Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tự nhiên và xã hội

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu

về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp

5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.

Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới

tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và

xã hội.

pdf 28 trang phuongnguyen 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tự nhiên và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tự nhiên và xã hội

Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tự nhiên và xã hội
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
 Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH.............................................................................................................................................4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 4 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.........................................................................................................................................................6 
LỚP 1 ..................................................................................................................................................................................... 7 
LỚP 2...................................................................................................................................................................................12 
LỚP 3 ................................................................................................................................................................................... 17 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 22 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 24 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 25 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu 
về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 
5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên. 
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới 
tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và 
xã hội. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, 
kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu 
trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây 
dựng chương trình: 
1. Dạy học tích hợp 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và 
xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. 
Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích 
hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 
2. Dạy học theo chủ đề 
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, 
thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và 
nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và 
xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn 
sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,... được 
4 
thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. 
3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là 
những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để 
tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức 
tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần 
trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù 
hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức 
khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội được trình bày trong bảng sau: 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
Nhận thức khoa học Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp 
trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, 
mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên, 
5 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
 Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức 
biểu đạt như nói, viết, vẽ, 
 Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi 
trường tự nhiên và xã hội xung quanh. 
 So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo 
một số tiêu chí. 
Tìm hiểu môi trường tự 
nhiên và xã hội xung 
quanh 
 Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã 
hội xung quanh. 
 Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự 
nhiên và xã hội xung quanh. 
 Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, 
hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua 
kết quả quan sát, thực hành. 
 Vận dụng kiến thức, kĩ 
năng đã học 
 Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã 
hội xung quanh. 
 Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và 
môi trường sống xung quanh. 
 Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở 
mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét 
được cách ứng xử trong mỗi tình huống. 
6 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 
Gia đình Thành viên và mối quan hệ giữa 
các thành viên trong gia đình 
 Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử 
dụng an toàn một số đồ dùng 
trong nhà 
 Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn 
gàng, ngăn nắp 
 Các thế hệ trong gia đình 
 Nghề nghiệp của người lớn 
trong gia đình 
 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà 
 Giữ vệ sinh nhà ở 
 Họ hàng nội, ngoại 
 Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng 
nhớ của gia đình 
 Phòng tránh hoả hoạn khi ở 
nhà 
 Giữ vệ sinh xung quanh nhà 
Trường học Cơ sở vật chất của lớp học và 
trường học 
 Các thành viên và nhiệm vụ 
của một số thành viên trong lớp 
học, trường học 
 Hoạt động chính của học sinh 
ở lớp học và trường học 
 An toàn khi vui chơi ở trường 
và giữ lớp học sạch đẹp 
 Một số sự kiện thường được tổ 
chức ở trường học 
 Giữ an toàn và vệ sinh khi 
tham gia một số hoạt động ở 
trường 
 Hoạt động kết nối với xã hội 
của trường học 
 Truyền thống nhà trường 
 Giữ an toàn và vệ sinh ở 
trường hoặc khu vực xung quanh 
trường 
Cộng đồng địa 
phương 
 Quang cảnh làng xóm, đường phố 
 Một số hoạt động của người 
dân trong cộng đồng 
 Hoạt động mua bán hàng hoá 
 Hoạt động giao thông 
 Một số hoạt động sản xuất 
 Một số di tích văn hoá, lịch sử 
và cảnh quan thiên nhiên 
7 
Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 
