Chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim

TÓM TẮT

Mục tiêu: Chúng tôi đánh giá chức năng thất

phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy

tạo nhịp tái đồng bộ tim.

Phương pháp và kết quả: 48 bệnh nhân với

tuổi trung bình 55,79 ± 12,05 năm được cấy máy

tạo nhịp tái đồng bộ thành công. Các bệnh nhân

được đánh giá chức năng thất phải và chức năng tâm

trương thất trái trước cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ

tim và sau cấy 1 tuần, sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

bằng siêu âm tim. Các chỉ số Tei thất phải, Tỷ lệ

E/e’, Sm thay đổi ngay sau khi cấy máy với chỉ số

tei thất phải (trước cấy CRT 0,51 ± 0,19 so với ngay

sau cấy 0,45 ±0,18 với p=0,0058); Tỷ lệ E/e’ (trước

cấy CRT 17,15 ± 9,39 so với ngay sau cấy 12,93 ±

8,87 với p=0,0057); chỉ số Sm (trước cấy CRT 3,55

± 1,10 cm/s so với ngay sau cấy 4,09 ± 1,45 cm/s

với p=0,016)

pdf 7 trang phuongnguyen 2960
Bạn đang xem tài liệu "Chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim

Chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 67
Chức năng thất phải và chức năng tâm trương 
thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim
Đỗ Kim Bảng*, Phạm Như Hùng**
Trương Thanh Hương*
Viện Tim mạch Việt Nam*, Bệnh viện Tim Hà Nội**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi đánh giá chức năng thất 
phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy 
tạo nhịp tái đồng bộ tim.
Phương pháp và kết quả: 48 bệnh nhân với 
tuổi trung bình 55,79 ± 12,05 năm được cấy máy 
tạo nhịp tái đồng bộ thành công. Các bệnh nhân 
được đánh giá chức năng thất phải và chức năng tâm 
trương thất trái trước cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ 
tim và sau cấy 1 tuần, sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 
bằng siêu âm tim. Các chỉ số Tei thất phải, Tỷ lệ 
E/e’, Sm thay đổi ngay sau khi cấy máy với chỉ số 
tei thất phải (trước cấy CRT 0,51 ± 0,19 so với ngay 
sau cấy 0,45 ±0,18 với p=0,0058); Tỷ lệ E/e’ (trước 
cấy CRT 17,15 ± 9,39 so với ngay sau cấy 12,93 ± 
8,87 với p=0,0057); chỉ số Sm (trước cấy CRT 3,55 
± 1,10 cm/s so với ngay sau cấy 4,09 ± 1,45 cm/s 
với p=0,016).
Kết luận: Máy tạo nhịp tái đồng bộ tim cải 
thiện chức năng tâm trương thất trái và chức năng 
thất phải.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong 
những nguyên nhân tim mạch. Tại Mỹ, hiện có 
5.000.000 bệnh nhân suy tim. Số tử vong do suy tim 
hàng năm tại Mỹ là 250.000 bệnh nhân [1]. Tiến 
triển của suy tim thường đi kèm với những thay 
đổi về chức năng và tái cấu trúc của thất trái. Trong 
những năm gần đây, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim 
(CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong 
điều trị. Đặc biệt máy tạo nhịp tái đồng bộ tim đã 
cho thấy làm cải thiện triệu chứng, khẳ năng gắng 
sức và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim. 
Các hướng dẫn lâm sàng tại Mỹ và Châu Âu đều chỉ 
định cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ là chỉ định loại 1 
với mức độ bằng chứng loại A với những bệnh nhân 
suy tim có phân số tống máu thất trái dưới 35% và 
hình ảnh blốc nhánh trái và khoảng QRS trên 150 
ms [2-3]. Tại Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành ca 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim đầu tiên vào tháng 
10/2001 [4] và đến nay đã có hàng trăm bệnh nhân 
được cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim tại nước ta. 
Khá nhiều các nghiên cứu đề cập đến cải thiện chức 
năng thất trái [5-7] nhưng chưa hề có nghiên cứu 
