Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Giáo dục thể chất

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh,

trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình

thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể

lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình

và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.

Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học

sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận

động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.

pdf 31 trang phuongnguyen 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Giáo dục thể chất

Chương trình giáo dục phổ thông: Môn Giáo dục thể chất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC .............................................................................................................................................. 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ........................................................................................................ 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................................ 4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ............................................................................................................................................... 5 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ............................................................................................................................................ 7 
LỚP 1 ........................................................................................................................................................................ 8 
LỚP 2 ........................................................................................................................................................................ 9 
LỚP 3 ...................................................................................................................................................................... 10 
LỚP 4 ...................................................................................................................................................................... 11 
LỚP 5 ...................................................................................................................................................................... 12 
LỚP 6 ...................................................................................................................................................................... 13 
LỚP 7 ...................................................................................................................................................................... 15 
LỚP 8 ...................................................................................................................................................................... 16 
LỚP 9 ...................................................................................................................................................................... 18 
LỚP 10 .................................................................................................................................................................... 19 
LỚP 11 .................................................................................................................................................................... 20 
LỚP 12 .................................................................................................................................................................... 22 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ................................................................................................................................ 23 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ..................................................................................................................... 25 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH .................................................................. 26 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. 
Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, 
trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình 
thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể 
lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình 
và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người. 
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học 
sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận 
động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao. 
Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục 
định hướng nghề nghiệp 
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; 
hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình 
thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa 
chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu 
lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả 
năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận 
thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp 
phù hợp. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Giáo dục thể chất quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng 
lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục 
4 
được quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn 
mạnh trong xây dựng chương trình: 
1. Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu 
của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, 
tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình 
môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục, 
điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh. 
2. Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm – sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể 
chất của học sinh; phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ 
chức giáo dục; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình 
thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh. 
3. Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù 
hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà 
trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói 
quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài 
hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần 
phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. 
2. Mục tiêu cấp tiểu học 
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, bước đầu hình thành các 
kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện thể dục thể thao, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao 
nhằm phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu thể thao. 
5 
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở 
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân 
thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách 
nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng 
năng khiếu thể thao. 
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận 
dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể 
thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ 
đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, 
bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Chương trình môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất với các thành 
phần sau: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Yêu cầu cần 
đạt về năng lực thể chất được thể hiện trong bảng sau: 
Thành phần 
năng lực 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
Chăm sóc – Biết và bước đầu thực hiện 
được vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
– Hình thành được nền nếp vệ 
sinh cá nhân, vệ sinh trong tập 
– Nhận thức rõ vai trò của vệ 
sinh cá nhân, vệ sinh trong tập 
6 
Thành phần 
năng lực 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
sức khoẻ 
chung và vệ sinh trong tập 
luyện thể dục thể thao. 
– Biết và bước đầu thực hiện 
được một số yêu cầu cơ bản 
của chế độ dinh dưỡng để 
bảo vệ, tăng cường sức khoẻ. 
– Nhận ra và bước đầu có 
ứng xử thích hợp với một số 
yếu tố cơ bản của môi trường 
tự nhiên có lợi và có hại cho 
sức khoẻ. 
luyện thể dục thể thao. 
– Có kiến thức cơ bản và ý thức 
thực hiện chế độ dinh dưỡng trong 
tập luyện và đời sống hằng ngày 
để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ. 
– Tích cực tham gia các hoạt 
động tập thể trong môi trường tự 
nhiên để rèn luyện sức khoẻ. 
luyện thể dục thể thao và thực 
hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
trong tập luyện thể dục thể thao. 
– Biết lựa chọn chế độ dinh 
dưỡng phù hợp với bản thân 
trong quá trình tập luyện và đời 
sống hằng ngày để bảo vệ, tăng 
cường sức khoẻ. 
– Tích cực tham gia các hoạt 
động tập thể rèn luyện sức khoẻ 
và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
Vận động cơ 
bản 
– Nhận biết được các vận 
động cơ bản trong chương 
trình môn học. 
– Thực hiện được các kĩ 
năng vận động cơ bản. 
– Có ý thức thường xuyên 
vận động để phát triển các tố 
chất thể lực. 
– Hiểu được vai trò quan trọng 
của các kĩ năng vận động cơ bản 
đối với việc phát triển các tố chất 
thể lực. 
– Thực hiện thuần thục các kĩ 
năng vận động cơ bản được học 
trong chương trình môn học. 
– Hình thành được thói quen vận 
động để phát triển các tố chất thể lực. 
– Đánh giá được tầm quan trọng 
của các hoạt động vận động đối 
với việc phát triển các tố chất thể 
lực và hoạt động thể dục thể thao. 
– Biết lựa chọn các hình thức tập 
luyện thể dục thể thao phù hợp để 
hoàn thiện kĩ năng vận động, đáp 
ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại. 
– Biết hướng dẫn, giúp đỡ mọi 
người tập luyện, vận động để 
phát triển các tố chất thể lực. 
7 
Thành phần 
năng lực 
Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
Hoạt động 
thể dục 
thể thao 
– Nhận biết được vai trò của 
hoạt động thể dục thể thao 
đối với cơ thể. 
– Thực hiện được kĩ thuật cơ 
bản của một số nội dung thể 
thao phù hợp với bản thân. 
– Tự giác, tích cực trong tập 
luyện thể dục thể thao. 
– Hiểu được vai trò, ý nghĩa của 
thể dục thể thao đối với cơ thể và 
cuộc sống. 
– Lựa chọn được và thường 
xuyên tập luyện nội dung thể 
thao phù hợp để nâng cao sức 
khoẻ, phát triển thể lực. 
– Tham gia có trách nhiệm, hoà 
đồng với tập thể trong tập luyện 
thể dục thể thao và các hoạt động 
khác trong cuộc sống. 
– Cảm nhận được vẻ đẹp của 
hoạt động thể dục thể thao và thể 
hiện nhu cầu tập luyện thể dục 
thể thao. 
– Thường xuyên tập luyện thể 
dục thể thao, biết lựa chọn nội 
dung, phương pháp tập luyện phù 
hợp để phát triển các tố chất thể 
lực, nâng cao thành tích thể thao. 
