Chương trình phòng chống sốt xuất huyết

Những vấn đề chung liên quan

đến sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh

nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi

truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh

dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng

Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh

SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8,

9, 10 trong năm.

pdf 65 trang phuongnguyen 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình phòng chống sốt xuất huyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình phòng chống sốt xuất huyết

Chương trình phòng chống sốt xuất huyết
CHƢƠNG TRÌNH 
 PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT 
Bs Huỳnh Minh Trúc – Trung tâm YTDP Cần Thơ 
MỤC TIÊU 
 1. Trình bày được những vấn đề chung liên 
quan đến sốt xuất huyết 
 2. Nêu được những điểm chính trong giám sát 
dịch tể SXH 
 3. Nêu được các nội dung chính kế hoạch 
phòng chống sốt xuất huyết giai đoạn 2017-
2020 
Những vấn đề chung 
liên quan đến sốt xuất huyết 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh 
nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi 
truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh 
dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở 
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng 
Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh 
SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 
9, 10 trong năm. 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue thuộc 
nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ 
huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và 
DEN - 4. 
 Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ 
bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. 
Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ 
có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai 
đoạn trong máu có nhiều vi rút. 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi 
người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị 
mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. 
 Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời 
với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không 
được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút 
Dengue khác. 
 Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút 
Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng 
hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue. 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực 
tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người 
bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang 
người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài 
muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và 
Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là 
Aedes aegypti. 
 Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày 
sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh 
suốt đời. 
Một số loài muỗi gây bệnh 
Muỗi vằn truyền bệnh 
SXH 
Muỗi Culex truyền bệnh 
Viêm não Nhật Bản 
Muỗi Anophen truyền 
bệnh Sốt rét 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Muỗi vằn Aedes aegypti rất thích hút máu 
người và thường sống trong nhà, gần người. Đẻ 
trứng ở những DCCN sạch trong và xung quanh 
nhà. Mỗi lần muỗi đẻ 50-100 trứng và mỗi muỗi 
cái có thể đẻ 4 lần. Thường đốt người vào ban 
ngày, cao điểm là sáng sớm và chiều tối. Muỗi 
vằn có khả năng bay khoảng 100 - 150 mét. 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn: 
trứng, lăng quăng, nhộng, trưởng thành. Vào 
mùa mưa vòng đời của muỗi khoảng 10-15 
ngày. Muỗi có thể sống khoảng 1-2 tháng. 
 Vào mùa khô vòng đời của muỗi dài hơn 20 
ngày. Do khô hạn nên trứng không nở được và 
sẽ nở thành lăng quăng khi có cơn mưa đầu 
tiên. 
 Chỉ có muỗi cái mới hút máu người và đẻ 
trứng. Muỗi hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm 
nhưng cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối. 
Những vấn đề chung liên quan đến sốt 
xuất huyết 
 Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 
mức độ (Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16 
tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ) 
 - Sốt xuất huyết Dengue. 
 - Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh 
báo. 
 - Sốt xuất huyết Dengue nặng. 
  Vật vã, bứt rứt, li bì hay mê sảng 
 Đau bụng nhiều 
 Mạch nhanh yếu 
 Tay chân lạnh, rịn mồ hôi 
 Da đổi sắc tím bầm, môi tím tái 
 Tiểu ít hơn bình thường 
 Đưa ngay vào bệnh viện nếu thấy một trong 
những dấu hiệu trên. 
