiện đó là công việc phải làm
thì phải là những công việc có thể thực hiện được;
+ Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải là sự
kiện phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức
xã hội.
VD: Hợp đồng làm đại lý bán xăng dầu, vé
máy bay, bán thuốc tân dược thì phải đáp ứng
được các điều kiên do PL qui định hoặc nhà cung
cấp qui định.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà
các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện
nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ
việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Cha, mẹ mua bảo hiểm cho con.
● Căn cứ vào nội dung của giao dịch, có
thể chia thành:
- HĐ mua bán tài sản
- HĐ mua bán nhà;
- HĐ trao đổi tài sản;
- HĐ tặng cho tài sản;
- Hợp đồng vay tài sản;
- HĐ mượn tài sản.
- HĐ thuê tài sản;
- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng vận chuyển;
- Hợp đồng gia công;
- Hợp đồng gửi giữ;
- Hợp đồng bảo hiểm;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Hứa thưởng và thi có 
giải.
● Căn cứ vào hình thức của hợp đồng, có 
thể chia thành:
- Hợp đồng bằng lời nói;
- Hợp đồng bằng văn bản;
- Hợp đồng có công chứng, chứng thực;
- Hợp đồng mẫu.
II. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng.
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo
các nguyên tắc sau đây: Điều 389 BLDS
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng.
*/ Tự do giao kết hợp đồng gồm những nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất: đó là tự do giao kết hợp đồng.
Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt việc
tham gia hay không tham gia vào quan hệ hợp
đồng. Giao kết hợp đồng là quyền của chủ thể.
Không ai được quyền áp đặt ý chí hay ngăn
cản chủ thể khác giao kết hợp đồng.
Thứ hai: đó là tự do lựa chọn đối tác để giao
kết hợp đồng.
Khác với nền kinh tế bao cấp, trong nền
KTTT vài trò của hợp đồng hoàn toàn khác.
Chủ thể có quyền quyết định giao kết hợp
đồng đối với ai, người nào mà không chịu bất cứ
sự áp đặt nào.
Thứ ba: đó là tự do quyết định tính chất của
hợp đồng.
Nghĩa là các chủ thể có quyền lựa chọn hình
thức hợp đồng phù hợp với quan hệ giao dịch.
Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có quyền chọn
loại hợp đồng mà họ muốn giao kết.
Thứ tư: đó là tự do tự do thỏa thuận nội
dung của hợp đồng.
Nội dung này không chỉ thể hiện trong giai
đoạn giao kết hợp đồng mà còn được thể hiện
trong việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao
kết.
*/ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng.
- Tự nguyện: là các bên tham gia giao dịch
dân sự không chịu sự tác động của bất kỳ bên thứ
ba nào và tự nguyện tham gia giao dịch.
Yếu tố tự nguyện được xem xét dưới hai
bình diện:
+ Ý chí: là mong muốn chủ quan bên
trong mỗi chủ thể.
+ Sự bày tỏ ý chí: là sự thể hiện ra bên
ngoài mong muốn chủ quan đó.
Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa
ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí đó
ra bên ngoài.
Vì vậy, sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng
thể hiện ý chí của người đó vào nội dung của hợp
đồng mà người đó thể hiện.
Như vậy, những hợp đồng không đảm bảo
yếu tố thống nhất giữa ý chí và sự bày tỏ ý chí,
như: nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa đều là những hợp
đồng không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Và vì
thế sẽ bị coi là vô hiệu.
- Bình đẳng: có nghĩa là các bên phải ngang
nhau trong khi thỏa thuận những nội dung của hợp
đồng, không bên nào được quyền áp đặt ý chí đối
với bên kia.
Nếu đáp ứng được nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện thì sẽ là cơ sở để thực hiện hợp đồng vì các
bên sẽ thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
từ khi thiết lập giao dịch cho đến khi hợp đồng
được thực hiện xong.
2. Đại diện ký kết hợp đồng
a. Đại diện của tổ chức
- Người đứng đầu tổ chức (Tổ chức kinh
tế): Thông thường và phổ biến là Giám đốc (Tổng
giám đốc)
Người đại diện theo pháp luật: Người đứng
đầu của pháp nhân theo quy định của điều lệ của
pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
- Người đại diện theo uỷ quyền: Người
đứng đầu tổ chức có thể uỷ quyền cho người khác
ký hợp đồng.
Việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn
bản theo đúng quy định của pháp luật, trong đó
nêu rõ người uỷ quyền, người được uỷ quyền, nội
dung uỷ quyền.
- Người được uỷ quyền không được uỷ
quyền lại cho người khác.
- Người đại diện chỉ được thực hiện giao
dịch dân sự trong phạm vi đại diện
b. Đại diện của cá nhân kinh doanh
Người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh là người ký kết hợp đồng.
3. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực:
Để hợp đồng kinh doanh, thương mại có hiệu
lực pháp luật đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện
sau:
+ Chủ thể tham gia hợp đồng phải có thẩm
quyền ký kết hợp đồng.
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không
vi phạm điều cấm của pháp luật.
+ Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn
tự nguyện.
+ Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với
các quy định của pháp luật.
Nếu hợp đồng thiếu một trong các điều kiện
trên thì hợp đồng đó vô hiệu. Có hợp đồng vô hiệu
toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần.
4. Xử lý hợp đồng vô hiệu
Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
+ Nếu hợp đồng chưa thực hiện:
Các bên không được phép thực hiện.
+ Nếu hợp đồng đã thực hiện:
• Các bên phải trả cho nhau những gì đã
nhận. Nếu không trả được vật thì trả bằng tiền.
• Những tài sản và thu nhập bất hợp pháp thì
tịch thu xung vào công quỹ nhà nước.
• Nếu có thiệt hại phát sinh thì mỗi bên phải
tự gánh chịu.
• Bên nào cố ý làm cho hợp đồng vô hiệu thì
bị xử lý theo pháp luật.
Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần:
Các bên cùng nhau sửa chữa phần vô hiệu.
Nếu như đã thực hiện phần vô hiệu đó thì nguyên
tắc xử lý giống như hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
5. Phương thức ký kết hợp đồng
Ký kết hợp đồng trực tiếp:
+ Bàn bạc, thảo luận nội dung của hợp đồng.
+ Các bên cùng ký kết vào bản hợp đồng.
Ký kết hợp đồng gián tiếp:
*/ Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ
ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định cụ thể.
Nội dung của đề nghị phải nêu rõ nội dung
chủ yếu của hợp đồng.
Các hình thức như tờ rơi, quảng cáo,
catalog... Chưa được coi là đề nghị, vì nó không
chứa đựng những nội dung chủ yếu của HĐ.
- Đề nghị giao kết hợp đồng là tính xác định
chủ thể được đề nghị. (với ai, chủ thể nào?)
Hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết
HĐ:
Bên đề nghị không thể tự mình ràng buộc
vĩnh viễn với bên được đề nghị giao kết HĐ, Hiệu
lực ràng buộc của đề nghị giao kết HĐ sẽ chấm
dứt trong các trường hợp sau:
Bên nhận được đề nghị trả lời
không chấp nhận
Hết thời hạn trả lời chấp nhận
Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề
nghị có hiệu lực
Khi thông báo về việc thay đổi
hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
Theo thoả thuận của bên đề nghị và
bên nhận được đề nghị trong thời
hạn chờ bên được đề nghị trả lời
Đề nghị 
giao kết 
HĐ sẽ 
chấm 
dứt
Nếu bên được đề nghị nhận được
thông báo về việc thay đổi hoặc rút
lại đề nghị trước hoặc cùng với
thời điểm nhận được đề nghị
Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề 
nghị phát sinh trong trường hợp bên 
đề nghị có nêu rõ - khi điều kiện đó 
phát sinh
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung
của đề nghị thì đề nghị đó được
coi là đề nghị mới
Thay đổi, 
rút lại đề 
nghị
của bên đề 
nghị giao 
kết hợp 
đồng
Đã nêu rõ quyền này trong đề
nghị thì phải thông báo cho bên
được đề nghị
Thông báo này chỉ có hiệu lực
khi bên được đề nghị nhận được
thông báo trước khi bên được
đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng.
Bên đề 
nghị giao 
kết hợp 
đồng thực 
hiện 
quyền 
huỷ bỏ đề 
nghị
Sửa đổi, chấp nhận đề nghị (bên được đề
nghị).
Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết
hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi
đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị
mới.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự
trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về
việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Chú ý: Bên được đề nghị giao kết hợp đồng
có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với
thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng.
Hợp đồng được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời
chấp nhận giao kết.
Khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết.
Nếu hợp đồng bằng lời nói là thời
điểm các bên đã thỏa thuận về nội
dung của hợp đồng.
Nếu hợp đồng bằng văn bản là thời
điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Thời 
điểm
giao 
kết hợp 
đồng
6. Nội dung của hợp đồng:
Hợp đồng kinh doanh, thương mại bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản hoặc
công việc.
+ Số lượng, chất lượng tài sản hoặc yêu cầu
đối với công việc phải làm.
+ Giá cả, phương thức thanh toán.
+ Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Phạt vi p ... huận bán hàng hóa, dịch
vụ dưới giá thành toàn bộ.
- Phương thức thanh toán do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng và phải thực hiện đúng thỏa
thuận đó.
