Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Khoa học

MỤC LỤC

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC .3

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .3

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH.4

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .4

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.6

LỚP 4 .7

LỚP 5 .14

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.19

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC.22

VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.23

pdf 25 trang phuongnguyen 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Khoa học

Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Khoa học
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN KHOA HỌC 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
 Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ............................................................................................................................................................ 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH .............................................................................................................................................. 4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ............................................................................................................................................................ 4 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .......................................................................................................................................................... 6 
LỚP 4 .................................................................................................................................................................................... 7 
LỚP 5 .................................................................................................................................................................................. 14 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .............................................................................................................................................. 19 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ................................................................................................................................... 22 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH................................................................................ 23 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây 
dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ, giáo dục 
môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở 
và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. 
Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận 
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Khoa học quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch 
giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong 
Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng 
chương trình: 
1. Dạy học tích hợp 
Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nhằm bước đầu hình thành cho học 
sinh phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên, về con người, 
sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo 
dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn giản, phù hợp. 
2. Dạy học theo chủ đề 
 Chương trình môn Khoa học tổ chức nội dung giáo dục theo các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, 
vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo 
từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kĩ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến 
đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. 
4 
3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh 
Chương trình môn Khoa học tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa 
học qua tìm hiểu, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Từ đó hình thành và phát triển ở học 
sinh năng lực khoa học tự nhiên. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, 
hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài 
nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. 
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự 
nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung 
quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề 
đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên 
nhiên và môi trường xung quanh. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với 
môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
 Môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức 
khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
Những biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên trong môn Khoa học được trình bày trong bảng sau: 
5 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
Nhận thức khoa học tự nhiên 
− Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và 
đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, 
con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường. 
− Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong 
tự nhiên và đời sống. 
− Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, 
sơ đồ, biểu đồ. 
− So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựa trên một số tiêu chí 
xác định. 
− Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các sự vật và hiện tượng (nhân 
quả, cấu tạo – chức năng,...). 
Tìm hiểu môi trường tự nhiên 
xung quanh 
− Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, về thế 
giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ. 
− Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng (nhân 
quả, cấu tạo – chức năng,...). 
− Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán. 
− Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức 
khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài 
liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,...). 
− Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu 
những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ 
6 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
quan sát, thí nghiệm, thực hành,... 
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm 
và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng. 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng 
đã học 
− Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh 
vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ. 
− Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học 