nào đề cập đến tác động lên chức năng thất phải và 
chức năng tâm trương trên bệnh nhân được cấy máy 
tạo nhịp tái đồng bộ tim. Chính vì vậy, chúng tôi 
tiến hành đề tài này với mục đích “nghiên cứu thay 
đổi chức năng thất phải và chức năng tâm trương 
thất trái ở bệnh nhân sau cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ tim”.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201868
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân: 48 bệnh nhân được cấy máy tạo 
nhịp tái đồng bộ thành công tại Viện Tim mạch 
Việt Nam. Bệnh nhân đặt máy được chỉ định dựa 
trên những tiêu chuẩn như Hướng dẫn của Hội Tim 
mạch học Hoa Kỳ năm 2008 [8]: (1) bệnh nhân suy 
tim có độ NYHA III và IV; (2) Siêu âm tim có EF 
35%; (3) Nhịp xoang; (4) có rối loạn mất đồng bộ 
tim (chẩn đoán qua điện tâm đồ với QRS 120 ms và 
siêu âm doppler mô tim); (5) Bệnh nhân được điều 
trị tối ưu bằng các thuốc chống suy tim.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt 
ngang có theo dõi dọc trong thời gian 6 tháng.
Cách thức tiến hành: Tất cả bệnh nhân được 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim được ghi nhận các 
chỉ số lâm sàng và siêu âm trước khi cấy máy. Bệnh 
nhân được tiến hành cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ 
tim tại Phòng thông tim Viện Tim mạch Việt Nam. 
Sau cấy máy bệnh nhân được theo dõi ở các thời 
điểm 1 tuần sau cấy máy, 1 tháng sau cấy máy, 3 
tháng sau cấy máy và 6 tháng sau cấy máy.
Các thông số đánh giá: Độ NYHA, Các thông 
số siêu âm tim bao gồm: chênh áp qua van ba lá, chỉ 
số Tei thất phải, Sóng E của van hai lá, sóng A của 
van hai lá, chỉ số E/A, chỉ số E/e’, Sm. 
Xử lý số liệu: Các số liệu của nghiên cứu đều 
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Các thông số
Trung bình ± 
độ lệch chuẩn, (%)
Tuổi 55,79 ± 12,05
Tỷ lệ nam/nữ (%) 39/9 (81,2%)
Độ NYHA 3,25 ± 0,64
Tần số tim 82,83 ± 15,60
Độ rộng phức bộ QRS 156,83 ± 22,19
Chỉ số tim ngực 63,2 ± 6,36
Nồng độ pro- BNP 814,36 ± 1110,74
Một số thông số về siêu âm tim ở nhóm bệnh 
nhân nghiên cứu trước khi cấy máy CRT được trình 
bày ở bảng 2.
được nhập và xử lý theo các thuật toán thống kê trên 
máy tính với sự trợ giúp của phần mềm SPSS for 
Windows version 17.0. (SPSS. Inc South Wacker 
Drive, Chicago, IL).
KẾT QUẢ
48 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ tại Viện Tim mạch Việt nam. Đặc điểm chung 
của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày ở 
bảng 1.
Bảng 2. Một số thông số siêu âm tim ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất
Trung bình ±
 độ lệch chuẩn
(n = 48)
Đường kính nhĩ trái (mm) 27 69 44,65 ± 7,96
Dd (mm) 50 93 71,46 ± 9,24
Ds (mm) 42 84 61,67 ± 8,89
Vd (ml) 69 522 229,73 ± 87,07
Vs (ml) 46 364 171,46 ± 70,14
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 69
EF trung bình (%) 17 43 27,00 ± 5,96
Đường kính thất phải (mm) 16 49 26,52 ± 5,91
Cung lượng tim (CO) (l/ph) 1,8 5,8 3,02 ± 0, 93
Diện tích HoHLtrung bình
(lấy trung bình 2B và 4B) (cm2)
1,4 20,8 7,60 ± 4,23
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 15 64 32,81 ± 10,17
Sóng E của VHL (cm/s) 18 156 70,98 ± 32,82
Sóng A của VHL (cm/s) 18 140 67,92 ± 31,91
dP/dt thất trái (mmHg/s) 276 1136 529,98 ± 227,41
Tei thất phải 0,20 1,00 0,51 ± 0,19
Tei thất trái 0,38 1,20 0,58 ± 0,17
Tei mô 0,34 0,89 0,55 ± 0,13
E/é 2,68 37 15,85 ± 8,34
E’ (cm/s) 2,0 12,8 4,90 ± 1,88
A’ (cm/s) 2,0 10,0 5,45 ± 2,02
S (cm/s) 2,0 6,4 3,55 ± 1,10
Bảng 3. Những thay đổi về chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái ngay sau cấy máy tạo nhịp tái 