DẤU HIỆU TRỞ NẶNG (SỐC) 
  NHỮNG ĐIỀU NÊN 
LÀM 
 Hạ sốt ngay (lau ấm 
toàn thân, dùng thuốc 
Paracetamol) 
 Chế độ ăn: Đủ chất, 
nhiều nước, thức ăn 
mềm dễ tiêu 
 Theo dõi tình trạng trẻ 
(thân nhiệt, vẻ mặt, 
mạch, nhịp) 
 Đưa ngay trẻ đến trạm 
y tế gần nhất khi trẻ 
bệnh nặng 
 NHỮNG ĐIỀU 
KHÔNG NÊN LÀM 
 Không dùng 
Aspirin để hạ sốt 
 Cho trẻ ăn thức ăn 
sậm màu: Cháo 
huyết, socola, cà 
phê  khó theo 
dõi bệnh khi có 
SXH 
 Không nên cạo 
gió, cắt lể 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Ổ dịch SXHD: 
 Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân cư 
hoặc tương đương) được xác định là ổ dịch 
SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong 
vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD được 
chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, đồng 
thời phát hiện có lăng quăng/bọ gậy hoặc muỗi 
truyền bệnh trong phạm vi bán kính 200 mét. 
 Ổ dịch SXHD được xác định chấm dứt khi 
không có ca bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ 
ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng. 
Những vấn đề chung liên quan đến sốt xuất 
huyết 
 Phòng chống bệnh SXHD: Đến nay, bệnh 
SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa 
có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc 
tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự 
tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả 
cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng 
chống SXHD. 
Những vấn đề chung liên quan 
 đến sốt xuất huyết 
 Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin SXH 
Dengvaxia® của Hãng Sanofi Pasteur nghiên cứu, sản 
xuất là VX đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép 
với lịch trình ba mũi tiêm cách nhau 0/6/12 tháng. Hiệu 
quả thay đổi theo từng loại týp huyết thanh: với týp huyết 
thanh 3 và 4 tương ứng 71,6% và 76,9%, huyết thanh týp 
1 và týp 2 đạt 54,7% và 43,0%. Mexico là Quốc gia đầu 
tiên sử dụng vắc xin này cho những đối tượng từ 09 - 45 
tuổi sinh sống trong vùng lưu hành bệnh vào tháng 
12/2015. Ngoài ra còn có thêm khoảng 5 loại vắc xin khác 
được thử nghiệm lâm sàng, trong đó có 2 loại được Hãng 
Butantan and Takeda nghiên cứu dự kiến sẽ bắt đầu thử 
nghiệm giai đoạn 3 vào đầu năm 2016. 
Những vấn đề chung liên quan 
đến sốt xuất huyết 
 Dự án nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Wolbachia tại Thành phố 
Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà. 
 Muỗi vằn Aedes aegypti sau khi được gây nhiễm vi khuẩn 
Wolbachia gần như không còn khả năng truyền bệnh SXH, nhờ vậy 
bệnh SXH sẽ được kiểm soát hiệu quả và an toàn tại những nơi 
quần thể muỗi vằn truyền bệnh SXH được thay thế bằng muỗi vằn 
mang Wolbachia. 
 Ở Việt Nam, thực địa đầu tiên được lựa chọn thả muỗi là đảo 
Trí Nguyên thuộc phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang. Đến tháng 
12/2014, hơn 90% quần thể muỗi tại đảo Trí Nguyên đã mang 
Wolbachia. 
 Dự án đang trong giai đoạn triển khai các nghiên cứu cơ bản tại 
thành phố Nha Trang nhằm thu thập dữ liệu cơ bản, chuẩn bị cho 
nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính bền vững của phương pháp 
phòng, chống SXH sử dụng Wolbachia trong giai đoạn tiếp theo. 
 Giám sát dịch tễ 
bệnh sốt xuất huyết 
Giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết 
 Giám sát dịch tễ học là thực hiện một cách 
có hệ thống công việc thu thập, phân tích và giải 
thích các số liệu về sức khỏe, bệnh tật. 
 Cần thiết cho việc lập kế hoạch, triển khai 
và đánh giá các hoạt động về lĩnh vực sức khỏe 
cộng đồng, 
 Nối tiếp chặt chẽ với việc truyền tải kịp thời 
các số liệu này tới những người cần phải biết. 
