Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Ngữ văn

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn

học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở

để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo

dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành

mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,.

pdf 110 trang phuongnguyen 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Ngữ văn

Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Ngữ văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN NGỮ VĂN 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 4 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 7 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ....................................................................................................................................................... 12 
LỚP 1 ................................................................................................................................................................................. 18 
LỚP 2 ................................................................................................................................................................................. 22 
LỚP 3 ................................................................................................................................................................................. 26 
LỚP 4 ................................................................................................................................................................................. 31 
LỚP 5 ................................................................................................................................................................................. 35 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 40 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 45 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 49 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 54 
LỚP 10 ............................................................................................................................................................................... 59 
LỚP 11 ............................................................................................................................................................................... 65 
LỚP 12 ............................................................................................................................................................................... 71 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 78 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 85 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 87 
IX. DANH MỤC VĂN BẢN (NGỮ LIỆU) GỢI Ý LỰA CHỌN Ở CÁC LỚP ...................................................................... 92 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn 
học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn. 
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở 
để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo 
dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành 
mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... 
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động 
đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt 
đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. 
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học 
và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải 
nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan 
tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. 
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp 
ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn 
giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và 
nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa 
chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử 
dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình 
thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh 
phát triển về tâm hồn, nhân cách. 
4 
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ 
bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng 
tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch 
sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, 
tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định 
hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến 
thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề 
nghiệp của học sinh. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh 
một số quan điểm sau: 
1. Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí 
học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua 
các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế 
quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương 
trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt 
là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập. 
2. Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp 
học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục 
trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua 
hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 
3. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định 
những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và 
một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. 
5 
4. Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình 
môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
a) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách 
nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và 
thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình 
yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn 
hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế. 
b) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: 
rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư 
duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản 
thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung 
trong cuộc sống. 
2. Mục tiêu cấp tiểu học 
a) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, 
quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham 
thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã 
hội và môi trường xung quanh. 
b) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, 
nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so 
sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); 
6 
phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. 
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ 
đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung 
quanh được thể hiện trong các văn bản văn học. 
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở 
a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu 
cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và 
khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật. 
b) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các 
yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị 
luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn 
và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết 
hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ 
phù hợp. 
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại 
cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và 
biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân 
tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học. 
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu 
cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các 
giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu. 
b) Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả 
7 
nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; 
đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng – 
trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc 
lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị 
luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh 
giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh 
luận phù hợp trong tranh luận. 
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật 
khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn 
học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, 
biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ 
phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương t ... họn ở các lớp. Danh mục văn bản này không phải là tất cả ngữ liệu của các lớp 
mà chỉ là những ví dụ minh hoạ về thể loại, kiểu văn bản, đề tài và sự phù hợp với nhận thức, tâm lí lứa tuổi; nhằm đáp ứng 
các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe ở mỗi lớp. 
Để thuận tiện và linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu, các văn bản được gợi ý theo các nhóm lớp: lớp 1, lớp 2 và lớp 
3; lớp 4 và lớp 5; lớp 6 và lớp 7; lớp 8 và lớp 9; lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (Tên văn bản ở tất cả các lớp xếp theo thứ tự A, B, 
C). Các tác giả sách giáo khoa có thể dựa vào danh mục này để lựa chọn và tự tìm thêm các văn bản tương đương về thể loại 
và độ khó để biên soạn miễn là đáp ứng được các tiêu chí (nêu tại mục V) và yêu cầu lựa chọn văn bản (nêu tại mục VIII). 
