Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như

“phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

(NH), đảm bảo NH có thể thu hồi được một phần hoặc toàn

bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Trong

những năm gần đây, tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là IP)

đã trở nên ngày càng quan trọng. IP đã bắt đầu được công

nhận như giá trị thị trường của các công ty giao dịch công

khai. Việc sử dụng IP như là một tài sản đảm bảo để vay

vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian

gần đây trên thế giới. IP được xem là giải pháp hiệu quả

đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).

pdf 7 trang phuongnguyen 11100
Bạn đang xem tài liệu "Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
46 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016
Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là 
tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho 
các ngân hàng thương mại Việt Nam
TRẦN THỊ THU HƯỜNG
Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như 
“phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng 
(NH), đảm bảo NH có thể thu hồi được một phần hoặc toàn 
bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Trong 
những năm gần đây, tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là IP) 
đã trở nên ngày càng quan trọng. IP đã bắt đầu được công 
nhận như giá trị thị trường của các công ty giao dịch công 
khai. Việc sử dụng IP như là một tài sản đảm bảo để vay 
vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian 
gần đây trên thế giới. IP được xem là giải pháp hiệu quả 
đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản 
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).
Từ khóa: Tài sản trí tuệ, cho vay 
dựa trên tài sản trí tuệ, tín dụng 
ngân hàng
1. Những vấn đề chung về tài 
sản trí tuệ
IP được hiểu là những thành quả 
do trí tuệ con người tạo ra thông 
qua hoạt động sáng tạo được 
thừa nhận là tài sản. Giống như 
các loại tài sản vật chất khác như 
động sản hay bất động sản, IP 
có thể được mua, bán, cho phép 
sử dụng, trao đổi hoặc biếu tặng. 
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 
IP và các loại tài sản vật chất, đó 
chính là tính vô hình của IP.
Theo Tổ chức IP Thế giới (World 
Intellectual Property Orgnization- 
WIPO) năm 2013, khái niệm IP 
được định nghĩa để chỉ những 
sáng tạo của trí tuệ như: Các phát 
minh sáng chế, tác phẩm văn học, 
nghệ thuật và biểu tượng, tên, 
hình ảnh và thiết kế dùng trong 
thương mại.
IP là bí quyết riêng có, vô hình, 
độc quyền của DN, thường là yếu 
tố cốt lõi tạo nên giá trị DN, và 
các loại IP phổ biến nhất là bằng 
sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, 
bí mật kinh doanh và thiết kế bố 
trí mạch tích hợp bán dẫn.
Với luật pháp đã ban hành của 
nước ta có liên quan đến tài sản 
và quyền tài sản, cụ thể về IP, 
quyền sở hữu trí tuệ gồm có các 
bộ luật: Bộ luật Dân sự năm 
2005 ban hành ngày 14/6/2005, 
Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) số 
50/2005/QH11 ban hành ngày 
29/11/2005, Luật sửa đổi bổ sung 
một số điều của Luật SHTT số 
36/2009/QH12 ban hành ngày 
19/6/2009 và các văn bản luật 
liên quan khác, thì cho tới thời 
điểm này chưa có một điều luật 
nào nhằm giải thích từ ngữ hoặc 
định nghĩa chính xác cho cụm 
từ tài sản trí tuệ. Đối tượng quan 
tâm chính là quyền sở hữu trí 
tuệ, cũng như các đối tượng của 
quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, 
các đối tượng này được quy định 
tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung 
một số điều của Luật SHTT số 
36/2009/QH12 ban hành ngày 
19/6/2009 bao gồm ba nhóm:
(1) Quyền tác giả và quyền liên 
quan
+ Quyền tác giả: Quyền tác giả 
(hay còn gọi là bản quyền) là 
một thuật ngữ pháp lý mô tả 
quyền lợi của người sáng tác ra 
các tác phẩm văn học, nghệ thuật 
và khoa học được thể hiện dưới 
dạng hữu hình, trong đó bao gồm 
quyền tái bản, in ấn và trình diễn 
trưng bày tác phẩm của mình 
trước công chúng.
+ Quyền liên quan: Đó là quyền 
của tổ chức, cá nhân đối với các 
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi 
 Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp 
47THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170
hình và chương trình phát sóng, 
tín hiệu vệ tinh mang tính chương 
trình được mã hóa.