– Có khả năng giao tiếp, hợp tác với 
mọi người để tổ chức hoạt động thể 
dục thể thao trong cuộc sống. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
Mạch nội dung môn học 
Nội dung cho mỗi lớp 
Lớp 
1 
Lớp 
2 
Lớp 
3 
Lớp 
4 
Lớp 
5 
Lớp 
6 
Lớp 
7 
Lớp 
8 
Lớp 
9 
Lớp 
10 
Lớp 
11 
Lớp 
12 
Kiến thức chung về Giáo dục thể chất × × × × × × × × × × × × 
Vận động cơ bản × × × × × × × × × 
8 
Mạch nội dung môn học 
Nội dung cho mỗi lớp 
Lớp 
1 
Lớp 
2 
Lớp 
3 
Lớp 
4 
Lớp 
5 
Lớp 
6 
Lớp 
7 
Lớp 
8 
Lớp 
9 
Lớp 
10 
Lớp 
11 
Lớp 
12 
Thể thao tự chọn × × × × × × × × × × × × 
2. Yêu cầu cần đạt và nội dung ở các lớp 
LỚP 1 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong 
tập luyện. 
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo 
viên để tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động 
tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ 
bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao được học. 
– Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện 
tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa 
thích. 
– Hoàn thành lượng vận động của bài tập. 
– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động 
tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục. 
KIẾN THỨC CHUNG 
Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
Đội hình đội ngũ 
– Các tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ 
– Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, 
điểm số. 
– Động tác quay các hướng 
– Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
Bài tập thể dục 
– Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi bổ trợ khéo léo 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
– Các tư thế hoạt động vận động cơ bản của đầu, cổ, tay, 
9 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
chân 
– Các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể 
– Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
– Tập luyện một trong các nội dung thể thao phù hợp với 
đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa thích 
LỚP 2 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong 
tập luyện. 
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo 
viên để tập luyện. 
– Thực hiện được nội d ... phương; 
23 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Cảm nhận được vẻ đẹp của hoạt động thể dục thể thao 
và thể hiện được nhu cầu luyện tập hằng ngày. 
– Thể hiện sự ham thích, đam mê thể thao trong sinh 
hoạt, học tập và cuộc sống hằng ngày. 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển 
quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập 
luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập 
luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất. 
Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, 
sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,...; sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp 
dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, 
hiệu quả. 
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá 
nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các 
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,... để tạo 
không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao. 
2. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
a) Phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu 
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh rèn luyện tính trung thực, tình cảm bạn 
bè, đồng đội, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, chăm chỉ tập luyện để phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, 
24 
có những phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, có sức khoẻ, có văn hoá, đáp 
ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 
b) Phương pháp hình thành, phát triển năng lực chung 
– Đối với năng lực tự chủ và tự học: Trong dạy học môn Giáo dục thể chất, giáo viên tổ chức cho học sinh thực 
hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin, lập kế hoạch và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình 
thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. 
– Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác: Môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được 
trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu 
có tính đồng đội. Từ đó, học sinh được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. 
– Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận 
dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức để phát hiện vấn đề 
và đề xuất cách giải quyết, biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách khách quan, 
trung thực và sáng tạo. 
3. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực thể chất 
a) Hình thành, phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ: Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh huy động những hiểu 
biết, kinh nghiệm sẵn có để hình thành ý thức và kiến thức về chăm sóc sức khoẻ; đồng thời tăng cường giao nhiệm 
vụ ở nhà, đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh giúp đỡ học sinh thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức 
khoẻ bản thân. 
b) Hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản: Giáo viên khai thác ưu thế của Giáo dục thể chất là một 
loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất 