 Cầu nối cuối cùng của dây chuỗi giám sát là 
áp dụng những số liệu này cho việc phòng và 
khống chế bệnh tật ( Định nghĩa của CDC ở 
Atlanta, Hoa Kỳ, 1986 ) 
Giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết 
 Bao gồm giám sát bệnh nhân, giám sát 
huyết thanh và vi rút, giám sát véc tơ (muỗi, 
lăng quăng/bọ gậy) và giám sát tính nhạy cảm 
của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng, đồng 
thời theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường và 
kết quả biện pháp phòng chống chủ động. 
1. Giám sát bệnh nhân SXHD 
Định nghĩa ca bệnh 
 - Ca bệnh lâm sàng 
 - Ca bệnh xác định: Là ca bệnh được chẩn 
đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (phát hiện 
IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét 
nghiệm PCR. 
 Phân loại ca bệnh: 
 Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD của 
Bộ Y tế. 
1. Giám sát bệnh nhân SXHD 
 - Giám sát và thống kê báo cáo thƣờng 
kỳ: thực hiện theo Hướng dẫn khai báo, thông 
tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế. 
 - Giám sát và thống kê báo cáo trọng 
điểm: nhằm xác định xu hướng diễn tiến bệnh 
SXHD ở một địa phương thông qua việc kết 
hợp và phân tích các dữ liệu liên quan đến bệnh 
SXHD gồm số liệu ca bệnh, các chỉ số véc tơ và 
xét nghiệm phát hiện vi rút Dengue. 
 - Giám sát dựa vào sự kiện? 
1. Giám sát bệnh nhân SXHD 
 Hiện tượng tảng băng trong dịch tễ học 
nghiên cứu SXH: cứ 1 ca SXH có shock được 
phát hiện thì có 200-500 ca nhiễm trùng không 
triệu chứng trong cộng đồng 
1. Giám sát bệnh nhân SXHD 
 Áp dụng trên thực địa: 
 - Cố gắng tìm những ca bệnh chưa được báo 
cáo trong khu vực gần ca bệnh báo cáo. 
 - Xác định nguồn lây 
 - Xử lý ca bệnh tại các địa điểm có khả năng 
xuất phát của nguồn lây. 
1. Giám sát bệnh nhân SXHD 
2. Giám sát huyết thanh và vi rút Dengue 
 Thu thập bệnh phẩm của bệnh nhân trong diện 
giám sát để xét nghiệm huyết thanh và vi rút học. 
 Những mẫu máu trong vòng 5 ngày kể từ 
ngày khởi phát dùng để chẩn đoán xác định và 
định típ vi rút Dengue bằng phân lập vi rút và xác 
định vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên. 
 Những mẫu máu sau 5 ngày kể từ ngày khởi 
phát dùng để chẩn đoán xác định nhiễm vi rút 
Dengue bằng phát hiện kháng thể IgM. Có thể sử 
dụng test nhanh để sàng lọc trong chẩn đoán và 
giám sát vi rút 
2. Giám sát huyết thanh và vi rút Dengue 
 - Số lượng mẫu bệnh phẩm hàng năm tùy thuộc 
vào chỉ tiêu cụ thể của từng khu vực. 
 - Nơi xuất hiện nhiều bệnh nhân nghi sốt xuất 
huyết thì không nhất thiết phải lấy mẫu xét 
nghiệm theo tỷ lệ quy định, mà có thể chỉ cần 5-
10 mẫu để khẳng định. 
 - Mẫu xét nghiệm ELISA và phân lập vi rút cần 
được thu thập đều đặn theo thời gian trong năm 
và phân bố đều trong toàn tỉnh, thành phố. Tuy 
nhiên, tập trung vào đầu mùa dịch nhằm phát hiện 
sớm những trường hợp mắc bệnh. 
2. Giám sát huyết thanh và vi rút Dengue 
 Thay đổi type huyết thanh virus SXH : một 
trong những yếu tố dự báo dịch 
 Lý do? 
3. Giám sát véc tơ 
 Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh 
sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến 
động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với 
các hóa chất diệt côn trùng và đánh giá hoạt 
động phòng chống véc tơ tại cộng đồng. 
 Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại các 
xã, phường trọng điểm và hai điểm không thuộc 
xã, phường trọng điểm của tỉnh (để làm đối 
chứng). 
3. Giám sát véc tơ 
 Giám sát muỗi trƣởng thành bằng 
phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà 
bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay. Soi bắt 
muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các 
đồ vật trong nhà vào ban ngày, mỗi nhà soi bắt 
muỗi trong 15 phút. Số nhà điều tra cho mỗi 
điểm là 30 nhà, điều tra 1 lần/tháng 
3. Giám sát véc tơ 
 Giám sát muỗi trƣởng thành 
 Sử dụng 2 chỉ số dưới đây để giám sát muỗi 
Aedes aegypti, Aedes albopictus (tính theo từng 
loài). 
 a) Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái 
Aedes trung bình trong một gia đình điều tra. 
 CSMĐ(con/nhà)=Số muỗi cái Aedes bắt được/Số nhà điều tra 
 b) Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) là tỷ lệ phần 
trăm nhà có muỗi cái Aedes trưởng thành 
 CSNCM (%) =Số nhà có muỗi cái Aedes /Số nhà điều tra x 100 
3. Giám sát véc tơ 
 Giám sát lăng quăng/bọ gậy 
 Xác định ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn sẽ tiến 
hành theo đơn vị tỉnh, điều tra trong những xã 
điểm 2 lần/năm. Mỗi lần điều tra 100 nhà (phân 
bổ trong các xã, phường trọng điểm) (lần 1 thực 
hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV). 
3. Giám sát véc tơ 
Giám sát lăng quăng/bọ gậy 
 Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi lăng 
quăng/bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và Aedes 
albopictus (tính theo từng loài): 
 a) Chỉ số nhà có lăng quăng/bọ gậy (CSNLQ) là tỷ 
lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes: 
 CSNLQ (%) =Số nhà có lăng quăng Aedes/Số nhà điều tra x 100 
 b) Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng/bọ 
gậy (CSDCLQ) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa 
nước có lăng quăng/bọ gậy Aedes: 
 CSDCLQ (%) =Số DCCN có lăng quăng Aedes/Số DCCN điều tra x 100 
3. Giám sát véc tơ 
 c) Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có lăng quăng/bọ 
gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 
30 nhà, vì vậy BI được tính như sau: 
 BI = Số DCCN có lăng quăng Aedes/Số nhà điều tra x 100 
 d) Chỉ số mật độ lăng quăng/bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng 
lăng quăng/bọ gậy trung bình cho 1 nhà điều tra. Chỉ số 
CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ lăng quăng/bọ gậy 
nguồn. 
 CSMĐBG (con/nhà) =Số lăng quăng Aedes thu được/Số nhà điều 
tra 
3. Giám sát véc tơ 
 Phân tích kết quả: 
 Sự tương đối của KQ 
 Số nhà điều tra tối thiểu là 30 nhà. 
 Trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, lăng 
quăng/bọ gậy), nếu chỉ số mật độ muỗi cao (> 
0,5 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) > 30 là 
yếu tố nguy cơ cao. 
 Riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi 
cao (> 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số BI > 20 là yếu tố 
nguy cơ cao. 
3. Giám sát véc tơ 
Địa phương Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 
Xã Mỹ Khánh 
H.Phong Điền 
Mật độ muỗi 0.27 0.33 0.4 
Chỉ số BI 30 47 63 
P. Long Tuyền 
Quận B́ìnhThủy 
Mật độ 0.20 0.27 0.33 
Chỉ số BI 23 43 57 
Kết quả giám sát véc tơ quý I/ 2017 tại Cần Thơ 
3. Giám sát véc tơ 
 - Giám sát véc tơ trước và sau CDDLQ. 
 - Giám sát véc tơ trước và sau khi phun hóa 
chất: 
 + Thời gian điều tra: trước và sau khi phun 1-2 
ngày. 
