Chuyên đề Pháp luật về đầu tư

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

1. Khái niệm về đầu tư.

- Thông thường: bỏ nhân lực, vật lực, tài lực

vào công việc dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh

tế xã hội.

- Kinh tế: hoạt động sử dụng các nguồn lực

hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế những hiệu

quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng.

Đầu tư không thể thiếu đối với nền kinh tế.

Các nguồn lực đầu tư có thể: tiền, tài nguyên, sức

lao động , trí tuệ

pdf 53 trang phuongnguyen 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Pháp luật về đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Pháp luật về đầu tư

Chuyên đề Pháp luật về đầu tư
Chuyên đề
PHÁP LUẬT VỀ 
ĐẦU TƯ
Văn bản: Luật Đầu tư 2005; Nghị định 108/CP ngày 
22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ
1. Khái niệm về đầu tư.
- Thông thường: bỏ nhân lực, vật lực, tài lực
vào công việc dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh
tế xã hội.
- Kinh tế: hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế những hiệu
quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng.
Đầu tư không thể thiếu đối với nền kinh tế.
Các nguồn lực đầu tư có thể: tiền, tài nguyên, sức
lao động , trí tuệ
- Pháp lý: là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản
theo các hình thức và cách thức do phaùp luaät qui định
để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc mục đích khác (thương mại hoặc phi
thương mại)
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài
sản tiến hành các hoạt động đầu tư. (K1, Điều 3,
LĐT 2005)
Về lý luận cũng như thực tiễn cần phân biệt
hai khái niệm: đầu tư (nhằm mục đích lợi nhuận)
với khái niệm kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Còn hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất
tạo lập (bỏ vốn, tài sản) nhằm hình thành cơ sở vật
chất cũng như các điều kiện khác để thu lợi nhuận.
Như vậy, hoạt động kinh doanh có phạm vi
rộng hơn hoạt động đầu tư.
2. Phân loại đầu tư.
Căn cứ vào mục đích đầu tư:
- Đầu tư phi lợi nhuận (nhà nước ñaàu tư xaây döïng
cô sôû haï taàng)
- Đầu tư kinh doanh (thành lập doanh nghieäp, lieân
doanh, hôïp ñoàng, mua coå phaàn, goùp voán )
Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:
- Đầu tư trong nước.
- Đầu tư nước ngoài
Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối
với vốn đầu tư: (Luật đầu tư 2005)
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư. Hình thức này không có sự tách bạch giữa
quyền sở hữu và quyền quản lý.
Nó có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc
nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông
qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy
tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và
các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư
không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Với hình thức đầu tö naøy thì người đầu tư vốn
và người quản lý, sử dụng vốn là khác nhau vaø có
thẩm quyền khác nhau đối với nguồn lực đầu tư.
3. Hình thức đầu tư.
Là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các
nhà đầu tư theo qui định của phaùp luaät.
Căn cứ vào điều kiện của mình mà nhà đầu
tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
a. Các hình thức của đầu tư trực tiếp.
* Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc
góp vốn). Hình thức này nhà đầu tư vừa bỏ vốn
vừa quản trị DN.
Theo qui định của PL hiện hành, đầu từ vào
tổ chức kinh tế bao gồm:
- Thành lập lập tổ chức kinh tế 100% vốn của
nhà đâu tư. (DNTN, Cty TNHH 1TV,)
- Thành lập, góp vốn với nhà đầu tư khác
(Cty HD, Cty TNHH 2TV, Cty CP)
*/ Đầu tư theo hợp đồng.
Hình thức này hình thành trên cơ sở hợp
đồng đầu tư giữa các nhà đầu tư hoặc với nhà
nước.
Theo qui định của PL đầu tư theo HĐ có các
hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi
tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký
giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập pháp nhân.
Đặc diểm:
*/ Hình thức pháp lý là HĐ BCC.
*/ Các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh
và phân chia kết quả KD.
*/ Các bên kinh doanh với tư cách pháp lý
của mình mà không thành lập pháp nhân mới.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh
công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất
định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không
bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh
doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt
Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây
gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công
trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo
điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để
thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán
cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT là các
hình thực đầu tư giữa cơ quan nhà nước với nhà
đầu tư. Đây là hình thức quan trọng trong việc thu
hút vốn đầu tư xây dựng CSHT.
Về mặt pháp lý, sự khác nhau giữa các hình
thức này thể hiện ở thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu công trình gắn liền với quyền quản lý, vận
hành, khai thác công trình của nhà đầu tư cho nhà
nước và phương thức thanh toán, đền bù của nhà
nước cho nhà đầu tư.
*/ Đầu tư phát triển kinh doanh.
Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức mà
nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng qui mô và nâng cao
năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Bao gồm các hình thức: Mở rộng qui mô,
nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
*/ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp.
- Sáp nhập DN là chuyển toàn bộ tài sản,
quyền và nghĩa vụ của DN bị sáp nhập sang DN
nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của DN bị
sáp nhập.
- Mua lại DN là nhà đầu tư nhận chuyển giao
quyền sở hữu DN có thanh toán.
Đây là hình thức đầu tư có khả năng tạo ra sự
thống lĩnh, độc quyền trong lĩnh vực kinh tế.
b. Các hình thức đầu tư gián tiếp.
Chúng ta biết rằng, sự khác nhau giữa đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp là mức độ, phạm vi
quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt
động kinh doanh.
Trong đầu tư gián tiếp, do nhà đầu tư không
trực tiếp quản lý, điều hành các nguồn lực đầu tư
mà chỉ hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động
đầu tư.
Hình thức: mua bán chứng khoán, trái phiếu,
ngân hàng, DN bảo hiểm
II. THỦ TỤC ĐẦU TƯ.
1. Chuẩn bị đầu tư.
Là giai đoạn khởi đầu của một dự án đầu tư,
giai đoạn này nếu được chuẩn bị tốt sẽ quyết định
sự thành công của dự án đầu tư. Trong giai đoạn
này nhà đầu tư phải làm các công việc sau:
*/ Nghiên cứu đánh giá thị trường đầu tư.
*/ Xác định sự cần thiết phải đầu tư và qui
mô đầu tư.
*/ Lựa chọn hình thức đầu tư.
*/ Tiến hành khảo sát và lựa chọn đại điểm
đầu tư.
*/ Lập dự án đầu tư. (tự làm hoặc thuê)
- Là căn cứ để CQNN xem xét.
- Là cơ sở để triển khai hoạt động đầu tư.