(2) Quyền sở hữu công nghiệp: 
Theo Luật SHTT 2005, quyền 
sở hữu công nghiệp là quyền của 
các tổ chức, cá nhân đối với bằng 
sáng chế- các sáng chế/sự sáng 
tạo được pháp luật bảo hộ; nhãn 
hiệu hàng hóa/ nhãn hiệu dịch vụ- 
từ, cụm từ và biểu tượng dùng để 
nhận diện hoặc phân biệt hàng 
hóa, dịch vụ; bí mật kinh doanh 
như các thông tin độc quyền được 
giữ bí mật; thiết kế bố trí mạch 
tích hợp như thiết kế bố trí ba 
chiều của chip máy tính.
(3) Quyền đối với giống cây 
trồng: Giống cây trồng và vật 
liệu nhân giống đã trở thành đối 
tượng của quyền SHTT được bảo 
vệ theo Công ước bảo vệ giống 
cây trồng năm 1961. Theo Luật 
SHTT, quyền đối với cây trồng 
là quyền của tổ chức, cá nhân đối 
với giống cây trồng mới do chính 
mình chọn hoặc phát triển hoặc 
được hưởng quyền sở hữu. 
Tuy nhiên, ở một số tài liệu nước 
ngoài, chúng ta có thể thu thập 
được những khái niệm được định 
nghĩa một cách cụ thể, trực tiếp 
đến IP hơn. Theo WIPO năm 
2013, tài sản trí tuệ được chia 
thành hai loại:
- Sở hữu công nghiệp bao gồm 
bằng sáng chế, phát minh, nhãn 
hiệu, thiết kế công nghiệp, chỉ 
dẫn địa lý.
- Bản quyền bao gồm tác phẩm 
văn học và nghệ thuật như tiểu 
thuyết, các bài thơ, kịch, phim, 
tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ 
thuật như tranh vẽ, ảnh, tác phẩm 
điêu khắc và thiết kế kiến trúc.
2. Lợi ích từ việc cho vay đảm 
bảo bằng tài sản trí tuệ
Thứ nhất, giúp doanh nghiệp tiếp 
cận được nguồn vốn vay 
Nguồn tài trợ truyền thống từ 
ngân hàng hiếm khi đến được với 
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu 
tiếp cận được, những công ty này 
phải chấp nhận vay với giá cao, 
do ít có tài sản cố định có giá trị, 
nhất là công ty khởi nghiệp. Vì 
thế, sử dụng IP như một loại tài 
sản thế chấp cho các khoản vay 
NH có thể là giải pháp tìm vốn 
thay thế.
Với các doanh nghiệp mới khởi 
nghiệp, IP thường là tài sản chính 
và có giá trị cao nhất của bên vay. 
Theo số liệu thống kê về cơ cấu 
tài sản theo giá trị thị trường của 
500 công ty S&P, tài sản IP tăng 
nhanh qua từng năm.
Theo Hình 1, năm 1975, tài sản 
vô hình của nhóm công ty là 
17%, hữu hình 83%. Đến năm 
2010, tài sản vô hình tăng lên 
80%, trong khi tài sản hữu hình 
chỉ còn lại 20% và ước tính tháng 
01/2015, tài sản vô hình đã tăng 
lên 84%, trong kho tài sản hữu 
hình chỉ còn lại 16%. Như vậy, 
việc mở rộng cho vay thế chấp 
theo tài sản vô hình là xu hướng 
tất yếu mà NH sẽ thực hiện. 
Trên thực tế các nước có nền kinh 
tế thị trường phát triển, giá trị của 
doanh nghiệp ngày càng chiếm 
tỷ lệ lớn các IP. Trong danh 
sách 100 thương hiệu mạnh nhất 
thế giới năm 2002 do tuần báo 
Business Hoa kỳ công bố, nhãn 
hiệu Coca- Cola được định giá 
tới 69,6 tỷ USD, Microsoft 64 tỷ 
USD, INM 51,1 tỷ USD, GE 41,3 
tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia 
29,9 tỷ USD. Còn đối với một 
số sản phẩm có tên tuổi ở Việt 
Nam, như nhãn hiệu Kem đánh 
răng P/S được chuyển nhượng 
với giá 7,5 triệu USD, kem đánh 
răng Dạ Lan 2,5 triệu USD. Sự 
gia tăng IP trong tổng giá trị sổ 
sách đồng nghĩa với việc giảm 
giá trị của các loại tài sản hữu 
hình. Điều này phù hợp với định 
hướng chuyển dịch từ nền kinh tế 
dựa trên sản xuất sang nền kinh tế 
dựa trên tri thức toàn thế giới. Do 
đó, dần dần các tài sản khác sẽ bị 
thay thế bởi tài sản vô hình nói 
chung và IP nói riêng, dẫn tới tất 
yếu việc chuyển dịch thị trường 
Hình 1. Cơ cấu IP theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P 
Nguồn: Ocean Tomo
48 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016
vay có bảo đảm bằng các tài sản 
thông thường khác sang cho vay 
có bảo đảm bằng IP.