2. Văn bản (ngữ liệu) gợi ý trong danh mục này được sắp xếp theo trình tự kiểu, loại văn bản (truyện, thơ, kịch, kí, 
nghị luận, thông tin). Số lượng văn bản ở mỗi kiểu, loại khác nhau, tuỳ theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Danh mục 
93 
bao gồm văn bản mới và văn bản đã, đang được sử dụng trong sách giáo khoa hiện hành (có sự phân bố lại cho phù hợp với 
yêu cầu cần đạt của các lớp), nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa kế thừa và đổi mới. Riêng đối với văn bản thông tin, danh mục 
không giới thiệu tên văn bản cụ thể mà chỉ nêu đề tài và tên các kiểu văn bản để tác giả sách giáo khoa tuỳ ý lựa chọn. Các 
tác giả có tên ở danh mục này chỉ xuất hiện một lần trong cả ba cấp học, trừ một số tác giả tác phẩm bắt buộc đã nêu trong 
chương trình. Để tác giả sách giáo khoa có định hướng lựa chọn văn bản phù hợp với các nhóm lớp, danh mục này nêu 
hướng phân bổ cho cả những tác phẩm bắt buộc. 
LỚP 1, LỚP 2 VÀ LỚP 3 
Truyện, văn xuôi 
– Ba cô gái (Truyện cổ Tatar) 
– Bác Hồ kính yêu (Nhiều tác giả) 
– Bà cháu (Trần Hoài Dương) 
– Biển đẹp (Vũ Tú Nam) 
– Bông hoa cúc trắng (Truyện cổ Nhật Bản) 
– Con rắn vuông (Truyện cười Việt Nam) 
– Con chuột huênh hoang (Tiếng Việt 1, tập hai) 
– Con quạ thông minh (J. La Fontaine) 
– Con cò thông minh (Truyện cổ Khmer) 
– Chú lính chì dũng cảm (H. Andersen) 
– Cô bé quàng khăn đỏ (Truyện cổ Grim) 
– Há miệng chờ sung (Truyện cười Việt Nam) 
– Hồ Gươm (Ngô Quân Miện) 
94 
– Không nên phá tổ chim (Quốc văn giáo khoa thư) 
– Kho báu trong vườn cây (Aesop) 
– Mồ Côi xử kiện (Cổ tích Việt Nam) 
– Sự tích cây vú sữa (Cổ tích Việt Nam) 
– Sự tích dưa hấu (Cổ tích Việt Nam) 
– ... 
Thơ, ca dao, đồng dao 
– Anh Đom Đóm (Võ Quảng) 
– Bàn tay cô giáo (Nguyễn Trọng Hoàn) 
– Ca dao về cảnh đẹp quê hương, đất nước 
– Cái Bống (Ca dao Việt Nam) 
– Cái trống trường em (Thanh Hào) 
– Cánh cam lạc mẹ (Ngân Vịnh) 
– Cánh cửa nhớ bà (Đoàn Thị Lam Luyến) 
– Cây cau (Ngô Viết Dinh) 
– Chim chích cắn cổ diều hâu (Đồng dao) 
– Đi học (Minh Chính) 
– Gió từ tay mẹ (Vương Trọng) 
– Hoa nắng (Trương Nam Hương) 
– Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn) 
95 
– Lời của cây (Trần Hữu Thung) 
– Mè hoa lượn sóng (Thạch Quỳ) 
– Mẹ (Trần Quốc Minh) 
– Ngôi nhà (Tô Hà) 
– Nhớ ơn (Đồng dao Việt Nam) 
– Ngày hôm qua đâu rồi? (Bế Kiến Quốc) 
– Ngưỡng cửa (Vũ Quần Phương) 
– Quả ngọt cuối mùa (Võ Thanh An) 
– Sang năm con lên bảy (Vũ Đình Minh) 
– Thả diều lên (Phạm Hổ) 
– Vè chim 
– ... 
Văn bản thông tin 
– Văn bản chỉ dẫn một số tín hiệu dễ hiểu, gần gũi với học sinh. 
– Văn bản giới thiệu một số sự vật, hiện tượng. 
– Văn bản thông tin đơn giản, thông dụng như mục lục sách, thời khoá biểu. 