● Thực hiện đúng điều khỏan về thời gian:
- Thời gian giao hàng hóa hoặc thực hiện 
công việc, dịch vụ
- Thời gian thanh toán
- Thời gian giao chứng từ
Cần phân biệt thời hạn và thời điểm:
-> Thời điểm là mốc thời gian xác định
-> Thời hạn là khoảng thời gian
Nếu các bên thỏa thuận thời hạn giao hàng,
hay thực hiện dịch vụ, làm công việc hay thanh
toán thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện bất kỳ
thời điểm nào trong thời hạn đã thỏa thuận.
● Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm:
- Địa điểm giao hàng, nhận hàng.
- Địa điểm thực hiện dịch vụ, thực hiện công 
việc
- Địa điểm thanh toán.
- Địa điểm do các bên thỏa thuận.
- Nếu các bên không thỏa thuận thì áp dụng 
một số nguyên tắc sau:
+ Nếu đối tượng hợp đồng là bất động 
sản thì địa điểm thực hiện hợp đồng là nơi tọa lạc 
bất động sản.
+ Nếu đối tượng hợp đồng là động sản 
thì địa điểm thực hiện là nơi cư trú hoặc nơi có trụ 
sở của bên có quyền.
3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp 
đồng
Theo quy định tại Điều 318 BLDS 2005 thì 
có các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau:
a) Cầm cố tài sản;
b) Thế chấp tài sản;
c) Đặt cọc;
d) Ký cược;
đ) Ký quỹ;
e) Bảo lãnh;
g) Tín chấp.
a. Cầm cố tài sản
- Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự.
Đặc điểm
- Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu
của bên cầm cố.
+ Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều
người thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng
sở hữu.
+ Dấu hiệu thuộc quyền sở hữu:
- Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
- Người đang chiếm hữu thực tế. 
Ngoại lệ: Các pháp nhân Nhà nước, dù
không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có thể
dùng tài sản thuộc quyền quản lý của mình để cầm
cố.
- Các tài sản cầm cố thường là động sản.
- Bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm
cố.
- Hình thức cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn
bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong
hợp đồng chính.
- Hiệu lực của cầm cố tài sản 
Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
- Xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ
dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài
sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các
bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy
định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ
số tiền bán tài sản cầm cố.
b. Thế chấp tài sản
Khái niệm:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi
là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối
với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và
không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế
chấp.
Đặc điểm:
- Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động
sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động
sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Trong trường hợp thế chấp một phần bất
động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài
sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
- Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được
hình thành trong tương lai.
- Hình thức của thế chấp tài sản:
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn
bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong
hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có
quy định thì văn bản thế chấp phải được công
chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
- Thời hạn thế chấp
Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài
sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có
thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo
đảm bằng thế chấp.
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các
bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài
sản thế chấp.
- Tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của
bên thế chấp, được phép giao dịch và không có
tranh chấp.
- Tài sản thế chấp bao gồm: Nhà ở, công
trình xây dựng, quyền sử dụng đất, hoa lợi, lợi tức,
máy móc, tàu biển, máy bay...
- Bên thế chấp tài sản có quyền : Được khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản,
trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản
thế chấp theo thoả thuận;
- Bên nhận thế chấp tài sản có quyền: Được
xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng
không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử
dụng, khai thác tài sản thế chấp;
Xử lý tài sản thế chấp:
Tương tự như xử lý tài sản cầm cố.
Bên bảo lãnh (bên
thứ 3) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay khi đến
thời hạn mà bên được
bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ
Bên nhận bảo
lãnh (bên có
quyền)
Bên được bảo
lãnh (bên có
nghĩa vụ)
Cam kết
Chuyển
c. Bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với
bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ.
Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình.
Đặc điểm
- Bên bảo lãnh phải đáp ứng điều kiện là
người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài
sản.
- Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công
việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo
lãnh nếu người này không thực hiện.
- Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ
thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu
không có thoả thuận khác.
- Hình thức bảo lãnh
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản,
có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp
đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy
định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng
hoặc chứng thực.
- Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo
lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên
nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
- Nhiều người cùng bảo lãnh
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ
thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ
trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy
định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền
có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo
lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo
lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay
cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những
người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa
vụ của họ đối với mình.
- Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu
của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
- Huỷ bỏ việc bảo lãnh
Việc bảo lãnh có thể được huỷ bỏ nếu được
bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
- Chấm dứt việc bảo lãnh
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh
chấm dứt;
2. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay
thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh;
4. Theo thoả thuận của các bên
d. Đặt cọc.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có
giá trị khác (Tài sản đặc cọc) trong một thời hạn để
đảm bảo giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ.
- Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
- Trong trường hợp hợp đồng được giao kết,
thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả
tiền.
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc gia kết, thực
hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên
nhận đặt cọc.
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài
sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị
tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
đ. Ký cược
- Ký cược là việc bên thuê tài sản là động
sản giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (Tài sản ký
cược) trong một thời hạn để bảo đảm trả lại tài sản
thuê.
+ Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại
thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi
trừ tiền thuê.
+ Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì
bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê. Nếu tài
sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược
thuộc về bên cho thuê.
e. Ký quỹ
- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ
có giá khác vào tài khoản phong tỏa vào một ngân
hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì
bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh
toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây
ra sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
a. Trách nhiệm pháp lý do giao kết hợp
đồng trái pháp luật
Trách nhiệm pháp lý do giao kết hợp đồng
trái pháp luật được hiểu là những hậu quả bất lợi
đối với các chủ thể đã ký kết hoặc thực hiện hợp
đồng trái pháp luật, thể hiện sự phê phán của nhà
nước và xã hội đối với các hành vi đó.
- Hợp đồng trái pháp luật là những hợp đồng
vi phạm các quy định của pháp luật, và hợp đồng
đó không có hiệu lực pháp luật.
Có thể gọi là hợp đồng vô hiệu. Nếu không
thỏa mãn các điều kiện sau
+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành
vi dân sự;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không
vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội;
+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự
nguyện.
+ Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có
hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật
có quy định.
- Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu:
+ Không bị hạn chế:
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
+ Thời hạn hai năm:
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức.
b. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Khái niệm
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một
loại trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của một
bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu hậu quả bất
lợi về vật chất do các bên thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
có ý nghĩa:
+ Buộc bên vi phạm phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi mà mình đã gây ra cho bên kia.
+ Nhằm phòng ngừa chung, tức là nhằm bảo
đảm các bên thực hiện đúng hợp đồng. Ngăn ngừa
hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường ý thức tôn
trọng pháp luật.
+ Khôi phục lại những thiệt hại mà bên vi
phạm đã gây ra.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.
Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
- Có sự vi phạm hợp đồng: Là hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Ví dụ:
+ Vi phạm về số lượng hàng hóa: giao hàng
thiếu, giao hàng không đồng bộ.
+ Giao hàng không đúng chất lượng mà các
bên đã thỏa thuận.
+ Giao hàng chậm, nhận hàng chậm hoặc
thanh toán chậm...
- Có sự thiệt hại thực tế: Là những thiệt hại
vật chất có thể tính toán được, không phải là
những thiệt hại phi vật chất.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm hợp đồng và thiệ hại thực tế: Hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp, tất yếu
gây ra thiệt hại.
- Hành vi có lỗi: Lỗi để áp dụng trách nhiệm
khi vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán, nghĩa là khi
một bên không chấp hành hoặc chấp hành không
đầy đủ trong khi có điều kiện thực hiện thì đương
nhiên bị coi là có lỗi.
Như vậy bên bị vi phạm không cần chứng
minh lỗi của bên vi phạm mà chỉ cần chứng minh
có hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy
đủ và thiệt đã xảy ra trên thực tế.
Một số trường hợp miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm hợp đồng và bên vi phạm hợp
đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn
trách nhiệm (Điều 294/ LTM 2005)
+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà
các bên đã thỏa thuận.
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
+ Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn
do lỗi của bên kia.
+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện
quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền mà các bên không thể biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng.
Các loại trách nhiệm
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
(Đ297/LTM 2005): Là loại trách nhiệm mà bên bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hoặc
dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
- Biểu hiện: Bên bị vi phạm buộc bên vi
phạm phải thực hiện đúng các điều khoản, các
nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện các biện
pháp khác thích hợp để hợp đồng được thực hiện.
- Phạt vi phạm (Đ300 – Đ301/LTM 2005):
Là loại trách nhiệm mà bên bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận, trừ các
trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều
294/LTM 2005).
Các bên được thỏa thuận mức phạt nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm (Trừ Điều 266/LTM 2005- kết quả giám định
sai).
- Bồi thường thiệt hại (Đ302 – Đ305/LTM
2005):
Là loại trách nhiệm mà bên vi phạm bồi
thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị
tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải
chịu mà bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp
mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không
có hành vi vi phạm.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Đ308 –
Đ309/LTM 2005):
Là việc một bên tạm thời không thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng khi thuộc một trong các
trường hợp sau:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa
thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp
đồng.
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng:
Là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt
hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Đ310 –
Đ311/LTM 2005):
Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa
thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng.
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng.
- Hủy bỏ hợp đồng (Đ312 – Đ314/LTM
2005):
+ Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng: Là việc bãi bỏ
hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối
với toàn bộ hợp đồng.
+ Huỷ bỏ một phần hợp đồng: Là việc bãi bỏ
thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần
còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Các biện pháp khác: Do các bên thỏa
thuận nhưng không trái pháp luật Việt Nam, không
trái đạo đức xã hội và không trái với Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
III. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.
(SV TỰ NGHIÊN CỨU)

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_phap_luat_ve_hop_dong_thuong_mai.pdf