và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan. 
− Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có 
liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung 
quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện. 
− Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn 
với đời sống. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
Chất 
− Nước 
− Không khí 
− Đất 
− Hỗn hợp và dung dịch 
− Sự biến đổi của chất 
Năng lượng − Ánh sáng 
− Âm thanh 
− Vai trò của năng lượng 
− Năng lượng điện 
7 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
− Nhiệt − Năng lượng chất đốt 
− Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy 
Thực vật và động 
vật 
− Nhu cầu sống của thực vật và động vật 
− Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực 
vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi 
− Sự sinh sản ở thực vật và động vật 
− Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật 
Nấm, vi khuẩn − Nấm − Vi khuẩn 
Con người và sức 
khoẻ 
− Dinh dưỡng ở người 
− Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng 
− An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước 
− Sự sinh sản và phát triển ở người 
− Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì 
− An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bị xâm hại 
Sinh vật và môi 
trường 
− Chuỗi thức ăn 
− Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn 
− Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói 
chung và con người nói riêng 
− Tác động của con người đến môi trường 
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 
LỚP 4 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
CHẤT 
Nước 
− Tính chất, vai trò của nước; vòng tuần 
hoàn của nước trong tự nhiên 
− Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất và 
sự chuyển thể của nước. 
8 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
 − Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không 
có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm 
qua một số vật và hoà tan một số chất). 
− Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản. 
− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng 
chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. 
− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 
− Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính 
chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. 
− Ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước 
 − Làm sạch nước; nguồn nước sinh hoạt 
− Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm 
nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước. 
− Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế về cách làm sạch 
nước ở gia đình và địa phương. 
− Thực hiện được và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn 
nước và sử dụng nước tiết kiệm. 
Không khí 
− Tính chất; thành phần; vai trò; sự 
chuyển động của không khí 
− Kể được tên thành phần chính của không khí: nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), 
khí cacbonic (carbon dioxide). 
− Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để: 
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí. 
+ Xác định được một số tính chất của không khí. 
9 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,... 
+ Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy. 
+ Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí 
chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế). 
− Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh 
ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão. 
− Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống. 
− Ô nhiễm và bảo vệ môi trường không 
khí 
− Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo 
vệ bầu không khí trong lành. 
− Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận 
động những người xung quanh cùng thực hiện. 
NĂNG LƯỢNG 
Ánh sáng 
− Nguồn sáng; sự truyền ánh sáng 
− Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản 
ánh sáng 
− Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. 
− Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng 
của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. 
− Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho 
ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và 
ứng dụng thực tế. 
− Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự 
thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi. 
10 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
− Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật. 
− Vai trò, ứng dụng của ánh sáng trong 
đời sống 
− Ánh sáng và bảo vệ mắt 
− Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế. 
− Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng 
quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo 
vệ mắt, tránh bị cận thị. 
Âm thanh 
− Âm thanh; nguồn âm; sự lan truyền âm 
thanh 
− Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh 
đều rung động. 
− Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. 
− So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. 
− Vai trò, ứng dụng của âm thanh trong 
đời sống 
− Chống ô nhiễm tiếng ồn 
− Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. 
− Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số 
nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh). 
− Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 
− Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô 
nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống. 
Nhiệt 
− Nhiệt độ; sự truyền nhiệt 
− Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt 
độ thấp hơn. 
− Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn để 
giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản. 
11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
− Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. 
− Các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém; 
ứng dụng trong đời sống 
− Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn 
nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém). 
− Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số 
hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống. 
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 
Nhu cầu sống của thực vật và động vật 
− Nhu cầu ánh sáng, không khí, nước, 
nhiệt độ, chất khoáng đối với thực vật 
− Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh 
sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm hoặc quan 
sát tranh ảnh, video clip. 
− Trình bày được thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho sự sống. 
− Vẽ được sơ đồ đơn giản (hoặc điền vào sơ đồ cho trước) về ...  phòng tránh. 