– Văn bản ngắn thuật 2 – 3 việc làm cụ thể. 
– Văn bản giới thiệu về loài vật, văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động. 
– Văn bản giới thiệu (tả thực) một đồ vật. 
– Văn bản thuyết minh về một đối tượng. 
96 
– Thông báo ngắn, tờ khai in sẵn. 
– ... 
LỚP 4 VÀ LỚP 5 
Truyện, văn xuôi 
– Chuyện của Thần Nông (Cổ tích Việt Nam) 
– Con yêu bố chừng nào (Truyện tranh – Sam McBratney, A. Jeram) 
– Có con giun đất (Truyện cười dân gian Việt Nam) 
– Điều ước của vua Midas (Thần thoại Hy Lạp) 
– Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách) 
– Một người chính trực (Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng) 
– Mua kính (Truyện cười dân gian Việt Nam) 
– Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) 
– Những tấm lòng cao cả (E.Amicis) 
– Phân xử tài tình (Cổ tích Việt Nam) 
– Quê nội (Võ Quảng) 
– Sự tích cây nêu ngày Tết (Cổ tích Việt Nam) 
– Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) 
– Thư gửi các học sinh (Hồ Chí Minh) 
– Thương nhớ ngón tay (Trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần) 
– Tottochan cô bé bên cửa sổ (K. Tetsuko) 
97 
– Trong rừng rậm (Trích Cậu bé rừng xanh – R. Kipling) 
– ... 
Thơ, ca dao, câu đố 
– Bài ca về trái đất (Định Hải) 
– Bè xuôi sông La (Vũ Duy Thông) 
– Biển (Khánh Chi) 
– Bến cảng Hải Phòng (Nguyễn Hồng Kiên) 
– Ca dao về tình cảm gia đình 
– Cao Bằng (Trúc Thông) 
– Câu đố dân gian về sự vật, hiện tượng 
– Chợ Tết (Đoàn Văn Cừ) 
– Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo) 
– Em nghĩ về trái đất (Nguyễn Lãm Thắng) 
– Lượm (Tố Hữu) 
– Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) 
– Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy) 
– Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Phùng Ngọc Hùng) 
– Truyện Kiều (Nguyễn Du) 
– Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) 
– Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) 
98 
– ... 
Kịch 
– Cáo bị rơi xuống giếng (Aesop) 
– Con chim xanh (M. Maeterlinck) 
– Hoàng tử – Công chúa và chín vị thần... bị bắt (Minh Phương) 
– Lòng dân (Nguyễn Văn Xe) 
– Người công dân số Một (Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng) 
– ... 
Văn bản thông tin 
– Văn bản giới thiệu sách, phim. 
– Văn bản chỉ dẫn (đơn giản) các bước thực hiện một công việc hoặc làm? sử dụng một sản phẩm. 
– Thư cảm ơn hoặc xin lỗi, thư thăm hỏi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc, chương trình 
hoạt động. 
– Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên. 
– Văn bản giới thiệu một quy trình. 
– Văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...). 
– ... 
LỚP 6 VÀ LỚP 7 
Truyện, tiểu thuyết 
– Buổi học cuối cùng (A. Daudet) 
99 
– Búp sen xanh (Sơn Tùng) 
– Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) 
– Cô bé bán diêm (H. Andersen) 
– Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) 
– Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) 
– Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh) 
– Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam) 
– Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng) 
– Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam) 
– Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin) 
– Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam) 
– Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam) 
– ... 
Thơ, ca dao, tục ngữ 
– Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình 
– Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) 
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) 
– Dặn con (Trần Nhuận Minh) 
– Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu) 
– Khi con tu hú (Tố Hữu) 
100 
– Mây và sóng (R. Tagore) 
– Mẹ (Đỗ Trung Lai) 
– Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) 
– Quê hương (Tế Hanh) 
– Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp) 
– Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều) 
– Tục ngữ Việt Nam 
– Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 
– ... 