Những năm gần đây, những 
người cho vay nợ đã tăng sự quan 
tâm đối với IP. Nghiên cứu của 
Bruce, Emma và Candice (2014) 
chỉ ra rằng tại thị trường chứng 
khoán bằng sáng chế của Mỹ, 
đã có 16% tài sản loại này được 
sử dụng làm tài sản đảm bảo. 
Tuy vậy, thị trường cho loại tài 
sản này được phục vụ chủ yếu 
bởi một số nhà cho vay đặc biệt, 
chưa phổ biến, nhưng tín hiệu 
cho thấy một số NH truyền thống 
và công ty tài chính đang dần 
nóng lên với chiến lược tài chính 
này (Bruce, Emma và Candice, 
2014). Cùng với sự gia tăng giá 
trị sổ sách của IP trong tổng giá 
trị doanh nghiệp, việc sử dụng 
IP làm tài sản đảm bảo sẽ là một 
nguồn mới để thu hút được nhiều 
vốn hơn.
Thứ hai, cải thiện sự cân bằng 
giữa rủi ro và lợi nhuận 
Maria Loumioti (2011) đã tiến 
hành nghiên cứu về vấn đề sử 
dụng IP làm tài sản đảm bảo, 
trong đó, ông có đặt ra một giả 
thiết về hiệu suất cho vay của 
IP khi sử dụng làm tài sản đảm 
bảo. Ông sử dụng mô hình hồi 
quy bình phương nhỏ nhất với 
biến phụ thuộc là hiệu suất vay 
trong suốt thời gian của khoản 
vay, biến độc lập thứ nhất là chỉ 
số sự tụt hạng mức xếp hạng 
tín dụng tác giả trích xuất từ dữ 
liệu của S&P 500 hoặc Moody’s 
đối với độ dài thời gian khoản 
vay, có điều chỉnh kì hạn vay. 
Biến độc lập thứ hai là chỉ số 
về số lần vi phạm giao ước bảo 
đảm trong suốt thời gian khoản 
vay từ dữ liệu của Nini, Smith 
và Sufi, điều chỉnh kì hạn vay. 
Biến độc lập thứ ba là chỉ số số 
năm mà Z-score của khoản vay 
(Z-Score) giảm xuống dưới 0,3 
(tức là Z-score trung bình trong 
hai kì thấp nhất trong thời gian 
1996- 2010), điều chỉnh kỳ hạn 
vay. Kết quả của mô hình này chỉ 
ra rằng thế chấp một khoản vay 
bằng IP không làm suy giảm xếp 
hạng tín dụng. Sử dụng chỉ số 
Z-score của khoản vay, chỉ số sự 
tụt hạng xếp hạng tín dụng, hoặc 
chỉ số vi phạm giao ước như các 
biến độc lập ước tính cho hiệu 
suất cho vay cho thấy không có 
sự khác biệt đáng kể giữa các 
khoản cho vay có bảo đảm bằng 
hữu hình và tài sản vô hình bao 
gồm các khoản cho vay thế chấp. 
Thêm vào đó, sử dụng tỷ lệ phá 
sản như một biến ước lượng hiệu 
suất cho vay thấy rằng khả năng 
nộp đơn xin phá sản của trường 
hợp sử dụng IP làm tài sản bảo 
đảm thấp hơn 4% so với trường 
hợp sử dụng các tài sản khác. Do 
đó, đây là một bằng chứng thiết 
thực cho việc sử dụng IP làm tài 
sản đảm bảo thì không rủi ro hơn 
so với các tài sản đảm bảo thông 
thường khác.
Thứ ba, giảm khả năng bị mất 
vốn
IP khi sử dụng như một tài sản 
bổ sung cho khoản vay giúp làm 
giảm rủi ro bị xiết nợ, qua đó cải 
thiện hồ sơ tín dụng tổng thể, gia 
tăng khả năng vay nợ của người 
đi vay, và có thể làm giảm lãi 
suất yêu cầu của người cho vay. 
Trên thực tế, các ngân hàng nói 
chung không xem xét IP như một 
tài sản mà có thể được sử dụng 
như tài sản thế chấp, nhưng họ 
vẫn sẽ đưa nó vào trong các quyết 
định cho vay của mình và sẽ tìm 
cách kiểm soát nó, làm cho nó 
trở thành một phần của “mạng 
lưới bảo đảm» của khoản vay. Sử 
dụng IP như một tài sản bổ sung 
của giao dịch cho vay thì dễ dàng 
hơn là sử dụng chính nó để bảo 
đảm cho khoản vay.