vận động của con người. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở học sinh kĩ năng vận động, khả năng 
vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động vận động (bài tập và trò chơi vận động,...) giúp cho học sinh hình 
thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, cũng như khả năng 
thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động. 
25 
c) Hình thành, phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao: Giáo viên vận dụng nguyên tắc giáo dục cá biệt, quan 
tâm phát hiện và hướng dẫn học sinh tập luyện các môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích, sở trường; tạo cơ hội cho 
học sinh được quan sát và tham gia các trò chơi, các hoạt động cổ vũ và thi đấu thể thao, từ đó khơi dậy niềm đam mê 
hoạt động thể dục thể thao, khả năng hoạt động thể dục thể thao, phát triển khả năng trình diễn và thi đấu. 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
1. Mục tiêu đánh giá 
Đánh giá kết quả giáo dục thể chất là hoạt động thu thập thông tin và so sánh mức độ đạt được của học sinh so 
với yêu cầu cần đạt của môn học nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của học sinh, 
mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình để trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động dạy học và cách tổ chức 
quản lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. 
2. Nguyên tắc đánh giá 
a) Đánh giá kết quả giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học 
trong chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo 
ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục thể thao của học sinh; 
b) Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết 
hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ 
học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá. 
c) Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy 
và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học 
sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường. 
3. Hình thức đánh giá 
a) Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 
26 
– Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động thực hành, tập luyện, trình 
diễn,...) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá,...) nhằm thu thập 
những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực của từng học sinh. 
– Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của học sinh; phối hợp với đánh 
giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục. 
b) Đánh giá định tính và đánh giá định lượng 
– Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các mức xếp loại. Học 
sinh có thể sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc giáo viên sử dụng 
để đánh giá thường xuyên (không chính thức). Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học. 
– Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10. Giáo viên sử dụng hình 
thức đánh giá này đối với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kì. Đánh giá định lượng được sử dụng 
chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
a) Một số thuật ngữ chuyên môn 
– Cảm giác dùng sức: là khả năng dùng lực và phân phối lực một cách chính xác khi thực hiện động tác hoặc 
liên kết động tác. 
– Định hướng không gian: là xác định và nhận biết sự thay đổi vị trí và động tác của cơ thể trong không gian, 
có liên quan đến môi trường hoạt động nhất định. 
– Liên kết vận động: là sự phối hợp các bộ phận của từng động tác, các hoạt động của từng bộ phận cơ thể trong 
mối quan hệ với hoạt động chung của cơ thể. 
27 
– Năng lực thể chất: là năng lực đặc thù được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn 
luyện của học sinh, bao gồm khả năng chăm sóc sức khỏe, khả năng vận động cơ bản và khả năng hoạt động thể dục 
thể thao. 
– Nhịp điệu: là sự luân chuyển của các chuyển động trong mỗi động tác, quyết định chất lượng thực hiện cũng 
như tính nghệ thuật của các động tác kĩ thuật, nhất là các động tác có độ khó cao. 
– Phản ứng của cơ thể: là khả năng dẫn truyền và đáp ứng một cách hợp lí, nhanh chóng của cơ thể đối với một 
tín hiệu đơn giản hoặc phức tạp. 
– Thể chất: là toàn bộ hình thái và chức năng cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền điều 
kiện sống và sự rèn luyện. 
– Tố chất thể lực: là yếu tố của năng lực thể chất, được xác định bằng sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo 
léo, mềm dẻo và các phẩm chất tâm lí phù hợp. 
– Thích ứng của cơ thể: là sự điều chỉnh các hệ thống chức năng tâm – sinh lí của cơ thể để phù hợp với điều 
kiện sống dưới ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cơ thể. 
– Trí nhớ vận động: là khả năng lưu giữ những thông tin về hoạt động vận động được cung cấp trở lại và vận 
dụng một cách hợp lí trong trường hợp cần thiết. 
b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Giáo dục thể chất sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về 
năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện 
một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi 
hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn. 
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng 
những động từ nêu trong bảng tổng hợp dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp 
với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
28 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết – Kể được tên (trò chơi vận động, các môn thể thao); 