Kí, tản văn 
– Cây tre Việt Nam (Thép Mới) 
– Cõi lá (Đỗ Phấn) 
– Cô Tô (Nguyễn Tuân) 
– Lòng yêu nước (I. Ehrenburg) 
– Một lít nước mắt (Kito Aya) 
– Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương) 
– Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê) 
– Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh) 
– Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) 
– Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt) 
101 
– Trưa tha hương (Trần Cư) 
– ... 
Văn nghị luận 
– Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm. 
– Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm. 
– Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle) 
– Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) 
– Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) 
– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) 
– ... 
Văn bản thông tin 
– Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh). 
– Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh). 
– Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử. 
– ... 
LỚP 8 VÀ LỚP 9 
Truyện, tiểu thuyết 
– Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) 
– Chiếc lá cuối cùng (O. Henry) 
– Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 
102 
– Chuyện chiếc ấm sứt vòi (Trần Đức Tiến) 
– Đá trổ bông (Nguyễn Ngọc Tư) 
– Hai vạn dặm dưới đáy biển (J. Verne) 
– Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) 
– Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) 
– Làng (Kim Lân) 
– Lão Hạc (Nam Cao) 
– Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 
– Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) 
– Robinson Crusoe (D. Defoe) 
– Sherlock Holmes (A. Doyle) 
– Tôi đi học (Thanh Tịnh) 
– Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán) 
– Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) 
– ... 
Thơ, ca dao, truyện thơ Nôm 
– Bánh trôi nước, Mời trầu (Hồ Xuân Hương) 
– Bếp lửa (Bằng Việt) 
– Ca dao về con người, xã hội 
– Chân quê, Không đề (Nguyễn Bính) 
103 
– Chó sói và chiên con, Ve và kiến (J. La Fontaine) 
– Con đường chưa đi (R. Frost) 
– Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) 
– Đồng chí (Chính Hữu) 
– Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) 
– Hội Tây, Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 
– Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 
– Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) 
– Mộ (Chiều tối – Hồ Chí Minh) 
– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 
– Nam quốc sơn hà (Thời Lý) 
– Nói với con (Y Phương) 
– Ngôn chí số 20, Thuật hứng 24 (Nguyễn Trãi) 
– Ông đồ (Vũ Đình Liên) 
– Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) 
– Sang thu (Hữu Thỉnh) 
– Thuốc đắng (Mai Văn Phấn) 
– Mẹ Tơm (Tố Hữu) 
– Tống biệt (Tản Đà) 
– Truyện Kiều (Nguyễn Du) 
104 
– Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) 
– ... 
Kịch, chèo 
– Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) 
– Ông Jourdain mặc lễ phục (Moliere) 
– Quan Âm Thị Kính (chèo dân gian) 
– Quẫn (Lộng Chương) 
– Romeo và Juliet (W. Shakespeare) 
– ... 
Văn nghị luận 
– Bài nghị luận xã hội: bàn về một vấn đề trong đời sống 
– Bài nghị luận văn học: phân tích tác phẩm văn học 
– Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) 
– Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) 
– Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) 
– Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) 
– Đi bộ ngao du (Trích Emile hay về giáo dục – J. Rousseau) 
– Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo) 
– Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) 
– ... 
105 
Văn bản thông tin 
– Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem. 
– Văn bản giải thích một hiện tượng xã hội hoặc văn bản giới thiệu quy trình tiến hành một thí nghiệm. 
– Bản tin (báo in và báo mạng); văn bản tường trình, quảng cáo, bài phỏng vấn. 
– ... 