Đối với các khoản vay có tài sản 
bảo đảm thông thường, người cho 
vay quan tâm đến các tài sản vật 
chất thông thường để sử dụng cho 
bảo đảm, chẳng hạn như hàng 
tồn kho, máy móc, hay bất động 
sản, trong việc xác định quy mô 
khoản vay và các điều khoản. 
Bên đi vay cung cấp những lợi 
ích bí mật các tài sản này để cho 
vay thế chấp đối với khoản vay. 
Và cho vay sử dụng IP làm tài 
sản bảo đảm thì cũng tương tự 
như các khoản vay có tài sản đảm 
bảo là tài sản hữu hình. Rõ ràng 
khi sử dụng tài sản trí tuệ là tài 
sản bổ sung hay tài sản chính để 
đảm bảo khoản vay thì đó đều 
được coi là nguồn thu nợ thứ hai 
của ngân hàng, ngân hàng có thể 
bán đi để giảm thiểu khả năng bị 
mất vốn.
Thứ tư, tài sản trí tuệ giúp cung 
cấp vốn nhanh chóng trở lại vào 
nghiên cứu và phát triển
Sử dụng IP là tài sản thế chấp 
giúp tăng đòn bẩy tài chính. Điều 
này xảy ra bởi vì, hiện nay, nhiều 
dòng tiền bản quyền được thu 
về một lần duy nhất chứ không 
phải trả dần qua từng năm. Khoản 
tiền trọn gói nhận được này sau 
đó có thể được dùng đầu tư vào 
các dự án trong tương lai, hoặc 
dự án hiện tại mà có lợi nhuận 
cao hơn so với chi phí tài chính. 
Bằng cách đảm bảo các IP từ các 
49THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170
nghiên cứu và phát triển đã thành 
công trước đó để vay vốn, các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có 
nguồn vốn này để tiếp tục đầu tư 
vào nghiên cứu và phát triển, với 
điều kiện họ có khả năng chuyển 
đổi các nghiên cứu và phát triển 
trở thành những tài sản thực sự 
như bằng sáng chế, nhãn hiệu, 
bản quyền mà có khả năng đảm 
bảo vay vốn.
3. Rủi ro của việc sử dụng tài 
sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo
Thứ nhất, về vấn đề định giá tài 
sản trí tuệ
Rất khó định giá IP do IP thường 
là tài sản đứng một mình, không 
có tài sản tương đương trên thị 
trường, do vậy cũng rất khó xác 
định được tỷ lệ chiết khấu đối 
với IP. Điều này sẽ là trở ngại 
lớn nhất của các NHTM Việt 
Nam. Hiện nay các NHTM Việt 
Nam đang cho vay dựa trên việc 
định giá tài sản đảm bảo làm căn 
cứ xác định mức cho vay. Nếu 
không xác định được giá trị tài 
sản đảm bảo thì các NH sẽ không 
có căn cứ để xác định được giới 
hạn cho vay tối đa theo giá trị 
tài sản đảm bảo. Thông thường, 
các nhà đầu tư vào IP nhắm đến 
thu nhập kỳ vọng trong tương 
lai, thay vì định giá dựa trên giá 
trị thị trường như các loại tài sản 
khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh 
tranh có thể tấn công vào IP được 
bảo hộ làm mất đòn bẩy thực thi 
quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị 
trường có thể nhận định giá trị sử 
dụng mà IP mang lại là rất nhỏ. 
Đây chính là lý do tại sao các nhà 
đầu tư tiềm năng và NH chưa sẵn 
sàng đầu tư vào IP.
Trên thực tế hiện nay có 3 
phương pháp định giá tài sản. 
Tuy nhiên với cả 3 phương pháp 
định giá này đều có nhược điểm 
và việc áp dụng các phương pháp 
này ở Việt Nam hiện nay có thể 
đem lại kết quả không chính xác 
về giá trị tài sản bảo đảm. Cụ thể 
như sau:
- Phương pháp dựa vào thu nhập: 
Phương pháp này tập trung vào 
nguồn thu nhập ước tính mà chủ 
thể quyền sở hữu trí tuệ mong 
muốn nhận được trong thời gian 
hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ. 