 + Phạm vi giám sát: điều tra 10 - 30 hộ gia đình 
xung quanh ổ dịch. 
 + Các chỉ số giám sát: chỉ số mật độ muỗi, chỉ số 
nhà có muỗi, chỉ số BI... 
PHÒNG CHỐNG DỊCH SXH 
Xử lý ca bệnh SXHD 
Phạm vi xử lý ca bệnh SXHD 
 Khi có 1 ca bệnh SXHD xử lý khu vực phạm vi bán 
kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân. 
Biện pháp xử lý 
 Tổ chức diệt lăng quăng triệt để trong phạm vi xử lý theo 
quy định. Thực hiện 2 lần cách nhau 7-10 ngày. 
Thời gian thực hiện 
 Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai 
trong vòng 48 giờ kể từ khi ca bệnh được báo cáo. 
Các ổ chứa lăng quăng thường 
gặp trong nhà 
Các ổ chứa lăng quăng thường 
gặp ngoài nhà 
Các ổ chứa lăng quăng ngoài nhà 
 Xử lý ổ dịch SXHD. 
Quy mô xử lý ổ dịch SXHD 
 - Khi có 1 ổ dịch SXHD xử lý khu vực phạm vi 
bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân. 
 - Trường hợp có từ 3 ổ dịch SXHD trở lên tại 
một thôn/ấp hoặc tương đương trong vòng 14 
ngày: thì xử lý theo quy mô thôn/ấp và có thể 
mở rộng khi dịch lan rộng. 
 Thời gian thực hiện 
 Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được 
triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch 
được xác định. 
Xử lý ổ dịch SXHD 
 - Tổ chức diệt lăng quăng triệt để trong phạm 
vi xử lý theo quy định. 
 - Phun hóa chất diệt muỗi 
 + Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày. 
 +Tiếp tục phun lần 3 nếu: Tiếp tục có bệnh 
nhân SXHD mới trong vòng 14 ngày hoặc chỉ số 
điều tra mật độ muỗi DI ³ 0,2 con/nhà hoặc chỉ 
số lăng quăng/bọ gậy Breteau ³ 20. 
Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng 
- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt 
muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ 
gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn 
nguy cơ dịch bùng phát. 
- Chỉ định: 
 + Nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch và 
 + Có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao (³ 
0,5 con/nhà) hoặc chỉ số lăng quăng/bọ gậy cao 
(Breteau (BI) ³ 30); riêng khu vực miền Bắc chỉ 
số mật độ muỗi cao (³ 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số 
bọ gậy cao (BI ³ 20). 
Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng 
 Số lần phun từ 2 - 3 lần tùy thuộc hiệu quả diệt 
muỗi, chỉ số mật độ muỗi, tình hình dịch SXHD... 
 - Phun lần 1: Tùy điều kiện từng tỉnh, bố trí thời 
gian tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phù hợp, 
thời gian phun 1 đợt tại khu vực địa lý nhất định 
không quá 10 ngày. 
 - Phun lần 2: Phun cách lần 1 từ 7 - 10 ngày. 
 - Phun lần 3: Việc chỉ định phun lần 3 căn cứ vào 
các chỉ số điều tra véc tơ sau phun lần 2 từ 1 - 2 
ngày (chỉ số mật độ muỗi DI > 0,2 con/nhà; chỉ số 
BI ³ 20). Thời gian phun lần 3 sau phun lần 2 từ 7 
- 10 ngày. 
Dự án 
 phòng chống sốt xuất huyết 
Tổng quan 
 Dự án phòng, chống sốt xuất huyết đã được 
Chính phủ phê duyệt thuộc Chương trình mục 
tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, 
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS từ năm 1999 
và được triển khai liên tục đến năm 2007 
 Ngày 17/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có 
Quyết định số 108/2007/QĐ-TTg phê duyệt 
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống 
một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và 
HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 trong đó không 
có dự án sốt xuất huyết. 
