Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tiếng Anh

Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:

Ở cấp tiểu học, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua

bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp,

đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới

cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.

Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa

trên nền tảng chương trình Tiếng Anh tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không

ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai

pdf 54 trang phuongnguyen 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tiếng Anh

Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Tiếng Anh
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN TIẾNG ANH 
(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018) 
Hà Nội, tháng 01 năm 2018 
2 
MỤC LỤC 
trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................ 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................. 4 
III. MỤC TIÊU MÔN HỌC ...................................................................................................................................................... 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................ 7 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ...................................................................................................................................................... 9 
 LỚP 3 .................................................................................................................................................................................. 23 
 LỚP 4 .................................................................................................................................................................................. 25 
 LỚP 5 .................................................................................................................................................................................. 26 
 LỚP 6 .................................................................................................................................................................................. 28 
 LỚP 7 .................................................................................................................................................................................. 30 
 LỚP 8 .................................................................................................................................................................................. 31 
 LỚP 9 .................................................................................................................................................................................. 33 
 LỚP 10 ................................................................................................................................................................................ 34 
 LỚP 11 ................................................................................................................................................................................ 36 
 LỚP 12 ................................................................................................................................................................................ 38 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .......................................................................................................................................... 40 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .............................................................................................................................. 43 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................ 44 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn 
học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng 
tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn; để học tập tốt 
các môn học khác cũng như để học suốt đời. 
Môn học tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, 
tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, 
hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học 
Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn và thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của 
dân tộc mình. 
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và 
có tác động qua lại với nhiều môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thể 
dục, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh đồng thời còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn 
Toán và các môn khoa học tự nhiên. 
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng 
lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). 
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ 
đề và chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định 
trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 
01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc 
cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3. 
4 
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong 
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là: 
Ở cấp tiểu học, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua 
bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói. 
Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, 
đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới 
cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình. 
Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa 
trên nền tảng chương trình Tiếng Anh tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không 
ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục 
phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế 
hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực 
hiện chương trình. 
2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm năng lực giao tiếp là mục tiêu 
của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, 
nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học, cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng giao tiếp 
nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển và thông qua luyện tập kết hợp các kỹ năng để tiến tới phát triển đồng đều cả bốn 
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp trung học phổ thông. 
3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ đề, chủ điểm có liên quan 
chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh. Hệ thống chủ đề, chủ điểm phản 
ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại theo hướng mở rộng 
5 
qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Nội dung các 
môn học khác cần được lồng ghép, tích hợp trong Chương trình môn Tiếng Anh ở mức độ phù hợp và khả thi. 
4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong 
quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, 
chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động 
luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học. 
5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh 
giữa các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện ở chỗ sau mỗi cấp 
học, học sinh đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 
6. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu 
cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. 
III. MỤC TIÊU MÔN HỌC 
1. Mục tiêu chung 
1.1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và 
phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các hình thức nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương 
trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho 
Việt Nam tạo nền tảng cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở 
thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. 
1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và 
nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và 
ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cũng góp phần hình 
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm lao 
6 
động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng 
công nghiệp mới. 
2. Mục tiêu các cấp học 
2.1. Mục tiêu cấp tiểu học 
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể: 
- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe 
và nói. 
- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những 
hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh. 
- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân 
tộc mình. 
- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai. 
2.2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở 
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể: 
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu 
giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật. 
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết 
khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những 
điểm mạnh và giá trị của nền văn hoá dân tộc mình. 
- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học 
khác trong chương trình giáo dục phổ thông. 
- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng 
7 
Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học, học tập suốt đời. 
2.3. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể: 
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ 
bản và thiết thực về những chủ đề quen thuộc liên quan đến nhà trường, công việc, vui chơi, giải trí, v.v.; mô tả những 
trải nghiệm và sự kiện trong quá khứ, ước mơ, hy vọng và hoài bão trong tương lai, đồng thời có thể giải thích một cách 
ngắn gọn những quan điểm và dự định tương lai của bản thân; viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ điểm quen 
thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc. 
- Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua 
tiếng Anh, có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh trên thế 
giới, hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá Việt Nam 
bằng tiếng Anh. 
- Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông. 
- Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi học xong trung học phổ 
thông. 
- Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau để quản lý thời gian học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc 
học và tự học, củng cố phương pháp tự học, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập, hình thành thói quen 
học tập suốt đời. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Cấp tiểu học 
- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 1 của Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ 
8 
cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về 
bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè, Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và 
sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”1. 
- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của một số 
nước nói tiếng Anh; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng ngôn ngữ và nền 
văn hoá của dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè, gia đình, môi trường, 
chăm chỉ và trung thực. 
2. Cấp trung học cơ sở 
- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung 
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường 
xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc 
làm,). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, 
môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”2. 
- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước 
nói tiếng Anh trên thế g ...  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chức năng pháp lý của Chương trình 
Văn bản Chương trình này là cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý việc dạy học tiếng Anh, biên soạn tài liệu hướng 
dẫn thực hiện Chương trình, biên soạn, thẩm định và lựa chọn tài liệu dạy học tiếng Anh (sách giáo khoa, sách hướng dẫn 
dạy học, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử,), thiết kế, lựa chọn đồ dùng và thiết bị dạy học, định hướng phương pháp 
dạy học tiếng Anh giao tiếp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng 
giáo viên, giảng viên sư phạm và cán bộ quản lý các cấp. 
2. Thời lượng dạy học 
45 
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 và tuân thủ các quy định trong 
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời lượng dạy học môn học, cụ thể như sau: 