Vì vậy, phương pháp này sử dụng 
khấu hao tiền mặt để tạo ra giá 
trị hiện tại cho nguồn thu nhập 
trong tương lai. Có thể ước tính 
được thu nhập khi nhìn vào số 
tiền mà doanh nghiệp thu được từ 
li-xăng1 nếu doanh nghiệp thực 
1 Li- xăng có nguồn gốc từ một danh 
hiện li-xăng một quyền sở hữu 
trí tuệ cụ thể. Tuy nhiên, nhược 
điểm của phương pháp này khi 
áp dụng ở Việt Nam chính là sự 
phức tạp của nó. Ví dụ như việc 
xây dựng mô hình định giá không 
phù hợp, không phản ánh đúng 
thực tế hoặc có ý kiến chủ quan 
của người định giá khi đưa ra các 
con số dự đoán hoặc khi dữ liệu 
đầu vào không đúng thì kết quả 
đầu ra sẽ không chính xác
- Phương pháp dựa vào chi phí: 
Phương pháp này được sử dụng 
để ước tính các lợi ích trong 
tương lai của IP bằng cách tính 
số tiền cần để thay thế IP được 
đề cập. Nhược điểm của phương 
pháp này chính là cơ hội dẫn 
đến kết quả nhầm lẫn cao. Sở dĩ 
như vậy là do trong hầu hết các 
trường hợp, chi phí liên quan đến 
phát triển một thứ gì đó không 
nhất thiết liên quan trực tiếp đến 
giá trị của nó. Điều này đặc biệt 
đúng trong hoạt động nghiên cứu 
và triển khai đối với IP ở Việt 
Nam.
từ La-tinh là licentia, nghĩa là việc tổ 
chức, cá nhân nắm độc quyền sử 
dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ 
(Bên chuyển quyền sử dụng- thường 
được gọi là bên giao) cho phép tổ 
chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận 
quyền sử dụng- thường được gọi là 
Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu 
trí tuệ đó.
Rất khó định giá tài sản trí tuệ (IP) do IP thường là tài sản đứng một mình, không có tài sản tương đương trên thị trường, do vậy cũng rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu cho vay đối với IP. Thông 
thường, các nhà đầu tư vào IP nhắm đến thu nhập kỳ vọng trong tương lai, thay vì định giá dựa trên giá 
trị thị trường như các loại tài sản khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh tranh có thể tấn công vào IP được bảo 
hộ làm mất đòn bẩy thực thi quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị trường có thể nhận định giá trị sử dụng 
mà IP mang lại là rất nhỏ. Đây chính là lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng và ngân hàng chưa sẵn 
sàng đầu tư vào IP vì họ biết không rõ về cách thức thị trường sẽ phản ứng với các tài sản trong tương lai.
50 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016
- Phương pháp dựa vào thị 
trường: Phương pháp này dựa 
vào việc bên thứ ba sẵn sàng chi 
để mua hoặc thuê tài sản. Phương 
pháp này cũng có thể được sử 
dụng bổ sung cho phương pháp 
thu nhập. Một số doanh nghiệp 
coi đây là phương pháp tốt nhất 
vì tính đơn giản và khả năng sử 
dụng thông tin thị trường. Tuy 
nhiên nhược điểm của phương 
pháp này là không cung cấp được 
thông tin về cách xử lý các đặc 
điểm riêng biệt của từng giao 
dịch cụ thể.
Như vậy, với mỗi phương pháp 
khác nhau có thể đưa ra kết quả 
giá trị của cùng một IP khác 
nhau. Việc lựa chọn phương pháp 
để định giá của các DN tham 
gia định giá cũng rất khác nhau, 
cùng một loại tài sản nhưng mỗi 
nơi có một phương pháp riêng 
và thường sẽ cho ra kết quả khác 
nhau. Điều đó phần nào cũng 
làm giảm uy tín của các tổ chức 
định giá đối với khách hàng. Một 
khó khăn nữa là những phương 
pháp định giá IP không được 
công bố rộng rãi trên các phương 
tiện tra cứu thông thường, nên 
việc hiểu và áp dụng để định giá 
IP càng trở nên phức tạp. 
Thứ hai, vấn đề duy trì giá trị 
của tài sản trí tuệ
Việc duy trì giá trị này khác nhau 
đối với các loại tài sản khác nhau 
của IP. Điều này đòi hỏi sự am 
hiểu của người quản lý và việc 
theo dõi sát sao với từng loại hình 
IP cũng trở nên phức tạp hơn các 
loại tài sản thông thường khác. Ví 
dụ, tên thương mại và bằng sáng 
chế cần phải được bảo vệ khỏi sự 
xâm phạm. Tương tự bất kỳ tài 
sản nào khác, việc duy trì để giữ 
nguyên giá trị thường bị bỏ qua 
khi một công ty hoạt động kém, 
do đó làm mất giá trị của IP.