Tổng quan 
 Đến ngày 19/12/2008, Thủ tướng Chính phủ 
ra Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg bổ sung Dự 
án phòng, chống sốt xuất huyết thuộc Chương 
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số 
bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS 
giai đoạn 2006-2010 
 Ngày 18/12/2011 Thủ tướng chính phủ ban 
hành Quyết định 962/QĐ-TTg danh mục các 
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoan 2012 
– 2015 có dự án PC SXH 
Nội dung kế hoạch phòng chống 
sốt xuất huyết giai đoạn 2017-2020 
Mục tiêu chung 
 Khống chế tỷ lệ mắc, tử vong do sốt xuất 
huyết, không để dịch lớn xảy ra, đẩy mạnh xã 
hội hoá công tác phòng chống sốt xuất huyết. 
Chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2016-2020 
 Định hướng đến 2020 số mắc sốt xuất huyết 
cả nước giảm 8% so với giai đoạn 2011-2015 và 
khống chế tỷ lệ chết/mắc do sốt xuất huyết cả 
nước xuống dưới 0,08%. 
Địa bàn triển khai 
Các đơn vị Trung ƣơng: 
 Cục Y tế dự phòng 
 Cục Quản lý khám chữa bệnh 
 Các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Pasteur Nha 
Trang, Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Vệ sinh dịch tễ Tây 
Nguyên, Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương, 
Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, Sốt rét - Ký 
sinh trùng- Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Y tế công cộng 
TP. Hồ Chí Minh. 
 Các Bệnh viện: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Nhi Trung 
ương, Đa khoa Trung ương Huế, Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí 
Minh, Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh, Nhiệt đới TP. Hồ Chí 
Minh. 
 Các Bộ, ngành. 
Địa bàn triển khai 
 Các địa phƣơng: triển khai tại 46 tỉnh, thành 
phố theo phân loại A, B. 
 Nguyên tắc chia các tỉnh loại A, B: 
 Tỉnh loại A: số mắc/100.000 dân trung bình giai 
đoạn 2011-2015 trên 100/100.000 dân. 
 Tỉnh loại B: số mắc/100.000 dân trung bình giai 
đoạn 2011-2015 từ 2- 100/100.000 dân. 
Các nội dung hoạt động 
1.Giám sát dịch tễ: Bao gồm giám sát thường 
quy, giám sát chủ động và giám sát trọng điểm. 
Giám sát thường quy được triển khai tại các 
tất cả các xã, phường trong tỉnh; 
Giám sát chủ động được thực hiện tại các xã 
điểm của tỉnh loại A, B; 
Giám sát trọng điểm được thực hiện tại các xã 
điểm và 01 bệnh viện huyện của tỉnh loại A, B. 
Các nội dung hoạt động 
2. Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên 
 Tại mỗi tỉnh: Chọn tối thiểu ≥ 3% số xã, 
phường/tổng số xã phường của tỉnh, thành phố 
loại A, B để triển khai hoạt động của mạng lưới 
cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết từng 
năm. 
 Tại mỗi xã: Căn cứ vào phân loại tỉnh trọng 
điểm, mật độ dân số, điều kiện tự nhiên của các 
tỉnh, thành phố, mỗi cộng tác viên phụ trách 
khoảng từ 50 - 60 hộ gia đình tại các tỉnh, thành 
phố miền Nam; 70 - 80 hộ gia đình tại các tỉnh 
miền Trung, Tây Nguyên, 80 - 100 hộ gia đình 
tại các tỉnh miền Bắc. 
Các nội dung hoạt động 
2. Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên 
Hoạt động hàng tháng: 
 Cộng tác viên lập danh sách các hộ gia đình phụ 
trách 
 Thăm các hộ gia đình thuộc khu vực phụ trách, đảm 
bảo ít nhất 01 lần/hộ/tháng. 
 Ghi chép kết quả kiểm tra tại các hộ gia đình vào sổ 
theo dõi. 
 Định kỳ báo cáo và họp giao ban với Trạm Y tế xã. 