LỚP 10, LỚP 11 VÀ LỚP 12 
Truyện, tiểu thuyết 
– AQ chính truyện hoặc Thuốc, Cố hương (Lỗ Tấn) 
– Đất (Anh Đức) 
– Người thầy đầu tiên (C. Aitmatov) 
– Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê (Nguyễn Minh Châu) 
– Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao) 
– Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 
– Đăm Săn (Sử thi Tây Nguyên) 
– Em bé thông minh (Cổ tích Việt Nam) 
– Em Dìn (Hồ Dzếnh) 
– Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 
– Herakles đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) 
– Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) 
– Mây trắng còn bay (Bảo Ninh) 
106 
– Mẫn và tôi hoặc Trước giờ nổ súng (Phan Tứ) 
– Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) 
– Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) 
– Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) 
– Những đứa con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi) 
– Người trong bao (A. Chekhov) 
– Odysseus (Homer) 
– Ông già và biển cả (E. Hemingway) 
– Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) 
– Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) 
– Thuỷ nguyệt (Y. Kawabata) 
– Trăm năm cô đơn (G. Marquez) 
– ... 
Thơ, truyện thơ, phú, văn tế 
– Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) 
 – Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) 
– Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi) 
– Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) 
– Bích Câu kì ngộ (Truyện thơ Nôm, Khuyết danh) 
– Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn) 
107 
– Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) 
– Dấu chân qua trảng cỏ hoặc Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) 
– Đất nước (Nguyễn Đình Thi) 
– Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 
– Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) 
– Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch) 
– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) 
– Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 
– Nhớ (Nông Quốc Chấn) 
– Nối vòng tay lớn hoặc Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn, phần lời? ca từ) 
– Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) 
– Quê hương (Giang Nam) 
– Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát) 
– Sóng (Xuân Quỳnh) 
– Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái) 
– Tạm biệt Huế (Thu Bồn) 
– Tặng phẩm của dòng sông (Inrasara) 
– Tây Tiến (Quang Dũng) 
– Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông nghè tháng Tám (Nguyễn Khuyến) 
– Thu hứng 1 (bài 1) hoặc Đăng cao (Đỗ Phủ) 
108 
– Tình ca ban mai hoặc Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) 
– Tôi yêu em (A. Puskin) 
– Tràng giang (Huy Cận) 
– Truyện Kiều (Truyện thơ Nôm, Nguyễn Du) 
– Từ ấy, Việt Bắc, Ta đi tới (Tố Hữu) 
– Tự do (P. Eluard) 
– Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) 
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu) 
– Vội vàng, Nguyệt cầm, Thơ duyên (Xuân Diệu) 
– ... 
Kịch, tuồng, chèo 
– Âm mưu và tình yêu (F. Sile) 
– Giấc mộng đêm hè (W. Shakespeare) 
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 
– Kim Nham (Chèo dân gian) 
– Mùa hè ở biển (Xuân Trình) 
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến (Tuồng dân gian Việt Nam) 
– Rừng trúc (Nguyễn Đình Thi) 
– Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) 
– ... 
109 
Kí 
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 
– Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng) 
– Đi trên đường Hà Nội (Đỗ Chu) 
– Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) 
– Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm) 
– Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử – Võ Nguyên Giáp) 
– Sống để kể lại (G. Marquez) 
 Thần linh ơi, ta có các già làng (Trung Trung Đỉnh) 
– Thủ tục làm người còn sống (Minh Chuyên) 
– Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông) 
– Trong giông gió Trường Sa ( nhiều tác giả) 
– Việc làng (Ngô Tất Tố) 
– ... 
Văn nghị luận 
– Bài nghị luận xã hội: bàn về một vấn đề xã hội. 
– Bài nghị luận văn học: phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. 
– Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm) 
– Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông (Nguyễn Trãi) 
– Hẹn hò với định mệnh (J. Nehru) 
110 
– Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) 
– Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân) 
– Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng) 
– Thơ còn tồn tại được không (Diễn từ Nobel 1975 của E. Montale) 
– Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) 
– Tôi có một giấc mơ (L. King) 
– Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) 
– Trích diễm thi tập tự (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương) 
– Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến) 
– ... 
Văn bản thông tin 
– Văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. 
– Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình 
ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và phần tài liệu tham khảo. 
– Văn bản đa phương thức (kịch bản sân khấu hoá một tác phẩm có trong chương trình môn Ngữ văn được chuyển thể). 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_ngu_van.pdf