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 
Sự sinh sản và phát triển ở người 
− Sự sinh sản ở người 
− Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người. 
− Phân biệt được đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ; thể hiện 
được thái độ và thực hiện tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới. 
− Sử dụng được sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng, tinh trùng, sự thụ tinh,...) để 
trình bày quá trình hình thành cơ thể người. 
 − Các giai đoạn phát triển của cơ thể 
người 
− Phân biệt được một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ, 
tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành,...). 
Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì − Nêu và thực hiện được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về 
thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 
− Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. 
− Có ý thức và kĩ năng thực hiện vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh 
dục ngoài. 
An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh 
bị xâm hại 
− Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của 
cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại. 
− Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng 
19 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. 
− Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần. 
− Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại. 
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 
Vai trò của môi trường đối với sinh vật 
nói chung và con người nói riêng 
− Trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật nói 
chung và con người nói riêng: 
+ Cung cấp chỗ ở, thức ăn và những nhu cầu sống thiết yếu khác. 
+ Nơi chứa đựng các chất thải do con người và sinh vật tạo ra trong quá trình 
sống. 
+ Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. 
Tác động của con người đến môi trường − Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác 
động tiêu cực và những tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên 
nhiên. 
− Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài 
nguyên thiên nhiên và môi trường. 
− Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ 
đồ,... để vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và 
đa dạng sinh học ở địa phương. 
20 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
Phương pháp giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo 
đảm các yêu cầu sau: 
a) Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng tạo cơ hội cho học 
sinh học qua trải nghiệm; học qua điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống 
thực tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn; học ở trong và ngoài lớp học, ngoài khuôn viên nhà trường. 
b) Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải 
quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh. 
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối 
tượng học sinh và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng 
phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực ở mỗi học sinh. 
2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu 
Thông qua các hoạt động quan sát, thí nghiệm, thực hành trải nghiệm, điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, học sinh được 
bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng con người; tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và 
đa dạng sinh học; ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh; ý thức tự giác rèn 
luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân và người khác; ý thức sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng và 
năng lượng trong cuộc sống; ham tìm hiểu, tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày. 
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung 
– Để góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học ở học sinh, giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập như 
quan sát mẫu vật hoặc tranh ảnh, đọc thông tin trong sách, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ,  và những câu hỏi định 
21 
hướng để học sinh tìm và ghi lại thông tin; tạo điều kiện cho học sinh tự xác định vấn đề cần tìm hiểu, lập kế hoạch và thực 
hiện việc tìm hiểu; yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá về việc học; giúp học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, 
biết cách học độc lập. 
– Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động học 
tập theo nhóm hoặc cả lớp; yêu cầu học sinh trao đổi, chia sẻ thông tin đã thu thập được hoặc nội dung bài học (bằng lời nói, 
viết, vẽ,...) và cùng nhau hợp tác để hoàn thành sản phẩm học tập chung; tạo điều kiện để học sinh nhận xét, góp ý cho các 
sản phẩm học tập của học sinh khác, nhóm khác. 
– Để góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh, giáo viên thiết kế các tình 
huống có vấn đề, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề; sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống 
có nội dung thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống; các câu hỏi mở, 
bài tập có nhiều cách giải hoặc các nhiệm vụ học tập (bài tập, trò chơi,...) đòi hỏi sự sáng tạo; các câu hỏi, nhiệm vụ học tập 
phân hoá cho các nhóm đối tượng học sinh. 
3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực khoa học tự nhiên 
a) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh huy 
động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; tổ chức các hoạt động trong đó học sinh được 
trình bày hiểu biết, nhận xét, so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh; giải thích một số mối quan hệ đơn 
giản, thường gặp trong tự nhiên và đời sống; hệ thống hoá kiến thức, kết nối kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã có. 
b) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, giáo viên tạo cơ hội để 
học sinh được đề xuất câu hỏi, đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên 
và đời sống và phương án kiểm tra dự đoán; thu thập các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và đời 
sống bằng nhiều cách khác nhau; sử dụng các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự 
vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan 
hệ giữa các sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu. 
22 
c) Để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, giáo viên sử dụng những 
câu hỏi, bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng,... đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bối 