 Phối hợp với các cơ quan y tế để thực hiện các biện 
pháp phòng chống dịch tại địa bàn phụ trách. 
Các nội dung hoạt động 
3. Cán bộ chuyên trách sốt xuất huyết của trạm y tế 
xã/phƣờng điểm 
 Cán bộ chuyên trách sốt xuất huyết tại các xã điểm 
ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ 
còn tham gia triển khai các hoạt động sau: 
 Là đầu mối triển khai các kế hoạch, chỉ đạo và phương 
hướng hoạt động phòng chống sốt xuất huyết từ tuyến 
trên về cho cơ sở và hộ gia đình; 
 Giám sát, hướng dẫn, đánh giá hoạt động của cộng tác 
viên; 
 Giao ban với Cộng tác viên trong khu vực phụ trách 
hàng tháng. 
Các nội dung hoạt động 
4. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trƣờng diệt LQ 
 Hàng năm tùy tình hình dịch bệnh SXH tại địa 
phương chọn số xã triển khai các chiến dịch vệ sinh 
môi trường, thu gom phế thải, diệt bọ gậy/lăng quăng 
ít nhất 02 lần/năm nhằm làm giảm nơi sinh sản của 
véc tơ truyền bệnh, đặc biệt trước khi tiến hành chiến 
dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động. 
 Huy động sự tham gia và giúp đỡ của các ban 
ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, chính quyền địa 
phương và đặc biệt là sự tham gia của các thầy cô 
giáo, các em học và toàn thể người dân trong cộng 
đồng. 
Các nội dung hoạt động 
5. Hỗ trợ hoạt động phun hoá chất diệt muỗi chủ 
động 
 Giám sát dịch tễ, véc tơ để phát hiện các xã phường 
có nguy cơ xảy dịch trên cơ sở tình hình dịch và các 
chỉ số BI, DI của các xã, phường trên địa bàn và tiến 
hành phun theo đúng chỉ định tại Quyết định số 
3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế 
và hướng dẫn của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur 
phụ trách. 
 Huy động sự tham gia của các cấp Chính quyền, Ban, 
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, người dân trong 
cộng đồng tham gia chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy 
và phun hóa chất chủ động. 
Các nội dung hoạt động 
6. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn 
 Đào tạo về giám sát và xử lý ổ dịch, điều trị, 
truyền thông trong phòng, chống sốt xuất huyết. 
 Đảm bảo 100% cán bộ phòng, chống sốt xuất 
huyết của tỉnh, huyện, xã, cộng tác viên được 
đào tạo lại ít nhất 1 lần/1 năm và ưu tiên cán bộ 
mới tiếp nhận nhiệm vụ hoặc cập nhật những 
quy định, kiến thức mới khi cần thiết. 
Các nội dung hoạt động 
7. Đầu tƣ trang thiết bị, vật tƣ, hoá chất, thuốc 
 Xây dựng danh mục, dự trù số lượng hóa 
chất, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ công 
tác phòng chống sốt xuất huyết, điều trị giảm tử 
vong giai đoạn 2016-2020; bao gồm: Hóa chất 
diệt muỗi ( Deltamethrine, Permethrine ), Hóa 
chất diệt ấu trùng muỗi ( Sumilarv, Abat ), Máy 
phun ULV, Máy phun mù nhiệt, Bộ dụng cụ điều 
tra côn trùng, Bơm truyền dịch tự động, Máy ly 
tâm máu, Test xét nghiệm SXH 
Các nội dung hoạt động 
8. Lấy mẫu, vận chuyển, xét nghiệm 
 Thực hiện các hoạt động định loại véc tơ 
truyền bệnh, phân lập vi rút, giám sát huyết 
thanh, đảm bảo chỉ tiêu của Dự án. 
XIN CẢM ƠN 
ĐÃ THEO DÕI! 
Xin cám ơn 
đã theo dõi! 
KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ BỆNH 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_phong_chong_sot_xuat_huyet.pdf