Chương trình đào tạo thường xuyên nghề: Trồng rau an toàn
VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Hướng dẫn sử dụng chương trình
- Chương trình đào tạo thường xuyên trồng rau an toàn được dùng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hoặc người lao động từ 15 tuổi trở lên.
- Chương trình đào tạo thường xuyên trồng rau an toàn bao gồm 2 mô đun:
+ Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện và hướng dẫn trồng rau an toàn theo hướng VietGap” có thời gian đào tạo là 50 giờ (trong đó có 10 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành) và 2 giờ kiểm tra.
+ Mô đun 02: “Kỹ thuật trồng một số loại rau thông dụng an toàn" có thời gian đào tạo là 150 giờ (trong đó có 30 giờ lý thuyết, 120 giờ thực hành) và 4 giờ kiểm tra.
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình đào tạo thường xuyên nghề: Trồng rau an toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình đào tạo thường xuyên nghề: Trồng rau an toàn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN (Ban hành theo Quyết định số /QĐ- CĐCĐ, ngày / /2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum - Năm 2019 UBND TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ- CĐCĐ, ngày /7/2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Tên chương trình : Trồng rau an toàn Trình độ đào tạo : Đào tạo thường xuyên Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Số môn học, mô đun: 02. Thời gian đào tạo : 2 tháng. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Mục tiêu chương trình đào tạo Về kiến thức - Trình bày được kiến thức cơ bản về trồng rau an toàn, thiết kế ruộng trồng rau an toàn, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. - Trình bày được quy trình về trồng 1 số loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ: Kỹ thuật làm đất, giống, mật độ trồng, bón phân, quản lý dịch hại và chăm sóc rau an toàn. b) Về kỹ năng - Vận dụng được kiến thức cơ bản để thiết kế đất trồng rau. - Thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất 1 số loại rau an toàn, thu hoạch sơ chế và bảo quản sản phẩm đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường. c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Học viên tốt nghiệp có đủ năng lực, về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được vị trí công việc công nhân kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn. - Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc. - Rèn luyện ý thức về bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển theo hướng bền vững. 2. Cơ hội việc làm Kết thúc khóa học, học viên sẽ có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rau an toàn, sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, sản xuất một số loại rau thông dụng an toàn. Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành nhân viên kỹ thuật trồng rau an toàn, tự tạo việc làm, làm việc trong các nông trại hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO Tổng thời gian toàn khóa: 02 tháng. 1. Thời gian học tập: 8 tuần, trong đó: a) Thời gian giảng dạy: 200 giờ. - Thời gian giảng dạy lý thuyết: 40 giờ. - Thời gian giảng dạy thực hành, thực tập: 160 giờ. - Số mô đun/môn học: 02. b) Thời gian kiểm tra kết thúc môn học, mô- đun: 6 giờ. 2. Thời gian cho các hoạt động chung, dự phòng: từ 0,5 - 01 tuần III. DANH MỤC, THỜI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN TT Tên mô-đun Thời gian thực học Kiểm tra Tổng số Lý thuyết Thực hành 01 MĐ1. Chuẩn bị điều kiện và hướng dẫn trồng rau an toàn theo hướng VietGap. 50 10 40 2 02 MĐ2. Kỹ thuật trồng một số loại rau thông dụng an toàn. 150 30 120 4 Tổng cộng: 200 40 160 6 Ghi chú: Thời lượng kiểm tra kết thúc môn học/mô đun không nằm trong thời gian thực học của các môn học/mô đun. IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN (Có nội dung chi tiết kèm theo). V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN XÉT HOÀN THÀNH KHÓA HỌC Quy trình đào tạo và xét hoàn thành khóa học được thực hiện theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên. VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH Hướng dẫn sử dụng chương trình - Chương trình đào tạo thường xuyên trồng rau an toàn được dùng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hoặc người lao động từ 15 tuổi trở lên. - Chương trình đào tạo thường xuyên trồng rau an toàn bao gồm 2 mô đun: + Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện và hướng dẫn trồng rau an toàn theo hướng VietGap” có thời gian đào tạo là 50 giờ (trong đó có 10 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành) và 2 giờ kiểm tra. + Mô đun 02: “Kỹ thuật trồng một số loại rau thông dụng an toàn" có thời gian đào tạo là 150 giờ (trong đó có 30 giờ lý thuyết, 120 giờ thực hành) và 4 giờ kiểm tra. 2. Phương pháp giảng dạy Thực hiện chương trình theo phương pháp mô đun, kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trên các mô hình vườn thực nghiệm trồng rau an toàn, bao gồm đào tạo kỹ năng và đào tạo kinh nghiệm, có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học và mô hình sản xuất tiên tiến. 3. Hướng dẫn kiểm tra trong quá trình đào tạo - Kiểm tra đầu khóa học: Được thực hiện khi bắt đầu khóa học. Nội dung, hình thức kiểm tra: vấn đáp về kinh nghiệm và kiến thức sản xuất rau hiện nay của bản thân hoặc địa phương? - Kiểm tra kết thúc mô-đun: Được thực hiện dưới hình thức bài kiểm tra trắc nghiệm và kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành về trồng hoặc chăm sóc một số loại rau ăn lá, ăn quả hoặc ăn củ. Thời gian kiểm tra trắc nghiệm từ 30 đến 45 phút, thời gian thực hành từ 120 đến 180 phút. - Phương pháp và thang điểm đánh giá: Được thực hiện theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên. 2. Các chú ý khác: Hoạt động ngoại khoá phục vụ chuyên môn nghề: Tham quan các mô hình, nông trại trồng rau an toàn tại địa phương và các vùng lân cận./. HIỆU TRƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Mã số môđun: MĐ1 (Ban hành theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ, ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2019 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Mã số môn học: MĐ1 Thời gian thực học của MĐ: 50 giờ (Trong đó : LT: 10 giờ; TH: 40 giờ), KT: 2 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun chuẩn bị điều kiện và hướng dẫn trồng rau an toàn là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc được bố trí đầu tiên trong nghề trồng rau an toàn. - Tính chất: Đây là môđun đầu tiên của chương trình nghề Trồng rau an toàn nhằm trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuẩn bị điều kiện và hướng dẫn trồng ran an toàn theo hướng Vietgap, làm nền tảng để học viên liên hệ với môđun sau. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN a. Về kiến thức - Trình bày được khái niệm rau an toàn, tiêu chuẩn rau an toàn theo Vietgap, quy trình chứng nhận rau an toàn theo Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu thực hiện theo Vietgap đối với vùng sản xuất, giống, phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. b. Về kỹ năng - Vận dụng được kiến thức cơ bản để thiết kế đất trồng rau. - Vận dụng được kiến thức cơ bản để nhận diện các yêu cầu theo Vietgap đối với giống, phân bón, thu hoạch và xử lí sau thu hoạch. c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động, tổ chức nơi làm việc linh hoạt; có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển theo hướng bền vững. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian thực học Kiểm tra* Tổng số Lý thuyết Thực hành Bài 1 Chuẩn bị điều kiện trồng rau an toàn 20 5 15 1 Bài 2 Hướng dẫn trồng rau an toàn theo hướng Vietgap 30 5 25 1 Cộng 50 10 40 2 Ghi chú: Thời gian kiểm tra bao gồm kiểm tra đầu khóa học và kiểm tra kết thúc mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN TRỒNG RAU AN TOÀN Thời gian: 20 giờ (Lý thuyết 5h, thực hành 15h), kiểm tra 1h Mục tiêu: - Về kiến thức: Nêu được khái niệm về rau an toàn, tiêu chuẩn rau an toàn theo VietGAP; - Về kĩ năng: Vận dụng được kiến thức cơ bản để thiết kế đất trồng rau. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi, tuân thủ đúng quy trình; Nội dung 1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau và thực trạng trồng rau ở Việt Nam 2. Khái niệm về rau an toàn và Tiêu chuẩn rau an toàn theo VietGAP 3. Quy trình chứng nhận rau an toàn Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định 4. Thiết kế đất trồng rau. Bài 2: HƯỚNG DẪN TRỒNG RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Thời gian: 30 giờ (Lý thuyết 5h, thực hành 25h), kiểm tra 1h Mục tiêu: - Về kiến thức: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu thực hiện theo VietGAP đối với vùng sản xuất, giống, phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; - Về kĩ năng: Vận dụng được kiến thức cơ bản để nhận diện các yêu cầu theo VietGAP đối với giống, phân bón, thu hoạch và xử lí sau thu hoạch. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt; Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển theo hướng bền vững. Nội dung 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2. Giống 3. Phân bón 4. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật 5. Nước tưới 6. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 7. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc 3. Điều kiện thực hiện mô đun - Nhiên liệu, vật liệu: + Sách vở, giấy bút ghi chép, máy tính; Giấy trắng khổ A0, A4, máy tính cá nhân; bút dạ; giá treo. + Vườn thực nghiệm, mô hình sản xuất rau an toàn trồng theo hướng VietGAP. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Một số thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống rau, phân bón, bình tưới nước + Cuốc, thước đo, dụng cụ điều tra... - Học liệu: + Tranh ảnh, sơ đồ. + Giáo trình mô đun “Trồng rau an toàn”, phiếu hướng dẫn thực hành. 4. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô-đun - Mỗi bài trong mô-đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng được bố trí giảng dạy linh hoạt tại các phòng học, vườn, ; - Giáo viên thực hiện thao tác mẫu và miêu tả từng bước một trên những dụng cụ thiết bị, máy móc đã nêu trong phần lý thuyết một cách chậm rãi theo trật tự lôgíc của bài thực hành; - Học viên cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình mô-đun và điều kiện thực tế tại trường, các địa điểm giảng dạy để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học sinh trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân; - Giáo viên kiểm tra xem các kỹ năng mà học viên đã thực hiện đã đạt yêu cầu chưa. 5. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008). Sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. PGS, TS. Tạ Thu Cúc (2007). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Phụ nữ. 4. PGS, TS. Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp, nhà xuất bản Hà Nội. 5. Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; công bố mã hồ sơ đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam 6. Bộ giáo trình trồng rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011. 7. Cẩm nang trồng rau an toàn. Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn. 8. Một số trang thông tin điện tử: www.vusta.vn, www.khuyennonghanoi.gov.vn, www.khuyennongvn.gov.vn CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN : KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU THÔNG DỤNG AN TOÀN Mã số môđun: MĐ2 (Ban hành theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ, ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2019 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU THÔNG DỤNG AN TOÀN Mã số môn học: MĐ2 Thời gian của mô đun: 150giờ (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 120h); Kiểm tra: 4h. I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Môđun kỹ thuật trồng một số loại rau thông dụng an toàn là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc được bố trí sau mô đun chuẩn bị điều kiện và sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap trong nghề trồng rau an toàn. - Tính chất: Đây là môđun chuyên môn của chương trình nghề Trồng rau an toàn nhằm trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về trồng và chăm sóc một số loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ thông dụng an toàn. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: a. Về kiến thức Trình bày được quy trình về trồng 1 số loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ: Kỹ thuật làm đất, giống, mật độ trồng, bón phân, quản lý dịch hại và chăm sóc rau an toàn. Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại trên cây rau và lựa chọn phương pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn. b. Về kĩ năng Thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất 1 số loại rau an toàn, thu hoạch sơ chế và bảo quản sản phẩm đảm bảo hiệu quả, an toàn. c. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian thực học Kiểm tra* Tổng số Lý thuyết Thực hành Bài 1 Kỹ thuật trồng một số loại rau ăn lá 60 15 45 2 Bài 2 Kỹ thuật trồng một số loại rau ăn quả 55 10 45 1 Bài 3 Kỹ thuật trồng một số loại rau ăn củ 35 5 30 1 Cộng 150 30 120 4 Ghi chú: Thời gian kiểm tra bao gồm kiểm tra đầu khóa học và kiểm tra kết thúc mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ Thời gian thực hiện: 60giờ (Lý thuyết: 15h; Thực hành: 45h) KT: 2h Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được kỹ thuật làm đất, thời vụ trồng một số loại rau ăn lá. + Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại trên cây rau ăn lá và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn. - Về kĩ năng: Thực hiện được các bước trong quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản rau ăn lá. - Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung 1. Kỹ thuật trồng cải xanh, cải ngọt an toàn 2. Kỹ thuật trồng xà lách an toàn 3. Kỹ thuật trồng rau mồng tơi an toàn 4. Kỹ thuật trồng rau dền an toàn 5. Kỹ thuật trồng rau muống an toàn. Bài 2 KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ Thời gian thực hiện: 55 giờ (Lý thuyết: 10h; Thực hành: 45h, KT: 1h) Mục tiêu: - Về kiến thức: Trình bày được kỹ thuật làm đất, thời vụ trồng một số loại rau ăn quả. Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại trên cây rau ăn quả và lựa chọn phương pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn. - Về kĩ năng: Thực hiện được các bước trong quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản rau ăn quả. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung 1. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng an toàn 2. Kỹ thuật trồng cây dưa chuột an toàn 3. Kỹ thuật trồng cây đậu cove an toàn 4. Kỹ thuật trồng cà chua an toàn 5. Kỹ thuật trồng bí xanh an toàn. Bài 3 KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN CỦ Thời gian thực hiện: 35 giờ (Lý thuyết: 5h; Thực hành: 30h), KT: 1h Mục tiêu: - Về kiến thức: Trình bày được kỹ thuật làm đất, thời vụ trồng một số loại rau ăn củ. Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại trên cây rau ăn củ và lựa chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn. - Về kĩ năng: Thực hiện được các bước trong quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản rau ăn củ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung 1. Kỹ thuật trồng cà rốt an toàn 2. Kỹ thuật trồng su hào an toàn 3. Điều kiện thực hiện mô đun - Nhiên liệu, vật liệu: + Sách vở, giấy bút ghi chép, máy tính; Giấy trắng khổ A0, A4, máy tính cá nhân; bút dạ; giá treo. + Vườn thực nghiệm, mô hình sản xuất rau an toàn trồng theo hướng VietGAP. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Hạt giống rau, phân bón, bình tưới nước + Cuốc, cào, lưới che vườn rau, cây làm giàn, giỏ đựng, - Học liệu: + Tranh ảnh, sơ đồ. + Giáo trình mô đun “Trồng rau an toàn”, phiếu hướng dẫn thực hành. 4. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô-đun - Mỗi bài trong mô-đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng được bố trí giảng dạy linh hoạt tại các phòng học, vườn, ; - Giáo viên thực hiện thao tác mẫu và miêu tả từng bước một trên những dụng cụ thiết bị đã nêu trong phần lý thuyết một cách chậm rãi theo trật tự lôgíc của bài thực hành; - Học viên cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó; - Giáo viên trước khi giảng dạy cần căn cứ vào chương trình mô-đun và điều kiện thực tế tại trường, các địa điểm giảng dạy để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học sinh trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân; - Giáo viên kiểm tra xem các kỹ năng mà học viên đã thực hiện đã đạt yêu cầu chưa. 5. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh (2009). Cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn. 2. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008). Sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. PGS, TS. Tạ Thu Cúc (2007). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nhà xuất bản Phụ nữ. 5. PGS, TS. Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp, nhà xuất bản Hà Nội. 6. PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên, Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường (2004). Ebook kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 7. Bộ giáo trình trồng rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011. 8. Cẩm nang trồng rau an toàn. Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn. 9. Một số trang thông tin điện tử: www.vusta.vn, www.khuyennonghanoi.gov.vn, www.khuyennongvn.gov.vn
File đính kèm:
- chuong_trinh_dao_tao_thuong_xuyen_nghe_trong_rau_an_toan.doc