Một khó khăn khác là sự lỗi thời, 
nếu có một sản phẩm mới với 
công nghệ mới được đưa vào thị 
trường, giá trị của tài sản trí tuệ 
kết hợp với các sản phẩm của nó 
đang giao dịch trên thị trường 
sẽ giảm. Đây là một khó khăn 
của việc quản lý giá trị IP. Một 
sai lầm thường thấy là nhà đầu 
tư thường quá lạc quan vào sản 
phẩm, cho đến khi thị trường 
đánh giá lại.
Thứ ba, vấn đề giám sát tài sản 
trí tuệ
Nhiều vấn đề khác liên quan 
đến IP. Chẳng hạn, ai có quyền 
sở hữu tài sản? Loại tài sản này 
có được bảo hộ hay không? Khi 
nào IP đó phát sinh thu nhập? Lộ 
trình phát triển kinh doanh mà 
người vay đưa ra liệu có phi thực 
tế và thiếu khách quan?
Bên cạnh đó vấn đề giám sát 
IP, như mã nguồn của các phần 
mềm, đôi khi chỉ thay một vài 
dòng lệnh trong số ngàn hàng 
dòng lệnh cũng đã có thể được 
cấp bản quyền khác. Giống như 
những khoản cho vay khác ở 
ngân hàng, các khoản cho vay IP 
này cũng có nợ xấu, một khi ngân 
hàng định giá sai.
Thứ tư, tài sản trí tuệ có thể gặp 
khó khăn do vấn đề pháp lý 
Hai ví dụ điển hình là (1) Rủi ro 
về sự xâm phạm quyền sở hữu trí 
tuệ và (2) Hết thời hạn bảo hộ. 
Rủi ro về sự xâm phạm quyền 
sở hữu trí tuệ thường xảy ra với 
những sản phẩm mới, khi nó chưa 
được biết đến rộng rãi nhưng có 
một sản phẩm tương tự nhái lại 
trên thị trường đã được tung ra 
trước với giá thấp hơn giá của IP 
này. Lúc này khi IP được đưa ra 
thị trường muộn hơn, dù được 
bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng 
đã giảm mất giá trị hoặc là không 
còn giá trị trên thị trường. 
Rủi ro về hết thời hạn bảo hộ đối 
với IP xảy ra khi người cho vay 
không xác định rõ ràng những 
đăng kí bảo hộ hoặc gia hạn bảo 
hộ của chủ sở hữu IP với các cơ 
quan có thẩm quyền liên quan. 
Nếu các IP này không còn thời 
hạn bảo hộ, thì sẽ khó khăn trong 
việc giao dịch, chuyển nhượng 
hoặc thanh lý, dẫn tới giảm giá 
trị. 
4. Giải pháp cho việc sử dụng 
tài sản trí tuệ làm tài sản đảm 
bảo
Thứ nhất, đối với ngân hàng
Các NH cần chấp nhận nó như 
một tài sản có thể bảo đảm cho 
vay để mở rộng thị trường và 
gián tiếp giúp nâng cao nhận 
thức đối với IP. Cán bộ tín dụng 
phải có cập nhật nhanh chóng 
với thị trường IP, cũng như cách 
xác định giá trị IP cho mục đích 
đảm bảo cho vay phù hợp với thị 
trường cho vay của Việt Nam và 
sự an toàn của NH.
Cần bổ trợ kiến thức về thẩm 
định tài sản vô hình nói chung 
và IP nói riêng cho các cán bộ 
tín dụng. IP thường có thị trường 
giao dịch rất nhỏ và khá đặc thù. 
Theo lẽ thường, với loại giao dịch 
này, chỉ cần có bên mua và bên 
bán đồng ý thì giao dịch sẽ diễn 
ra mà không cần hoạt động định 
giá độc lập và chuyên nghiệp. 
Tuy nhiên, hoạt động định giá 
đối với các NH trước khi quyết 
định tài trợ vốn cho DN dựa trên 
51THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170
tài sản đảm bảo là IP lại rất quan 
trọng và đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ 
mỉ. Mục đích việc định giá IP 
là lường trước các khả năng rủi 
ro, đánh giá mức độ sinh lời, lợi 
nhuận đầu tư vào “hàng hóa” là 
IP. Để làm tốt được công việc 
này đòi hỏi bộ máy NH phải có 
bộ phận chuyên trách, am hiểu 
pháp luật về sở hữu trí tuệ và các 
kỹ năng chuyên môn về thẩm 
định, định giá IP.
Một cách khác giúp NH có thể 
thực hiện được công tác thẩm 
định, định giá IP là ký hợp đồng 
“out- sourcing” với bên thứ ba để 
thuê mua dịch vụ này. Bên thứ 
ba sẽ phân tích, đánh giá minh 
bạch giá trị IP, giải trình rõ ràng, 
ký xác nhận, chịu trách nhiệm về 
công tác thẩm định đối với NH. 