 An toàn trên đường 
Thực vật và động 
vật 
 Thực vật và động vật xung 
quanh 
 Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và 
vật nuôi 
 Môi trường sống của thực vật 
và động vật 
 Bảo vệ môi trường sống của 
thực vật, động vật 
 Các bộ phận của thực vật, động 
vật và chức năng của các bộ phận đó 
 Sử dụng hợp lí thực vật và 
động vật 
Con người và 
sức khoẻ 
 Các bộ phận bên ngoài và giác 
quan của cơ thể 
 Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và 
an toàn 
 Một số cơ quan bên trong cơ 
thể: vận động, hô hấp, bài tiết 
nước tiểu 
 Chăm sóc và bảo vệ các cơ 
quan trong cơ thể 
 Một số cơ quan bên trong cơ 
thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh 
 Chăm sóc và bảo vệ các cơ 
quan trong cơ thể 
Trái Đất và bầu 
trời 
 Bầu trời ban ngày, ban đêm 
 Thời tiết 
 Các mùa trong năm 
 Một số thiên tai thường gặp 
 Phương hướng 
 Một số đặc điểm của Trái Đất 
 Trái Đất trong hệ Mặt Trời 
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 
LỚP 1 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
GIA ĐÌNH 
Thành viên và mối quan hệ giữa 
các thành viên trong gia đình 
 Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình. 
 Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và 
8 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau. 
 Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình. 
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử 
dụng an toàn một số đồ dùng 
trong nhà 
 Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở. 
 Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng 
trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở. 
 Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. 
 Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có 
thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm. 
 Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách 
xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do 
sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận. 
Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn 
gàng, ngăn nắp 
 Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. 
 Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 
TRƯỜNG HỌC 
Cơ sở vật chất của lớp học và 
trường học 
 Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học. 
 Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà 
trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,... 
 Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học. 
 Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của 
lớp học và trường học. 
9 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Các thành viên và nhiệm vụ của 
một số thành viên trong lớp học, 
trường học 
 Xác định được các thành viên trong lớp học, trường học và nhiệm vụ của một số 
thành viên. 
 Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành 
viên khác trong nhà trường. 
Hoạt động chính của học sinh ở 
lớp học và trường học 
 Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của 
bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
An toàn khi vui chơi ở trường và 
giữ lớp học sạch đẹp 
 Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi 
an toàn. 
 Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp. 
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 
Quang cảnh làng xóm, đường phố Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát 
thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video. 
 Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình. 
Một số hoạt động của người dân 
trong cộng đồng 
 Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc 
đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video. 
 Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý. 
 Nêu được một số việc học sinh có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương. 
 Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống có sự tham gia của 
học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng. 
 Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội đó. 
10 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
 Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó. 
An toàn trên đường Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và 
nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh 
hoặc video. 
 Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông. 
 Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; 
đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. 
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 
Thực vật và động vật xung quanh Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và 
con vật thường gặp. 
 Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên 
ngoài của một số cây và con vật. 
 Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn 
quả, cây hoa,...). 
 Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người. 
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và 
vật nuôi 
 Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. 
 Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà và 
đối xử tốt với vật nuôi. 
 Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với 
những người xung quanh cùng thực hiện. 
11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 
Các bộ phận bên ngoài và giác 
quan của cơ thể 
 Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai 
và con gái. 
 Nêu được tên, chức năng của các giác quan. 
 Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan. 
 Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt 
biết cách phòng tránh cận thị học đường. 
Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an 
toàn 
 Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực 
hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ 
thể. 
 Nêu được số bữa cần ăn trong ngày  ... y lại khi sờ 
vào vật nóng và sự thay đổi cảm xúc, khóc khi bị ngã đau, vui khi được khen, buồn khi 
các bạn không cho chơi cùng). 
Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan 
trong cơ thể 
 Nêu được một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt 
hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khoẻ tinh thần) của mỗi người. 
 Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu 
hoá, tuần hoàn và thần kinh. 
 Kể được tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hoá, 
tim mạch, thần kinh. 
 Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu 
hoá, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rượu, ma tuý); nêu được cách phòng tránh. 
 Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp (theo mẫu) để có được thói quen 
21 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc. 
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI 
Phương hướng Kể được bốn phương chính trong không gian theo quy ước. 
 Thực hành xác định được các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc 
sử dụng la bàn. 
Một số đặc điểm của Trái Đất Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu. 
 Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới 
khí hậu trên quả địa cầu. 
 Trình bày được một vài hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu dựa vào 
tranh ảnh và (hoặc) video. 
 Tìm và nói được tên các châu lục và các đại dương trên quả địa cầu. Chỉ được vị trí 
của Việt Nam trên quả địa cầu. 
 Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên; sông, 
hồ; biển, đại dương dựa vào tranh ảnh và (hoặc) video. 
 Xác định được nơi học sinh đang sống thuộc dạng địa hình nào. 
Trái Đất trong hệ Mặt Trời Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh. 
 Chỉ và trình bày được chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt 
Trời trên sơ đồ và (hoặc) mô hình. 
 Giải thích được ở mức độ đơn giản hiện tượng ngày và đêm, qua sử dụng mô hình 
hoặc video. 
22 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
 Chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ và (hoặc) mô 
hình. 
 Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái 
Đất. 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
Phương pháp giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng 
thể, bảo đảm các yêu cầu sau: 
a) Khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng 
đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh 
cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được 
để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học. 
b) Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ 
tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh. Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở học sinh các kĩ năng nhận xét, so 
sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hoá những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản. 
c) Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm. Học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù 
hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống. 
d) Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác. Học sinh thực hiện các hoạt động trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực 
hành, xử lí tình huống thực tiễn để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp và sự tự tin. 
e) Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội 
23 
dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. 
2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu 
Phẩm chất học sinh được hình thành, phát triển nhờ tương tác, trải nghiệm trong các hoạt động học tập đa dạng, phong 
phú ở trường và ở gia đình, cộng đồng. Thông qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, tham gia 
các công việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân, môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học 
sinh tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; ý 
thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người 
xung quanh; ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; ý thức chăm sóc, bảo vệ 
thực vật và động vật, giữ vệ sinh môi trường; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. 
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung 
- Để góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học sinh, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như 
quan sát mẫu vật hoặc tranh ảnh, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ,  và các câu hỏi hợp lí, giúp 
học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, biết cách học độc lập. 
- Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động học 
tập theo nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học sinh trao đổi chia sẻ thông tin đã thu thập được hoặc nội dung bài học (bằng lời nói, 
viết, vẽ,...) và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập chung; tạo điều kiện để học sinh nhận xét, góp ý cho các 
sản phẩm học tập của học sinh khác, nhóm khác. 
- Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh, giáo viên thiết kế các tình 
huống có vấn đề để tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề của bài học, qua đó chiếm lĩnh được 
kiến thức mới và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Giáo viên sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực 
tiễn, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống; các câu hỏi mở, bài tập 
có nhiều cách giải hoặc các nhiệm vụ học tập (có thể bài tập, trò chơi,...) đòi hỏi sự sáng tạo; các câu hỏi, nhiệm vụ học tập 
24 
phân hoá cho các nhóm đối tượng học sinh. 
3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học 
a) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những 
hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; tổ chức các hoạt động trong đó học sinh được trình bày hiểu 
biết của mình, so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, giải thích một số mối quan hệ trong gia đình, 
trường học, cộng đồng và trong tự nhiên; hệ thống hoá kiến thức, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có. 
b) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, giáo viên cần chú ý tạo cơ 
hội để học sinh được đề xuất những câu hỏi, phát hiện vấn đề cần tìm hiểu và tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Chú trọng 
cho học sinh quan sát, đọc tài liệu, thực hiện điều tra, thực hành đơn giản để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các mối quan 
hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành; nhận xét về những 
đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời 
gian một cách đơn giản. 
c) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự 
nhiên, con người, xã hội, giáo viên sử dụng những câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng,... đã 
học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tình huống mới gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức với học sinh, 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng 
thể, bảo đảm các yêu cầu sau: 
1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương 
trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và quản lí của nhà 
trường, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh. 
25 
2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và 
chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú 
trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập môn học. 
3. Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo 
viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng. 
Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng các 
công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá 
trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. 
Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn học sau 
khi học xong các chủ đề về xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (thực vật và động 
vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời). Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của 
giáo viên. 
4. Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, 
bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua quan sát (quan sát 
học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan, bằng cách sử dụng bảng quan 
sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh; 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ các yêu cầu cần đạt của người học. 
Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và 
yêu cầu cụ thể. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau 
đặt trong ngoặc đơn. 
 Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những 
26 
động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm 
và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết nêu được (công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội;...); kể được (tên 
các hoạt động chính trong lớp học và trường học;...); nói được (tên trường, địa chỉ của trường; tên lớp, vị trí của 
lớp học trong trường;...). 
nhận biết được (tên gọi, chức năng các bộ phận bên ngoài và các giác quan của cơ thể;...); xác định được (các 
hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi 
tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh;...). 
Hiểu mô tả được (một số hiện tượng thiên tai;...); vẽ được (đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan 
trọng đã xảy ra trong gia đình;...); giới thiệu được (một cách đơn giản về truyền thống nhà trường;...). 
trình bày được (một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn và 
thần kinh;...); nêu được ví dụ (về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày;...). 
so sánh được (đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau); phân loại được (thực vật dựa trên một số tiêu 
chí. Ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá,...). 
Vận 
dụng 
nhận xét được (sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ;...); đặt được câu hỏi (để tìm hiểu về 
truyền thống nhà trường: năm thành lập trường, thành tích dạy và học, các hoạt động khác,...). 
giải thích được (một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà;...); thực hiện được (nhiệm vụ khảo 
sát về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường theo sự phân công 
của nhóm; đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống;...). 
đưa ra được (cách xử lí tình huống khi học sinh hoặc người nhà bị ngộ độc; cách ứng xử phù hợp trong tình 
huống giả định có cháy xảy ra; nhận xét về những cách ứng xử đó;...); đề xuất (cách sử dụng thực vật và động vật 
hợp lí;...). 
27 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho 
các chủ đề ở từng lớp như sau: 
Chủ đề Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 
Gia đình 14% 13% 12% 
Trường học 13% 12% 12% 
Cộng đồng địa phương 16% 16% 14% 
Thực vật và động vật 16% 16% 17% 
Con người và sức khoẻ 20% 20% 20% 
Trái Đất và bầu trời 11% 13% 15% 
Đánh giá định kì 10% 10% 10% 
3. Thiết bị dạy học 
Thiết bị dạy học được sử dụng để minh hoạ, làm rõ kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời là phương 
tiện để phát triển tư duy, hình thành kiến thức cho học sinh thông qua các hoạt động quan sát, dự đoán, nhận xét, điền vào sơ 
đồ, thử nghiệm, Các thiết bị dạy học phải có tính trực quan, cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải đảm bảo 
tính logic, tính sư phạm, tính thẩm mĩ và tính giáo dục. 
Thiết bị dạy học của môn Tự nhiên và Xã hội gồm: 
a) Các thiết bị dùng chung cho cả lớp 
Tranh, video, mô hình về: phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà; biển báo, đèn hiệu giao thông, an toàn giao thông; hoạt 
động sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá; nơi sống của thực vật, động vật trên Trái Đất; di tích văn hoá lịch sử và cảnh quan 
thiên nhiên; hiện tượng thiên tai, ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai; hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu; 
28 
vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. 
b) Các thiết bị dùng để thực hành theo nhóm, cá nhân 
- Quả địa cầu. 
- Bộ tranh rời về: các loại nhà ở; các đồ dùng trong nhà; biển báo, đèn hiệu giao thông, an toàn giao thông; hoạt động 
nghề nghiệp trong xã hội; các thế hệ trong gia đình; họ hàng nội, ngoại; thực vật, động vật; các loại thức ăn; phòng tránh bị 
xâm hại; các cơ quan vận động, hô hấp, bài tiết, tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh. 
Ngoài ra, cần khai thác môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học; kết hợp sử dụng những thiết bị dạy 
học được cung cấp với đồ dùng dạy học do giáo viên và học sinh tự làm. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_tu_nhien_va_xa_hoi.pdf