- Là cơ sở để chủ đầu tư quyết định đầu tư
hay tổ chức tín dụng quyết định cấp vốn.
Dự án đầu tư bao gồm:
* Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
* Báo cáo khả thi.
2. Thủ tục đầu tư.
Mục đích chủ yếu của của việc qui định các
thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý của nhà
nước đối với hoạt động đầu tư.
Nhằm tránh sự thất thoát, lãng phí, kém hiệu
quả trong hoạt động đầu tư.
Thông qua hoạt động này, nhà nước thừa
nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư.
a. Thẩm quyền chấp thuận và cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
- Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương
đầu tư: không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư
trong những lĩnh vực sau:
Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không;
vận tải hàng không; cảng biển quốc gia; Thăm dò,
khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác
khoáng sản; Phát thanh, truyền hình; casino; Sản
xuất thuốc lá điếu; Thành lập cơ sở đào tạo đại
học,Thành lập khu công nghiệp...
Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn và
có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam
trở lên trong những lĩnh vực sau: Kinh doanh điện;
chế biến khoáng sản; luyện kim; Xây dựng kết cấu
hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
Sản xuất, kinh doanh rượu, bia;
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các
lĩnh vực sau: Kinh doanh vận tải biển;Thiết lập
mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát,
viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn
phát sóng;In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
- Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp
Giấy chứng nhận đầu tư.
*/ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm
cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận chủ trương đầu tư nói trên.
*/ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
đối với những địa phương chưa thành lập Ban
Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
công nghệ cao.
- Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện việc
đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối
với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả
các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận chủ trương đầu tư nói trên.
b. Thủ tục đầu tư.
Thủ tục đầu tư bào gồm: Đăng ký đầu tư và
thẩm tra dự án đầu tư.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền của mình thực hiện trên
địa bàn.
Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư
thực hiện trên địa bàn thuộc thẩm quyền.
Đăng ký đầu tư.
Dự án đầu tư trong nước
- Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối
với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư
dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực
đầu tư có điều kiện.
- Nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư đối với các
dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ
15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt
Nam thuộc các trường hợp dưới đây :
*/ Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều
kiện .
*/ Dự án không thuộc đối tượng chấp thuận 
đầu tư của Thủ tướng CP.
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có
quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều
kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại
cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Sau 15 ngày (nếu có đủ hồ sơ hợp lệ) sẽ được
cơ quan quản lý đầu tư cấp Tỉnh cấp GCNĐT.
Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức
kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào
Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng
ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thẩm tra dự án đầu tư.
Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có
vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ
300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh
mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện
thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư.
Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần
thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá
45 ngày.
3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư, chủ đầu
tư sẽ tiến hành các công việc cần thiết cũng như
thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án đầu
tư. Giai đạn này liên quan đến nhiều qui định pháp
lý khác nhau: Luật đất đai, luật khoáng sản, Luật
xây dựng, Luật thuế
Nội dung của công việc, thủ tục cần triển
khai dư án bao gồm các công việc sau:
- Xin giao đất hoặc thuê đất đối với các dự án
có nhu cầu sử dụng đất.
- Xin Giấy phép xây dựng đối với công trình
có xây dựng.
- Xin giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên
khoáng sản nếu có.
- Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thực
hiện kế hoạch tái định cư nếu có.
- Mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ.
- Thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng....
......
4. Tạm ngưng, giản tiến độ và chấm dứt
hoạt động đầu tư.
Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải
thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để
được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn,
giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án.
Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau
mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai
hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã
cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu
hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy
chứng nhận đầu tư;
2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động
được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh
nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu
tư về tiến độ thực hiện dự án;
3. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động
của dự án;
4. Chấm dứt hoạt động theo quyết định của
cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án,
quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp
luật.
5. Đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt
Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Điều kiện: Để được đầu tư ra nước ngoài
theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có
các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính
đối với Nhà nước Việt Nam;
c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư
cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Dự án phải đăng ký đầu tư là dự án có quy
mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam;
Dự án phải thẩm tra đầu tư là dự án có quy
mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước
ngoài: xem Điều 77, 78
III. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
1. Quyền của nhà đầu tư.
- Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư,
phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu
tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
- Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các
nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và
tài nguyên theo quy định của pháp luật. Thuê hoặc
mua thiết bị, máy móc, lao động trong nước; thuê
lao động nước ngoài
- Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo,
tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt
động đầu tư.
- Quyền mua ngoại tệ
Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín
dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng
cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao
dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối.
- Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc
dự án đầu tư.
- Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn 
liền với đất.
- Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo
nguyên tắc không phân biệt đối xử.
- Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách
liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế
quốc dân.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo
quy định của pháp luật
2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục
đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội
dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư,
hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn
bản xác nhận.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế
toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự,
nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của
người lao động.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người
lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
IV. LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN, ƯU ĐÃI VÀ HỖ
TRỢ ĐẦU TƯ.
1. Lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư.
a. Lĩnh vực đầu tư.
Lĩnh vực ưu đãi đầu tư: Sản xuất vật liệu
mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, sinh học, thông tin; cơ khí chế tạo; Nuôi
trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản;; Sử dụng công
nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; Sử dụng nhiều lao
động; Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; Phát
triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể
thao và văn hóa dân tộc; Phát triển ngành, nghề
truyền thống.
Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
đ) Dịch vụ giải trí;
e) Kinh doanh bất động sản;
g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài
nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
Lĩnh vực cấm đầu tư
- Các dự án gây phương hại đến quốc phòng,
an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
- Các dự án gây phương hại đến di tích lịch
sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt
Nam.
- Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân
dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
-Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên
ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc
hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều
ước quốc tế.
b. Địa bàn đầu tư.
Địa bàn ưu đãi đầu tư
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
2. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư là các biện pháp
khuyến khích đầu tư do nhà nước ban hành nhằm
tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích
nhất định cho nhà đầu tư.
- Ưu đãi về thuế (thuế suất ưu đãi, thời hạn
hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế)
- Chuyển lỗ.
- Khấu hao tài sản cố định.
- Ưu đãi về sử dụng đất (50 -70 năm và có
thể gia hạn)
- Đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
2. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp mà nhà nước
đăt ra nhằm khuyền khích đầu tư.
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
- Hỗ trợ đào tạo.
- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ
đầu tư.
- Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.
V. BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm.
Là các biện pháp được thể hiện trong các qui
định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình thực
hiện các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh
doanh.
Vài trò:
- Góp phần tăng thu hút đầu tư;
- Thể hiện thái độ của NN đối với nhà đầu tư;
- Thể hiện tính nhất quán giữa PL đầu tư và
PL khác.
2. Nội dung các biện pháp đảm bảo đầu tư.
- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp.
Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu
tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng
biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng
mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu
tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị
trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng
dụng.
-Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà
đầu tư.
Nhà nước VN không phân biệt đối xử giữa
nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư ngoài nước.
Các qui định của PLVN về đầu tư đều được qui
định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự
khác biệt.
Các cam kết quốc tế mà nhà nước VN tham
gia cũng thể hiện biện pháp này.
-Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp
phát sinh tư hoạt động đầu tư.
Thể hiện nội dung này, Luật đầu tư đã đưa ra
cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho tất
cả các nhà đầu tư mà không phân biệt quốc tịch.
Các nhà đầu tư được quyền lựa chọn nhiều
cách thức để giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước
ngoài với nhau được giải quyết bằng:Toà án Việt
Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài;
Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp
thoả thuận thành lập.
-Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu
nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư nước
ngoài.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ
thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở
hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
-Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có
những thay đổi về chính sách, pháp luật.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới được
ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với
quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng
trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi,
ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật,
chính sách mới đó có hiệu lực.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban
hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp
mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định
của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà
đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy
định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải
quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau
đây:
- Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
- Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
- Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
- Được xem xét bồi thường trong một số
trường hợp cần thiết.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_phap_luat_ve_dau_tu.pdf