Thẩm định IP là một nghiệp vụ 
rất quan trọng trước khi tài trợ 
vốn, vì nó quyết định đến giá trị 
của IP.
Một số yếu tố cần xét đến khi 
thẩm định thường là: Lường 
trước các vụ tranh chấp pháp lý 
có thể xảy ra ở hiện tại và tương 
lai; mức độ uy tín của công ty 
luật tư vấn; tư cách của luật 
sư tham gia thẩm định; và tính 
chuyên nghiệp của tư vấn kỹ 
thuật và công nghệ NH cần có 
những điều khoản pháp lý ràng 
buộc chặt chẽ quyền lợi và nghĩa 
vụ các bên liên quan trong hợp 
đồng thế chấp IP, đối với các tài 
sản hiện tại và tài sản tương lai, 
vì tài sản tương lai thì khó có thể 
định giá hơn. Kinh nghiệm cho 
thấy, vì bên đi vay là bên luôn 
cần vốn tài trợ, nên họ thường dễ 
dàng đồng ý ký kết thụ động với 
các điều khoản hợp đồng do NH 
dự thảo.
Trong quá trình cho vay đối với 
trường hợp dùng IP làm tài sản 
đảm bảo cán bộ tín dụng cần chú 
ý những điều sau:
- Thường xuyên đánh giá lại 
chiến lược sở hữu trí tuệ;
- Không bỏ mặc các vấn đề về sở 
hữu trí tuệ;
- Đảm bảo rằng tài sản trí tuệ ở 
trạng thái tốt nhất khi ra bán công 
ty;
- Đảm bảo rằng chính sách bảo 
hiểm sẽ phải bao trùm cả các loại 
IP trong quá trình bán công ty;
Thứ hai, đối với doanh nghiệp
Cần gia tăng mức độ nhận biết và 
sử dụng IP bằng cách:
- Có những trợ cấp cho việc sử 
dụng các hệ thống IP: Các chủ sở 
hữu nên có nguồn vốn nhất định 
hỗ trợ cho IP, nhằm bảo vệ các 
quyền sở hữu trí tuệ của mình, 
tránh bị làm giả, lạm dụng hình 
ảnh khiến giảm giá trị.
- Luôn tự theo dõi IP của mình và 
có những báo cáo biến động hàng 
năm thích hợp để cung cấp thông 
tin, hạn chế rủi ro do thông tin 
bất cân xứng.
- Xây dựng hệ thống nhận thức 
và năng lực nhận thức rõ hơn về 
lợi ích của việc bảo vệ sáng kiến 
của mình đối với quyền sở hữu 
trí tuệ, và trang bị cho chủ sở hữu 
những khả năng để duy trì giá trị 
của IP. Bảo đảm cho IP của mình 
có thể được bảo vệ khỏi các rủi 
ro. Tự bảo vệ các IP của mình 
trước các rủi ro về thị trường, 
rủi ro kinh tế và lạc hậu về công 
nghệ để không bị tác động đến 
giá trị. Đăng ký những văn bằng 
bảo hộ cần thiết với các quyền sở 
hữu trí tuệ và có các biện pháp 
bảo vệ IP.
Thứ ba, về phía Nhà nước
- Nhà nước cần có những nhận 
thức kịp thời về tầm quan trọng 
của IP trong nền kinh tế hiện đại 
và có những chính sách bảo hộ tốt 
hơn đối với quyền của người sở 
hữu IP và quyền sở hữu trí tuệ.
- Có những hướng dẫn cụ thể với 
việc sử dụng IP làm tài sản đảm 
bảo, đưa ra các tiêu chuẩn nhất 
định để tránh sự bối rối trong việc 
nhận cho vay bảo đảm bằng IP tại 
các tổ chức tín dụng khác nhau.
- Cần có những thống kê, báo cáo 
hàng năm về thị trường IP để tạo 
lập một hệ thống thông tin đáng 
tin cậy cho các đối tượng quan 
tâm, làm hạn chế rủi ro về thông 
tin bất cân xứng.
- Nhà nước nên có những dự 
án, chương trình giúp nâng cao 
nhận thức về tầm quan trọng của 
IP trong người dân để gia tăng 
nhận diện với IP, giúp mở rộng 
thị trường người mua, người bán 
cũng như giúp bảo vệ tốt hơn giá 
NH cần có những điều khoản pháp lý ràng buộc chặt chẽ quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan trong hợp đồng thế chấp IP, đối với các tài sản hiện tại và tài sản tương lai, vì tài sản tương lai thì 
khó có thể định giá hơn.