Tiểu học 
(4 tiết/tuần) 
Trung học cơ sở 
(3 tiết/tuần) 
Trung học phổ thông 
(3 tiết/tuần) 
Tổng số 
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
140 tiết 140 tiết 140 tiết 105 tiết 105 tiết 105 tiết 105 tiết 105 tiết 105 tiết 105 tiết 
420 tiết 420 tiết 315 tiết 1155 tiết 
3. Về việc thực hiện Chương trình 
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là cơ sở pháp lý cho việc biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu 
hướng dẫn, chỉ đạo dạy học, đánh giá kết quả học tập môn học và được sử dụng thống nhất trong cả nước. Tuỳ theo 
điều kiện cụ thể của từng địa phương về cơ sở vật chất, đặc điểm học sinh, năng lực giáo viên, kế hoạch dạy học, 
nhà trường có thể vận dụng và phát triển Chương trình một cách linh hoạt trên cơ sở bảo đảm yêu cầu cần đạt đã 
quy định trong Chương trình. 
- Việc dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số và ở các địa phương đặc biệt khó khăn được thực hiện theo 
các tài liệu hướng dẫn bổ trợ biên soạn dựa trên Chương trình này. Học sinh khuyết tật được học theo các tài liệu 
riêng, được biên soạn căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học của Chương trình. Học sinh có năng lực 
46 
đặc biệt về tiếng Anh, bên cạnh việc học theo Chương trình này, còn được bồi dưỡng để phát triển năng lực tiếng 
Anh (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
4. Các điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện Chương trình 
Để việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đạt hiệu quả, cần bảo đảm các điều kiện cơ bản 
sau: 
4.1. Giáo viên 
- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải 
đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học. 
- Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai Chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công 
tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học 
do Chương trình quy định. Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết 
bị hiện đại trong dạy học. 
- Giáo viên phải được sinh hoạt chuyên môn theo trường hay cụm trường và mỗi trường hay cụm trường cần có đội ngũ 
giáo viên tiếng Anh cốt cán. 
- Cần đưa Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh làm nội dung giảng dạy cho các giáo sinh ở các cơ sở đào 
tạo sư phạm giáo viên tiếng Anh. 
47 
- Cần tạo điều kiện bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên thiết kế đề kiểm tra, thực hiện đánh giá thường xuyên, định kỳ theo 
định dạng chung, qua đó đánh giá được năng lực giao tiếp ngoại ngữ của học sinh theo các cấp độ của Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 
4.2. Cơ sở vật chất 
- Đảm bảo đầy đủ học liệu tối thiểu (sách học sinh, sách giáo viên, sách bài tập) cho giáo viên và học sinh theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, sử dụng máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị một số phần 
mềm dạy học tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh (thiết bị nghe nhìn, 
bảng tương tác, học liệu điện tử, máy tính cá nhân, hệ thống mạng điện tử,). 
- Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4.3. Môi trường học tập 
Đảm bảo môi trường học tập đa dạng, phong phú để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Anh có 
ý nghĩa (tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu học sinh giỏi tiếng Anh, thi hát bằng tiếng Anh,...). 
5. Định hướng phát triển một số năng lực chung 
5.1. Phương pháp học tập 
Phương pháp học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực 
giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học một cách hiệu quả. Học sinh cần hình thành một số phương pháp học tập 
cơ bản như: cách xác định mục tiêu và kế hoạch học tập, cách luyện tập các kỹ năng giao tiếp và học kiến thức ngôn ngữ, 
48 
cách sử dụng tài liệu học tập và học liệu điện tử, cách thức tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động học tập tương 
tác, tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động, kế hoạch học tập của bản thân. 
Các phương pháp học tập nêu trên được thể hiện trong tài liệu dạy học và trong quá trình dạy học trên lớp. Học sinh 
lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Các phương pháp học tập phù 
hợp giúp học sinh học tập tích cực và có hiệu quả, trở thành những người học có khả năng tự học một cách độc lập trong 
tương lai. 
5.2. Thói quen học tập suốt đời 
Trong thế kỷ XXI, những xã hội thịnh vượng sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng tri thức. Để có thể cạnh tranh ở 
phạm vi toàn cầu, học sinh cần liên tục phát triển năng lực cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Việc học tập không 
dừng lại khi học sinh tốt nghiệp phổ thông mà vẫn tiếp tục ngay cả khi không còn theo đuổi con đường học hành. Do đó, 
chương trình tiếng Anh phổ thông nói chung và trung học phổ thông nói riêng cần tạo lập cho học sinh phương pháp học, 
thể hiện ở các chiến lược học và phương pháp tự học. Chương trình tiếng Anh cần từng bước định hướng và hình thành cho 
học sinh thói quen học tập suốt đời, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông. 
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết để trở 
thành người học độc lập, tận dụng các cơ hội từ giáo dục chính quy và không chính quy để đáp ứng nhu cầu học tập cá 
nhân. Cùng với việc giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá những kiến thức và kỹ năng của bản thân 
để định hướng phát triển trong tương lai, Chương trình cần trang bị cho học sinh nền tảng vững chắc để hình thành và phát 
triển các kỹ năng học tập độc lập, học tập suốt đời, qua đó định hướng nghề nghiệp trong tương lai để các em có thể đóng 
góp vào sự phát triển của đất nước trong suốt cuộc đời của mình. 
49 
5.3. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc học tiếng Anh 
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cần trang bị cho học sinh năng lực học tập và tự học trong thế kỷ 
XXI bằng cách khuyến khích sử dụng các học liệu điện tử (trực tuyến và ngoại tuyến) miễn phí tới mức tối đa và ở bất kỳ 
nơi nào được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập. Giáo viên cần định hướng cho học sinh sử dụng các học liệu 