đồng bộ so với trước cấy
Thông số
Trung bình ± độ lệch chuẩn
P
Trước CRT 
(n = 48)
Sau 1 tuần 
(n= 48)
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 32,81 ± 10,17 30,38 ± 9,42 0,43
Tei thất phải 0,51 ± 0,19 0,45 ±0,18 0,0058
E (cm/s) 70,98 ± 32,81 67,94 ± 26,55 0,37
A (cm/s) 67,91 ± 31,91 63,35 ± 27,09 1
E/A 1,48 ± 1,19 1,41 ± 1,04 0,15
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201870
E/é 17,15 ± 9,39 12,93 ± 8,87 0,0057
Sm (cm/s) 3,55 ± 1,10 4,09 ± 1,45 0,016
Đánh giá chức năng tâm trương thất trái, chúng tôi nhận thấy ngay sau cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ đã 
có cải thiện về tỉ lệ E/é. Chỉ số Tei thất phải cũng giảm có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Những thay đổi về chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ 1 tháng so với ngay sau cấy
Thông số
Trung bình ± độ lệch chuẩn
PSau 1 tuần 
(n = 48)
Sau 1 tháng
(n = 48)
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 30,38 ± 9,42 27,66 ± 6,31 0,5
Tei thất phải 0,45 ±0,18 0,41 ± 0,14 0,14
E (cm/s) 67,94 ± 26,55 64,83 ± 28,22 0,18
A (cm/s) 63,35 ± 27,09 64,73 ± 25,23 0,65
E/A 1,41 ± 1,04 1,48 ±1,48 0,25
E/é 12,93 ± 8,87 12,80 ± 5,66 0,67
Sm (cm/s) 4,09 ± 1,45 4,31 ± 1,16 0,013
Tiếp tục theo dõi 1 tháng chỉ có thay đổi biên độ sóng sm vị trí vòng van hai lá thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Những thay đổi về chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ 3 tháng so với sau 1 tháng
Thông số
Trung bình ± độ lệch chuẩn
P
Sau 1 tháng (n= 48) Sau 3 tháng (n= 48)
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 27,66 ± 6,31 30,10 ± 9,10 0,53
Tei thất phải 0,41 ± 0,14 0,42 ± 0,14 0,38
E (cm/s) 64,83 ± 28,22 70,54 ± 24,60 0,24
A (cm/s) 64,73 ± 25,23 69,50 ± 25,92 0,99
E/A 1,48 ±1,48 1,29 ± 0,91 0,44
E/é 12,80 ± 5,66 13,42 ± 5,07 0,88
Sm (cm/s) 4,31 ± 1,16 4,39 ± 1,27 0,18
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 71
BÀN LUẬN
Thay đổi trong chức năng tâm trương thất trái
Chúng tôi cũng theo dõi một số thông số đánh 
giá chức năng tâm trương thất trái. Trước khi cấy 
máy tạo nhịp, bệnh nhân của chúng tôi có tình trạng 
suy chức năng tâm trương thất trái khá nhiều, biểu 
hiện bằng thông số E/e’ > 15 [9] (bảng 3). Ngay sau 
cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ, tỉ lệ E/A không thay 
đổi đáng kể nhưng tỉ lệ E/e’ giảm có ý nghĩa với p = 
0.0057. Theo dõi các tháng tiếp theo không thấy có 
sự cải thiện thông số này nhưng sau 6 tháng, tỉ lệ E/e’ 
vẫn nhỏ hơn so với trước cấy với p = 0,07. Qua theo 
dõi thông số này, có thể thấy do tác dụng thay đổi các 
khoảng thời gian tâm thu và tâm trương của máy tạo 
nhịp tái đồng bộ nên ngay sau cấy máy tạo nhịp, khả 
năng giãn của thất trái đã được cải thiện. Các thành 
thất trái co đồng thời làm giảm thời gian máu đi luẩn 
quẩn trong thất nên giảm được thời gian co đồng thể 
tích, cải thiện khả năng giãn của thất trái một cách 
gián tiếp. Tuy nhiên do bệnh nhân của chúng tôi 
mắc bệnh khá lâu, nên chức năng tâm trương khó 
hồi phục và không cải thiện thêm sau 6 tháng theo 
dõi. Cũng như nghiên cứu của chúng tôi, Brandt 
R.R (2005) nghiên cứu chức năng tâm trương thất 
trái không thấy có thay đổi có ý nghĩa của chỉ số E/A 
[10]. Miriam Shanks phân tích nhóm có đáp ứng và 
không đáp ứng với tạo nhịp tái đồng bộ cũng không 
thấy thay đổi đáng kể của chỉ số E/A [11].
Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi chú 
trọng nhiều đến chức năng tâm thu, nhưng chức 
năng tâm trương đánh giá qua thông số E/e’ bằng 
Doppler mô cũng có cải thiện sau 6 tháng theo dõi. 
Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3, các thông số về chức năng tâm trương thất trái cũng không thay đổi 
nhiều.
Bảng 6. Những thay đổi về chức năng thất phải và chức năng tâm trương thất trái sau cấy máy tạo nhịp tái đồng 
bộ 6 tháng so với sau 3 tháng
Thông số
Trung bình ± độ lệch chuẩn
P
Sau 3 tháng (n = 48) Sau 6 tháng (n = 48)
Chênh áp qua van ba lá (mmHg) 30,10 ± 9,10 29,44 ± 7,46 0,56
Tei thất phải 0,42 ± 0,14 0,43 ± 0,15 0,62
E (cm/s) 70,54 ± 24,60 66,69 ± 25,19 0,44
A (cm/s) 69,50 ± 25,92 69,23 ± 24,65 0,38
E/A 1,29 ± 0,91 1,22 ± 0,96 0,07
E/é 13,42 ± 5,07 13,93 ± 7,81 0,56
Sm (cm/s) 4,39 ± 1,27 4.47 ± 1,43 0,09
Ngay cả thêm 3 tháng nữa, các thông số này cũng ít biến đổi.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201872
ABSTRACTS
Left ventricular diastolic function and right ventricular function in cardiac resynchronization 
therapy
Objective: We investigate the left ventricular diastolic function and right ventricular function in cardiac 
resynchronization therapy (CRT).
Method & Results: 48 patients with mean aged 55,79 ± 12,05 years were implanted CRT. All patients 
were assess the left ventricular diastolic function and right ventricular function by echocardiography before, 
after one week, one month, 3 months and 6 months of CRT implantation. There were changed in right 
Tei index (before CRT 0,51 ± 0,19 versus after CRT 0,45 ±0,18 with p=0,0058); E/e’ Ratio (before CRT 
17,15 ± 9,39 versus after CRT 12,93 ± 8,87 with p=0,0057); Sm (before CRT 3,55 ± 1,10 cm/s so versus 
after CRT 4,09 ± 1,45 cm/s with p=0,016).
Conclusion: CRT improve the left ventricular diastolic function and right ventricular function.
CRT không chỉ cải thiện chức năng tâm thu mà còn 
cải thiện chức năng tâm trương thất trái duy trì sau 
6 tháng theo dõi.
Tác động lên chức năng thất phải
Một số nghiên cứu đánh giá chức năng thất phải 
qua phân số tống máu thất phải bằng phương pháp 
simpson. Patricia Campbell và cộng sự đã phân tích 
nhóm bệnh nhân của nghiên cứu MADIT - CRT. 
Kết quả cho thấy bệnh nhân có chức năng tâm thu 
thất phải thấp < 35% đáp ứng không tốt với điều trị, 
so với bệnh nhân có chức năng tâm thu thấp phải ≥ 
35%. Trong nghiên cứu này chức năng tâm thất phải 
được đo bằng phân số tống máu thất phải. Sau khi 
được cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ phá rung, bệnh 
nhân được cải thiện chức năng tâm thu thất phải 
8,1% ± 5,4%, với p < 0,001 [12]. 
Chúng tôi đánh giá chỉ cố Tei thất phải trước và 
sau khi cấy máy tạo nhịp qua đó đánh giá chức năng 
thất phải. Bệnh nhân của chúng tôi có chỉ số Tei thất 
phải trước khi cấy máy là 0,51 ± 0,19 (bảng 2). Chỉ 
số này cao hơn hẳn bình thường (0.28 ± 0,04) [13]. 
Ngay sau CRT 1 tuần, chỉ số Tei thất phải giảm 
xuống còn 0,45 ± 0,18 với p = 0,0058. Chức năng 
thất phải đã được cải thiện ngay sau cấy máy tạo 
nhịp do thay đổi thời gian tâm trương thất trái nên 
cải thiện lượng máu đổ về thất phải và tăng cung 
lượng thất phải. Sau cấy máy cũng như theo dõi 
theo thời gian, chỉ số Tei có giảm đi nhưng không 
thay đổi nhiều. Sau 6 tháng theo dõi chỉ số này vẫn 
giữ được mức độ giảm xuống còn 0,43 ± 0,15 (bảng 
6). Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, không 
chỉ cải thiện chức năng tâm trương thất trái, sau 
CRT bệnh nhân còn cải thiện được chức năng thất 
phải. Cũng giống chúng tôi, Toshinori Yuasa, nhận 
thấy kết quả theo dõi có sự thay đổi có ý nghĩa thống 
kê với cả chỉ số Tei thất trái và thất phải [14]. Khi 
điều chỉnh khoảng thời gian chậm giữa nhĩ và thất, 