– Liệt kê được (tên dụng cụ của các môn thể thao); 
– Nêu được tên (động tác kĩ thuật, tư thế vận động cơ bản); 
– Phát biểu được, thuộc (một số điều luật thể thao); 
– Xác định được, biết được (các tư thế động tác, phương hướng, biên độ động tác); 
– Nhận biết được (chế độ dinh dưỡng, các yếu tố vệ sinh, thiên nhiên có lợi, có hại trong tập luyện); 
– Biết được (một cách sơ giản về lịch sử của môn thể thao ưa thích); 
– Khắc phục được (hiện tượng “cực điểm” xảy ra khi chạy cự li trung bình) 
Hiểu – Nêu được (vai trò, ý nghĩa của vệ sinh trong tập luyện); 
– Mô tả được (động tác kĩ thuật); 
– So sánh được (sự khác nhau giữa kĩ thuật và chiến thuật của môn thể thao); 
– Giới thiệu được (những biến đổi quan trọng về phát triển các kĩ thuật môn nhảy cao); 
– Chỉ ra được (nguyên nhân dẫn đến động tác sai và cách khắc phục động tác sai đó); 
– Đánh giá được (tầm quan trọng của các hoạt động vận động đến phát triển thể lực và sức khoẻ); 
– Phân biệt được (các sơ đồ chiến thuật thi đấu một môn thể thao); 
– So sánh được (nội dung, phương pháp tập luyện phù hợp để nâng cao sức khoẻ). 
Vận 
dụng 
– Thực hiện được (cách chăm sóc sức khoẻ phù hợp với bản thân); 
– Hướng dẫn được (người khác cách chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường tập luyện); 
– Rèn luyện được (khả năng thích ứng của cơ thể với những biến đổi của môi trường); 
– Biểu diễn được (các động tác kĩ thuật, bài tập liên hoàn); 
– Tự sửa được (động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện); 
29 
– Vận dụng được (các kĩ thuật đã học vào luyện tập và thi đấu); 
– Áp dụng được (các động tác chiến thuật hợp lí vào thi đấu); 
– Vận dụng được (điều luật thể thao vào tổ chức thi đấu); 
– Đề xuất được (giải pháp phù hợp cho tổ chức thi đấu); 
– Xử lí được (các tình huống trong tập luyện và thi đấu); 
– Xác định được (một số biện pháp phòng tránh chấn thương); 
– Lập được (kế hoạch, thời gian tập luyện để phát triển tố chất thể lực). 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng dành cho môn Giáo dục thể chất ở mỗi lớp là 70 tiết trong năm học, được phân bổ cho các nội dung 
giáo dục với tỉ lệ (%) như sau: 
Nội dung Thời lượng 
CẤP TIỂU HỌC 
Vận động cơ bản 
Đội hình đội ngũ 20% 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 35% 
Bài tập thể dục 10% 
Thể thao tự chọn 25% 
Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10% 
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Vận động cơ bản 45% 
30 
Bài tập thể dục 10% 
Thể thao tự chọn 35% 
Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10% 
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Các môn thể thao tự chọn 90% 
Đánh giá cuối học kì, cuối năm học 10% 
3. Thiết bị dạy học 
a) Thiết bị để minh hoạ, trình diễn: Dụng cụ mẫu để hướng dẫn tập luyện các nội dung đội hình đội ngũ, vận động 
cơ bản, hoạt động thể dục, các môn thể thao; tranh ảnh, băng đĩa hình kĩ thuật các hoạt động thể dục, các môn thể thao; 
loa, ampli, máy chiếu (projector),... 
b) Thiết bị để thực hành: Dụng cụ tập luyện vận động cơ bản và các môn thể thao; dụng cụ, phương tiện tổ chức 
chơi các trò chơi vận động; đồng hồ bấm giây thể thao, còi, cờ, thước dây,... 
c) Khu vực tập luyện: Sân tập, đường chạy, nhà tập đa năng, 
4. Thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh 
Chương trình môn Giáo dục thể chất có nhiều lựa chọn dành cho nhà trường và học sinh. Đầu năm học, giáo viên 
và nhà trường căn cứ kết quả kiểm tra sức khoẻ tại trường hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm 
quyền cấp cho học sinh, tổ chức cho học sinh học môn Giáo dục thể chất bảo đảm tất cả học sinh đều được học tập, rèn 
luyện với nội dung phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình. 
Các môn thể thao tự chọn trong chương trình môn Giáo dục thể chất là hệ thống các môn thể thao được tổ chức 
trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong hệ thống giải thi đấu quốc gia, quốc tế và các môn thể thao truyền thống của 
địa phương. 
31 
Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung thể thao tự chọn chủ yếu là trò chơi vận động gắn với một số môn thể thao 
phù hợp với thể lực của học sinh và khả năng tổ chức của nhà trường. 
Từ lớp 4 đến lớp 9, học sinh được hướng dẫn luyện tập và tham gia thi đấu các môn thể thao phù hợp. 
Ở cấp trung học phổ thông, nội dung thể thao tự chọn gồm 3 nhóm: (a) Nhóm kĩ thuật cơ bản, dành cho lớp 10; 
(b) nhóm kĩ thuật nâng cao, dành cho lớp 11, (c) nhóm vận dụng, thi đấu, dành cho lớp 12. Tuỳ theo khả năng tổ 
chức của nhà trường, học sinh có thể lựa chọn một môn thể thao cho cả ba năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một 
môn thể thao. 
Những học sinh học một môn thể thao trong cả ba năm học thì được học đầy đủ ba nội dung (a), (b) và (c). 
Những học sinh chọn học hai môn thể thao thì được học các nội dung (a) và (b) ở một môn thể thao, môn thể thao 
còn lại chỉ học nội dung (a). Những học sinh chọn học ba môn thể thao thì chỉ học nội dung (a). 
Giáo viên được quyền tham gia xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học phù hợp với 
tình hình thực tế ở địa phương, nhà trường và lớp học mà mình phụ trách trên cơ sở bảo đảm mục tiêu giáo dục và 
yêu cầu cần đạt của chương trình đối với cấp học, lớp học. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_giao_duc_the_chat.pdf