môn Tiếng Anh định dạng số sẵn có trên mạng Internet và được lưu trong các thiết bị đa phương tiện phù hợp, đồng thời 
bản thân giáo viên cũng phải biết cách tận dụng những nguồn lực sẵn có để bổ sung, hỗ trợ cho việc dạy học. 
Tuy nhiên, như với bất kỳ nguồn lực nào trên mạng Internet, trước tiên, giáo viên phải đánh giá chất lượng và sự phù 
hợp của các nguồn lực mà họ đang định hướng cho học sinh tiếp cận và sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và 
truyền thông vào kiểm tra, đánh giá cần được khuyến khích thực hiện ở những địa phương có đủ điều kiện cần thiết về cơ 
sở vật chất và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên. 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
A. Tài liệu tiếng Việt 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
2. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Giáo dục. 
3. Quốc hội khoá XII (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. 
4. Quốc hội khoá XIII (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo 
dục phổ thông. 
5. Chính phủ (2008). Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020” (ban hành 
kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ) 
6. Chính phủ (2015), Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (phê duyệt tại Quyết định số 
404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ) 
7. Chính phủ (2016), Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (phê duyệt tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) 
8. Chính phủ (2017), Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017-2025” (phê duyệt 
điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ). 
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định 50/2003/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình môn Tiếng Anh và 
Tin học ở tiểu học. 
51 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh (English Curriculum for Vietnamese 
Schools). (Ban hành theo Quyết định Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo). 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình tiếng Anh thí điểm tiểu học (Pilot English Curriculum for Vietnamese 
Primary Schools). (Ban hành theo Quyết định Số: 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo). 
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học cơ sở (ban 
hành theo Quyết định số: 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học phổ thông (ban 
hành theo Quyết định số: 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số: 
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
16. Bộ Giáo dục Hàn Quốc (2011), Chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (Tài liệu 
dịch). 
B. Tài liệu Tiếng Anh 
1. Breen, M. P., & C. N. Candlin (1980), The Essentials of a Communicative Curriculum in Language Teaching. Applied 
Linguistics, Vol,1, No.2. Pp. 89-112. 
2. California Department of Education (2016), Foreign Language Framework for California Public Schools, from 
https://www.cde.ca.gov/ci/cr/cf/documents/foreignlangfrmwrk.pdf 
3. Council of Europe (2001), Common European Framework of Reference for Languages: Learning, Teaching, 
Assessment, Cambridge: Cambridge University Press, from 
https://www.coe.int/t/dg4/linguistic/source/framework_en.pdf 
52 
4. KeyCoNet (2013), Developing Key Competences in Schools in Europe, from 
5. Littlewood, W. (2002). Communicative Language Teaching: An Introduction. Cambridge: Cambridge University Press. 
6. Ministry of Education, Finland (2009), Key Competences for Lifelong Learning in Finland, from 
https://static.aminer.org/pdf/PDF/000/248/291/information_systems_application_educational_needs_of_small_enterpris
es_a_survey.pdf 
7. Munby, J. (1997), Communicative Syllabus Design, Cambridge: Cambridge University Press. 
8. Richards, J. C. (2001), Curriculum Development in Language Teaching, Cambridge: Cambridge University Press. 
9. Richards, J. C., J. Platt & H. Platt. (1999), Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, Malaysia: 
Longman. 
10. Teacher Education Council, The Philippine Basic Education Curriculum, from 
11. The Commonwealth of Massachusetts Department of Education (1999), Massachusetts Foreign Languages Curriculum 
Framework, from  
12. The Ministry of Education Thailand (2008), The Basic Education Core Curriculum, from 
13. Van Ek, J. A. & L. G. Alexander (1980), Threshold Level English, Oxford: Pergamon Press. 
14. Richards, J. C, & T. S. Rodgers (2001). Approaches and Methods in Language Teaching. Cambridge: Cambridge 
University Press. 
53 
PHỤ LỤC 
KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM 
(MÔ TẢ TỔNG QUÁT) 
 Các bậc Mô tả tổng quát 
Sơ
 c
ấp
Bậc 1 Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu 
giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về 
bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối 
thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. 
Bậc 2 Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao 
tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể 
trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về 
bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. 
T
ru
ng
 c
ấp
Bậc 3 Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ 
đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy 
ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ 
đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, 
hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của 
mình. 
54 
Bậc 4 Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những 
trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, 
tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác 
nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược 
điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. 
C
ao
 c
ấp
Bậc 5 Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi 
chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh 
hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, 
chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ 
ngữ nối câu và các công cụ liên kết. 
Bậc 6 Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói 
hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi 
chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_tieng_anh.pdf