cảnh, tình huống mới, gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức với học sinh; tạo cơ hội cho học sinh liên hệ, vận dụng phối hợp 
kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học và các môn học khác như Toán, Tin học và Công nghệ,  vào 
giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng của học sinh. 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo 
đảm các yêu cầu sau: 
1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương 
trình môn Khoa học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí; 
khuyến khích học sinh phát huy điểm mạnh, chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn Khoa học. 
2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và 
chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ 
của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong 
học tập môn học. 
3. Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo 
viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng. 
Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá quá trình, giáo viên sử dụng nhiều 
công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá 
trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. 
Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình môn Khoa 
học sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên. 
4. Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, 
23 
bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua quan sát (quan sát 
học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan, bằng cách sử dụng bảng quan 
sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh; 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Từ ngữ thể hiện mức độ các yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Khoa học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học sinh. Một số 
động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và 
yêu cầu cụ thể. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau 
đặt trong ngoặc đơn. 
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những 
động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm 
và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết nêu được (một số tính chất của nước;...); kể được (tên một đến hai bệnh ở người do vi khuẩn gây ra;...). 
xác định được (cơ quan sinh sản của thực vật có hoa;...). 
Hiểu mô tả được (cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản;...); vẽ được (sơ đồ và ghi chú “Vòng 
tuần hoàn của nước trong tự nhiên”;...). 
trình bày được (một số cách làm sạch nước; về khả năng của thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần cho 
sự sống;...); nêu được ví dụ (về chuỗi thức ăn;...). 
so sánh được (một số đặc điểm của chất khi tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí;...); phân biệt được (hoa 
đơn tính và hoa lưỡng tính; đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ;...). 
Vận dụng nhận xét được (bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu 
với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường;...); đặt được câu hỏi (về việc sử dụng vật dẫn điện, vật 
24 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp; về sự sinh sản của thực vật có hoa và của động vật;...). 
giải thích được (nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi 
dậy thì;...); vận dụng được (kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích một số hiện 
tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế; kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ 
thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó;...); thực hiện được 
(và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm;...). 
đưa ra được (giải pháp cho một số tình huống cần làm vật nóng lên hay lạnh đi; yêu cầu giúp đỡ khi bản thân 
hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại;...); đề xuất được (phương án thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách 
điện;...); xây dựng được (nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động 
mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương;...). 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Ước lượng tỷ lệ % số tiết dành cho 
các chủ đề ở từng lớp như sau: 
Chủ đề Lớp 4 Lớp 5 
Chất 18% 17% 
Năng lượng 18% 17% 
Thực vật và động vật 13% 15% 
Nấm, vi khuẩn 10% 10% 
Con người và sức khoẻ 21% 21% 
Sinh vật và môi trường 10% 10% 
Đánh giá định kì 10% 10% 
25 
3. Thiết bị dạy học 
Trong dạy học môn Khoa học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện để minh hoạ kiến thức, gây hứng thú học tập 
cho học sinh mà còn là phương tiện để học sinh tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xung 
quanh; rèn luyện, phát triển năng lực tư duy; rèn luyện năng lực thực hành 
Các thiết bị dạy học của môn Khoa học bao gồm: 
a) Các thiết bị dùng chung cả lớp: 
Tranh, video, mô hình về: các lớp đất; nguyên nhân, tác hại và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất, sử dụng năng 
lượng mặt trời, năng lượng gió, nước chảy; sơ đồ hệ thống làm sạch nước; nấm, vi khuẩn; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển 
ở thực vật, động vật và người; sinh vật và môi trường. 
b) Các thiết bị dùng để học sinh thực hành theo nhóm, cá nhân: 
- Các dụng cụ đo: nhiệt kế; kính lúp và (hoặc) kính hiển vi. 
- Các dụng cụ thí nghiệm về: đối lưu không khí; không khí cần cho sự cháy; vai trò của ánh sáng đối với sự nhìn thấy 
vật; sự phát ra âm thanh; sự giãn nở vì nhiệt; sự biến đổi hoá học; lắp mạch điện đơn giản. 
- Sơ đồ câm, mũi tên và ghi chú rời về: “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”; dinh dưỡng, sinh sản và phát triển ở 
thực vật, động vật và người. 
- Bộ tranh rời về: những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn về điện; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; 
chuỗi thức ăn trong tự nhiên; chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì; phòng tránh bị xâm hại; tác động của con người đến môi trường. 
Ngoài ra, cần chú ý khai thác môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trong dạy học, đồng thời khuyến khích giáo 
viên tự làm thiết bị dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những 
phương tiện dạy học hiện đại khác. 
4. Tích hợp giáo dục các vấn đề có liên quan vào môn học 
Thực hiện tích hợp vào môn Khoa học một số nội dung như: giáo dục môi trường (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa 
dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu), giáo dục giới tính, phòng tránh bị xâm hại,...trên cơ sở bảo đảm các nội dung 
được tích hợp có chọn lọc, không gượng ép, không làm thay đổi đặc trưng của môn học và không gây quá tải cho học sinh. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_khoa_hoc.pdf