giữa hai thất, các bác sĩ cấy máy tạo nhịp đều chú ý 
đến hiệu quả trên hiệu suất nhát bóp của thất trái. 
Sự thay đổi của thất phải do hiệu quả cải thiện cung 
lượng tim nói chung, vì vậy chúng tôi thấy có thay 
đổi rõ rệt chức năng thất phải. 
KẾT LUẬN
Máy tạo nhịp tái đồng bộ tim cải thiện chức 
năng tâm trương thất trái và chức năng thất phải.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haldeman GA, Croft JB, Giles WH et al. Hospitalization of pts with heart failure: National Hospital 
Discharge Survey, 1985 to 1995. Am Heart J 1999; 137: 352-360.
2. Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al. 2012 ACCF/AHA/HRS focused update incorporated 
into the ACCF/AHA/HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a 
report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on 
Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. J Am Coll Cardiol 2013; 61:e6.
3. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD, et al. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of 
acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart 
failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart 
Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J 2016; 37:2129.
4. Phuoc TT, Tuoc NN, Hung PN. Preliminary experiences of resynchronization therapy for dilated 
cardiomyopathy in Vietnam. PACE 2003, Feb, Vol 26, No 2: 818- p S20.
5. Phạm Như Hùng, Tạ Tiến Phước, Nguyễn Lân Việt. Tái đồng bộ tim điều trị suy tim tại Viện Tim 
mạch Việt Nam. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2008 Số 50:15-24.
6. Nguyễn Hữu Văn, Đỗ Quang Huân, Phạm Nguyễn Vinh. Kết quả bước đầu điều trị tái đồng bộ bằng 
tạo nhịp 2 buồng thất tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề tim mạch. 2012; Tháng 1:9-12.
7. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến. Bước đầu áp dụng phương pháp tái đồng bộ 
trong điều trị suy tim tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế. Tạp chí Tim mạch học Việt nam 2011; Số 59: 
367-372. 
8. Epstein EA, DiMarco JP et al. ACC/AHA/HRS 2008 guidelines for Device-Based therapy of cardiac 
Rhythm Abnormalities.; JACC .2008;21:1-62.
9. Jesus Petero, Pablo Pazos. Assessement of Diastolic Funtion During exercise Echocardiography: 
annulus mitral velocity or transmitral flow pattern?. JASE, 21(2), 2008: 178-184.
10. Brandt R.R, Reiner C, Arnold R, Sperzel J, Pitschner H,F, Hamm.C.W. Differential effects on 
systolic and diastolic function after temporary suspension of long-term cardiac resynchronization therapy. 
Eur J Echocardiography Abstracts Supplement, 2005:12, 1002.
11. Miriam S, Louisa A, Ulas H et al. The effect of cardiac resynchronization therapy on left ventricular 
diastolic function assessed with speckle – tracking echocardiography. European Journal of Heart failure, 
2011: 13, 1133-1139.
12. Patricia C, Mikhail B et al. Effect of baseline right ventricular function on outcomes after CRT: an 
analysis of MADIT – CRT population, JACC, 2011: 57(17), 923-7.
13. Vonk MC, M.H.Sander, F.H.J. Van den Hoogen, P.L.C.M. van Riel, F.W.A. Verheugt, A.P.J. van 
Dijk, Right ventricle Tei-index: A tool to increase the accuracy of non-invasive detection of pulmonary 
arterial hypertension in connective tissue diseases. Eur J Echocardiography, 2007: 8, 317-32.
14. Toshinori Yuasa, Chinami Miyazaki et al. Effects of cardiac resynchronization therapy on the 
Doppler Tei index. JASE 2009: 22(3), 253 -260.

File đính kèm:

  • pdfchuc_nang_that_phai_va_chuc_nang_tam_truong_that_trai_sau_ca.pdf