52 SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016
trị của các IP từ trong người dân. 
Chủ động tạo ra các thị trường 
chấp nhận IP để có môi trường 
phát triển loại hình tài sản này, do 
đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho 
việc sử dụng IP làm tài sản bảo 
đảm. 
5. Kết luận
IP ngày càng trở lên quan trọng 
và việc sử dụng IP như tài sản 
thế chấp là một lựa chọn kinh 
doanh mới nổi, có thể cung cấp 
một cơ hội tài chính cho các công 
ty như một nguồn vốn thay thế. 
Các công ty có nhu cầu muốn tận 
dụng IP của họ nên nhận thức về 
sự lựa chọn tài chính khác nhau 
bằng cách sử dụng IP như tài 
sản thế chấp, hiểu được những 
ưu điểm và nhược điểm của mỗi 
lựa chọn, và làm thế nào để IP 
của công ty có vị trí tốt nhất, từ 
đó làm cho nó hấp dẫn đối với 
ngân hàng. Ngân hàng thương 
mại cần hiểu rằng có một kết nối 
giữa IP của một doanh nghiệp và 
lưu chuyển tiền tệ để từ đó đưa 
ra được các quyết định vay vốn 
cũng như quản trị phù hợp với 
loại tài sản đặc thù này. Đối với 
Chính phủ, cần có vai trò định 
hướng hoạt động với các ngân 
hàng, hiệp hội ngành nghề và 
các cơ quan chuyên môn để giải 
quyết các vấn đề còn tồn tại trong 
việc sử dụng IP như tài sản thế 
chấp. ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2005), Luật số 50/2005/QH11 Ngày 29/11/2005 của Quốc hội về “Luật sở hữu trí tuệ”.
2. Quốc hội (2009), Luật số 36/2009/QH12 Ngày 16/09/2009 của Quốc hội về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 
số 50/2005/QH11”.
3. McKenna, M.P. (2007), “The Normative Foundations of Trademark Law’, Notre Dame Law Review, Vol. 82, no. 5.
4. Brian W. Jacobs (2011), “Using Intellectual Property to Secure Financing after the Worst Financial Crisis Since the Great De-
pression,” 15 Intellectual Property L. Rev. 449. 
5. Coombe, R.J. (1991), “Objects of Property and Subjects of Politics: Intellectual Property Laws and Democratic Dialogue”, Texas 
Law Review, vol. 69, no. 180.
6. Neumyer, D. (2008), “Future of Using Intellectual Property and Intangible Assets as Collateral” The Secured lender, 64(1), 42-
48.
7. Juan Mateos and Garcia (2014), “Using intellectual property to raise finance for innovation”, World Bank 2014: Case study.
8. Verma, S.K. (2006), “Financing of Intellectual Property: Developing Countries’s Context”, Journal of Intellectual Property 
Rights, 11, 22-32.
SUMMARY
Lending against intellectual property collateral- chance and challenge to Vietnam commercial banks
In credit operations, collateral or security is deemed as a “lifebuoy” to mitigate risks imposed on banks, ensuring the 
bank is capable of recovering wholly or partially principle and interest when borrowers become insolvent. Generally, 
secured loan is traditionally backed by real estate, but in the context that real estate market has shown very little 
prosperity, banks could hardly recover debts. Over recent years, Intellectual Property (herein referred to as IP) has 
become increasingly important. IP starts to be recognized as a market value of publicly traded companies. Gaining 
access to bank credit facilities by collateralizing IP is emerging as a quite new aspect, which has been newly introduced 
and lately developed in the world. IP is eyed as an effective solution for commercial banks (CBs), thereby creating a 
driving force for production and business of involved enterprises. In spite being judged as a new tendency, some studies 
in the world show satisfactory and positive predictions of this lending form thanks to many of its advantages, and 
promisingly it would become one of the keys against the background of futuristic economy.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Trần Thị Thu Hường
Đơn vị công tác: Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính, ngân hàng, kinh tế vĩ mô
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tiền tệ- ngân hàng
Email: tranhuongbank@gmail.com
cho sự hài lòng của khách hàng 
như các yếu tố tạo sự vui thích, 
giải trí cho khách hàng đi giao 
dịch tại ngân hàng. Vấn đề này 
đưa ra một hướng nữa cho các 
nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, 
phương pháp chọn mẫu là thuận 
tiện phi xác xuất (kích thước mẫu 
chưa lớn) cũng là một hạn chế 
cần khắc phục. ■
tiếp theo trang 41

File đính kèm:

  • pdfcho_vay_dua_tren_tai_san_dam_bao_la_tai_san_tri_tue_co_hoi_t.pdf